Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Thế giới đã trải qua rất nhiều đại dịch, mỗi một đại dịch đi qua để lại những hậu quả nặng nề về con người và cả kinh tế. Khi nào thì một căn bệnh trở thành đại dịch?
1. Thế nào là đại dịch?
Tổ chức Y tế Thế giới - WHO định nghĩa về đại dịch như sau: “Một đại dịch là sự lây lan trên toàn thế giới của một căn bệnh mới”. Một căn bệnh đặc hữu phổ biến và ổn định về số lượng người mắc bệnh thì đó không phải là một đại dịch. Như vậy, để một căn bệnh được gọi là đại dịch thì nó phải đảm bảo hai yếu tố đó là phải là một căn bệnh mới và nó phải lây lan rộng trên toàn thế giới.
Vào tháng 5 năm 2009, Tiến sĩ Keiji Fukuda, Trợ lý Tổng Giám đốc tạm thời về An ninh và Môi trường Y tế, WHO, đã phát biểu tại một cuộc họp báo ảo về đại dịch cúm rằng một cách dễ dàng để nghĩ về đại lịch đó là: đại dịch là một bùng phát toàn cầu. Sau đó bạn có thể tự hỏi: thế nào là một vụ dịch toàn cầu? Sự bùng phát toàn cầu có nghĩa là chúng ta thấy cả sự lây lan của tác nhân và sau đó chúng ta thấy ảnh hưởng của căn bệnh ngoài sự lây lan của virus, vi khuẩn.
Tuy nhiên, chúng ta cần phải cẩn thận trong cách nghĩ về bệnh tật và đại dịch, bởi chúng ta sẽ sai khi phân loại bệnh ung thư là đại dịch, mặc dù căn bệnh này khiến nhiều người tử vong. Bởi theo tiến sĩ Dumar một đại dịch cũng phải truyền nhiễm hoặc truyền nhiễm.
Như vậy một căn bệnh không được gọi là đại dịch nếu nó chỉ lan rộng hoặc giết chết nhiều người. Chính vì vậy tuy bệnh ung thư là nguyên nhân gây ra nhiều trường hợp tử vong nhưng không được gọi là đại dịch vì đây không phải là bệnh truyền nhiễm.
Một đại dịch cúm xảy ra khi có một loại virus cúm mới xuất hiện và lây lan khắp thế giới và hầu hết mọi người không có khả năng miễn dịch với loại virus này. Các loại virus đã từng gây ra các đại dịch trong quá khứ đa phần có nguồn gốc từ virus cúm động vật, sau đó lây lan và gây bệnh cho con người. Đại dịch cúm thường loại trừ tái phát cúm theo mùa.
Trong suốt lịch sử loài người đã có một số đại dịch như bệnh đậu mùa, bệnh lao. Một trong những đại dịch tàn khốc nhất đó là Cái chết đen đã gây ra cái chết của 75 - 200 triệu người trong thế kỷ 14. Một số đại dịch gần đây như HIV, cúm Tây Ban Nha, đại dịch cúm H1N1,...
2. Rủi ro do đại dịch
Theo một nghiên cứu trên Bulletin thuộc Tổ chức Y tế Thế giới, một bệnh truyền nhiễm lây lan trên toàn thế giới có thể dẫn đến cái chết của 700.000 người và gây thiệt hại kinh tế hàng năm là 500 tỷ USD. Nghiên cứu này áp dụng một mô hình lý thuyết để tính toán số người tử vong và thiệt hại kinh tế dự kiến trong các kịch bản đại dịch hiếm gặp.
Như vậy sự tác động của đại dịch đến đời sống của con người, đến nền kinh tế của toàn thế giới là không hề nhỏ. Thiệt hại từ rủi ro đại dịch tương đương với mức độ thiệt hại do biến đổi khí hậu gây ra.
Điều này khiến cho chúng ta thấy cần phải có các chính sách, đầu tư quốc gia và sự hợp tác quốc tế của các nước để chuẩn bị, phòng ngừa đại dịch.
đại dịch
Đại dịch gây tổn thất nặng nề về người và tài sản
3. Các đại dịch bệnh đã xảy ra trong suốt những năm qua
3.1. Đại dịch hiện nay: HIV/AIDS
HIV có nguồn gốc từ Châu Phi và lan sang Hoa Kỳ qua Haiti trong khoảng thời gian từ năm 1966 đến năm 1972. HIV/AIDS hiện là một đại dịch với tỷ lệ nhiễm bệnh lên tới 25% ở miền nam và miền đông Châu Phi. Năm 2006, tỷ lệ lưu hành virus HIV ở phụ nữ mang thai ở Nam Phi là 29,1%.
Việc giáo dục về thực hành quan hệ tình dục an toàn và đào tạo phòng ngừa nhiễm trùng máu đã giúp làm chậm quá trình lây nhiễm ở một số quốc gia Châu Phi. Tuy nhiên tỷ lệ nhiễm bệnh đang tăng trở lại ở châu Á và châu Mỹ. Dự báo số người chết vì AIDS ở Châu PHi có thể lên tới 90 - 100 triệu người và năm 2025.
3.2. Các đại dịch đáng chú ý trong lịch sử
3.2.1. Dịch tả
Kể từ khi phổ biến vào thế kỷ 19, dịch tả đã giết chết hàng chục triệu người:
Đại dịch tả lần thứ nhất (1817-1824)
Đại dịch tả lần thứ hai (1826-1837)
Đại dịch tả lần thứ ba (1846-1860)
Đại dịch tả lần thứ tư (1863-75)
Đại dịch tả lần thứ năm (1881-96)
Đại dịch tả lần thứ sáu (1899-1923)
Đại dịch tả lần thứ bảy (1961-1975)
3.2.2. Đại dịch cúm
Bệnh cúm đã được Bác sĩ Hippocrates mô tả lần đầu tiên vào năm 412 trước Công Nguyên.
Đại dịch cúm đầu tiên được ghi nhận vào năm 1580 và kể từ đó cứ sau 10-30 năm lại xảy ra một đại dịch cúm.
Đại dịch cúm năm 1889 - 1890: còn được gọi là cúm Nga. Các phân nhóm H3N8 và H2N2 của virus cúm A từng được xác định có thể là nguyên nhân gây ra dịch bệnh này. Nó có tỷ lệ tấn công và gây tử vong rất cao, ước tính có khoảng 1 triệu ca tử vong.
Cúm Tây Ban Nha (1918-1919): căn bệnh này đã lan rộng và trở thành đại dịch trên toàn cầu ở tất cả các châu lục và cuối cùng đã lây nhiễm cho khoảng một phần ba dân số thế giới, tương đương khoảng 500 triệu người. Nó xảy ra một cách bất thường và kết thúc nhanh chóng, biến mất hoàn toàn trong vòng 18 tháng. Virus gây dịch cúm Tây Ban Nha cũng được coi là nguyên nhân gây viêm não Lethargica ở trẻ em. Gần đây, loại virus này đã được các nhà khoa học tại CDC tái tạo lại vẫn được bảo tồn bởi lớp băng vĩnh cửu Alaska. Virus cúm H1N1 có cấu trúc nhỏ nhưng quan trọng tương tự như cúm Tây Ban NHa.
Cúm châu Á (1957-1958): loại virus H2N2 được xác định lần đầu tiên ở Trung Quốc vào cuối tháng 2 năm 1957.
Cúm Hồng Kông ( 1968-1969): một loại virus cúm H3N2 được phát hiện lần đầu tiên tại Hồng Kông vào đầu năm 1968 và lan sang Hoa Kỳ vào cuối năm đó. Virus cúm A H3N2 vẫn còn lưu hành cho đến ngày nay.
3.2.3. Sốt phát ban
Sốt phát ban đôi khi còn được gọi là “cơn sốt trại” vì mô hình bùng phát lên trong thời kỳ xung đột. Ngoài ra nó còn được gọi là “sốt gaol” và “sốt tàu” vì nó lây lan dữ đội trong các khu vực chật chội như nhà tù và tàu.
3.2.4. Bệnh đậu mùa
Bệnh đậu mùa là một căn bệnh truyền nhiễm do virus Variola gây ra. Căn bệnh này gây ra cái chết cho khoảng 400.000 người châu Âu mỗi năm vào cuối thế kỷ 18. Sau các chiến dịch tiêm phòng thành công trong suốt thế kỷ 19 và 20, vào tháng 12 năm 1979 Tổ chức Y tế thế giới đã chứng nhận loại trừ bệnh đậu mùa.
Cho đến ngày nay, bệnh đầu mùa là bệnh truyền nhiễm duy nhất ở người đã bị loại bỏ hoàn toàn. Và là một trong hai loại virus truyền nhiễm bị tiêu diệt.
Dịch bệnh đậu mùa thế kỉ 20
Đại dịch bệnh đậu mùa diễn ra cuối thế kỷ 18
3.2.5. Bệnh sởi
Trong lịch sử, bệnh sởi là căn bệnh phổ biến trên toàn thế giới, bởi nó rất dễ lây lân. Tại Hoa Kỳ có đến 90% người bị nhiễm sởi ở tuổi 15, trước khi vắc-xin sởi được giới thiệu vào năm 1963.
Đại dịch sởi năm 2000 đã cướp đi mạng sống của khoảng 777.000 người trong tổng số 40 triệu ca mắc bệnh trên toàn thế giới. Sởi là một căn bệnh lưu hành, có nghĩa là nó đã và đang liên tục hiện diện trong một cộng đồng.
3.2.6. Bệnh lao
Khoảng một phần ba dân số thế giới hiện tại đã bị nhiễm vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis gây bệnh lao. Khoảng 5 - 10% trong số các ca nhiễm virus tiềm ẩn này sẽ tiến triển thành bệnh, nếu không được điều trị kịp thời, nó sẽ cướp đi mạng sống của một nửa số bệnh nhân này. Hàng năm, trên toàn thế giới có khoảng 8 triệu người mắc bệnh lao và 2 triệu người chết vì căn bệnh này.
Cho đến hiện nay, bệnh lao vẫn là một trong những vấn đề sức khỏe quan trọng ở các nước đang phát triển như Việt Nam.
3.2.7. Bệnh phong
Bệnh phong hay còn được gọi là bệnh Hansen, gây ra bởi trực khuẩn Mycobacterium leprae. Đây là một căn bệnh mãn tính với thời gian ủ bệnh kéo dài lên tới năm năm. Trong lịch sử, bệnh phong đã gây ảnh hưởng đến mọi người từ những năm 600 trước Công Nguyên.Vô số bệnh viện phong đã được xây dựng trong thời trung cổ.
3.2.8. Bệnh sốt rét
Bệnh sốt rét lan rộng ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, bao gồm các vùng của Châu Mỹ, Châu Á và Châu Phi. Mỗi năm có khoảng 350 - 500 triệu ca sốt rét. Tình trạng kháng thuốc đang xảy ra với các nhóm thuốc chống sốt rét hiện nay, ngoại trừ Artemisinin. Bệnh sốt rét đã từng phổ biến ở hầu hết châu Âu và Bắc Mỹ, nơi mà hiện nay đã kiểm soát được căn bệnh này.
Chữa bệnh sốt rét
Bệnh sốt rét ngày nay đc được kiểm soát
3.2.9. Sốt vàng
Bệnh sốt vàng chính là nguồn gốc của một số đợt dịch bệnh tàn phá. Các thành phố ở phía bắc như New York, Philadelphia, Boston đã bị dịch bệnh này tấn công. Năm 1793 đã có một trận dịch sốt vàng lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ, khiến cho khoảng 5.000 người tử vong ở Philadelphia. Khoảng một nửa số cư dân ở đây đã chạy trốn khỏi thành phố bao gồm cả tổng thống George Washington.
3.2.10. Dịch hạch
Cái Chết Đen là tên gọi của một đại dịch hạch xảy ra ở châu Á và châu Âu trong thế kỷ XIV, đỉnh điểm là năm 1346-1351 với số lượng người chết ở châu Á và châu Âu là khoảng 75 - 200 triệu người. Đây được coi là một trong những đại dịch chết chóc nhất trong lịch sử nhân loại.
Dịch hạch là căn bệnh gây ra bởi loại vi khuẩn Yersinia pestis và lây lan qua loài bọ chét sống trên chuột đen. Một khi bị nhiễm bệnh, bệnh nhân chỉ có thể sống khoảng 60 - 180 giờ. Trong suốt 2000 năm qua, dịch hạch đã gây ra ba trận đại dịch:
Lần thứ nhất xảy ra vào thế kỷ VI.
Lần thứ hai xảy ra vào thế XIV.
Lần thứ ba vào thế kỷ XIX, bắt đầu ở Trung Quốc và sau đó lan sang châu Á, Mỹ.
dễ thui
bây giờ là đại dịch Covid-19
cho câu hỏi nào khó khó tí đi bn
Đề bài: Tả một bạn học của em
Bài làm
Những năm tháng tuổi thơ được học dưới mái trường Tiểu học, em có rất nhiều bạn tốt. Bạn nào cùng dễ thương và đáng mến nhưng em thích rất là bạn Thuỳ Dung.
Thuỳ Dung năm nay tròn mười tuổi, bằng tuổi em. Dáng người bạn nhỏ nhắn, đi đứng nhanh nhẹn. Bạn có khuôn mặt tròn trĩnh trông rất dễ thương. Đôi mắt bồ câu đen láy sáng long lanh. Đôi mắt ấy biết buồn, cười, biết thông cảm với bạn bè xung quanh. Đôi môi đỏ như son luôn nở nụ cười tươi như hoa. Mái tóc của Thuỳ Dung đen nhánh và dài như suối xõa xuống bờ vai tròn trịa trông thật đáng yêu.
Hằng ngày, Thuỳ Dung đến trường với bộ đồng phục quen thuộc váy xanh, áo trắng. Chiếc khăn quàng đỏ trên vai như cánh bướm. Thuỳ Dung nói năng rất nhỏ nhẹ, tính tình hiền lành, chan hoà với mọi người, luôn giúp đỡ những bạn học yếu. Có điều gì bạn bè không hiểu, Dung đều tận tình giúp đỡ. Trong giờ học Dung thường phát biểu ý kiến xây dựng bài. Bài làm của Dung luôn đạt điểm cao.
Ở trường, Dung là một học sinh giỏi, về nhà, Dung là một người con ngoan Dung giúp mẹ nấu cơm, dọn dẹp nhà cửa, hướng dẫn cho em học. Có lần Dung tâm sự: “Cha mẹ phải làm việc vất vả để cho mình ăn học, mình phải học giỏi và ngoan ngoãn để cha mẹ vui lòng".
Thuỳ Dung đã đế lại trong lòng bạn bè nhiều ấn tượng tốt đẹp. Bạn là tấm gương tốt cho các bạn noi theo. Tôi sẽ cố gắng học tập tốt đế xứng đáng là bạn thân của Thuỳ Dung. Sống trên đời ai cũng cần phải có 1 người bạn thân !
Năm tháng cứ trôi và không ai có thể níu kéo được thời gian, chính thời gian là thước đo tốt nhất của tình cảm bạn bè, trong suốt thời gian học tập, có lẽ Hân Hân là người bạn thân nhất của em, bạn ấy đã học với em từ những năm tiểu học tới bây giờ.
Dáng người của Hân Hân xinh xinh tròn trịa, Hân Hân ăn mặc rất gọn gàng lịch sự nhưng luôn có phần nhí nhảnh đáng yêu. Nước da của Hân Hân mịn màng, ửng hồng. Mái tóc bạn ấy dài đen mượt, óng ả, suôn mượt, trước khi đi học luôn được mẹ bạn ấy cột gọn gàng trông rất đẹp, xinh xắn. Khuôn mặt bầu bĩnh, đầy đặn của bạn hễ ai nhìn đến cũng thấy có cảm tình đáng yêu thân thiện. Cặp mắt sáng tròn xoe đen láy nhìn vào đôi mắt bạn ấy thấy ngay sự thông minh, nhanh nhẹn, sáng dạ. Cái miệng nhỏ nhắn môi hình trái tim xinh xinh, mỗi khi bạn ấy cười trông bạn ấy thật xinh xắn, rất có duyên .Ở Hân Hân khi nào cũng toát lên vẻ hiền dịu, nhanh nhẹn, đáng yêu và dễ mến.
Hân Hân rất chăm chỉ trong học tập, luôn là một lớp trưởng học tập gương mẫu trong lớp em. Bạn ấy rất hòa đồng luôn chơi với các bạn ở trong lớp, lúc nào cũng giúp đỡ kèm cặp những bạn khó khăn,chậm tiến. Hiền dịu, ngoan ngoãn và học giỏi là các đức tính tốt mà em quý nhất ở Hân Hân. Bạn luôn thùy mị, nhẹ nhàng trước mọi người và luôn ngoan ngoãn, không bao giờ cãi lời người lớn. Tính tình Hân Hân rất cởi mở khi nói chuyện với bạn bè nhưng cũng rất nghiêm túc và thẳng thắng trong vấn đề học tập, bạn ấy không thích đùa giỡn với việc học. Bạn ấy rất nhanh nhẹn và luôn hoàn thành tốt trong mọi việc cô giao. Nhiều lúc từ những câu chuyện mà Hân Hân kể đã làm cho em và các bạn cười một cách sảng khoái . Cả lớp, ai ai cũng đều quý mến nể phục Hân Hân .Đối với các thầy cô trong trường cũng như người ngoài lớn tuổi hơn, bạn luôn lễ phép chào hỏi nên ai cũng mến Hân Hân cả và em cũng thế
Sau nhiều năm tháng học chung với nhau, em đã học được rất nhiều những đức tính, tính cách tốt đẹp của Hân Hân. Em rất quý bạn ấy, em sẽ luôn cố gắng để giữ mãi tình bạn tốt đẹp này. Ôi,tình bạn này thật là đáng quý biết bao!
Câu ''Kết quả bài kiểm tra của Nam là một chuyện, nhưng bạn ấy còn quá nhiều yếu điểm không dễ khắc phục ngay được" sai ở chỗ dùng quan hệ từ. Quan hệ từ nhưng biểu thị quan hệ tương phản mà vế câu '' kết quả bài kiểm tra của nam là một chuyện'' tức nam có bài kiểm tra điểm kém , vế câu '' nhưng bạn ấy còn quá nhiều yếu điểm không dễ khắc phục ngay được'' cũng chỉ rằng Nam còn bị nhiều thứ kém. Vậy hai vế đều chỉ rằng nam còn kém cho nên không thể dùng quan hệ từ nhưng được. Ở đây tốt nhất ta nên dùng quan hệ từ biểu thị quan hệ tăng tiến ( không những-mà, chẵng những- mà)
Ví dụ : không những kết quả bài kiểm tra của Nam là một chuyện mà bạn ấy còn quá nhiều yếu điểm không dễ khắc phục ngay được.
Khép miệng lại, ai bảo mở miệng to quá chi???
Giữ hơi và hạn chế uống lạnh
- Giọng Ng Ta Cao Còn Bn Giọng Thanh Ko Cao Tốt Nhất Đừng Hát Nhg Bài Nhịp Hát Cao Bn Ko Hợp
Em lớn lên trong những câu chuyện cổ tích của bà, những câu chuyện đã cùng em lớn lên, nuôi dưỡng tâm hồn và cũng chứa đựng biêt bao tình cảm thương yêu của bà dành cho em. Bà ngoại chính là người em vô cùng yêu mến và kính trọng, ở bà luôn có một tình cảm ấm áp, khiến cho em vui vẻ, hạnh phúc mỗi khi ở bên bà.
Bà ngoại của em năm nay bảy mươi sáu tuổi, mái tóc của bà đã chấm bạc, đôi mắt của bà đã có những nếp nhăn của tuổi già, càng làm cho sự hiền hậu, nhân từ trong đôi mắt bà thêm ấm áp, chan chứa yêu thương. Em rất yêu đôi mắt của bà, bởi lúc nào bà cũng nhìn em bằng ánh mắt nhân hậu, yêu thương nhất, mang lại cho em cảm giác yên bình, chở che như khi còn nhỏ vậy. Bà ngoại em tuy đã lớn tuổi nhưng bà vẫn rất nhanh nhẹn, khỏe mạnh, những công việc nhà bà vẫn làm rất thành thạo và khéo léo, mỗi lần về thăm bà thì bà ngoại lại làm cho em những món ăn thật ngon như: thịt kho tàu hay sườn xào chua ngọt…, không những vậy, bà còn dạy em làm những món ăn đơn giản nên mỗi lần được về thăm bà thì em đều cảm thấy rất vui vẻ.
Khi còn nhỏ, vì bố mẹ em bận công tác nên mẹ em đã gửi em cho bà ngoại chăm sóc, bà đã chăm sóc cho em vô cùng chu đáo, yêu thương quan tâm em từ những thứ nhỏ nhặt nhất, dạy em những điều hay lẽ phải và kể cho em thật nhiều câu chuyện cổ tích thú vị. Bà hay kể cho em về câu chuyện chàng Thạch Sanh dũng cảm giết đại bàng cứu công chúa Quỳnh Nga, hay cô Tấm dịu hiền bước ra từ quả thị, nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn… Những câu chuyện của bà gắn liền với những kí ức tuổi thơ của em.
Bà ngoại là một người vô cùng đảm đang, tháo vát. Khi còn trẻ bà đã vừa lo việc đồng áng, vừa chăm sóc cho năm người con thơ dại, tuổi ăn tuổi lớn, bà em có thể làm được rất nhiều thứ, như bện chổi, đan rổ, làm quạt nan…Bà em rất khéo tay nên những vật dụng mà bà làm ra đều vô cùng đẹp mắt và xinh xắn. Và hiện nay, tuy bà đã lớn tuổi nhưng bà vẫn làm những công việc chăm sóc vườn tược, trồng rau, trồng quả…Bà luôn nói với chúng em nếu không làm gì mà chỉ ngồi một chỗ thì bà rất buồn tay, buồn chân, vì vậy mà bà trồng trọt, chăn nuôi như một thú vui của cuộc sống.
Tuy em không thể thường xuyên về thăm bà ngoại nhưng tình cảm yêu mến của em dành cho bà thì không bao giờ phai nhạt, những kí ức bên bà luôn sống động trong tâm hồn, gợi nhắc về tấm lòng nhân hậu, yêu thương của bà dành cho em. Em mong bà sống thật lâu cùng với chúng em để chúng em có thể yêu thương, phụng dưỡng bà, báo đáp phần nào công ơn dưỡng dục của bà dành cho chúng em.
Rồi nè chúc em học giỏi về quên đi nỗi đâu đó nhé!!!!!
Khu vườn nhà em có nhiều cây ăn quả, cây cảnh đẹp. Cây Lộc vừng, hoa thủy tiên, hoa lan, cây hoa hồng được trông trong những chiếc chậu bằng sứ xinh xắn. nhưng Trong vườn em thích nhất là cây khế ngọt.
Cây cao gần một mét, tán lá rộng chừng nửa mét vuông.Thân cây chỉ to hơn cổ chân em bé, vỏ màu nâu đậm, sần sùi, từ đó vươn ra những cành cây mập mạp, chắc chắn, gánh đỡ những chùm quả nặng trĩu. Lá khế màu xanh nhạt, mọc đều tăm tắp. Xen kẽ giữa màu xanh của lá và quả là những chùm hoa màu tím nhỏ li ti, hứa hẹn cho những quả ngọt trái mùa. Quả khế có năm khía, ban đầu là màu xanh, khi chín chuyển màu vàng tươi trông thật hấp dẫn. Khi ăn mang vị ngọt thuần khiết, mát giòn.
Hàng ngày, sau khi đi học về, em lại vun xới, tưới nước cho cây. Như hiểu được tình cảm của em, cây khế rung rinh theo làn gió, mừng vui đón nhận những làn nước mắt tắm đều cho cơ thể, ngày càng phô ra những chùm quả trĩu cành trông thật thích mắt.
Em coi cây khế như người bạn thân của mình và luôn tự nhắc nhở rằng: “Nếu chăm chỉ, ân cần chăm sóc cho cây, cây sẽ cho ta hoa tươi, quả ngọt, vẻ đẹp thiên nhiên, làm đẹp cho chính cuộc sống của mình!”
BÀI LÀM
Vườn nhà em có hai cây khế chua. Một cây do ông nội trồng để lại; một cây do anh Quế chiết cành rồi trồng. Cả hai cây đền sum suê tươi tốt, cây là rợp vườn, hoa trái quanh năm.
Mùa xuân cây khế ra hoa nhiều đợt nối tiếp nhau; hoa nở từng chum màu tm tím. Mỗi đóa hoa nho nhỏ xinh xinh bằng hạt đậu, cũng có năm cánh xòe ra tựa như chén ngọc lưu li. Khế ra hoa vẫy gọi đàn ong bay đến tìm mật từ tinh mơ đến chiều ta. Gốc khế tròn to như cái cột đình bằng gỗ lim. Từ độ cao trên hai mét, cây khế trổ ra ba bốn cành. Cành mẹ, cành con, cành anh, cành em mọc chi chít. Lá khế xanh mượt hình bầu dục bằng vỏ hến, vỏ trai, mọc đối xứng trên những cành, những nhánh nhỏ. Cành khế rất giòn, dễ gãy. Bố mẹ cấm các con trèo khế. Bà vẫn nhắc: “Hóc xương gà, sa cành khế - nguy hiểm lắm”.
Quả khế có nhiều múi, thường có năm múi. Mỗi múi khế như một lưỡi gươm uốn cong chìa ra. Đuôi quả khế, các múi chụm vào nhau như một mũi khoan lớn. Khế xanh da bóng mượt, lúc chín óng ánh vàng tươi. Mỗi quả khế là một cái kho đầy nước. Khế xanh chua lét; khế chín vẫn chua. Quả khế thải ra để kho cá, ăn thật đậm. Nộm hoa chuối không thể thiếu quả khế vườn nhà. Bát canh chua cá quả nấu với khế thật đậm dà hương vị đồng quê. Bà và mẹ vẫn hái khế đem ra chợ bán. Cây nhà lá vườn, dâm ba trái khế chua là quà tặng bà con an hem. Ai cần bao nhiêu cứ hái, cây khế hào phóng lắm. Trưa hè đi học về, bạn bè kéo đến, em hái khế đãi bạn. Khế thải ra, xẻ thành múi, chấm muối vừa ăn vừa nhăn mặt, nhăn mũi, cả bọ cười rúc rich xung quanh “mâm tiệc khế”. Có đứa bảo: “Viên rủi vi ta min C không ngon bằng!”.
Đến tháng chạp mà trái chín vàng ươm vẫn lủng lẳng trên cành khế. Không có phật thủ bày mâm ngũ quả trong ba ngày Têt, mẹ em đặt ba quả khế to rõ đẹp thay thế vào. Vừa bày vừa ngắm nghía mâm ngũ quả, mẹ hài lòng lắm.
Cùng với cây nưởi, cây cam, cây chanh, cây khế tỏa bóng sai quả là vẻ đẹp của mảnh vườn nhà em. Cây khế bình dị, quê kiểng được bố mẹ chăm bón tốt tươi. Những trái khế vàng ngon lành, mọng nước là sự dâng hiế, đền đáp đầy tình nghĩa của cây cỏ đối với con người. Mùa hè đứng dưới gốc cây nhìn lên những trái khế chín trên cành cao, em càng yêu mảnh vườn của bố mẹ, càng thấy gắn bó, nâng niu đối với hai cây khế, cây của ông trồng, cây của anh chiết.
Vị khế chua vườn nahf làm em bâng khuâng nhẩm lại vẫn thơ của Đỗ Trung Quân:”Quê hương là chum khế ngọt, cho con trèo hái mỗi ngày”. Vị khế vườn nhà nhắc nhở em hoài, nhắc nhở em mãi: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.
ko hề
đồ gà