Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
TK nè:
- Đặc điểm về vị trí địa lí, kích thước lãnh thổ châu Á :
Vị trí địa lí : Châu Á là một bộ phận của lục địa Á – Âu, nằm kéo dài từ vùng cực Bắc đến vùng Xích đạo, tiếp giáp với châu Âu, châu Phi và các đại dương Thái Bình Dương, Băc Băng Dương và Ấn Độ Dương.Kích thước lãnh thổ : là châu lục rộng lớn nhất với diện tích 44,4 triệu km2 (kể cả các đảo).Vị trí địa lí, lãnh thổ.
- Châu Á là một bộ phận của lục địa Á - Âu.
- Diện tích phần đất liền rộng khoảng $41,5$ triệu $km^2,$ nếu tính cả diện tích các đảo phụ thuộc thì rộng tới $44,4$ triệu $km^2.$
- Châu Á kéo dài từ vùng cực Bắc đến vùng Xích đạo, tiếp giáp với hai châu lục và ba đại dương rộng lớn.
- Đây là châu lục rộng nhất thế giới.
Tham khảo
- Vị trí địa lý
+ Châu Á nằm trải dài trong khoảng từ vùng cực Bắc đến khoảng 10oN, tiếp giáp Châu Âu và Châu Phi.
+ Tiếp giáp các đại dương là: Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương, Bắc Băng Dương.
- Hình dạng
+ Châu Á có dạng hình khối rõ rệt. Theo chiều bắc – nam, châu Á kéo dài từ trên vòng cực Bắc xuống phía nam xích đạo khoảng 8500 km theo chiều đông – tây, nơi rộng nhất trải từ ven Địa Trung Hải tới ven Thái Bình Dương, khoảng 9200 km.
+ Đường bờ biển của Châu Á rất đa dạng, có các vịnh lớn như Vịnh Ba Tư và Vịnh Bengal, và các bán đảo như Bán đảo Ả Rập và Bán đảo Mã Lai.
- Kích thước:
+ Diện tích phần đất liền của Châu Á là khoảng 44,4 triệu km², là châu lục lớn nhất thế giới.
+ Nếu tính cả các đảo và quần đảo thuộc Châu Á, diện tích sẽ còn lớn hơn.
- Địa hình:
+ Địa hình châu Á rất đa dạng, gồm núi và sơn nguyên cao, đồ sộ; cao nguyên và đồng bằng rộng lớn,... Bề mặt địa hình bị chia cắt mạnh
+ Địa hình chia thành các khu vực:
- Ở trung tâm là vùng núi cao, đồ sộ và hiểm trở nhất thế giới. Một số dãy núi điền hình Thiên Sơn, Côn Luân, Hi-ma-lay-a.
- Phía bắc là các đồng bằng và cao nguyên thấp, bằng phẳng.
- Khoáng sản:
+ Châu Á có nguồn khoáng sản rất phong phú với trữ lượng lớn. Các khoáng sản quan trọng nhất là: dầu mỏ, than đá, sắt, crôm và một số kim loại màu như đồng, thiếc... Khoáng sản của châu Á phân bố rộng khắp trên lãnh thổ.
+ Tài nguyên khoáng sản phong phú là cơ sở để phát triển các ngành khai thác, chế biến và xuất khẩu khoáng sản, cung cấp nguyên liệu cần thiết cho các ngành công nghiệp như sản xuất ô tô, luyện kim,...
Bài 35: Khái quát châu Mĩ
- Nêu diện tích, vị trí địa lí của châu Mĩ?
Một lãnh thổ rộng lớn- Phạm vi lãnh thổ:
+ Diện tích 42 triệu Km2.
+ Lãnh thổ kéo dài từ vùng cực Bắc đến tận vùng cực Nam.
- Vị trí địa lí:
+ Nằm hoàn toàn ở nửa cầu Tây.
+ Tiếp giáp với các đại dương Bắc Băng Dương, Đại Tây Dương, Thái Bình Dương.
- Trình bày đặc điểm về thành phần chủng tộc của châu Mĩ?
2. Vùng đất của dân nhập cư. Thành phần chủng tộc đa dạng
- Thành phần nhập cư: Người châu Á, châu Âu, châu Phi.
- Người bản địa: Người Anh-điêng và các tộc người.
- Các chủng tộc: Môn – gô – lô – it, Ơ – rô – pê – ô –it, Nê – grô – it. Các chủng tộc đã hòa huyết với nhau tạo nên thành phần người lai.
------------------ có ý bạn tham khảo---------------
Tham khảo:
Địa hình châu Phi khá đơn giản. Có thể coi toàn bộ lục địa là một khối cao nguyên khổng lồ, cao trung bình 750m; trên đó chủ yếu là các sơn nguyên xen các bồn địa thấp. Phần đông của lục địa được nâng lên mạnh, nền đá bị nứt vỡ và đổ sụp, tạo thành nhiều thung lũng sâu, nhiều hồ hẹp và dài.
Tham khảo:
Châu Phi là một cao nguyên khổng lồ, cao trung bình khoảng 700m, độ cao tương đối đồng đều, trừ 1 vài miền ven biển phía Tây và miền đất thấp Bắc Phi, phần lớn diện tích Châu Phi cao hon 200m. Có thề chia địa hình Châu Phi thành 2 khu vực lớn với ranh giới là 1 đường thẳng kéo dài theo hướng TN - ĐB từ Benghela đến Macxauat.
- Châu Phi là châu lục lớn thứ ba trên thế giới, sau châu Á và châu Mĩ. Lãnh thổ châu Phi có dạng hình khối, diện tích hơn 30 triệu km2. Đại bộ phận nằm giữa chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam nên châu Phi có khí hậu nóng quanh năm.
- Châu Phi có khí hậu nóng và khô bậc nhất thế giới. Nhiệt độ trung bình năm trên 20 độ C, lượng mưa tương đối ít và giảm dần về phía hai chí tuyến, hình thành những hoang mạc lớn, lan ra sát biển.
- Dòng biển nóng làm tăng nhiệt độ không khí ở các vùng đất ven bờ, tạo điều kiện cho nước biển bốc hơi, gây mưa cho các vùng ven biển. Dòng biển lạnh làm giảm nhiệt độ, hơi nước không bốc lên được mà hình thành sương mù ngoài biển. Vì vậy, khối khí đi qua dòng biển lạnh vào bờ thường có tính chất khô, tạo nên hoang mạc ở các vùng ven biển.
- Các môi trường tự nhiên của châu Phi nằm đối xứng qua đường xích đạo, gồm:
+ Môi trường xích đạo ẩm
+ Hai môi trường nhiệt đới
+ Hai môi trường hoang mạc
+ Hai môi trường địa trung hải
chúc bạn học tốt
Địa hình châu Phi khá đơn giản. Có thể coi toàn bộ lục địa là một khối cao nguyên khổng lồ, cao trung bình 750m; trên đó chủ yếu là các sơn nguyên xen các bồn địa thấp. Phần đông của lục địa được nâng lên mạnh, nền đá bị nứt vỡ và đổ sụp, tạo thành nhiều thung lũng sâu, nhiều hồ hẹp và dài. châu Phi có rất ít núi cao và đồng bằng thấp.
Khí hậu :
Châu Phi có khí hậu nóng, nhiệt độ trung bình nằm trên 20 °C, thời tiết ổn định. Lượng mưa tương đối ít và giảm dần về phía hai chí tuyến, hình thành những hoang mạc lớn, lan sát ra biển. Sa mạc Xa-ha-ra là hoang mạc cát lớn nhất thế giới.
Các môi trường tự nhiên của châu Phi nằm đối xứng qua xích đạo:
- Môi trường xích đạo ẩm với thảm thực vật rừng rậm xanh quanh năm, gồm bồn địa Công-gô và miền duyên hải phía bắc vịnh Ghi-nê.
- Hai môi trường nhiệt đới, càng xa Xích đạo lượng mưa càng giảm, rừng rậm nhường chỗ cho rừng thưa & xavan cây bụi. Nhờ nguồn thức ăn phong phú, xavan là nơi tập trung nhiều động vật ăn cỏ (ngựa vằn, sơn dương, hươu cao cổ...) , động vật ăn thịt (sư tử, báo gấm...)
- Hai môi trường hoang mạc, gồm sa mạc Sahara ở phía bắc và hoang mạc Kalahari, hoang mạc Namib ở phía nam. Khí hậu khắc nghiệt, mưa rất hiếm, biên độ nhiệt giữa ngày và đêm lớn. Thực vật, động vật nghèo nàn.
-Hai môi trường địa trung hải ở phần cực Bắc và phần cực Nam châu Phi. Mùa đông mát mẻ và có mưa, mùa hạ nóng và khô. Thảm thực vật là rừng cây bụi lá cứng.
TK:
Địa hình châu Âu khá đa dạng : Châu Âu tuy có diện tích nhỏ nhưng địa hình rất đa dạng và phức tạp. Trên bản đồ ta thấy châu Âu có ba dạng địa hình chính : Vùng đồng bằng rộng lớn ở phía bắc, miền núi già trung tâm và miền núi già ở phía tây, dãy núi trẻ ở phía nam.
TK Địa hình châu Âu khá đa dạng : Châu Âu tuy có diện tích nhỏ nhưng địa hình rất đa dạng và phức tạp. Trên bản đồ ta thấy châu Âu có ba dạng địa hình chính : Vùng đồng bằng rộng lớn ở phía bắc, miền núi già trung tâm và miền núi già ở phía tây, dãy núi trẻ ở phía nam.
Em tham khảo !
Vị trí, địa hình
a) Vị trí
- Châu Âu là 1 bộ phận của lục địa Á-Âu với diện tích >10 triệu km2
- Giới hạn: Từ 360B – 710B
- Tiếp giáp:
+ Bắc giáp Bắc Băng Dương
+ Nam giáp biển Địa Trung Hải
+ Tây giáp Đại Tây Dương
+ Đông giáp châu Á
- Ranh giới giữa châu Âu và châu Á là dãy núi U-ran.
- Bờ biển lại cắt xẻ mạnh, biển ăn sâu vào đất liền tạo nhiều bán đảo, vũng, vịnh.
b) Địa hình
- Đồng bằng chiếm 2/3 diện tích kéo dài từ tây sang đông, gồm đồng bằng tây Trung Âu và Đông Âu.
- Núi già ở phía Bắc và Trung Tâm
- Núi trẻ ở phía tây, Nam và Trung Âu.
~Tham khảo~
* Vị trí địa lý, giới hạn:
- DT trên 10 triệu km2.
- Nằm trong khoảng các vĩ độ từ 36 độ Bắc đến 71 độ Bắc.
- Tiếp giáp:
+ Phía Bác: giáp Bắc Băng Dương
+ Phía Tây: giáp Đại Tây Dương
+ Phía Nam: giáp biển Địa Trung Hải
+ Phía Đông: ngăn cách Châu Á bởi dãy Uran
* Địa hình:
- Đồng bằng là chủ yếu, chiếm 2/3 DT lục địa
- Núi già ở phía Bắc và trung tâm
- Núi trẻ ở phía Nam
- Đường bờ biển bị cắt xẻ mạnh, biển lấn sâu vào đất liền tạo thành nhiều bán đảo, vũng vịnh lớn.
Địa hình châu Á rất đa dạng, gồm: núi và sơn nguyên cao đồ sộ; cao nguyên và đồng bằng rộng lớn. Bề mặt địa hình bị chia cắt mạnh.
+ Phía bắc là cao nguyên và đồng bằng thấp bằng phẳng.
+ Phía đông gồm các núi, cao nguyên và đồng bằng ven biển.