">
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 12 2016

1 Bài văn cảnh sắc và không khí mùa xuân ở Hà Nội. - Hoàn cảnh và tâm trạng của tác giả. + Tác giả viết bài này khi đang ở Sài Gòn trước 1975 trong sự kiểm soát của Mị ngụy, sống xa quê hương, xa Hà Nội. + Tâm trạng nhớ thương da diết của người con sống ở phương Nam nhớ về đất bắc. Câu 2. - Bài văn này chỉ là một phần của tùy bút “Tháng giêng mơ về trăng rét ngọt” (tiêu đề của bài do người biên soạn đặt) tuy vậy vẫn có bố cục hoàn chỉnh – ta có thể chia làm ba phần như sau: + Phần 1 (từ đầu đến “mê luyến mùa xuân”): say mê mùa xuân là một điều tất yếu tự nhiên. + Phần 2 (tiếp đến “mở hội liên hoan”): không khí và cảnh sắc mùa xuân ở Hà Nội. + Phần 3 (còn lại): mùa xuân sau rằm tháng giêng. - Ba phần trên đây kết với nhau khá chặt chẽ, theo dòng cảm xúc hồi tưởng của tác giả. Câu 3. a. Cảnh sắc mùa xuân Hà Nội. - Cảnh sắc của đất trời. + Màu sắc: Màu sông xanh, núi tím đắm say mộng ước. + Đường nét: Mưa riêu riêu, gió lành lạnh, đường sá không lầy lội, cái rét ngọt ngào. + Âm thanh: Tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, tiếng trống chèo, ấn tượng nhất là tiếng hát huê tình của cô gái đẹpnhư thơ mộng. - Cảnh xuân tron người. + Nghi lễ đón xuân: Nhang trầm, đèn nến trên bàn thờ Phật, bàn thờ Thánh, bàn thờ tổ tiên. + Không khí gia đình: Đoàn tụ êm đềm trên kính dưới nhường. + Lòng người ngày xuân: Thấy ấm lạ lùng, vui như mở hội liên hoan. = > Đó là những nét đẹp trong cuộc sống nghĩa tình của con người là nét văn hóa truyền thống của thủ đô Hà Nội, của người Việt Nam. b. Sức sống của thiên nhiên, sức sống của con người khi mùa xuân đến. - Sức sống của thiên nhiên: máu căng lên trong lộc nai, mầm non của cây cối nằm im không chịu được trồi ra thành những cái lá nhỏ li ti, những con vật nằm thu hình một nơi nay bò ra để nhảy nhót kiếm ăn… - Sức sống của con người: nhựa sống trong người căn lên, tươi trẻ hơn, thêm khao khát yêu thương. - Tình cảm của tác giả: mở của đi ra ngoài thấy thú giang hồ êm ái như nhung, lòng mình say sưa một cái gì đó. = > Mùa xuân trong mắt Vũ Bằng là mùa xuân trẻ trung, mùa xuân của thương yêu đằm thắm. c. Nhận xét về ngôn ngữ giọng điệu. - Ngôn ngữ thiên về gợi cảm, không nhằm mục đích tái hiện cụ thể chi tiết, hình ảnh mà thể hiện linh hồn, sức sống của cảnh xuân. - Giọng điệu trữ tình da diết như nhân lân trong lòng người cái sức sống bất diệt của mùa xuân. Câu 4. a. Không khí và cảnh sắc thiên nhiên say ngày rằm tháng giêng. Tất cả đều thay đổi, chuyển biến từ bầu trời mặt đất, không khí cho đến sắc màu, từ cảnh sắc thiên nhiên cho đến sinh hoạt con người. - Cảnh sắc thiên nhiên. + Đào: hơi phai nhưng nhụy hãy con phong. + Cỏ: không mướt xanh nhưng nức một mùi hương man mác. + Mưa xuân: thay thế cho mưa phùn. + Bầu trời: hiện lên những làn sáng hồng hồng. - Không khí sinh hoạt. + Bữa cơm: đã trở về giản dị, thịt mỡ dưa hành đã hết. + Cánh màn điều: treo ở bàn thờ ông vải đã hạ huống. + Các trò vui: tạm kết thúc nhường chỗ cho cuộc sống thường nhật. = > Không khí sinh hoạt đã trở về nhịp sống êm đềm thường nhật nhưng cảnh vật thiên nhiên dù có thay đổi chút ít nhưng vẫn rất đẹp, vẫn làm say đắm lòng người bởi cái mới mẻ của nó. b. Ngòi bút tác giả. - Đoạn văn này đã bộc lộ sự quan sát và cảm nhận tinh tế nhạy cảm của tác giả, một ngòi bút tài hoa đằm thắm sâu lắng. - Tác giả là người am hiểu rất kĩ càng những phong tục tập quán của đời sống tâm hồn người Việt; đồng thời là người rất yêu thiên nhiên trân trọng sự sống, của thiên nhiên mới viết lên được những câu văn lung linh và truyền cảm đến như thế. - Ngôn ngữ linh hoạt có hồn, luôn luôn vận động, so sánh chuẩn xác giàu màu sắc, liên tưởng phong phú khoáng đạt. Câu 5. Dựa vào phần đã phân tích ở trên, em có thể viết về cảm nhận của mình trên cơ sở những ý sau đây: - Mùa xuân xây mộng ước mơ - Mùa xuân tràn đầy sức sống - Mùa xuân đằm thắm yêu thương - Mùa xuân đoàn tụ sum vầy - Mùa xuân đậm đà bản sắc dân tộc.
 

9 tháng 12 2016

vnen cơ mà bn.

 

25 tháng 5 2018

Câu 1: Văn bản là một thư của người bố gửi cho con, nhưng tại sao tác giả lại lấy nhan đề "Mẹ tôi".

- Hình thức của văn bản là bức thư của người bố gửi cho con nhưng nội dung mà bức thư đề cập đến lại là người mẹ. Người mẹ là nhân vật chính của câu chuyện.

- Người bố viết thư vì thái độ vô lệ của con đối với mẹ, mục đích giáo dục con cần phải lễ độ và kính yêu mẹ. Vì vậy nhan đề "Mẹ tôi" là hoàn toàn chính xác.

- Có ý kiến cho rằng có thể thay thế nhan đề khác như: "Hối hận", "Một lỗi lầm". Hai nhan đề này cũng phản ánh được nội dung sự việc, nhưng nó là nghiêng về thể hiện nhân vật tôi hơn là người mẹ. Thứ nữa nó làm mất đi giá trị biểu cảm.

Câu 2: Qua bức thư, có thể nhận thấy người bố rất buồn bã và tức giận trước thái độ và cách ứng xử của En-ri-cô (khi cô giáo đến thăm nhà, En-ri-cô đã thốt ra một lời thiếu lễ độ với mẹ).

Những câu văn thể hiện thái độ của người bố:

"… việc như thế không bao giờ con được tái phạm nữa".

"Sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim bố vậy".

"bố không thể nén được cơn tức giận đối với con".

"Từ nay, không bao giờ con được thốt ra một lời nói nặng với mẹ".

"…thà rằng bố không có con, còn hơn thấy con bội bạc với mẹ".

Câu 3: Những chi tiết, hình ảnh nói về người mẹ của En-ri-cô:

- "Mẹ đã thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở vì nghĩ rằng có thể mất con".

- "Người mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn".

- "Người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con".

Qua đó giúp ta hiểu rằng mẹ của En-ri-cô là người có tình thương con vô cùng mãnh liệt, hết lòng vì con hi sinh tất cả vì con. Đó là hình ảnh về một người mẹ thiêng liêng, biểu tượng đẹp của tình mẫu tử.

Câu 4: En-ri-cô "xúc động vô cùng" khi đọc thư của bố vì:

- Bố gợi lại những kỉ niệm thiêng niêng giữa mẹ và En-ri-cô.

- Thái độ nghiêm khắc, kiên quyết của bố

- Những lời nói rất chân tình và sâu sắc của bố.

- En-ri-cô thấy hối lỗi, xấu hổ trước sự sai phạm của mình.

Câu 5: Người bố không nhắc nhở En-ri-cô trực tiếp mà lựa chọn cách viết thư, vì:

- Nhắc nhở trực tiếp thường rất khó kiềm giữ được sự nóng giận.

- Nhắc nhở trực tiếp khó có thể bày tỏ được những tình cảm sâu sắc và tế nhị.

- Nhắc nhở trực tiếp có thể khiến người mắc lỗi cảm thấy bị xúc phạm quá lớn vào lòng tự trọng. Từ đó có thể dẫn đến những suy nghĩ tiêu cực ở đứa trẻ, khiến cho những lời nhắc nhở không phát huy được mục đích giáo dục như mong muốn.

Câu 6: Sưu tầm một số bài thơ, đoạn thơ viết về người mẹ.

Mẹ … Mẹ ngồi vá áo trước sân Vá bao mong ước tay sần mũi kim Bát canh đắng lá chân chim Lẫn vài con tép mẹ tìm dành con. (Nguyễn Ngọc Oánh)

25 tháng 5 2018

Soạn bài: Mẹ tôi - Ét-môn-đô-đơ A-mi-xi

Câu 1: Văn bản là một thư của người bố gửi cho con, nhưng tại sao tác giả lại lấy nhan đề "Mẹ tôi".

- Hình thức của văn bản là bức thư của người bố gửi cho con nhưng nội dung mà bức thư đề cập đến lại là người mẹ. Người mẹ là nhân vật chính của câu chuyện.

- Người bố viết thư vì thái độ vô lệ của con đối với mẹ, mục đích giáo dục con cần phải lễ độ và kính yêu mẹ. Vì vậy nhan đề "Mẹ tôi" là hoàn toàn chính xác.

- Có ý kiến cho rằng có thể thay thế nhan đề khác như: "Hối hận", "Một lỗi lầm". Hai nhan đề này cũng phản ánh được nội dung sự việc, nhưng nó là nghiêng về thể hiện nhân vật tôi hơn là người mẹ. Thứ nữa nó làm mất đi giá trị biểu cảm.

Câu 2: Qua bức thư, có thể nhận thấy người bố rất buồn bã và tức giận trước thái độ và cách ứng xử của En-ri-cô (khi cô giáo đến thăm nhà, En-ri-cô đã thốt ra một lời thiếu lễ độ với mẹ).

Những câu văn thể hiện thái độ của người bố:

"… việc như thế không bao giờ con được tái phạm nữa".

"Sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim bố vậy".

"bố không thể nén được cơn tức giận đối với con".

"Từ nay, không bao giờ con được thốt ra một lời nói nặng với mẹ".

"…thà rằng bố không có con, còn hơn thấy con bội bạc với mẹ".

Câu 3: Những chi tiết, hình ảnh nói về người mẹ của En-ri-cô:

- "Mẹ đã thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở vì nghĩ rằng có thể mất con".

- "Người mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn".

- "Người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con".

Qua đó giúp ta hiểu rằng mẹ của En-ri-cô là người có tình thương con vô cùng mãnh liệt, hết lòng vì con hi sinh tất cả vì con. Đó là hình ảnh về một người mẹ thiêng liêng, biểu tượng đẹp của tình mẫu tử.

Câu 4: En-ri-cô "xúc động vô cùng" khi đọc thư của bố vì:

- Bố gợi lại những kỉ niệm thiêng niêng giữa mẹ và En-ri-cô.

- Thái độ nghiêm khắc, kiên quyết của bố

- Những lời nói rất chân tình và sâu sắc của bố.

- En-ri-cô thấy hối lỗi, xấu hổ trước sự sai phạm của mình.

Câu 5: Người bố không nhắc nhở En-ri-cô trực tiếp mà lựa chọn cách viết thư, vì:

- Nhắc nhở trực tiếp thường rất khó kiềm giữ được sự nóng giận.

- Nhắc nhở trực tiếp khó có thể bày tỏ được những tình cảm sâu sắc và tế nhị.

- Nhắc nhở trực tiếp có thể khiến người mắc lỗi cảm thấy bị xúc phạm quá lớn vào lòng tự trọng. Từ đó có thể dẫn đến những suy nghĩ tiêu cực ở đứa trẻ, khiến cho những lời nhắc nhở không phát huy được mục đích giáo dục như mong muốn.

Câu 6: Sưu tầm một số bài thơ, đoạn thơ viết về người mẹ.

Mẹ … Mẹ ngồi vá áo trước sân

Vá bao mong ước tay sần mũi kim

Bát canh đắng lá chân chim

Lẫn vài con tép mẹ tìm dành con.

                                (Nguyễn Ngọc Oánh)

2 tháng 8 2016
1. Mặc dù có nhan đề là Mẹ tôi nhưng văn bản lại được viết dưới dạng một bức thư của người bố gửi cho con trai. Cách thể hiện độc đáo này giúp cho những phẩm chất của người mẹ (nội dung chủ yếu của tác phẩm) được thể hiện một cách khách quan và trực tiếp. Đồng thời qua đó, người viết thư có điều kiện để bộc lộ trọn vẹn thái độ, cảm xúc của mình mà không làm cho người tiếp thu (đứa con) phải xấu hổ, từ đó nhanh chóng hiểu ra vấn đề.
2. Qua bức thư, có thể nhận thấy người bố rất buồn bã và tức giận trước thái độ và cách ứng xử của En-ri-cô (khi cô giáo đến thăm nhà, En-ri-cô đã thốt ra một lời thiếu lễ độ với mẹ).
Những câu văn thể hiện thái độ của người bố:
“… việc như thế không bao giờ con được tái phạm nữa”.
-  “Sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim bố vậy”.
- “bố không thể nén được cơn tức giận đối với con”.
- “Từ nay, không bao giờ con được thốt ra một lời nói nặng với mẹ”.
- “…thà rằng bố không có con, còn hơn thấy con bội bạc với mẹ”.
3. Các hình ảnh, chi tiết nói về người mẹ của En-ri-cô: “…mẹ đã phải thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con,…khi nghĩ rằng có thể mất con”; “Người mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc…có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con”.  Những chi tiết này cho thấy, mẹ En-ri-cô là một người dịu dàng hiền từ, giàu tình thương yêu và đầy trách nhiệm. Mẹ En-ri-cô cũng như biết bao nhiêu người mẹ khác, luôn sẵn sàng hi sinh tất cả cho những đứa con yêu.
4. Em sẽ lựa chọn phương án nào trong các phương án sau để trả lời cho câu hỏi: điều gì đã khiến En-ri-cô “xúc động vô cùng” khi đọc thư của bố?
a) Vì bố gợi lại những kỉ niệm giữa mẹ và En-ri-cô. 
b) Vì En-ri-cô sợ bố.
c) Vì thái độ kiên quyết và nghiêm khắc của bố.
d) Vì những lời nói rất chân tình và sâu sắc của bố.
e) Vì En-ri-cô thấy xấu hổ.
Gợi ý: Có thể lựa chọn các phương án: a, c và d.
5*. Người bố không nhắc nhở En-ri-cô trực tiếp mà lựa chọn cách viết thư, vì:
- Nhắc nhở trực tiếp thường rất khó kiềm giữ được sự nóng giận.
- Nhắc nhở trực tiếp khó có thể bày tỏ được những tình cảm sâu sắc và tế nhị.
- Nhắc nhở trực tiếp có thể khiến người mắc lỗi cảm thấy bị xúc phạm quá lớn vào lòng tự trọng. Từ đó có thể dẫn đến những suy nghĩ tiêu cực ở đứa trẻ, khiến cho những lời nhắc nhở không phát huy được mục đích giáo dục như mong muốn.
2 tháng 8 2016
I. VỀ TÁC GIẢ
Ét-môn-đô A-mi-xi (1846-1908) là nhà văn I-ta-li-a, người đã viết bộ sách giáo dục Những tấm lòng cao cả nổi tiếng (trong đó có đoạn trích Mẹ tôi). Ngoài ra, ông còn là tác giả của những cuốn sách như Cuộc đời của những chiến binh (1868), Cuốn truyện của người thầy (1890), Giữa trường và nhà (1892),... Trong những cuốn sách đó, vấn đề quan hệ giữa thầy và trò, gia đình và nhà trường, quan hệ bè bạn,... được thể hiện rất sinh động qua những câu chuyện hấp dẫn và bổ ích.
II. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Mặc dù có nhan đề là Mẹ tôi nhưng văn bản lại được viết dưới dạng một bức thư của người bố gửi cho con trai. Cách thể hiện độc đáo này giúp cho những phẩm chất của người mẹ (nội dung chủ yếu của tác phẩm) được thể hiện một cách khách quan và trực tiếp. Đồng thời qua đó, người viết thư có điều kiện để bộc lộ trọn vẹn thái độ, cảm xúc của mình mà không làm cho người tiếp thu (đứa con) phải xấu hổ, từ đó nhanh chóng hiểu ra vấn đề.
2. Qua bức thư, có thể nhận thấy người bố rất buồn bã và tức giận trước thái độ và cách ứng xử của En-ri-cô (khi cô giáo đến thăm nhà, En-ri-cô đã thốt ra một lời thiếu lễ độ với mẹ).
Những câu văn thể hiện thái độ của người bố:
“… việc như thế không bao giờ con được tái phạm nữa”.
-  “Sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim bố vậy”.
- “bố không thể nén được cơn tức giận đối với con”.
- “Từ nay, không bao giờ con được thốt ra một lời nói nặng với mẹ”.
- “…thà rằng bố không có con, còn hơn thấy con bội bạc với mẹ”.
3. Các hình ảnh, chi tiết nói về người mẹ của En-ri-cô: “…mẹ đã phải thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con,…khi nghĩ rằng có thể mất con”; “Người mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc…có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con”.  Những chi tiết này cho thấy, mẹ En-ri-cô là một người dịu dàng hiền từ, giàu tình thương yêu và đầy trách nhiệm. Mẹ En-ri-cô cũng như biết bao nhiêu người mẹ khác, luôn sẵn sàng hi sinh tất cả cho những đứa con yêu.
4. Em sẽ lựa chọn phương án nào trong các phương án sau để trả lời cho câu hỏi: điều gì đã khiến En-ri-cô “xúc động vô cùng” khi đọc thư của bố?
a) Vì bố gợi lại những kỉ niệm giữa mẹ và En-ri-cô. 
b) Vì En-ri-cô sợ bố.
c) Vì thái độ kiên quyết và nghiêm khắc của bố.
d) Vì những lời nói rất chân tình và sâu sắc của bố.
e) Vì En-ri-cô thấy xấu hổ.
Gợi ý: Có thể lựa chọn các phương án: a, c và d.
5*. Người bố không nhắc nhở En-ri-cô trực tiếp mà lựa chọn cách viết thư, vì:
- Nhắc nhở trực tiếp thường rất khó kiềm giữ được sự nóng giận.
- Nhắc nhở trực tiếp khó có thể bày tỏ được những tình cảm sâu sắc và tế nhị.
- Nhắc nhở trực tiếp có thể khiến người mắc lỗi cảm thấy bị xúc phạm quá lớn vào lòng tự trọng. Từ đó có thể dẫn đến những suy nghĩ tiêu cực ở đứa trẻ, khiến cho những lời nhắc nhở không phát huy được mục đích giáo dục như mong muốn.
III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
1. Tóm tắt
Vì được viết dưới dạng một bức thư nên văn bản này hầu như không có cốt truyện. Tuy nhiên, có thể căn cứ vào cách thể hiện của văn bản (đã nói ở trên) để tóm tắt những nét chủ yếu như sau:
En-ri-cô ăn nói thiếu lễ độ với mẹ. Bố biết chuyện, viết thư cho En-ri-cô với lời lẽ vừa yêu thương vừa tức giận. Trong thư, bố nói về tình yêu, về sự hi sinh to lớn mà mẹ đã dành cho En-ri-cô... Trước cách xử sự tế nhị nhưng không kém phần quyết liệt, gay gắt của bố, En-ri-cô vô cùng hối hận.
2. Cách đọc
Văn bản hầu như chỉ sử dụng một giọng điệu duy nhất là giọng điệu của người bố nói với con. Bởi vậy, ngoài đoạn thứ nhất (được viết theo phương thức tự sự) đọc bằng giọng chậm rãi, thể hiện sự hối hận của En-ri-cô, các đoạn sau cần đọc bám sát giọng điệu của người bố: khi thủ thỉ tâm tình (nói về tình yêu và sự hi sinh của mẹ đối với En-ri-cô), khi tức giận (biểu lộ thái độ giận dữ trước cách nói năng của En-ri-cô với mẹ),...
3. Có thể chọn đoạn văn sau để học thuộc lòng:
Con hãy nhớ rằng, tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả. Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên nó. 
4. Kể lại một sự việc em lỡ gây ra khiến bố mẹ, mẹ buồn phiền.
Trong cuộc đời của mỗi con người nhất là khi còn thơ ấu chắc hẳn sẽ không ít lần mắc lỗi khiến cho bố mẹ phải phiền lòng. Em có thể nhớ lại câu chuyện (của bản thân, của người khác mà em từng được chứng kiến hay nghe kể lại) từng khiến mình phải băn khoăn, day dứt và hãy kể lại câu chuyện đó. Cần chú ý nêu ra được những bài học cho bản thân.
 

Câu 1 (trang 11 ngữ văn 7 tập 1)

Nhan đề tác phẩm là Mẹ tôi gợi cho chúng ta hướng tiếp cận khác về tác phẩm

- Tác giả không trực tiếp trình bày những suy nghĩ của con về mẹ mà thể hiện dưới hình thức bức thư của bố viết co con khi con phạm lỗi

→ Điều này tạo nên tác động tâm lý, một hiệu quả thẩm mĩ lớn lao

Câu 2 (trang 11 sgk ngữ văn 7 tập 1)

- Câu chuyện kể về việc En-ri-cô đã phạm lỗi “lúc cô giáo đến thăm, khi nói với mẹ… nhỡ thốt ra một lời nói thiếu lễ độ”

- Người bố khi phát hiện ra điều đó ông đã hết sức buồn bã và tức giận, điều này thể hiện qua:

     + Sự hỗn láo của con như nhát dao đâm vào tim bố

     + Bố không thể nén cơn tức giận đối với con

     + Thà bố không có con còn hơn thấy con bội bạc với mẹ

     + Bố không thể vui lòng đáp lại cái hôn của con được

Câu 3 (trang 12 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Người mẹ En-ri-cô hiện lên qua lời kể của người bố:

     + Thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi để trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại.

     + Người mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn

   + Người mẹ có thể ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con

⇒ Người mẹ En-ri-cô nhân hậu, hết lòng vì con, thậm chí có thể hi sinh cả tính mạng vì con

Câu 4 (Trang 12 sgk ngữ văn 7 tập 1)

En-ri-cô xúc động vô cùng khi đọc thư của bố, vì:

a, Bố gợi lại những kỉ niệm giữa mẹ và En-ri-cô

c, Thái độ kiên quyết và nghiêm khắc của bố

d, Vì những lời nói chân tình và sâu sắc của bố

Ngoài ra, còn vì En-ri-cô hối hận, xấu hổ trước lỗi lầm của mình

Câu 5 (Trang 12 skg ngữ văn 7 tập 1)

Người bố không trực tiếp nói với đứa con mà chọn cách viết thư:

- Người bố En-ri-cô muốn con phải đọc kĩ, suy ngẫm, tự rút ra bài học cho bản thân

- Đây cũng là cách giữ thể diện cho người bị phê bình

- Thể hiện đây là người bố tinh tế, rất tâm lí và sâu sắc

21 tháng 9 2016

Đây là toàn bộ bài soạn bạn có thể tham khảo nó vào bài soạn của chính mình. CHúc bạn học tốt!

1. Các bước tạo lập văn bản
Khi có nhu cầu tạo lập văn bản, người viết phải tiến hành theo các bước sau:
a) Định hướng tạo lập văn bản;
Đây là khâu quan trọng, có ý nghĩa tiên quyết đối với việc tạo lập một văn bản. Để định hướng cho quá trình tạo lập văn bản, cần phải xác định các vấn đề xoay quanh những câu hỏi sau:
- Viết cho ai? Câu hỏi này giúp cho người tạo lập văn bản xác định được đối tượng giao tiếp cần hướng tới.
- Viết để làm gì? Câu hỏi này giúp cho người tạo lập văn bản xác định được mục đích của việc tạo lập văn bản, chủ đề cần hướng tới.
- Viết về cái gì? Câu hỏi này giúp cho người tạo lập văn bản xác định được đề tài, nội dung cụ thể của văn bản.
- Viết như thế nào? Câu hỏi này giúp cho người tạo lập văn bản xác định được cách thức tạo lập, các phương tiện biểu đạt gắn với nội dung cụ thể đã được định hình, hình thức ngôn ngữ để biểu đạt nội dung ấy một cách hiệu quả nhất.
b) Tìm ý và sắp xếp thành dàn ý theo bố cục rõ ràng, hợp lí đáp ứng những yêu cầu định hướng trên.
Từ những nội dung đã xác định được trong bước định hướng, đến đây, người tạo lập văn bản tiến hành thiết lập hệ thống các ý, sắp xếp chúng theo bố cục hợp lí, đảm bảo liên kết nội dung, mạch lạc văn bản.
c) Viết thành văn bản hoàn chỉnh.
Đây là khâu trực tiếp cho ra "sản phẩm". Người tạo lập văn bản dùng lời văn của mình diễn đạt các ý thành câu, đoạn, phần hoàn chỉnh. Ở bước này, các phương tiện liên kết hình thức được huy động để triển khai chủ đề, thể hiện liên kết nội dung, đảm bảo mạch lạc cho văn bản. Việc viết thành văn cần đạt được tất cả các yêu cầu: đúng chính tả, đúng ngữ pháp, dùng từ chính xác, sát bố cục, có tính liên kết, mạch lạc, kể chuyện hấp dẫn, lời văn trong sáng.
d) Kiểm tra lại văn bản.
Đây là khâu cuối cùng của quá trình tạo lập văn bản. "Sản phẩm" phải được kiểm tra lại, điều chỉnh những nội dung, cách diễn đạt chưa hợp lí, sửa các lỗi về dùng từ, đặt câu, viết đoạn, chuyển ý, ...
Lưu ý: Xem lại những kiến thức về liên kết, bố cục, mạch lạc.
II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
1.  Hãy trả lời các câu hỏi sau để tự kiểm tra lại các văn bản mà em đã tạo lập:
a) Điều em muốn nói trong các văn bản ấy có thực sự cần thiết không?
b) Các văn bản đã hướng tới những đối tượng giao tiếp cụ thể chưa? Việc sử dụng ngôi nhân xưng đã phù hợp với đối tượng (nghe, đọc) ấy chưa?
c) Em có lập dàn bài trước khi viết (nói) các văn bản ấy không? Các văn bản ấy thường được bố cục như thế nào? Đã chú ý tới nhiệm vụ của từng phần trong bố cục chung của văn bản chưa?
d) Sau khi hoàn thành văn bản, em có kiểm tra lại không? Kiểm tra những gì và đã từng sửa chữa ra sao?
Gợi ý: Đọc lại các bài viết của mình, nhớ lại các bước đã tiến hành khi làm. Tham khảo bài văn và xem gợi ý ở phần trước để tự đối chiếu với các văn bản đã tạo lập.
2. Dưới dạng văn bản báo cáo thành tích học tập trong Hội nghị học tốt của trường, có bạn đã làm như sau:
(1) Chỉ kể lại việc mình đã học như thế nào và đã đạt được thành tích gì trong học tập.
(2) Mở đầu mỗi đoạn đều có câu "Thưa các thầy cô" và liên tục xưng là "em" hoặc "con" trong lời văn.
Theo em, làm như thế có đúng không? Cần phải điều chỉnh như thế nào?
Gợi ý: Xem lại bài Bố cục trong văn bản, mục II - 3 và lưu ý ở đây không chỉ là thuật lại công việc học tập rồi kể ra những thành tích của mình mà quan trọng còn là biết rút ra kinh nghiệm, cách học để các bạn cùng tham khảo, học tập; không nên dùng nhiều những câu mang tính khẩu ngữ như "Thưa các thầy các cô", chỉ nên nói câu này ở phần Mở bàivà phần Kết bài; tránh dùng quá nhiều những đại từ nhân xưng như "em" hoặc "con", nếu dùng, nên dùng "em", hơn nữa, đối tượng giao tiếp mà văn bản hướng tới không chỉ có các thầy cô giáo mà còn có các đại biểu, các bạn học sinh nên xưng hô phải hướng tới tất cả các đối tượng ấy.
3. Muốn tạo lập một văn bản thì phải tiến hành lập dàn bài, xây dựng bố cục. Hãy trả lời các câu hỏi sau để rút ra cách làm một dàn bài:
a) Dàn bài có bắt buộc phải viết thành những câu hoàn chỉnh, đầy đủ như khi viết văn bản không? Có phải sử dụng các phương tiện ngôn ngữ để diễn đạt sự liên kết không?
b) Làm thế nào để phân biệt các nội dung tương ứng với các đề mục lớn, nhỏ?
Làm thế nào để biết được các ý trong từng mục đã đủ chưa và đã sắp xếp rành mạch, hợp lí chưa?
Gợi ý:
- Dàn bài là hệ thống các ý dự định sẽ triển khai trong văn bản chứ chưa phải là văn bản. Cho nên, không cần thiết phải viết dưới dạng các câu hoàn chỉnh mà chỉ cần viết ngắn gọn, miễn phác ra được ý là được. Mặc dù không cần phải diễn đạt liên kết bằng từ ngữ cụ thể nhưng dàn bài cũng phải thể hiện được mối liên hệ giữa các ý về mặt nội dung.
- Để phân biệt được hệ thống vấn đề trong nội dung văn bản theo cấp độ lớn - nhỏ, khái quát - cụ thể, trước - sau, người lập dàn ý phải dùng hệ thống các kí hiệu quy ước chặt chẽ (bằng chữ số La Mã, chữ số thường, chữ cái,...)
- Để kiểm soát được các ý trong từng mục một cách thuận tiện, về mặt hình thức, khi trình bày dàn ý phải chú ý cách xuống dòng, khoảng cách lùi đầu dòng cho thống nhất, chẳng hạn: ý lớn ngang nhau thì các kí hiệu đầu dòng phải thẳng nhau, ý nhỏ hơn thì đầu dòng viết lùi vào so với ý lớn hơn,...
5. Dưới vai En-ri-cô, em hãy viết một bức thư cho bố nói lên nỗi ân hận của mình vì trót thiếu lễ độ với mẹ.
Gợi ý: Trước hết phải xác định được định hướng tạo lập văn bản thông qua việc trả lời các câu hỏi: Viết cho ai? Viết để làm gì? Viết về cái gì? Viết như thế nào? Đối tượng hướng tới ở đây là người bố, con viết cho bố; mục đích là viết để bày tỏ sự ân hận, mong bố tha lỗi; đề tài là viết về việc đã trót thiếu lễ độ với mẹ và suy nghĩ của mình trước lỗi lầm đó. Lưu ý: văn bản này viết dưới dạng một bức thư, nhân xưng ngôi thứ nhất - "con" - En-ri-cô, trò chuyện trực tiếp với bố. Các ý chính sẽ là: kể lại sơ lược về hành động thiếu lễ độ của mình đối với mẹ; suy nghĩ của mình sau khi nhận được thư của bố; bày tỏ sự ân hận; bày tỏ lòng kính trọng, thương yêu bố mẹ; hứa sẽ không bao giờ có hành động như thế nữa,...
12 tháng 8 2017
CỔNG TRƯỜNG MỞ RA (Lí Lan) I. VỀ TÁC PHẨM Tác phẩm là một văn bản nhật dụng. Về tính chất, văn bản nhật dụng đề cập những yếu tố gần gũi, bức thiết đối với cuộc sống hằng ngày của con ngư­ời và xã hội đư­ơng đại nh­ư thiên nhiên, môi trường, dân số, sức khoẻ, quyền trẻ em, hiểm hoạ ma tuý... Ph­ương thức biểu đạt của văn bản nhật dụng rất đa dạng. Có thể là bút kí, phóng sự, ghi chép, thư­ tín... II. Về tác giả Lý Lan (sinh ngày 16 tháng 7 năm 1957) là một nữ nhà văn, nhà thơ và dịch giả tiếng Anh của Việt Nam.

Lý Lan sinh ra tại Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Quê mẹ ở Lái Thiêu, quê cha ở huyện Triều Dương, thành phố Sán Đầu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Tám năm đầu đời Lý Lan sống ở quê mẹ, sau khi mẹ mất thì gia đình về Chợ Lớn định cư.

Lý Lan học khoảng một năm ở trường làng, nửa năm ở trường Trung Chánh, và Tiểu học Chợ Quán, Trung học Gia Long, Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, và cao học (M.A.) Anh văn ở Đại học Wake Forest (Mỹ).

Từ năm 1980 Lý Lan bắt đầu dạy ở trường Trung học Cần Giuộc (Long An), năm 1984 chuyển về trường Trung học Hùng Vương, Thành phố Hồ Chí Minh. Năm 1991 chuyển qua trường Trung học Lê Hồng Phong, năm 1995 sang dạy ở Đại học Văn Lang đến năm 1997 thì nghỉ dạy.

Lý Lan lập gia đình với Mart Stewart, một người Mỹ và hiện định cư ở cả hai nơi, Hoa Kỳ và Việt Nam.

Truyện dài đầu tay của Lý Lan là Chàng Nghệ sĩ in trên báo Tuổi Trẻ và được viết trong hoàn cảnh chưa đầy đủ giải thưởng (năm 1978). Lan tiếp tục viết và đăng truyện trên báo Tuổi Trẻ, Văn Nghệ Giải Phóng, Khăn Quàng Đỏ.

Tập truyện ngắn đầu tay Cỏ Hát (in chung với Trần Thùy Mai) xuất bản năm 1983 (Nhà xuất bản Tác phẩm Mới, Hà Nội). Tập truyện thiếu nhi Ngôi Nhà Trong Cỏ (Nhà xuất bản Kim Đồng, Hà Nội, 1984) được giải thưởng văn học thiếu nhi của Hội Nhà văn Việt Nam. Tập thơ Là Mình Nhà xuất bản Văn Nghệ thành phố Hồ Chí Minh, 2005) được giải thưởng thơ Hội Nhà Văn TP HCM.

Tùy bút Cổng trường mở ra của Lý Lan được in trong Sách giáo khoa lớp 7, tập 1 của Việt Nam.

III. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Ngày mai con đến trường. Người mẹ thức suốt đêm, suy nghĩ triền miên về ngày đi học đầu tiên của con trong khi đứa con, vì còn nhỏ nên rất vô tư, chỉ háo hức một chút, sau đó đã ngủ ngon lành. Điều khiến người mẹ không ngủ được không phải vì quá lo lắng cho con.

2. Đêm trước ngày khai trường, tâm trạng của người mẹ và đứa con có những biểu hiện khác nhau. Đứa con vô cùng háo hức vì ngày mai được vào lớp Một. Nhưng “cũng như trước một chuyến đi xa, trong lòng con không còn mối bận tâm nào khác ngoài chuyện ngày mai thức dậy cho kịp giờ”. Trong khi đó, người mẹ cứ bâng khuâng, trằn trọc mãi mà không ngủ được (mẹ không tập trung được vào việc gì cả; mẹ lên giường và trằn trọc,…).

3. Người mẹ trằn trọc không phải vì quá lo lắng cho con mà là vì đang sống lại với những kỉ niệm xưa của chính mình. Ngày khai trường của đứa con đã làm sống dậy trong lòng người mẹ một ấn tượng thật sâu đậm từ ngày còn nhỏ, khi cũng như đứa con bây giờ, lần đầu tiên được mẹ (tức bà ngoại của em bé bây giờ) đưa đến trường. Cảm giác chơi vơi hốt hoảng khi nhìn người mẹ đứng ngoài cánh cổng trường đã khép còn in sâu mãi cho đến tận bây giờ.

4*. Xét về hình thức bề ngoài, về cách xưng hô thì dường như người mẹ đang nói với đứa con nhưng trong thực tế, mẹ đang tự nói với mình. Đối thoại hoá ra độc thoại, nói với con mà lại là tâm sự với chính lòng mình – đó là tâm trạng của những người mẹ yêu thương con như yêu máu thịt, một phần cuộc sống của mình. Cách nói ấy vừa thể hiện được tình cảm mãnh liệt của người mẹ đối với đứa con, vừa làm nổi bật tâm trạng, khắc hoạ được tâm tư tình cảm, diễn đạt được những điều khó nói ra được bằng những lời trực tiếp.

5. Vẫn bằng giọng đối thoại, tác giả đã khéo léo chuyển hướng để nói về tầm quan trọng của giáo dục đối với sự phát triển của các thế hệ mai sau. Nêu lên một hiện tượng về sự quan tâm của các quan chức Nhật đối với giáo dục, tác giả đi đến khái quát: "Ai cũng biết rằng mỗi sai lầm trong giáo dục sẽ ảnh hưởng đến cả một thế hệ mai sau, và sai lầm một li có thể đưa thế hệ ấy đi chệch cả hàng dặm sau này".

6. "Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra". Câu văn này đã nói lên ý nghĩa to lớn của nhà trường trong cuộc đời mỗi con người. Như trong một câu chuyện cổ tích kì diệu, phía sau cánh cổng kia là cả một thế giới vô cùng hấp dẫn đối với những người ham hiểu biết, yêu lao động và yêu cuộc sống, thế giới của tri thức bao la, của tình bạn, tình thầy trò nồng ấm tha thiết, chắp cánh cho chúng ta bay cao, bay xa tới những chân trời của ước mơ và khát vọng.

III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG 1. Tóm tắt

Đêm trước ngày đưa con đến trường, người mẹ không ngủ. Ngắm nhìn con ngủ say, lòng người mẹ bồi hồi xúc động: nhớ lại những hành động của con ban ngày, nhớ về thuở nhỏ với những kỉ niệm sâu sắc trong ngày khai giảng đầu tiên... Lo cho tương lai của con, người mẹ liên tưởng đến ngày khai trường ở Nhật - một ngày lễ thực sự của toàn xã hội -nơi mà ai cũng thể hiện sự quan tâm sâu sắc đến thế hệ tương lai. Đó cũng là tình cảm, niềm tin và khát vọng của người mẹ đối với tương lai của đứa con.

2. Cách đọc

Cần bám sát diễn biến tâm trạng của người mẹ để lựa chọn giọng đọc cho phù hợp:

- Đoạn từ đầu đến "trong ngày đầu năm học": tác giả sử dụng cả ba phương thức tự sự, miêu tả và biểu cảm nhưng tự sự là chủ yếu. Với đoạn này cần đọc giọng nhẹ nhàng.

- Nội dung chính của đoạn tiếp theo (từ "Thực sự mẹ không lo lắng..." đến "cái thế giới mà mẹ vừa bước vào") là sự hồi tưởng của người mẹ về những kỉ niệm trong ngày khai trường đầu tiên. Nội dung này được thể hiện chủ yếu qua phương thức biểu cảm kết hợp với tự sự. Đọc đoạn văn với tiết tấu chậm, thể hiện tâm trạng bồi hồi, xao xuyến của người mẹ.

- Đoạn cuối cùng nói về ngày khai trường ở Nhật. Phương thức tự sự là chủ yếu, giọng đọc cần rõ ràng, không cần diễn cảm nhiều như đoạn trên. Tuy nhiên, ở câu kết thúc văn bản, tác giả lại sử dụng phương thức biểu cảm, do đó khi đọc cần hạ giọng để thể hiện tâm trạng xao xuyến của người mẹ.

3. Ngày khai trường để vào lớp Một là ngày có dấu ấn sâu đậm nhất trong tâm hồn của mỗi con người. Có thể nêu ra các lí do sau: - Đó là ngày khai trường đầu tiên của một người học sinh. - Háo hức vì được đến học ở ngôi trường mới, được quen nhiều bạn mới, thày cô mới. - Là dấu mốc đầu tiên đánh dấu một bước trưởng thành của con người. 4. Để viết được đoạn văn cần: - Chọn lọc chi tiết gây ấn tượng nhất (hoặc quan trọng nhất với bản thân em). - Kể lại sự vệc, chi tiết ấy. - Chú ý các biện pháp liên kết câu, các câu mở đoạn, kết đoạn và các câu triển khai sao cho đoạn văn được kết nối rõ ràng, rành mạch và gợi cảm.
12 tháng 8 2017

1. Sau khi đọc, hãy tóm tắt nội dung của văn bản Cổng trường mở ra bằng một vài câu ngắn gọn. (Trả lời câu hỏi: Tác giả viết về cái gì, việc gì?)

Tóm tắt nội dung của văn bản:

Bài văn ghi lại tâm trạng cùng sự lo lắng chu đáo của người mẹ trong đêm ngủ không được trước ngày khai trường vào lớp một của con mình.

2. Đêm trước ngày khai trường, tâm trạng của người mẹ và đứa con có gì khác nhau? Điều đó biểu hiện ở những chi tiết nào trong bài?

Trong đêm trước ngày khai trường, hai mẹ con là tâm trạng khác nhau, Mẹ cứ trằn trọc không ngủ được; suy nghĩ triền miên, nhớ lại kỉ niệm xưa, còn con tuy háo hức nhưng thanh thản, nhẹ nhàng đi vào giấc ngủ.

3. Theo em, tại sao người mẹ lại không ngủ được? Chi tiết nào chứng tỏ ngày khai trường để lại ấn tượng thật sâu đậm trong tâm hồn người mẹ.

Mẹ không ngủ được, một phần do cũng háo hức ngày mai là ngày khai trường của con một phần do nhớ lại những kỉ niệm thuở mới cắp sách đến trường của mình.

Ngày khai trường đã dể lại dấu ấn sâu đậm trong tâm hồn người mẹ đến nỗi cứ nhắm mắt lại là dường như vang bên tai tiếng đọc bài trầm bổng: “Hàng năm, cứ vào cuối thu ... Mẹ tôi âu yếm nắm lẩy tay tôi, dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp”.

4. Có phải người mẹ đang trực tiếp nới với con không? Theo em, người mẹ đang tâm sự với ai? Cách viết này có tác dụng gì?

Trong bài này, bà mẹ không trực tiếp nói với con hay với ai khác. Bà mẹ đang nhìn con ngon giấc và suy nghĩ với chính minh, bất chợt những kĩ niệm cũ tràn về. Cách viết này đã khắc họa tâm trạng cũng như suy nghĩ sâu kín của bà mẹ mà đôi khi khó nói ra bằng những lời trực tiếp.

5. Câu văn nào nói lên tầm quan trọng của nhà trường đối với thế hệ trẻ?

Câu văn trong bài nói lên vai trò và tầm quan trọng to lớn của nhà trường đối với thế hệ trẻ: “Ai cũng biết rằng mỗi sai lầm trong giáo dục sẽ ảnh hường đến cả một thế hệ mai sau và sai lầm một li có thể đưa thế hệ ấy đi chệch cả hàng dặm sau này”.

6. Người mẹ nói: “Bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”. Đã bảy năm bước qua cánh cổng trường, bây giờ em hiểu thế giới kì diệu đó là gì?

Bà mẹ nói: “Bước qua cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”. Em đã học qua năm lớp một, bây giờ em hiểu thế giới kì diệu đó là gì?

Đây là câu hỏi nhằm làm nổi bật vị trí và vai trò của nhà trường đối với học sinh. Các em có thể trả lời theo những cách riêng của mình. Sau đây là một vài gợi ý:

Thế giới kì diệu đó là thế giới do nhà trường mở ra, trong đó:

- Học sinh được vui thú cùng nhau, tràn đầy tình cảm thân yêu của thầy cô và của bè bạn.

Học sinh biết thêm nhiều kiến thức về cuộc sông, về cách ứng xử với mọi người...

- Đặc biệt, các em biết đọc chữ, viết chữ ghi lại tiếng nói dân tộc. Điều này sẽ giúp các em đọc được nhiều sách báo và học được nhiều điều bổ ích nữa.


19 tháng 12 2018

Hướng dẫn soạn bài

Câu 1 (trang 172 Ngữ Văn 7 Tập 1):

- Tác giả cảm nhận Sài Gòn về các phương diện: thiên nhiên, khí hậu, thời tiết, cuộc sống sinh hoạt của cư dân và phong tục của con người nơi đây

- Bố cục của bài viết:

    + Đoạn 1 (từ đầu đến "tông chi họ hàng"): những ấn tượng chung của tác giả về Sài Gòn và tình cảm đối với nơi đây

    + Đoạn 2 (từ "ở trên đất này" đến "leo lên hơn năm triệu"): cảm nhận và bàn bạc đánh giá về phong cách con người Sài Gòn

    + Đoạn 3 (phần còn lại): nhấn mạnh thêm tình yêu với Sài Gòn

Câu 2 (trang 172 Ngữ Văn 7 Tập 1):

a. Nét riêng biệt của thiên nhiên khí hậu Sài Gòn qua cảm nhận tinh tế của tác giả

- Các hiện tượng thời tiết với những nét riêng: nắng sớm gió lộng buổi chiều, cơn mưa nhiệt đới ào ạt và mau dứt

- Sự thay đổi đột ngột nhanh chóng của thời tiết: trời đang ui ui buồn bã, bỗng nhiên trong vắt lại như thủy tinh

- Cảm nhận về không khí nhịp điệu cuộc sống đa dạng của thành phố trong những thời khắc khác nhau: đêm khuya thưa thớt tiếng ồn, phố phường náo động, dập dìu xe cộ vào những giờ cao điểm, cái tĩnh lặng của buổi sáng tinh sương, làn không khí mát dịu thanh sạch.

b. Tình cảm của tác giả được thể hiện

    + Tác giả yêu Sài Gòn bằng một tình yêu da diết nồng nhiệt mọi đặc điểm cuộc sống ồn ào hay sự trái trứng của thời tiết cũng thật đáng yêu đáng nhớ

    + Tình yêu ấy đã khiến tác giả có những cảm nhậ sâu sắc tinh tế về thành phố

- Biện pháp nghệ thuật được sử dụng để biểu hiện tình cảm của tác giả: điệp từ ở đầu câu, điệp cấu trúc câu để nhấn mạnh khẳng định tình cảm của mình cũng là để biểu hiện sự phong phú của thiên nhiên đất trời khí hậu Sài Gòn

Câu 3 (trang 173 Ngữ Văn 7 Tập 1):

- Nét đặc trưng trong phong cách của người Sài Gòn là: chân thành, bộc trực, dễ cởi mở, mạnh bạo mà vẫn ý nhị

- Thái độ tình cảm của tác giả đối với con người Sài Gòn: đó là tình cảm chân thành yêu mến nồng nhiệt

Câu 4 (trang 173 Ngữ Văn 7 Tập 1):

- Vị trí và ý nghĩa của đoạn cuối trong việc thể hiện tình cảm của tác giả đối với Sài Gòn

    + Nhấn mạnh và khẳng định lại mối tình dai dẳng bền chặt với con người mảnh đất đã gắn bó gần hết đời người

    + Gửi gắm thông điệp ước mong tình yêu đối với Sài Gòn sẽ được lan tỏa đi nhiều trái tim khác nữa

Câu 5 (trang 173 Ngữ Văn 7 Tập 1):

- Đặc điểm trong nghệ thuật biểu cảm của bài văn

    + Biểu cảm gián tiếp qua miêu tả thiên nhiên, khí hậu , con người Sài Gòn, hồi tưởng kỉ niệm

    + Biểu cảm trực tiếp qua các câu văn cảm thán: Tôi yêu Sài Gòn yêu cả con người nơi đây, Thương mến bao nhiêu....

Ở đây ko có phần Luyện tập đâu

19 tháng 12 2018

Câu 1 (trang 172 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Bài tùy bút của thể hiện tình cảm yêu mến và những hình ảnh ấn tượng bao quát chung của tác giả về Sài Gòn trên các phương diện:

     + Thiên nhiên, khí hậu, thời tiết, cuộc sống sinh hoạt của thành phố, cư dân và phogn cách con người

- Có thể chia làm ba đoạn:

     + Phần 1 (từ đầu… tông chi họ hàng): Nêu ấn tượng của tác giả về Sài Gòn và tình yêu của tác giả

     + Phần 2 (tiếp… leo lên hơn trăm triệu): Cảm nhận và bình luận về phong cách của người Sài Gòn

     + Phần 3 (còn lại): Khẳng định tình yêu của tác giả với Sài Gòn

Câu 2 (trang 172 sgk ngữ văn 7 tập 1)

- Thời tiết Sài Gòn đa dạng, dễ thay đổi:

     + Nắng sớm, gió lộng buổi chiều, cơn mưa nhiệt đới ào ào và mau đứt

     + Sự thay đổi đột ngột của thời tiết: trời đang ui ui buồn bã, bỗng nhiên trong vắt lại như thủy tinh

→ Những nét đặc trưng, riêng biệt độc đáo, hấp dẫn của Sài Gòn

- Nhịp sống của thành phố trẻ Sài Gòn đa dạng, nhộn nhịp

     + Ban ngày thành phố náo động, dập dìu xe cộ

     + Buổi sáng tĩnh lặng với không khí mát dịu, thanh sạch, đêm khuya thưa thớt tiếng ồn

- Tác giả bộc lộ tình yêu nồng nhiệt, thiết tha với thành phố Sài Gòn:

     + Tình yêu sâu sắc, nồng nhiệt, tác giả khẳng định “tôi yêu Sài Gòn da diết” mọi không gian, thời điểm, từ thiên nhiên tới con người.

     + Thể hiện tình yêu trực tiếp và gián tiếp, điệp từ yêu được lặp 6 lần mở ra không gian, cảnh vật, nét riêng của phố phường.

     + Niềm yêu thương dành cho thành phố trẻ đang trên đà phát triển.

Câu 3 (trang 173 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Ở phần thứ hai, tác giả tập trung nói về con người Sài Gòn với những điểm chung về cư dân, phong cách nổi bật với những nét độc đáo riêng:

     + Sài Gòn là nơi tụ hội của con người khắp bốn phương hòa hợp, không phân biệt nguồn gốc mà chỉ còn là người Sài Gòn

     + Phong cách nổi bật của người Sài Gòn: tự nhiên, chân thành, cởi mở, táo bạo mà vẫn ý nhị

     + Tác giả khẳng định những nét đẹp của người Sài Gòn qua gần năm mươi năm thực tế hiểu biết

     + Tính cách của người Sài Gòn biểu hiện mạnh mẽ nhất trong đời sống hằng ngày, đặc biệt trải qua thử thách hoàn cảnh của lịch sử.

Vẻ đẹp của con người Sài Gòn được minh họa qua hình ảnh các cô gái Sài Gòn với trang phục, cử chỉ, dáng điệu ngây thơ, nhiệt tình, tươi vui.

Câu 4 (trang 173 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Vị trí và ý nghĩa của đoạn cuối trong việc thể hiện tình cảm tác giả đối với Sài Gòn:

- Tác giả khẳng định chắc chắn tình cảm của mình đối với Sài Gòn

- Niềm khao khát cháy bỏng của tác giả rằng các bạn trẻ yêu lấy Sài Gòn

→ Tình yêu với thành phố trẻ Sài Gòn tồn tại, xuyên suốt toàn bộ tác phẩm. Tác giả mong muốn thế hệ trẻ yêu Sài Gòn như tình yêu mà tác giả dành cho thành phố này.

Câu 5 (trang 173 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Nghệ thuật tiêu biểu của bài tùy bút Sài Gòn tôi yêu

     + Điệp từ “tôi yêu” ở vị trí nhiều câu văn, điệp cấu trúc nhấn mạnh tình cảm của tác giả với Sài Gòn

     + Bài tùy bút dùng nhiều phương thức biểu đạt: miêu tả, tự sự, thuyết minh, biểu cảm, lập luận với phương thức biểu cảm trực tiếp và gián tiếp

Luyện tập

Bài 1 (trang 173 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Bài viết về vẻ đẹp Hà Nội: Hà Nội Phố ( Phan Vũ), Một góc chiều của Hà Nội (Nguyễn Duy), Mùa thu Hà Nội ( Hoàng Thy)

Bài 2 (trang 173 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Trong tâm trí mọi người quê hương luôn là nơi đẹp đẽ, nâng đỡ con người khôn lớn. Quê hương in sâu vào trái tim mỗi người từ lời hát ru của mẹ của bà, từ những ngày cắp sách tới trường trên con đường nhỏ… Quê hương là nơi che chở, nuôi dưỡng, cho ta, vì thế hai tiếng “quê hương” thật tự hào, xúc động. Quê hương ghi dấu biết bao điều tốt đẹp, làm hành trang nâng đỡ cho con người vươn cao, vươn xa tới những chân trời mới.

hok tốt 

nhớ k mk

██████████████████████████
█░░░▒▒▒░░░▒▒▒░░░▒▒▒░░░▒▒▒█
█░░░▒▒▒░░░▒▒▒░░░▒▒▒░░░▒▒▒█
█▒▒▒░░░▒▒▒░░░▒▒▒░░░▒▒▒░░░█
█▒▒▒░░░▒▒▒░░░▒▒▒░░░▒▒▒░░░█
█░░░██████▒▒▒░░░██████▒▒▒█
█░░░██████▒▒▒░░░██████▒▒▒█
█▒▒▒██████░░░▒▒▒██████░░░█
█▒▒▒██████░░░▒▒▒██████░░░█
█░░░▒▒▒░░░██████▒▒▒░░░▒▒▒█
█░░░▒▒▒░░░██████▒▒▒░░░▒▒▒█
█▒▒▒░░░████████████▒▒▒░░░█
█▒▒▒░░░████████████▒▒▒░░░█ 
█░░░▒▒▒████████████░░░▒▒▒█
█░░░▒▒▒████████████░░░▒▒▒█
█▒▒▒░░░███░░░▒▒▒███▒▒▒░░░█
█▒▒▒░░░███░░░▒▒▒███▒▒▒░░░█
█░░░▒▒▒░░░▒▒▒░░░▒▒▒░░░▒▒▒█
█░░░▒▒▒░░░▒▒▒░░░▒▒▒░░░▒▒▒█
██████████████████████████
───█░░░▒▒▒░░░▒▒▒░░░▒▒▒█───
───█░░░▒▒▒░░░▒▒▒░░░▒▒▒█───
───█▒▒▒░░░▒▒▒░░░▒▒▒░░░█───
───█▒▒▒░░░▒▒▒░░░▒▒▒░░░█───
───█░░░▒▒▒░░░▒▒▒░░░▒▒▒█───
───█░░░▒▒▒░░░▒▒▒░░░▒▒▒█───
───█▒▒▒░░░▒▒▒░░░▒▒▒░░░█───
───█▒▒▒░░░▒▒▒░░░▒▒▒░░░█───
───█░░░▒▒▒░░░▒▒▒░░░▒▒▒█───
───█░░░▒▒▒░░░▒▒▒░░░▒▒▒█───
───█▒▒▒░░░▒▒▒░░░▒▒▒░░░█───
───█▒▒▒░░░▒▒▒░░░▒▒▒░░░█───
───█░░░▒▒▒░░░▒▒▒░░░▒▒▒█───
───█░░░▒▒▒░░░▒▒▒░░░▒▒▒█───
───█▒▒▒░░░▒▒▒░░░▒▒▒░░░█───
───█▒▒▒░░░▒▒▒░░░▒▒▒░░░█───
██████████████████████████
█▒▒▒░░░░░▒▒▒██▒▒▒░░░░░▒▒▒█
█▒▒▒░░░░░▒▒▒██▒▒▒░░░░░▒▒▒█
█░░░▒▒▒▒▒░░░██░░░▒▒▒▒▒░░░█
█░░░▒▒▒▒▒░░░██░░░▒▒▒▒▒░░░█
█▒▒▒░░░░░▒▒▒██▒▒▒░░░░░▒▒▒█
█▒▒▒░░░░░▒▒▒██▒▒▒░░░░░▒▒▒█
██████████████████████████
██████████████████████████
██████████████████████████