K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 10 2024

I. Mở bài

  • Giới thiệu tác giả Đặng Trần Côn và dịch giả Đoàn thị Điểm: tên tuổi, con người, sự nghiệp văn chương
  • Giới thiệu tác phẩm Chinh phụ ngâm (hoàn cảnh sáng tác) và đoạn trích tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ (vị trí, nội dung đoạn trích).

II. Thân bài

1. 16 câu đầu: Tình cảm cô đơn, lẻ loi của người chinh phụ.

a. Hành động lặp đi lặp lại một cách nhàm chán, vô vị.

- “Thầm reo từng bước”: Bước chân lặng lẽ dạo trên hiên vắng.

- “Rủ thác đòi phen”: Vào trong phòng cuốn rèm, buông rèm

→ Hành động lặp lại đi lặp lại một cách vô thức, thể hiện sự bần thần, bất định của người chinh phụ

- Chữ “vắng, thưa”: Không chỉ gợi sự vắng lặng của không gian mà còn cho thấy nỗi trống vắng trong lòng người người chinh phụ

b. Thao thức ngóng trông tin chồng

- Ban ngày:

  • Người chinh phụ gửi niềm hi vọng vào tiếng chim thước – loài chim khách báo tin lành.
  • Nhưng thực tế “thước chẳng mách tin”: Tin tức chồng vẫn bặt vô âm tín.

- Ban đêm:

  • Người chinh phụ thao thức cùng ngọn đèn hi vọng đèn biết tin tức về chồng, san xẻ nỗi lòng cùng nàng.
  • Thực tế: “Đèn chẳng biết” “lòng thiếp riêng bi thiết” Câu thơ có hình thức đặc biệt khẳng định rồi lại phủ định, ngọn đèn có biết cũng như không vì nó chỉ là vật vô tri không thể san sẻ nỗi lòng cùng người chinh phụ.
  • So sánh với bài ca dao “khăn thương nhớ ai”, bài ca dao cũng có xuất hiện hình ảnh ngọn đèn. Nếu “đèn” trong bài ca dao là tri âm tri kỉ với người phụ nữ thì ở đây ngọn “đèn” lay lắt lại cứa sâu thêm nỗi đau trong lòng người.

- Hình ảnh so sánh “hoa đèn” và “bóng người”.

  • “Hoa đèn” đầu bấc ngọn đèn, thực tế là than. Cũng giống như ngọn đèn cháy hết mình để rồi chỉ con hoa đèn tàn lụi, người phụ nữ đau đáu hết lòng chờ chồng nhưng cuối cùng nhận lại sự cô đơn, trống trải.
  • Liên hệ với nỗi cô đơn của Thúy Kiều sau khi từ biệt Thúc Sinh trở về với chiếc bóng năm canh:

“Người về chiếc bóng năm canh/Kẻ đi muôn dặm một mình xa xôi”

c. Cảm nhận khác thường của người chinh phụ về ngoại cảnh.

  • “Gà gáy”, “sương”, “hòe”: Là những hình ảnh gắn với cuộc sống thôn quê bình dị, yên ả
  • Từ láy “eo óc, phất phơ”: Cực tả vẻ hoang vu, ớn lạnh đến ghê rợn của cảnh vật.

→ Dưới con mắt trống trải cô đơn cả người chinh phụ, những cảnh vật vốn gắn với cuộc sống yên bình, êm ả nay trở nên khác thường, hoang vu, ớn lạnh. Đó là cách nói tả cảnh để ngụ tình.

d. Cảm nhận khác thường của người chinh phụ về thời gian.

  • “Khắc giờ đằng đẵng”, “mối sầu dằng dặc”: Thể hiện sự dàn trải của nỗi nhớ miên man không dứt.
  • Biện pháp so sánh kết hợp với các từ láy giàu giá trị gợi hình gợi cảm “dằng dặc, đằng đẵng” cho thấy sự cảm nhận khác thường về thời gian, mỗi phút mỗi giờ ngắn ngủi trôi qua mà nặng nề như một năm dài, thời gian càng dài mối sầu càng nặng nề hơn.

→ Câu thơ cực tả nỗi cô đơn tột cùng tột độ trong lòng người chinh phụ

e. Hoạt động gắng gượng duy trì nếp sống hằng ngày.

- Điệp từ “gượng”: nhấn mạnh sự cố gắng gò ép mình của người chinh phụ

- Mâu thuẫn giữa lí trí và tình cảm:

  • Đốt hương tìm sự thanh thản nhưng tình cảm lại mê man theo những suy nghĩ viển vông, khắc khoải, những dự cảm chẳng lành
  • Soi gương nhưng chỉ thấy hiện lên đó gương mặt đau khổ đầm đìa nước mắt.
  • Gượng gảy đàn sắt đàn cầm để ôn lại kỉ niệm vợ chồng nhưng lại lo lắng có điềm gở. Sự lo lắng không chỉ cho thấy nỗi cô đơn mà còn cho thấy niềm khát khao hạnh phúc lứa đôi của người phụ nữ.

⇒ Tiểu kết:

- Nội dung: Khắc họa tâm trạng cô đơn, lẻ loi, trống vắng của người phụ nữ, ẩn sau đó thái độ cảm thông, chia sẻ của tác giả đối với nỗi đau khổ của con người.

- Nghệ thuật:

  • Giọng thơ trầm buồn, khắc khoải, da diết, trầm lắng
  • Khắc họa nội tâm nhân vật tài tình, tinh tế thông qua hành động nhân vật, yếu tố ngoại cảnh, độc thoại nội tâm
  • Các biện pháp tu từ: So sánh, điệp từ, từ láy.

2. Nỗi nhớ nhung của người chinh phụ.

a. Ước muốn của người chinh phụ.

  • “Gió đông”: Gió mùa xuân mang theo hơi ấm và sự sống
  • “Non Yên”: Điển tích chỉ nơi biên ải xa xôi
  • “Nghìn vàng”: Hình ảnh ẩn dụ cho tấm lòng của người chinh phụ (buồn tủi, cô đơn, lo lắng, trống vắng, hi vọng rồi lại thất vọng)

→ Với các hình ảnh ẩn dụ và điển tích đã cho thấy ước muốn của người chinh phụ gửi gắm niềm hi vọng, thương nhớ vào ngọn gió xuân mang đến nơi chiến trường xa xôi để người chinh phu thấu hiểu và trở về cùng nàng.

b. Nỗi nhớ của người chinh phụ

- Thủ pháp điệp liên hoàn “Non yên – non yên, trời – trời”: Nhấn mạnh khoảng cách xa xôi, trắc trở không gì có thể khỏa lấp, đồng thời cực tả nỗi nhớ vời vợi , đau đáu trong lòng người chinh phụ

- Từ láy “thăm thẳm, đau đáu”: Cực tả cung bậc của nỗi nhớ, thẳm thẳm là nỗi nhớ sâu, dai dẳng, triền miên, đáu đáu là nỗi nhớ gắn với nỗi đau, nỗi sầu.

→ Câu thơ ghi lại một cách tinh tế, cảm động sắc thái nỗi nhớ, nỗi nhớ mỗi lúc một tăng tiến, dồn nén trở thành nỗi đau xót xa.

→ Sự tinh tế, nhạy cảm, đồng điệu của tác giả.

c. Mối quan hệ giữa ngoại cảnh và tâm cảnh.

- “Cảnh buồn”, “người thiết tha lòng”: Cảnh và người đều gặp nhau ở nỗi buồn và niềm đau

- Cảnh vốn là vật vô tri nhưng tâm trạng của con người đã nhuốm sầu cảnh vật.

→ Thủ pháp tả cảnh ngụ tình, người chinh phụ đã hướng nỗi buồn ra ngoài cảnh vật khiến nó cũng trở nên não nề.

⇒ Tiểu kết.

- Nội dung: Khắc họa nỗi buồn, nỗi đau, nỗi nhớ của người chinh phụ, ẩn sau đó là sự đồng cảm, trân trọng của tác giả đối với số phận và phẩm hạnh người phụ nữ

- Nghệ thuật:

  • Sử dụng các biện pháp tu từ ẩn dụ, điệp liên hoàn, từ láy
  • Thủ pháp tả cảnh ngụ tình
  • Giọng điệu da diết, buồn thương

III. Kết bài

  • Khái quát nội dung và nghệ thuật của đoạn trích
  • Liên hệ với số phận của những người phụ nữ trong xã hội phong kiến phải xa chồng vì chiến tranh phi nghĩa: Vũ Nương. Qua đó, phê phán chiến tranh phi nghĩa tước đi hạnh phúc người phụ nữ.
Hãy đọc:Rồi có một ngày, một ngày tôi xuôi tay nhắm mắt Theo chiếc xe tang hai hàng ngựa trắng đi đầu. Rồi có một ngày, một ngày hồn tôi tiêu điều Điệu đàn và lời ca sầu héo giữa nơi nghĩa trang đìu hiu...Rồi có một ngày, một ngày em không thương không nhớ. Em sẽ quên đi tháng ngày mình sống mong chờ. Thời gian còn lại chỉ là một mộ bia hoang tàn Lạnh lùng, lạnh lùng sương phủ...
Đọc tiếp

Hãy đọc:

Rồi có một ngày, một ngày tôi xuôi tay nhắm mắt 
Theo chiếc xe tang hai hàng ngựa trắng đi đầu. 
Rồi có một ngày, một ngày hồn tôi tiêu điều 
Điệu đàn và lời ca sầu héo giữa nơi nghĩa trang đìu hiu...

Rồi có một ngày, một ngày em không thương không nhớ. 
Em sẽ quên đi tháng ngày mình sống mong chờ. 
Thời gian còn lại chỉ là một mộ bia hoang tàn 
Lạnh lùng, lạnh lùng sương phủ trắng. 
Véo von, côn trùng lắng thở dài...

Bạn thân ơi, thôi rồi xa… 
Người yêu ơi, thôi rồi quên… 
Còn có nhớ, nhớ gọi tên, 
Nhớ thuở ân tình… 
Nằm dưới đáy, đáy mộ sâu chỉ nghe vang bao niềm đau. 
Lạnh buốt giá, rét từng đêm, rét từng đêm….

Rồi có một ngày, một ngày rêu xanh trên bia đá 
Tím ngát không gian mây trời gọi gió mưa nhòa 
Mộ vắng đường dài chẳng còn ai qua lại 
Chẳng còn chẳng còn nhang, còn khói, 
Xót xa cũng buồn tháng ngày trôi...
Các bạn cảm nhận được gì lời qua bài hát này?

7
  •  Ai rồi cũng sẽ đến lúc phải dừng lại sự sống. Điều đó sẽ khó khăn và đau khổ nhiều. Nhưng đáng buồn hơn là sự hờ hững và quên lãng của những người ở lại - Họ bên ta từng khóc từng cười, nhưng " người ta chỉ nhớ còn ngần thôi"dến một lúc nào đấy, ta với họ chỉ còn thoáng qua như một cơn gió, một cơn gió heo mây, ko để lại dấu tích gì. Chỉ có ta - kẻ bất hạnh nằm dưới hơi ấm đất Mẹ là mãi mãi nhớ về họ và những kí ức cùng họ. Đã qua.
    => Đời - vốn dĩ vô thường, cái gì cũng có một thời mà thôi.... =]]

21 tháng 4 2019

Giống tâm trạng hiện giờ của mk.

#Liz#

1 tháng 12 2016

1) Có lẽ người tuy không nhìn rõ được không nếm thử nhưng người lại cảm thấy được độ trong trẻo ngọt mát của dòng suối ấy. Chắc hẳn đây là một món quà thật ý nghĩa mà thiên nhiên đã ban tặng cho nơi đây cho vùng đất vùng đất hoang sơ mang tên Việt Bắc. giữa một vùng núi hoang sơ Bác vẫn có thể nghe được cái thứ âm thanh trong trẻo của nước suối cũng nghe được âm thanh của tiếng người đang hát. Tiến hát trong thơ Bác được so sánh với âm thanh trong trẻo của tiếng suối. Cách so sánh của nhà thơ khiến ta cảm thấy thật tài tình xiết bao. Âm thanh của tiến người hát cũng không rõ là từ đâu vọng lại hay đó chính là một tưởng tượng của tác giả để làm tô đậm cho cái trong trẻo của tiến suối. Cách so sánh tài tình ấy làm tiếng suối không còn trở nên lắng đọng vô hồn mà bỗng trở nên sôi động trẻ trung và khiến cảnh rừng im ắng trở nên có âm thanh có hồn người ở trong đó. Từ “lồng” được tác giả đặt trong cùng một câu thơ gợi cho chúng ta rất nhiều suy nghĩ. Nhắc đên từ “lồng” ta nghĩ đến hai vật nào đó lồng vào nhau đan vào nhau để tao thành một vật thể thống nhất. Ở đây ánh trăng soi rọi vào bóng cây cổ thụ ngay trước cửa phòng Bác rồi bóng cây cổ thụ ấy lại tiếp tục phủ mình lên những bông hoa. Dường như đối với Bác hình ảnh ấy đã tạo thành một chỉnh thể thống nhất tự nhiên . Cảnh vật lúc này như được hòa quyện hòa nhập vào nhau khiến cho con người xốn xang dao động . Các sự vật đan lồng vào nhau tạo nên một bức tranh chỉ có hai gam màu sáng tối, trắng đên như nhiều lớp lang, tầng bậc cao thấp lung linh, chập chờn, huyền ảo, sống động mà ấm áp, hòa hợp quấn quýt với hàng chục, hàng trăm sắc hình đa dạng. Trăng – cây cổ thụ – hoa, ba vật thể cách nhau ngàn trùng, cao thấp, lớn bé cũng rất khác nhau nhưng lại đan cài, ôm ấp, nâng đỡ, soi sáng, tôn lên vẻ đẹp của nhau tạo nên một bức tranh nên thơ, sống động, có hồn. Điệp từ “lồng” được nhắc đi, nhắc lại hai lần thật đắt, thật hay bởi nó đã tạo nên âm hưởng ngọt ngào cho câu thơ. Cảnh này có hình vật có ánh sáng và có âm thanh. Trên nền cảnh núi rừng Việt Bắc vắng vẻ huyền ảo bởi ánh trăng lồng cổ thụ tiếng suối trong xanh như nhạc điệu êm hát mãi không ngừng. Câu thơ của Bác thật giàu giá trị tạo hình như một bức tranh phong cảnh đẹp có tầng lớp

1 tháng 12 2016
Câu nóiHỏi

- Mình rất quý cậu Linh à

- Mình rất hâm mộ bạn đấy Linh ạ

- Bạn đẹp thế có ny chưa?

- Bạn bao nhiêu tuổi?

 

SÁNG ĐĂNG RỒI GIỜ ĐĂNG LẠI TÍCỐ QUÊN NÀNGMùa xuân nay đã quá nửa rồiTrời mây xanh biếc lững lờ trôiTôi lặng nhìn trời và nghĩ ngợiSao mới yêu nhau đã phai phôi Trời xanh mây trắng in bóng nàngNơi đâu vọng lại tiếng ca vangTôi như bước vào cõi thương nhớCủa sắc xuân xanh và nắng vàng Tôi lặng ngắm trời một lúc lâuNắng xuyên qua lá rồi đi đâuTôi càng mê man trong nỗi nhớĐể...
Đọc tiếp

SÁNG ĐĂNG RỒI GIỜ ĐĂNG LẠI TÍ

CỐ QUÊN NÀNG

Mùa xuân nay đã quá nửa rồi

Trời mây xanh biếc lững lờ trôi

Tôi lặng nhìn trời và nghĩ ngợi

Sao mới yêu nhau đã phai phôi

 

Trời xanh mây trắng in bóng nàng

Nơi đâu vọng lại tiếng ca vang

Tôi như bước vào cõi thương nhớ

Của sắc xuân xanh và nắng vàng

 

Tôi lặng ngắm trời một lúc lâu

Nắng xuyên qua lá rồi đi đâu

Tôi càng mê man trong nỗi nhớ

Để lòng nặng trĩu với nỗi sầu.

 

Quyết ôm tương tư lần này thôi

Chuyện xưa dẫu sao cũng qua rồi

Nhìn trời ngưng nghĩ đến thương nhớ

Thả hồn vào làn gió nhẹ trôi.

 

Trời dần chuyển sang buổi chiều tà

Tôi đứng u sầu như hồn ma

Nỗi nhớ nàng tôi càng dịu bớt

Tôi đứng một mình ta với ta.

 

Tôi đợi tối hẳn mới quay về

Đường về như trải dài lê thê

Gió xuân còn nức trong vạt áo

Ánh sao theo bước chân tôi về.

 

Rồi đây tôi sẽ cố quên nàng

Ngâm thơ kể chuyện rồi ca vang

Cố quên đi những ngày xưa đó

Như quyển vở mới lật sang trang.

MẤY BẠN XEM RỒI THÌ THUI NHA

11
9 tháng 2 2019

Khá hay đấy bạn

Thể thơ hợp lí : Thất ngôn tứ tuyệt

Bố cục rõ ràng

Nhưng nội dung chưa phù lợp với HS 

ukm mà tui chủ yếu làm thơ tình 

Cửu chi tựa mây bồng, Suối tóc dài kiêu sa Tuyệt sắc hồng nhan làm bao mỹ nhân ngậm đắng nuốt cay Làn da như tuyết trắng, đôi môi đỏ thắm ngọt ngào Thiên hạ muốn có em vậy cớ sao lòng chàng lại không Có kiếp nào cho em, được hóa người phàm yêu chàng Đã từ lâu không thương thật lòng ngoài đơn côi dưới trăng tàn Ái tình chốn phàm nhân, hồ ly không thể với Tự chuốc say ngắm...
Đọc tiếp

Cửu chi tựa mây bồng, Suối tóc dài kiêu sa 
Tuyệt sắc hồng nhan làm bao mỹ nhân ngậm đắng nuốt cay 
Làn da như tuyết trắng, đôi môi đỏ thắm ngọt ngào 
Thiên hạ muốn có em vậy cớ sao lòng chàng lại không 
Có kiếp nào cho em, được hóa người phàm yêu chàng 
Đã từ lâu không thương thật lòng ngoài đơn côi dưới trăng tàn 
Ái tình chốn phàm nhân, hồ ly không thể với 
Tự chuốc say ngắm cánh đào bay trong đêm rằm soi 
Lưu luyến cố nhân năm nào rã rời 
Tấu nhạc trong men say lệ rơi sầu trên tiếng đàn 
Trách thân mình yêu nữ… bất tương phùng bên chàng 
Ngàn năm xin trao hết, để chàng yêu thương một đời 
Cỏi hồn vương sầu bi chỉ mong chàng nói tiếng yêu một lời 
9 đuôi quấn lấy hồn chàng không để rời xa 
Trao thân cho chàng không cho rời ta 
Khiến chàng u mê đắm say nhan sắc này, nắm tay thiếp này, yêu hồ ly tinh 
Ranh ma như hồ ly, dối gian như hồ ly, đa tình như hồ ly 
Vậy cớ sao mãi thương ngưới phàm như chàng 
Chàng ơi, còn tiếc chi, thì thầm tai …yêu thiếp đi 
Nếu chàng yêu ta, thương ta thì nếu chàng yêu ta, thì sủng hồ thành Phi 

Rap 
Đường xưa cố nhân từ khước 
Sầu vương vì ai từ bước 
Nguyệt tà soi sang bóng hình ai? 
9 đuôi quấn lấy tâm trí ta sao điên dại 
Cung đình hoa rơi nơi em về 
Nam nhân si mê lời em thề 
Yêu nữ ngàn năm làm u mê 
Khắc cốt họa tâm trong đê mê 
Kiếp sau anh có quên, nhắc anh nhớ!! 
Cột chung tơ duyên, đôi ta còn nợ 
Đốt cháy giang sơn như là bức họa 
Lấy tro vẽ nụ cười hồ ly như hoa (như hoa) 
Phù vẫn che lấp đêm trời không sao 
Sắc hương tình còn vương trên lông bào 
Nàng hồ tấu đàn giọng như họa mi… hát!!! 
Ân sủng riêng nàng dù phận duyên bi …Tráng!! 
Đơn côi… ngàn năm trôi 
Lẻ loi… ngàn kiếp đợi 
Hồ ly hồng nhan… tựa như… hoa 
Lưu luyến vấn vương xin đừng …xa 
Trăng xanh soi sáng trước nụ hôn nồng nàn 
Phàm phu muôn đời không có được lòng nàng 
Tự trách thân yêu nàng hồ ly ngàn năm nay không thể 
Cắt đứt tơ duyên nàng trao… 


Tấu nhạc trong men say lệ rơi sầu trên tiếng đàn 
Trách thân mình yêu nữ… bất tương phùng bên chàng 
Ngàn năm xin trao hết, để chàng yêu thương một đời 
Cỏi hồn vương sầu bi chỉ mong chàng nói tiếng yêu một lời 
9 đuôi quấn lấy hồn chàng không để rời xa 
Trao thân cho chàng không cho rời ta 
Khiến chàng u mê đắm say nhan sắc này, nắm tay thiếp này, yêu hồ ly tinh 
Ranh ma như hồ ly, dối gian như hồ ly, đa tình như hồ ly 
Vậy cớ sao mãi thương ngưới phàm như chàng 
Chàng ơi, còn tiếc chi, thì thầm tai …yêu thiếp đi 
Nếu chàng yêu ta, thương ta thì nếu chàng yêu ta, thì sủng hồ thành Phi

 

Đây là bài hát gì??

0
Suýt nữa thì Anh có thể nói muôn vàn lời muốn nói Suýt nữa thì Có thể đèo em, qua từng hàng phố *** Dòng lưu bút năm xưa viết vội Hay còn nhớ nhau đến những ngày sau Tình yêu đầu tiên anh giữ, vẫn vẹn nguyên nơi con tim này Anh còn nhớ Mỗi lúc tan trường ngại ngùng theo em Là con phố, có hoa bay anh mãi theo sau Khoảng cách ấy mà sao xa quá Chẳng thể nào để tới bên em Thời thanh xuân...
Đọc tiếp

Suýt nữa thì 
Anh có thể nói muôn vàn lời muốn nói 
Suýt nữa thì 
Có thể đèo em, qua từng hàng phố *** 
Dòng lưu bút năm xưa viết vội 
Hay còn nhớ nhau đến những ngày sau 
Tình yêu đầu tiên anh giữ, vẫn vẹn nguyên nơi con tim này 
Anh còn nhớ 
Mỗi lúc tan trường ngại ngùng theo em 
Là con phố, có hoa bay anh mãi theo sau 
Khoảng cách ấy mà sao xa quá 
Chẳng thể nào để tới bên em 
Thời thanh xuân anh đang có là những nỗi buồn nuối tiếc 
Lời chưa nói 
Anh thả vào trong cơn gió nhắn với mây trời 
Tình yêu đó 
Chỉ riêng anh biết anh cũng chẳng mong hơn nhiều 
Liệu rằng em còn ai đưa đón 
Anh ơ thờ dõi theo em 
Nếu có thể trở về hôm ấy 
Anh sẽ chẳng để phí cơ hội 
Từng vòng quay trên chiếc xe đạp anh đón đưa em ngang qua 
Thời thanh xuân, mà ta cùng nhau viết lên những giấc mơ đẹp 
Một buổi chiều ngập tràn mảnh vỡ 
Rơi ra từ hạnh phúc riêng anh 
Suýt nữa thì người đã biết 
Yêu thương 1 thời anh đã tương tư 
Quả chò bay 
Muốn nhắc anh rằng hãy đừng nuối tiếc 
Vậy mà sao, chính anh vẫn mãi hy vọng 
Để rồi trên đoạn đường phía trước 
Ta vô tình nhìn thấy nhau 
Liệu bây giờ anh sẽ nói 
Những tình yêu cất giữ bấy lâu 
Ai cũng phải 
Gói cho mình khoảng trời ký ức 
Ai cũng phải có trong tim một vài vết thương 
Thời gian trôi chẳng chờ đợi ai 
Em đã được người đón ai đưa 
Tình yêu anh vẫn thế 
Vẫn mãi chôn vùi nơi đây 
Lời chưa nói 
Anh thả vào trong cơn gió nhắn với mây trời 
Tình yêu đó 
Chỉ riêng anh biết 
Tình yêu đó 
Chỉ riêng anh biết anh cũng chẳng mong hơn nhiều 
Liệu rằng em còn ai đưa đón 
Anh ơ thờ rõi theo em 
Nếu có thể trở về hôm ấy 
Anh sẽ chẳng để phí cơ hội 
Từng vòng quay trên chiếc xe đạp anh đón đưa em ngang qua 
Thời thanh xuân, mà ta cùng nhau viết lên những giấc mơ đẹp 
Một buổi chiều ngập tràn mảnh vỡ 
Rơi ra từ hạnh phúc riêng anh 
Suýt nữa thì người đã biết 
Yêu thương 1 thời anh đã tương tư 
Suýt nữa thì người đã biết 
Anh yêu em.

LỜI BÀI HÁT GÌ ĐÂY???

AI NÓI ĐÚNG KB LÀM QUEN NHA

9
30 tháng 1 2019

bài suýt nữa thì nha bn

kb nha

30 tháng 1 2019

ukm bài đó đó

23 tháng 3 2018

so diffecult

23 tháng 3 2018

Ở bài thơ “Viếng lăng Bác”, cảm xúc và suy nghĩ của nhà thơ Viễn Phương khi đứng trước lăng được diễn tả bằng những hình ảnh thật đẹp, giàu giá trị biểu cảm: “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng – Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ ‐ Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ ‐ Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân”﴾1﴿. “Ngày ngày” vốn đã là một từ láy, lại được dùng điệp ngữ nên càng gợi nên cảm giác thời gian như kéo dài vô tận trong khổ thơ, đồng thời cũng khẳng định một chân lí vĩnh hằng – sự vĩ đại của Bác﴾2﴿. Hình ảnh “mặt trời đi qua trên lăng” là hình ảnh thực – mặt trời của thiên nhiên vũ trụ, tuần hoàn chiếu sáng đem lại sự sống cho muôn loài﴾3﴿. Còn “mặt trời trong lăng” là một ẩn dụ đầy sáng tạo, độc đáo – đó là hình ảnh của Bác Hồ﴾4﴿. Thật ra so sánh Bác Hồ với mặt trời đã được các nhà thơ sử dụng từ rất lâu: “Hồ Chí Minh – ánh thái dương tỏa sáng đời đời” ﴾ Lưu Hữu Phước﴿ hay “Người rực rỡ một mặt trời cách mạng – Mà đế quốc là loài dơi hốt hoảng – Đêm tàn bay chập choạng dưới chân Người”﴾Tố Hữu﴿﴾5﴿. Nhưng cái so sánh ngầm Bác Hồ nằm trong lăng rất đỏ trong cái nhìn chiêm ngưỡng hàng ngày của mặt trời tự nhiên﴾ biện pháp nhân hóa “thấy”﴿ là một sáng tạo độc đáo và mới mẻ của Viễn Phương﴾6﴿.Cách ví đó vừa ca ngợi sự vĩ đại, công lao trời biển của Người đối với các thế hệ con người Việt

CỐ QUÊN NÀNGMùa xuân nay đã quá nửa rồiTrời mây xanh biếc lững lờ trôiTôi lặng nhìn trời và nghĩ ngợiSao mới yêu nhau đã phai phôi Trời xanh mây trắng in bóng nàngNơi đâu vọng lại tiếng ca vangTôi như bước vào cõi thương nhớCủa sắc xuân xanh và nắng vàng Tôi lặng ngắm trời một lúc lâuNắng xuyên qua lá rồi đi đâuTôi càng mê man trong nỗi nhớĐể lòng nặng trĩu với nỗi sầu. Quyết...
Đọc tiếp

CỐ QUÊN NÀNG

Mùa xuân nay đã quá nửa rồi

Trời mây xanh biếc lững lờ trôi

Tôi lặng nhìn trời và nghĩ ngợi

Sao mới yêu nhau đã phai phôi

 

Trời xanh mây trắng in bóng nàng

Nơi đâu vọng lại tiếng ca vang

Tôi như bước vào cõi thương nhớ

Của sắc xuân xanh và nắng vàng

 

Tôi lặng ngắm trời một lúc lâu

Nắng xuyên qua lá rồi đi đâu

Tôi càng mê man trong nỗi nhớ

Để lòng nặng trĩu với nỗi sầu.

 

Quyết ôm tương tư lần này thôi

Chuyện xưa dẫu sao cũng qua rồi

Nhìn trời ngưng nghĩ đến thương nhớ

Thả hồn vào làn gió nhẹ trôi.

 

Trời dần chuyển sang buổi chiều tà

Tôi đứng u sầu như hồn ma

Nỗi nhớ nàng tôi càng dịu bớt

Tôi đứng một mình ta với ta.

 

Tôi đợi tối hẳn mới quay về

Đường về như trải dài lê thê

Gió xuân còn nức trong vạt áo

Ánh sao theo bước chân tôi về.

 

Rồi đây tôi sẽ cố quên nàng

Ngâm thơ kể chuyện rồi ca vang

Cố quên đi những ngày xưa đó

Như quyển vở mới lật sang trang.

TẾT CHÚC CÁC BẠN HỌC GIỎI VÀ VUI VẺ NHÉ! LÂU LẮM RÙI MỚI CÓ THƠ<<<BẬN QUÁ MÀ>>>>

13

Câu hỏi?

9 tháng 2 2019

hahaha

bài này hình như thấy rùi

4 tháng 4 2018

Mặt trời lên cao dần và hình ảnh mặt trời lại gợi trong tác giả những liên tưởng mới:

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.

Mặt trời thiên nhiên theo quy luật của nó, vận hành trong vũ trụ, ngày ngày đi qua trên lăng và thấy một mặt trời khác trong lăng rất đỏ. Mặt trời trong lăng là ẩn dụ chỉ Bác Hồ. Mặt trời thiên nhiên thì đem lại ánh sáng, ban ngày, sự sống: Còn mặt trời Bác cũng là ánh sáng soi đường, đem lại cuộc sống hạnh phúc ấm no. Chi tiết đặc tả “rất đỏ” gợi trái tim đầy nhiệt huyết vì Tố quốc, vì nhân dân, trái tim yêu thương vô hạn của Bác. Mặt trời Bác mãi tỏa sáng, tỏa ấm, tỏa thắm cho đời. Màu đỏ ấy làm ấm lại cả khung cảnh thương đau. Nhiều người đã ví Bác như mặt trời (Người rực rỡ một mặt trời cách mạng Tố Hữu), đặt mặt trời Bác sóng đôi và trường tồn cùng mặt trời thiên nhiên là sáng tạo riêng của Viễn Phương. Cách nói đó vừa ngợi ca sự vĩ đại, bất tử của Bác vừa thể hiện sự tôn kính, ngưỡng mộ, biết ơn đối với Bác.

Hình ảnh dòng người xếp hàng vào lăng viếng Bác cũng gợi bao xúc động trong lòng nhà thơ:

Ngày ngày dòng người đỉ trong thương nhớ

   Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân.

Điệp ngữ “ngày ngày” vừa gợi ấn tượng về cõi trường sinh vĩnh viễn, vừa gợi tấm lòng nhân dân không nguôi nhớ Bác. Hình ảnh “dòng người đi trong thương nhớ” vừa thực vừa ảo. Nỗi nhớ thương vốn chỉ có trong lòng người nhưng ở đây nó bao trùm lên cả thời gian, không gian. Và mỗi người với lòng nhớ thương là một đóa hoa kết nên “tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân” cuộc đời Bác một cuộc đời đã dâng cho đời bao hoa trái. Dòng người được tác giả ví như “tràng hoa” là một ẩn dụ độc đáo mà thích hợp. Dòng người vào viếng Bác đi thành vòng tròn dễ gợi liên tưởng đến tràng hoa. Nếu “vòng hoa” thì là viếng người đã khuất. Ở đây là “tràng hoa” để dâng “bảy mươi chín mùa xuân”. Bác không thể mất trong ý nghĩ, tình cảm của nhà thơ cũng như mỗi chúng ta. Lòng nhớ thương và những gì đẹp nhất ở mỗi người dâng lên Bác quả đúng là hoa của đời. Tràng hoa người ở đây hơn hẳn mọi tràng hoa của tự nhiên, nó được kết nên từ lòng ngưỡng mộ, thành kính, nhớ thương Bác. Nhịp thơ đoạn này chậm rãi, trải dài 8, 9 tiếng một dòng thơ, lặp lại từ ngữ, cấu trúc câu vừa diễn tả không khí thiêng liêng, thành kính trong lăng, vừa gợi bước đi chầm chậm của dòng người vào viếng Bác và lòng thành kính, thiết tha của nhân dân với Bác.

4 tháng 4 2018

tác giả đã dùng biện pháp tu từ ẩn dụ để nói về hình ảnh mặt trời thật tượng trưng cho Bác Hồ. 
Hình ảnh mặt trời thứ nhất là một hành tinh lớn nhất trong hệ mặt trời, là nguồn năng lượng dường như vô tận, mang lại ánh sáng và sự sống cho hành tinh chúng ta. 
Hình ảnh mặt trời thứ hai chính là Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, vị lãnh tụ, vị cha già của dân tộc Việt Nam, là người tiên phong lãnh đạo CM Việt Nam hướng theo con đường Chủ nghĩa Cộng Sản, đưa dân tộc Việt Nam từ chỗ bùn lầy nô lệ đến ánh sáng chói loà của độc lập tự do, của ấm no hạnh phúc, của Đảng CSVN quang vinh. 
Như vậy, bằng việc dùng hình ảnh mặt trời của thiên nhiên để nói đến mặt trời trong tim mỗi con người Việt Nam, tác gỉa làm cho chúng ta cảm nhận sâu sắc hơn về vai trò to lớn của Hồ Chí Minh với dân tộc Việt Nam. Ngày ngày, mặt trời đi qua chân lăng dường như cùng phải cúi chào và ngưỡng mộ một mặt trời trong lăng rất đỏ

Cửu chi tựa mây bồng, Suối tóc dài kiêu sa Tuyệt sắc hồng nhan làm bao mỹ nhân ngậm đắng nuốt cay Làn da như tuyết trắng, đôi môi đỏ thắm ngọt ngào Thiên hạ muốn có em vậy cớ sao lòng chàng lại không Có kiếp nào cho em, được hóa người phàm yêu chàng Đã từ lâu không thương thật lòng ngoài đơn côi dưới trăng tàn Ái tình chốn phàm nhân, hồ ly không thể với Tự chuốc say ngắm...
Đọc tiếp

Cửu chi tựa mây bồng, Suối tóc dài kiêu sa 
Tuyệt sắc hồng nhan làm bao mỹ nhân ngậm đắng nuốt cay 
Làn da như tuyết trắng, đôi môi đỏ thắm ngọt ngào 
Thiên hạ muốn có em vậy cớ sao lòng chàng lại không 
Có kiếp nào cho em, được hóa người phàm yêu chàng 
Đã từ lâu không thương thật lòng ngoài đơn côi dưới trăng tàn 
Ái tình chốn phàm nhân, hồ ly không thể với 
Tự chuốc say ngắm cánh đào bay trong đêm rằm soi 
Lưu luyến cố nhân năm nào rã rời 
Tấu nhạc trong men say lệ rơi sầu trên tiếng đàn 
Trách thân mình yêu nữ… bất tương phùng bên chàng 
Ngàn năm xin trao hết, để chàng yêu thương một đời 
Cỏi hồn vương sầu bi chỉ mong chàng nói tiếng yêu một lời 
9 đuôi quấn lấy hồn chàng không để rời xa 
Trao thân cho chàng không cho rời ta 
Khiến chàng u mê đắm say nhan sắc này, nắm tay thiếp này, yêu hồ ly tinh 
Ranh ma như hồ ly, dối gian như hồ ly, đa tình như hồ ly 
Vậy cớ sao mãi thương ngưới phàm như chàng 
Chàng ơi, còn tiếc chi, thì thầm tai …yêu thiếp đi 
Nếu chàng yêu ta, thương ta thì nếu chàng yêu ta, thì sủng hồ thành Phi 

Rap 
Đường xưa cố nhân từ khước 
Sầu vương vì ai từ bước 
Nguyệt tà soi sang bóng hình ai? 
9 đuôi quấn lấy tâm trí ta sao điên dại 
Cung đình hoa rơi nơi em về 
Nam nhân si mê lời em thề 
Yêu nữ ngàn năm làm u mê 
Khắc cốt họa tâm trong đê mê 
Kiếp sau anh có quên, nhắc anh nhớ!! 
Cột chung tơ duyên, đôi ta còn nợ 
Đốt cháy giang sơn như là bức họa 
Lấy tro vẽ nụ cười hồ ly như hoa (như hoa) 
Phù vẫn che lấp đêm trời không sao 
Sắc hương tình còn vương trên lông bào 
Nàng hồ tấu đàn giọng như họa mi… hát!!! 
Ân sủng riêng nàng dù phận duyên bi …Tráng!! 
Đơn côi… ngàn năm trôi 
Lẻ loi… ngàn kiếp đợi 
Hồ ly hồng nhan… tựa như… hoa 
Lưu luyến vấn vương xin đừng …xa 
Trăng xanh soi sáng trước nụ hôn nồng nàn 
Phàm phu muôn đời không có được lòng nàng 
Tự trách thân yêu nàng hồ ly ngàn năm nay không thể 
Cắt đứt tơ duyên nàng trao… 


Tấu nhạc trong men say lệ rơi sầu trên tiếng đàn 
Trách thân mình yêu nữ… bất tương phùng bên chàng 
Ngàn năm xin trao hết, để chàng yêu thương một đời 
Cỏi hồn vương sầu bi chỉ mong chàng nói tiếng yêu một lời 
9 đuôi quấn lấy hồn chàng không để rời xa 
Trao thân cho chàng không cho rời ta 
Khiến chàng u mê đắm say nhan sắc này, nắm tay thiếp này, yêu hồ ly tinh 
Ranh ma như hồ ly, dối gian như hồ ly, đa tình như hồ ly 
Vậy cớ sao mãi thương ngưới phàm như chàng 
Chàng ơi, còn tiếc chi, thì thầm tai …yêu thiếp đi 
Nếu chàng yêu ta, thương ta thì nếu chàng yêu ta, thì sủng hồ thành Phi

Đây là bài hát gì???

2

Cuu Vi Ho (Ho Ly)

18 tháng 3 2022

Cửu vĩ hổ

25 tháng 5 2018

Ở bài thơ “Viếng lăng Bác”, cảm xúc và suy nghĩ của nhà thơ Viễn Phương khi đứng trước lăng được diễn tả bằng những hình ảnh thật đẹp, giàu giá trị biểu cảm: “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng – Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ - Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ - Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân” . “Ngày ngày” vốn đã là một từ láy, lại được dùng điệp ngữ nên càng gợi nên cảm giác thời gian như kéo dài vô tận trong khổ thơ, đồng thời cũng khẳng định một chân lí vĩnh hằng – sự vĩ đại của Bác . Hình ảnh “mặt trời đi qua trên lăng” là hình ảnh thực – mặt trời của thiên nhiên vũ trụ, tuần hoàn chiếu sáng đem lại sự sống cho muôn loài . Còn “mặt trời trong lăng” là một ẩn dụ đầy sáng tạo, độc đáo – đó là hình ảnh của Bác Hồ . Thật ra so sánh Bác Hồ với mặt trời đã được các nhà thơ sử dụng từ rất lâu: “Hồ Chí Minh – ánh thái dương tỏa sáng đời đời” ( Lưu Hữu Phước) hay “Người rực rỡ một mặt trời cách mạng – Mà đế quốc là loài dơi hốt hoảng – Đêm tàn bay chập choạng dưới chân Người”(Tố Hữu) . Nhưng cái so sánh ngầm Bác Hồ nằm trong lăng rất đỏ trong cái nhìn chiêm ngưỡng hàng ngày của mặt trời tự nhiên( biện pháp nhân hóa “thấy”) là một sáng tạo độc đáo và mới mẻ của Viễn Phương .Cách ví đó vừa ca ngợi sự vĩ đại, công lao trời biển của Người đối với các thế hệ con người Việt Nam, vừa bộc lộ rõ niềm tự hào của dân tộc khi có Bác Hồ - có được mặt trời của cách mạng soi đường chỉ lối cũng như ánh sáng của mặt trời thiên nhiên .Cùng với hình ảnh “mặt trời ngày ngày đi qua trên lăng” là hình ảnh “Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ - Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân”. “Dòng người đi trong thương nhớ” là hình ảnh rất thực, còn câu “Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân” là một ẩn dụ đầy sáng tạo của nhà thơ, thể hiện tấm lòng thành kính vô hạn của nhân dân đối với Bác .Dòng người xếp hàng vào lăng viếng Bác được nhà thơ ví như những “tràng hoa”- tấm lòng thơm thảo, lòng kính yêu dâng lên Người – dâng lên “bảy mươi chín mùa xuân” – bảy mươi chín năm Người đã sống, cống hiến cho dân tộc, đã yêu thương hết thảy thiên nhiên và con người .

chúc bn học tốt ^-^ 

25 tháng 5 2018

Viễn Phương là nhà thơ gắn bó với cuộc sống chiến đấu của bà con quê hương trong hai cuộc kháng chiến Pháp và chống Mỹ. Thơ ông dung dị, cảm xúc sâu lắng. Ông có nhiều bài thơ đặc sắc, trong đó “ Viếng lăng Bác” là bài thơ tiêu biểu. Đọc bài thơ, ta thấy lắng đọng nhất trong những dòng thơ:

“ Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy chín mùa xuân”

Bài thơ “ Viếng lăng Bác” được sáng tác vào tháng Tư năm 1976, khi tác giả cùng với đoàn đại biểu miền Nam ra thăm lăng Bác. Bài thơ là cảm xúc trữ tình, lòng tiếc thương vô hạn của cả dân tộc đối với Bác. Bài thơ được coi là cuộc hành hương của Viễn Phương sau bao năm chờ đợi được trở về bên người cha già kính yêu. Khổ thơ đầu của bài thơ đã miêu tả hình ảnh hàng tre trước lăng Bác. Đến khổ thơ thứ hai này, tác giả đã bộc lộ những suy nghĩ trực tiếp về Bác.

Mở đầu đoạn thơ, là hình ảnh đẹp nổi trội vừa mang tính cụ thể lại vừa mang ý nghĩa tượng trưng:

“ Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”

Hai câu thơ sóng đôi nhau bởi hai hình ảnh mặt trời. Ở đây xuất hiện mặt trời của thiên nhiên và hình ảnh ẩn dụ cho Bác Hồ. Một sự so sánh liên tưởng rất giàu ý nghĩa. Hình ảnh thực là mặt trời đi qua trên lăng ngày ngày, là mặt trời của đất trời, là nguồn sáng lớn nhất rực rỡ và vĩnh viễn trên thế gian, mang lại ánh sáng sự sống cho con người. Còn hình ảnh ẩn dụ là “ mặt trời trong lăng rất đỏ”. Đó là mặt trời của Bác Hồ, Người là nguồn sưởi ấm, nguồn sáng soi cho con đường cách mạng Việt Nam. Bác là nguồn sống nguồn hạnh phúc cho cả dân tộc Việt Nam. Trái tim ấy đã dành cả cuộc đời tìm ra đường đi cho dân tộc, hi sinh cả cuộc đời mình vì hạnh phúc của nhân dân. Đọc câu thơ, khiến người đọc liên tưởng tới những vần thơ của Tố Hữu:

“ Mặt trời chân lí chói qua tim”

Cách so sánh Bác như mặt trời đã thể hiện sự vĩnh hằng của Bác trong lòng người dân Việt Nam. Bác giống như mặt trời thiên nhiên ngày ngày vẫn soi sáng, vẫn trường tồn cùng dân tộc. Đem nguồn sáng đến cho nhân dân. Đồng thời cũng thể hiện tấm lòng biết ơn, tôn kính với vị cha già dân tộc.

Hòa vào dòng người vô tận với tấm lòng thành kính nhà thơ ví hình ảnh dòng người vô tận như tràng hoa đẹp đầy hương thơm và sắc thắm kính dâng lên Bác:

“ Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân’

Điệp ngữ “ ngày ngày” được lặp lại hai lần trong khổ thơ đã thể hiện sự vĩnh cửu của Bác trong lòng người dân Việt. Ngày ngày những người con của dân tộc vẫn hướng về Người, vẫn ghi nhớ sự hi sinh lớn lao của Người cho đất nước. Một niềm thương nhớ trong lòng người mà đã vượt qua mọi thứ bao trùm lên cả đoạn thơ, cả không gian thời gian chan chứa niềm thương nhớ Bác. Niềm thương nhớ ấy kết thành cả một “ tràng hoa” đầy hương và sắc dâng lên cho Người. Tràng hoa ở đây không chỉ là hoa của thiên nhiên trời đất dâng cho Người mà là cả một tràng hoa của niềm thương nhớ, biết ơn, ngưỡng mộ, thành kính đối với Bác. Hình ảnh ẩn dụ “ dâng bảy mươi chín mùa xuân “ đã cho thấy được cuộc đời Bác đẹp như chính mùa xuân, bảy chín năm sống và cống hiến bảy chín mùa xuân tươi trẻ của cuộc đời cho sự nghiệp giải phóng nước nhà. Tràng hoa để dâng cho “ bảy chín mùa xuân” như thấy được Bác mãi sống trong lòng của người dân, dân tộc mãi dành cho Người sự thành kính thiêng liêng nhất.

Tóm lại, đoạn thơ chỉ với bốn câu nhịp thơ chậm dãi đã thể hiện được những suy nghĩ của tác giả về Bác, đã cho người đọc thấy rõ hơn về hình ảnh của Người. Người cha già vĩ đại đã dành cả cuộc đời cho dân tộc. Đồng thời bộc lộ niềm thiêng nhớ, sự thành kính của dân tộc đối với Bác.