K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 10 2024

Trong tác phẩm "Người con gái Nam Xương" của Nguyễn Dữ, yếu tố truyền kỳ thể hiện qua:

  1. Hình ảnh siêu nhiên: Sự hóa thân của Thị Kính thành con rắn thể hiện nỗi đau và sự bất công mà người phụ nữ phải chịu đựng.

  2. Câu chuyện hóa thân: Thị Kính hy sinh cho chồng và con, tượng trưng cho tình mẫu tử và tình yêu thương gia đình.

  3. Tình huống kỳ ảo: Những giấc mơ và sự sống lại của Thị Kính tạo không khí thần tiên, làm nổi bật xung đột nội tâm.

  4. Số phận bi thảm: Những bi kịch trong cuộc đời Thị Kính phê phán xã hội phong kiến bất công với phụ nữ.

Kết luận:

Các yếu tố truyền kỳ không chỉ tạo sự hấp dẫn cho câu chuyện mà còn phản ánh sâu sắc những thông điệp về tình yêu, sự hy sinh và bất công xã hội.

22 tháng 8 2018

Truyền kì mạn lục - ghi chép tản mạn những chuyện kì lạ được lưu truyền.

Yếu tố kì ảo: Vũ Nương trầm mình tự vẫn, gặp Linh Lang, linh hồn trở về dương thế gặp Trương Sinh

Việc tác giả đưa vào cuối truyện yếu tố kì ảo nói về sự trở về chốc lát của Vũ Nương không làm cho bi kịch tác phẩm mất đi vì người con gái tư dung tốt đẹp, phẩm chất cao đẹp vẫn không được hưởng hạnh phúc thật sự nơi trần thế, tính chất tố cáo xã hội, tố cáo chiến tranh phi nghĩa vẫn đậm nét trong tác phẩm này

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
15 tháng 8 2018

a. Truyền kì mạn lục: là ghi chép tản mạn những chuyện kì lạ vốn được lưu truyền trong dân gian.

b. Các yếu tố kì ảo trong truyện:

- Vũ Nương chết được xuống Thủy Cung.

- Vũ Nương gặp Linh Phi (người cùng làng, nhân nằm mộng và cứu rùa xanh mà được cứu khỏi chết đuối)

- Vũ Nương trở về trong cờ hoa võng lọng, gặp Trương Sinh chốc lát rồi biến mất.

c. Chi tiết kì ảo cuối truyện tưởng như khiến chuyện có kết thúc có hậu nhưng vẫn nhấn mạnh tính bi kịch của truyện:

- Vũ Nương được Trương Sinh lập đàn giải oan, gặp chàng để nói lời tạ từ, nhưng mãi chẳng thể trở về chốn dương gian.

- Bởi chế độ phong kiến hà khắc còn tồn tại, những người độc đoán gia trưởng như Trương Sinh còn đó thì Vũ Nương có sống lại thì cuộc sống gia đình cũng không được hạnh phúc, trọn vẹn.

=> Bởi vậy, mà người phụ nữ tài sắc vẹn toàn, có công dung ngôn hạnh như Vũ Nương, vốn chỉ mong cuộc sống gia đình êm đềm, hạnh phúc trước sau vẫn chịu kết cục bi thương. Tính bi kịch của câu chuyện không vì những chi tiết cuối truyện mà bị giảm đi. Đó chỉ là chút xót thương, bênh vực của tác giả, thể hiện mong muốn của nhân dân: có oan thì sẽ được giải oan, ngay trong cuộc sống thực, không phải ở cõi khác.

10 tháng 5 2021

Gợi ý trả lời

​Nghệ thuật của Chuyện người con gái Nam Xương là:

1. Xây dựng tình huống truyện độc đáo, đặc biệt là chi tiết chiếc bóng. Chi tiết chiếc bóng đã thắt nút và mở nút câu chuyện.

2. Nghệ thuật dựng truyện. Truyện được dẫn dắt bởi tình huống truyện hợp lí, hấp dẫn, lôi cuốn người đọc.

3. Nghệ thuật xây dựng nhân vật qua lời nói và hành động. Nghệ thuật trần thuật và đối thoại của nhân vật đặc sắc, thể hiện sâu sắc tính cách nhân vật.

4. Sử dụng yếu tố kì ảo làm nổi bật giá trị nhân đạo của tác phẩm. Yếu tố kì ảo, hoang đường làm cho câu chuyện vừa thực vừa mơ, vừa có hậu vừa bi kịch, làm hoàn chỉnh vẻ đẹp của nhân vật Vũ Nương.

5. Truyện có sự kết hợp giữa các phương thức biểu đạt: tự sự + biểu cảm, làm nên áng văn xuôi bất hủ.

10 tháng 5 2021

Nghệ thuật của Chuyện người con gái Nam Xương là:

-. Xây dựng tình huống truyện độc đáo, đặc biệt là chi tiết chiếc bóng. Chi tiết chiếc bóng đã thắt nút và mở nút câu chuyện.

-. Nghệ thuật dựng truyện. Truyện được dẫn dắt bởi tình huống truyện hợp lí, hấp dẫn, lôi cuốn người đọc.

-. Nghệ thuật xây dựng nhân vật qua lời nói và hành động. Nghệ thuật trần thuật và đối thoại của nhân vật đặc sắc, thể hiện sâu sắc tính cách nhân vật.

-. Sử dụng yếu tố kì ảo làm nổi bật giá trị nhân đạo của tác phẩm. Yếu tố kì ảo, hoang đường làm cho câu chuyện vừa thực vừa mơ, vừa có hậu vừa bi kịch, làm hoàn chỉnh vẻ đẹp của nhân vật Vũ Nương.

-. Truyện có sự kết hợp giữa các phương thức biểu đạt: tự sự + biểu cảm, làm nên áng văn xuôi bất hủ.

 
              
 
26 tháng 10 2018

Truyền kỳ mạn lục (nghĩa là Sao chép tản mạn những truyện lạ) là một tập truyện của nhà văn Nguyễn Dữ, được in trong khoảng năm 1768.
Dù có nghĩa là Sao chép tản mạn những truyện lạ nhưng Truyền kỳ mạn lục không phải là một công trình sưu tập như Lĩnh Nam chích quái, Thiên Nam vân lục... mà là một sáng tác văn học. Lấy bối cảnh chủ yếu là một phần hiện thực thế kỷ XVI, các truyện hầu hết ở thời Lý, Trần, Hồ, Lê sơ và đều có yếu tố hoang đường, nhưng đằng sau những yếu tố hoang đường đó chính là hiện thực xã hội phong kiến đương thời với đầy rẫy những tệ trạng mà tác giả muốn vạch trần, phê phán. Truyền kỳ mạn lục phản ánh số phận bi thảm của những con người nhỏ bé trong xã hội, những bi kịch tình yêu mà bất hạnh thường rơi vào người phụ nữ (như người thiếu phụ Nam Xương), thể hiện tinh thần dân tộc, bộc lộ niềm tự hào về nhân tài, văn hoá nước Việt (như chuyện chức phán sự đền Tản Viên), đề cao đạo đức nhân hậu, thuỷ chung, đồng thời khẳng định quan niệm sống "lánh đục về trong" của tầng lớp trí thức ẩn dật đương thời.
Truyền kỳ mạn lục là đỉnh cao đánh dấu bước trưởng thành của thể loại truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, từng được Vũ Khâm Lân (thế kỷ 17) khen tặng là "thiên cổ kỳ bút". Tác phẩm đã được dịch ra nhiều thứ tiếng nước ngoài và được đánh giá cao trong số các tác phẩm truyền kỳ ở các nước đồng văn.