Thực trạng ( Biểu hiện ) về lòng nhân ái trong đợt ủng hộ bão lũ vừa qua
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Ngày nay xã hội đang trong thời kỳ hội nhập và phát triển, cuốn theo nhiều sự thay đổi. Từ nhịp sống bề bộn, bon chen cho đến những truyền thống, đạo lý làm người cũng đang bị xoay vần. Trong xã hội ấy con người dường như đã trở nên thờ ơ, ít quan tâm với cuộc sống của người khác, để "mạnh ai nấy lo", "phải ai tai nấy". Nhưng cuộc sống vốn không có gì tuyệt đối bởi vậy bên cạnh đó cũng có hàng triệu trái tim đã cất lên tiếng nói yêu thương, đang lắng mình để nhìn quanh, đồng cảm và sẻ chia với những đồng loại còn khổ đau, bất hạnh của mình, để phát huy những truyền thống tốt đẹp mà xưa nay cha ông ta vẫn luôn gìn giữ.

Một nhà văn Nga đã từng nói: “Nơi lạnh nhất không phải là Bắc cực mà là nơi không có tình thương”. Đã là con người nếu sống không có tình thương thì chẳng khác gì loài vật, cũng chẳng khác chi một cái xác không hồn, tồn tại giữa dòng đời một cách vô nghĩa và sẽ chết dần chết mòn trong cô đơn, lạnh lẽo. Người đời cũng có câu: “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình” - bởi vậy “cho và nhận” đã trở thành quy luật của cuộc sống. Khi làm người phải có qua có lại, tồn tại giữa tập thể, cộng đồng của ta không chỉ biết có mình. Cuộc sống ngày nay đã quá đổi thay so với lúc trước, nhưng cuộc sống vật chất có thể đổi thay nhưng tình người thì không thể nào thay đổi được.

Từ thuở khai thiên lập địa, khi con người còn sống trong cảnh phó thác số phận của mình cho thiên nhiên. Khi hai chữ "văn minh" chưa được định thành hình thù rõ nét trong trí óc của con người thì cha ông ta đã biết đến hai chữ "tình người", đã biết đến cái "nghĩa vụ" của người đối với người, để từ đó luôn nhắc nhở nhau: "Nhiễu điều phủ lấy giá gương/Người trong một nước phải thương nhau cùng", hay "Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ". Vậy thì tại sao chúng ta - những lớp con cháu đi sau, đã và đang sống trong thời kì mà "văn minh" đang nở rộ, bao nhiêu thuyết lí đẹp đẽ ra đời - không cố gắng phát huy những nét đẹp của ông cha?

Dù đang phát triển nhưng "đất nước ta vẫn đang còn nghèo, dân ta còn đói khổ, đồng bào ta không phải ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành". Bên cạnh những tòa cao ốc, những ngôi biệt thự đẹp đẽ với đầy đủ tiện nghi thì những ngôi nhà ổ chuột, lụp xụp với những tấm áo vá rách. Hay những bữa cơm đạm bạc, với những đứa trẻ nghèo mới năm, bảy tuổi đã phải nghỉ học để đi làm kiếm miếng ăn, vẫn còn đó đây trên đường phố. Cuộc sống của không ít đồng bào ta đang còn chìm ngập trong cảnh bần hàn, đang cần đến những con tim biết yêu thương, biết đồng cảm và sẻ chia.

Vậy đồng cảm và sẻ chia là gì? Nếu muốn nói cho rõ, cho rạch ròi thì rất khó bởi nó xuất phát từ trái tim con người. Nhưng làm sao có thể hiểu được nhịp đập của từng trái tim, cho nên mọi cách hiểu về nó chỉ mang tính khái quát mà thôi. Ở một khía cạnh nào đó có thể hiểu đồng cảm là biết rung cảm trước những vui buồn của người khác, hiểu và cảm thông với những gì đang diễn ra xung quanh cuộc đời họ và luôn đặt mình trong hoàn cảnh của người khác để nhìn nhận vấn đề, từ đó thể hiện thái độ quan tâm của mình. Đồng cảm đi từ con tim đến mách bảo chúng ta hành động, tạo nên sự sẻ chia, sẻ chia là cùng người khác san sẻ niềm vui, nỗi buồn; sẵn sàng có mặt khi người khác cần mình, không tỏ thái độ vô cảm, thờ ơ trước nỗi đau của người khác cũng như không ganh ghét, đố kỵ, nhạo báng vinh quang, niềm vui của họ.

Đồng cảm và sẻ chia tuy không cùng chung một "đất nước" nhưng chúng có chung một "biên giới" đó là thắp lên những nét chung của hai nét đẹp truyền thống ấy. Đó là đem đến niềm vui cho người khác hay ít nhất là giảm bớt một phần nỗi buồn đau trong họ, đồng thời làm cho giá trị bạn trong mắt mọi người càng cao hơn nữa. Nó siết chặt thêm tình nghĩa đồng bào, làm cho người gần người hơn.

Tự nhiên sinh ra con người bình đẳng nhưng sự trôi dạt, xô đẩy của dòng đời, của hoàn cảnh đôi khi đã phân hoá, tạo ra con người với những cảnh đời khác nhau, có kẻ giàu người nghèo. Và những con người chân chính luôn muốn lấp đầy rút ngắn cái khoảng cách giàu nghèo ấy bằng tình thương lòng nhiệt tình. Trên thực tế, đã có nhiều nghĩa cử cao đẹp đã được "thực hành" và đem lại nhiều kết quả không nhỏ.

Từ lâu tinh thần đồng cảm và sẻ chia đã trở thành nhu cầu của con người Việt Nam nhân ái, nồng hậu. Đến ngày nay, điều đó vẫn luôn thường trực trong nếp sống của người Việt. Lúc trước, dân ta còn trong cảnh thiếu cơm, thiếu gạo thậm chí chết vì đói vậy mà họ vẫn còn san sẻ cho nhau từng miếng cơm, hạt muối, "tối lửa tắt đèn có nhau", sống cùng sống chết cùng chết. Ngày nay nét đẹp ấy vẫn còn được bảo tồn và phát huy, nhiều ngôi nhà tình nghĩa được mọc lên, nhiều trường học dành riêng cho trẻ em khuyết tật và có hoàn cảnh khó khăn học tập và phát triển.

Xoáy theo vòng quay của sự phát triển công nghiệp, môi trường ngày càng bị tàn phá và hủy diệt. Con người lâm vào cảnh khốn cùng không chỉ vì thiếu cái ăn, cái mặc mà còn bị sự "trả thù" của thiên nhiên, chịu những cơn giận dữ của đất trời. Nước ta, dù đang bước đi trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nhưng phần lớn nhân dân ta đang sống nhờ vào việc sản xuất nông nghiệp, vì vậy phụ thuộc rất nhiều vào thiên nhiên. Một đầm cá, một ao tôm trị giá hàng chục triệu, một cơn lũ quét qua đủ khiến cho một ông chủ trở thành một con nợ. Ngô lúa, hoa màu đang đến mùa, một đợt hạn hán kéo dài, một trận dịch bệnh cũng đủ làm cho nhiều gia đình rơi vào cảnh màn trời chiếu đất. Không dừng ở thế, đôi khi những trận "trả thù" của thiên nhiên còn ảnh hưởng đến cả một vùng lớn. Ví dụ như vào năm 2006, khi cơn bão Chanchu đi qua miền Trung đã khiến người dân ở đây phải khốn đốn, chịu nhiều thiệt hại về người và của nhưng bù lại họ được người dân trong nước quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ; giúp họ về tiền của, lương thực, đồng thời giúp họ tìm xác của những nạn nhân. Hay trong vụ sập cầu Cần Thơ vào năm 2007 đã khiến nhiều gia đình phải điêu đứng trước sự ra đi đột ngột của những người thân họ. Nhưng họ cũng như những người dân miền Trung, dù đớn đau, chua xót nhưng không đến nỗi phải chịu cảnh cô đơn, lẻ loi gánh chịu mọi khổ đau một mình mà cạnh họ hàng ngàn con tim của cả nước cũng đã cùng cất tiếng khóc thương và ra tay đóng góp, cứu trợ cho người nhà nạn nhân. Dù tiền và vật phẩm không mang những người ra đi trở về nhưng nó phần nào đã xoa dịu nỗi đau trong lòng người còn sống cũng như giúp họ vượt qua được cơn hoạn nạn, khó khăn, ít nhất là ngay lúc đó khi mà người thân của họ ra đi vĩnh viễn.

Để thể hiện tinh thần tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách của mình, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam - một tổ chức chính trị có vai trò tập hợp, tăng cường khối đoàn kết toàn dân cũng đã đứng ra phát động và thành lập quỹ "Vì người nghèo" - để giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn, bức bách, đời sống cơ cực vượt lên số phận để sống một cuộc đời như những người bình thường khác, thậm chí đã vực dậy không biết bao nhiêu cảnh đời đen bạc mà chính họ cũng cảm thấy gần như mọi thứ đã quay lưng lại với cuộc đời họ. Từ ngày được thiết lập, tài khoản của quỹ ngày càng nhận được nhiều đóng góp của những cá nhân, tập thể, từ những em bé học mẫu giáo cho đến những cụ già về hưu, từ những người dân trong nước đến những người Việt kiều xa quê hương. Mang thông điệp yêu thương, phong trào ấy đã trở thành nguồn động lực để người nghèo phấn đấu thoát nghèo, rũ bỏ cuộc sống cơ hàn, vươn lên xây dựng cuộc sống mới tươi hơn, đẹp hơn, từ đó tạo ra tiềm lực để phát triển đất nước.

hok tốt ;-; !

Đồng cảm và sẻ chia đã trở thành bài ca, tiếng hát của cả cộng đồng dân tộc. Đồng cảm và sẻ chia đã trở thành tiếng gọi của lương tâm. Đồng cảm và sẻ chia đã trở thành sức mạnh đẩy lùi khó khăn, hoạn nạn.

"Thương người như thể thương thân" là đạo lí tốt đẹp của dân tộc ta. Tình thương là lẽ sống tốt đẹp của triệu triệu con người Việt Nam. Truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác, ngày một phát triển mạnh mẽ và sâu sắc. Tình thương, lòng nhân ái là một biểu hiện rõ nét về đạo đức của mỗi người. Tình thương, lòng nhân ái được biểu hiện một cách cụ thể qua thái độ và hành động, đó là đồng cảm và sẻ chia.

Có thương người mới biết đồng cảm và sẻ chia. Nhìn thấy người bất hạnh, tàn tật, ốm đau. đói khổ, hoạn nạn, ta động lòng thương, ta rơi nước mắt, đó là đồng cảm "Một miếng khi đói bằng một gói khi no", đó là san sẻ. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Bác Hồ kêu gọi toàn dân "diệt giặc đói, diệt giặc dốt, diệt giặc ngoại xâm". Bác Hồ cũng như hàng triệu gia đình đã giảm bớt khẩu phần hàng ngày, dành gạo để cứu đói. Chiến thắng được giặc đói lúc bấy giờ là một thành tích to lớn của cách mạng, là do sức mạnh lòng nhân ái của nhân dân ta.

Sau ba mươi năm chiến tranh, nước ta hiện có hàng chục vạn nạn nhân chất độc da cam. Hàng triệu đồng bào ở vùng sâu, vùng xa còn sống trong cảnh nghèo khó, thiếu thốn, khó khăn. Lũ lụt, bão tố xảy ra triền miên, gây ra cảnh người chết, cảnh màn trời chiếu đất cho nhiều gia đình. Nhiều học sinh đến trường bị nước lũ cuốn trôi; nhiều ngư dân ra khơi đánh cá bị sóng gió cuốn mất tích. Trước những cảnh đau lòng đó, ai mà chẳng động lòng thương, ai mà chẳng rơi nước mắt?

Các phong trào quyên góp do Mặt trận Tổ quốc phát động để cứu giúp, để ủng hộ các nạn nhân chất độc da cam, các bệnh nhân nhiễm HIV - AIDS đã được đồng bào ta hướng ứng nhiệt liệt. Nhiều Việt kiều đã gửi về hàng trăm triệu đồng đóng góp vào quỹ từ thiện được báo chí ngợi ca. Phong trào giúp học sinh nghèo, học sinh khó khăn được đông đảo thầy cô giáo và các bạn trẻ tham gia nhiệt liệt. Tất cả các phong trào đó đã nói lên một cách cảm động sức mạnh đoàn kết, truyền thống nhân ái vô cùng tốt đẹp của dân tộc Việt Nam chúng ta.

Đồng cảm và sẻ chia đã trở thành bài ca, tiếng hát của cả cộng đồng dân tộc. Đồng cảm và sẻ chia đã trở thành tiếng gọi của lương tâm. Đồng cảm và sẻ chia đã trở thành sức mạnh đẩy lùi khó khăn, hoạn nạn.

Nói đến đồng cảm và sẻ chia trong xã hội ta ngày nay, tôi không bao giờ quên câu ca mà bà nội tôi vẫn nhắc các con, các cháu:

“Nhiễu điều phủ lấy giá gương,
Người trong một nước phải thương nhau cùng.”

Trong truyện Lão Hạc, Nam Cao có viết:Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm. Những người nghèo nhiều tự ái vẫn thường như thế. Họ dễ tủi thân nên rất hay chạnh lòng. Ta khó mà ở cho vừa ý họ...Hỡi ơi lão Hạc! Thì ra đến lúc cùng lão cũng có thể làm liều như ai hết. Một người như thế ấy!... Một người đã khóc vì trót lừa một con chó!... Một người nhịn ăn để...
Đọc tiếp

Trong truyện Lão Hạc, Nam Cao có viết:

Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm. Những người nghèo nhiều tự ái vẫn thường như thế. Họ dễ tủi thân nên rất hay chạnh lòng. Ta khó mà ở cho vừa ý họ...

Hỡi ơi lão Hạc! Thì ra đến lúc cùng lão cũng có thể làm liều như ai hết. Một người như thế ấy!... Một người đã khóc vì trót lừa một con chó!... Một người nhịn ăn để tiền lại làm ma, bởi không muốn liên lụy đến hàng xóm, láng giềng... Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót binh Tư để có ăn ư? Cuộc đời quả thật cứ một ngày một thêm đáng buồn...

Không! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác.k

Những cái "buồn" của nhân vật 'tôi' thể hiện như thế nào? Qua đó em hiểu ý nghĩ của n.v tôi như thế nào?

1
GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
21 tháng 9 2019

* Những cái "buồn" của nhân vật tôi thể hiện trong truyện:

- Ông giáo buồn khi muốn đỡ đần, giúp đỡ lão Hạc nhưng lão nhận ra sự khó chịu của thị - vợ ông giáo. Nên từ đó lão xa ông giáo dần, từ chối gần như hách dịch sự giúp đỡ của ông giáo.

- Ông giáo buồn khi biết tin lão Hạc xin Binh Tư bả chó. Ông giáo nghĩ lão Hạc đến bước đường cùng cũng trở nên tha hóa, nối gót Binh Tư, đi bắt chó nhà hàng xóm để có miếng ăn.

- Ông giáo buồn khi hóa ra cuộc đời vẫn đáng buồn khi cái sự nghèo khiến con người dễ bị tha hóa (như Binh Tư) hoặc bị dồn vào đến bước đường cùng (như lão Hạc), phải chọn cái chết để giữ lương tri và lòng tự trọng

* Những điều "buồn" cho thấy ông giáo là người giàu tình cảm, có tấm lòng nhân đạo sâu sắc. Biết nghĩ và biết thương người. Chỉ có điều nhận thức được những điều ấy mà không đủ sức mạnh để thay đổi, chuyển suy xã hội nên chỉ biết đau lòng, khóc và thương cho những kiếp người bất hạnh.

26 tháng 2 2021

Lớp 8 thì mik ko bik zì đâu

25 tháng 11 2017

Đề 1:                                                            Bài làm:

An-đéc-xen là một nhà văn nổi tiếng trên toàn thế giới. Ông được biết dến qua những câu chuyện kể dành cho trẻ em. Đến với “Cô bé bán diêm”- một câu chuyện cổ tích đượm buồn, ta thấy sáng lên tấm lòng yêu thương con người của nhà văn xứ Bắc Âu. Tác phẩm đã truyền cho ta lòng thương cảm sâu sắc với những kiếp đời đau khổ bất hạnh. Hình ảnh cô bé bán diêm trong truyện cô bé bán diêm của An - Đéc - Xen Đêm giao thừa, đó là cái đêm mà ai cũng háo hức, chờ mong, là đêm mà Chúa trời ban phúc lành tới muôn nơi: “Trong phố sực nức mùi ngỗng quay”, nhà nhà rực sáng ánh đèn, khung cảnh đẹp xiết bao! Nhưng có ai hay chăng ngoài trời mưa tuyết trắng xóa kia, một em bé đang lầm lũi bước đi, đầu trần chân đất, bụng đói cật rét. Từng câu chữ chan chứa những giọt lệ của nhà văn. Lòng ta không khỏi se lại, xót xa, ngậm ngùi. Lời mời chào tha thiết đến như cầu khẩn, van xin mua diêm của em chẳng khiến cho bao người qua đường động lòng trắc ẩn. Sự vô tình của người đời còn tàn nhẫn hơn cả giá rét. Cái đói cái lạnh đang hành hạ em bé tội nghiệp nhưng đó mới chỉ là nỗi đau về thể xác, còn nỗi đau về tinh thần mà em phải chịu đựng còn nghiệt ngã hơn nhiều. Ở cái tuổi hồn nhiên nhất, em đã phải nói lời tạm biệt với người mẹ yêu quý. Ngay cả bà ngoại- chỗ dựa tinh thần duy nhất của em cũng không còn trên cõi đời này. Đói khát, nghèo khổ cứ bám riết lấy em, người cha suốt ngày chửi mắng, đánh đập em. Chính vì thế mà em phải bươn trải, vật lộn với sóng gió cuộc đời. Chao ôi! Cái xã hội cao sang giàu có đã đày đọa những kiếp người, những kiếp đời nhỏ bé vào hố sâu khốn cùng. Một xã hội mà ai cũng chỉ có biết đến mình thì khác chi đâu “địa ngục trần gian”. Một đoạn văn không dài nhưng đã vẽ lên hai bức tranh đối lập khiến cho những con chữ tựa như những lời tố cáo. Những ngọn lửa diêm sáng lung linh đã xua tan sự cô dơn, lạnh lẽo đang ngự trị trong tâm hồn em bé, đưa em tới thế giới thần tiên. Lần quẹt diêm thứ nhất chỉ là vô thức, ngẫu nhiên. “Em hơ đôi tay trên que diêm sáng rực như than hồng”, trước mắt em hiện lên chiếc lò sưởi đang” tỏa ra hơi nóng dịu dàng”. Nhưng đên khi diêm tắt thì mọi thứ lạ trở về với hiện thực phũ phàng. Em chợt nhận ra mình đang mộng tưởng. Lần quẹt diêm thứ hai đưa em tới một bàn ăn thịnh soạn, “trên bàn toàn bát đĩa bắng sứ quý giá và có cả một con ngỗng quay”. Kì diệu hơn, “ ngỗng ta nhảy ra khỏi đĩa và mang cả dao ăn, phuốc-sét cắm trên lưng” tiến về phía em. Điều này thật ngộ nghĩn nhưng cũng dễ hiểu thoi vì em đang đói mà. Que diêm thứ hai tắt, mang đi mong ước nhỏ nhoi của em, chỉ còn cảnh” phố xá vắng teo, lạnh buốt, tuyết phủ trứng xáo, gió bấc vi vu” và vài người đến nơi hẹn hò. Họ đều cuốn theo cuộc sống của riêng mình, hạnh phúc của riêng mình. Em quẹt tiếp một que diêm nữa, cây thông xanh tươi, lộng lẫy bỗng hiện ra. Cây thông Nô-en là biểu tượng của sự sum họp, hạnh phúc và cũng chính là điều mà em đang ao ước, nó giúp em bớt đi cảm giác cô dơn. Nhưng rồi cây thông cũng tan biến theo vết khói diêm mỏng manh, tất cả các ngọn nến trang trí “bay lên, bay lên mãi rồi biến thành những ngôi sao trên trời”. “ Khi có một vì sao đổi ngôi là có một linh hòn bayleen trời với Thượng Đế”, đọc đến đây ta cảm nhận dược tâm hồn trong sáng của em, em đâng nghĩ tới nhứng gì lung linh, cao đẹp nhất. Em quẹt tiếp que diêm thứ tư và hiện lên trước mắt em là bà ngoại. Em reo lên sưng sướng, tiếng reo xé tan màn đêm băng giá, gây xúc động lòng người. Em đòi theo bà, em hiểu được lò sưởi, ngỗng quay hay cây thông ban nãy và thậm chí cả người bà của em chỉ là hư ảo mà thôi. Nhưng em chỉ còn biết trông mong vào ngọn lửa diêm kia. Và quả thực đó là người bạn duy nhất của em trên cõi đời này. Cũng chính ngọn lửa diêm đã đưa bà đến bên em, bà sẽ trao cho em vòng tay ấm áp, những yêu thương như buổi hôm nào. Thế là tất cả những que diêm còn lại trong bao được thắp sáng, em muốn níu bà ở lại. Và bà dến bên “cầm lấy tay em”, che chở cho đứa cháu nhỏ rồi cả hai bây vụt lên cao, cao mãi. Em đã về với thượng đế chí nhân và có những chuỗi ngày hạnh phúc nồng đượm tình bà cháu. Có thể nói những que diêm là hình ảnh tượng trưng cho các mong ước nhỏ nhoi, bình dị của trẻ thơ: được ăn ngon, được vui chơi, được sống trong tình thương gia đình. Còn nhớ trong bài thơ truyện cổ tích về loài người”, Xuân Quỳnh đã viết: “Trời sinh ra trước nhất Chỉ toàn là trẻ con” Rồi sau đó, vì những nhu cầu phát triển của trẻ mà cha, mẹ, thầy giá, ông mặt trời… mới ra đời. Cách viết độc đáo ấy nhấn mạnh trẻ em là đối tượng cần được quan tâm, yêu thương nhiều nhất. Vậy nhưng trong câu chuyện này lại ngược lại. Em bé chỉ có được sự quan tâm yêu thương từ những mộng tưởng. Và cũng qua sự đối lập giữa mộng tưởng và hiên tại, nhà văn An-đéc-xen đã gián tiếp lên á, vạch trần xã hội Đan mạch đen tối lúc bấy giờ. Đồng thời ông ca ngợi những con người nghèo khổ nhưng có tâm hồn trong sáng như cô bé bán diêm. Chi tiết em bé chết cóng mà” đôi má ửng hồng và đôi môi đang mỉm cười” gợi cho ta bao ý nghĩa. Em bé ra đi thật thanh thản bởi thế gian này chẳng còn gì níu kéo em ở lại. Kết thúc câu chuyện tuy bi kịch nhưng vẫn rất có hậu. Háy để linh hồn em được ra đi còn hơn là phải sống trong sự thờ ơ của xã hội. Cũng qua đây, phải chăng nhà văn đã gióng lên hồi chương cảnh tỉnh con người? Lời nhắn nhủ phải chăng là đừng lạnh lùng trước nỗi đau của đồng loại? Bằng nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, đan xen giữa hiện thực và mộng tưởng, truyện “Cô bé bán diêm” đã truyền cho chúng ta lòng thương cảm sâu sắc với em bé bất hạnh. Và An-đéc-xen xứng đáng là người kể chuyện tài ba, người bạn tâm tình, gắn bó với tuổi thơ bốn phương.An-đéc-xen là một nhà văn nổi tiếng trên toàn thế giới. Ông được biết dến qua những câu chuyện kể dành cho trẻ em. Đến với “Cô bé bán diêm”- một câu chuyện cổ tích đượm buồn, ta thấy sáng lên tấm lòng yêu thương con người của nhà văn xứ Bắc Âu. Tác phẩm đã truyền cho ta lòng thương cảm sâu sắc với những kiếp đời đau khổ bất hạnh. Hình ảnh cô bé bán diêm trong truyện cô bé bán diêm của An - Đéc - Xen Đêm giao thừa, đó là cái đêm mà ai cũng háo hức, chờ mong, là đêm mà Chúa trời ban phúc lành tới muôn nơi: “Trong phố sực nức mùi ngỗng quay”, nhà nhà rực sáng ánh đèn, khung cảnh đẹp xiết bao! Nhưng có ai hay chăng ngoài trời mưa tuyết trắng xóa kia, một em bé đang lầm lũi bước đi, đầu trần chân đất, bụng đói cật rét. Từng câu chữ chan chứa những giọt lệ của nhà văn. Lòng ta không khỏi se lại, xót xa, ngậm ngùi. Lời mời chào tha thiết đến như cầu khẩn, van xin mua diêm của em chẳng khiến cho bao người qua đường động lòng trắc ẩn. Sự vô tình của người đời còn tàn nhẫn hơn cả giá rét. Cái đói cái lạnh đang hành hạ em bé tội nghiệp nhưng đó mới chỉ là nỗi đau về thể xác, còn nỗi đau về tinh thần mà em phải chịu đựng còn nghiệt ngã hơn nhiều. Ở cái tuổi hồn nhiên nhất, em đã phải nói lời tạm biệt với người mẹ yêu quý. Ngay cả bà ngoại- chỗ dựa tinh thần duy nhất của em cũng không còn trên cõi đời này. Đói khát, nghèo khổ cứ bám riết lấy em, người cha suốt ngày chửi mắng, đánh đập em. Chính vì thế mà em phải bươn trải, vật lộn với sóng gió cuộc đời. Chao ôi! Cái xã hội cao sang giàu có đã đày đọa những kiếp người, những kiếp đời nhỏ bé vào hố sâu khốn cùng. Một xã hội mà ai cũng chỉ có biết đến mình thì khác chi đâu “địa ngục trần gian”. Một đoạn văn không dài nhưng đã vẽ lên hai bức tranh đối lập khiến cho những con chữ tựa như những lời tố cáo. Những ngọn lửa diêm sáng lung linh đã xua tan sự cô dơn, lạnh lẽo đang ngự trị trong tâm hồn em bé, đưa em tới thế giới thần tiên. Lần quẹt diêm thứ nhất chỉ là vô thức, ngẫu nhiên. “Em hơ đôi tay trên que diêm sáng rực như than hồng”, trước mắt em hiện lên chiếc lò sưởi đang” tỏa ra hơi nóng dịu dàng”. Nhưng đên khi diêm tắt thì mọi thứ lạ trở về với hiện thực phũ phàng. Em chợt nhận ra mình đang mộng tưởng. Lần quẹt diêm thứ hai đưa em tới một bàn ăn thịnh soạn, “trên bàn toàn bát đĩa bắng sứ quý giá và có cả một con ngỗng quay”. Kì diệu hơn, “ ngỗng ta nhảy ra khỏi đĩa và mang cả dao ăn, phuốc-sét cắm trên lưng” tiến về phía em. Điều này thật ngộ nghĩn nhưng cũng dễ hiểu thoi vì em đang đói mà. Que diêm thứ hai tắt, mang đi mong ước nhỏ nhoi của em, chỉ còn cảnh” phố xá vắng teo, lạnh buốt, tuyết phủ trứng xáo, gió bấc vi vu” và vài người đến nơi hẹn hò. Họ đều cuốn theo cuộc sống của riêng mình, hạnh phúc của riêng mình. Em quẹt tiếp một que diêm nữa, cây thông xanh tươi, lộng lẫy bỗng hiện ra. Cây thông Nô-en là biểu tượng của sự sum họp, hạnh phúc và cũng chính là điều mà em đang ao ước, nó giúp em bớt đi cảm giác cô dơn. Nhưng rồi cây thông cũng tan biến theo vết khói diêm mỏng manh, tất cả các ngọn nến trang trí “bay lên, bay lên mãi rồi biến thành những ngôi sao trên trời”. “ Khi có một vì sao đổi ngôi là có một linh hòn bayleen trời với Thượng Đế”, đọc đến đây ta cảm nhận dược tâm hồn trong sáng của em, em đâng nghĩ tới nhứng gì lung linh, cao đẹp nhất. Em quẹt tiếp que diêm thứ tư và hiện lên trước mắt em là bà ngoại. Em reo lên sưng sướng, tiếng reo xé tan màn đêm băng giá, gây xúc động lòng người. Em đòi theo bà, em hiểu được lò sưởi, ngỗng quay hay cây thông ban nãy và thậm chí cả người bà của em chỉ là hư ảo mà thôi. Nhưng em chỉ còn biết trông mong vào ngọn lửa diêm kia. Và quả thực đó là người bạn duy nhất của em trên cõi đời này. Cũng chính ngọn lửa diêm đã đưa bà đến bên em, bà sẽ trao cho em vòng tay ấm áp, những yêu thương như buổi hôm nào. Thế là tất cả những que diêm còn lại trong bao được thắp sáng, em muốn níu bà ở lại. Và bà dến bên “cầm lấy tay em”, che chở cho đứa cháu nhỏ rồi cả hai bây vụt lên cao, cao mãi. Em đã về với thượng đế chí nhân và có những chuỗi ngày hạnh phúc nồng đượm tình bà cháu. Có thể nói những que diêm là hình ảnh tượng trưng cho các mong ước nhỏ nhoi, bình dị của trẻ thơ: được ăn ngon, được vui chơi, được sống trong tình thương gia đình. Còn nhớ trong bài thơ truyện cổ tích về loài người”, Xuân Quỳnh đã viết: “Trời sinh ra trước nhất Chỉ toàn là trẻ con” Rồi sau đó, vì những nhu cầu phát triển của trẻ mà cha, mẹ, thầy giá, ông mặt trời… mới ra đời. Cách viết độc đáo ấy nhấn mạnh trẻ em là đối tượng cần được quan tâm, yêu thương nhiều nhất. Vậy nhưng trong câu chuyện này lại ngược lại. Em bé chỉ có được sự quan tâm yêu thương từ những mộng tưởng. Và cũng qua sự đối lập giữa mộng tưởng và hiên tại, nhà văn An-đéc-xen đã gián tiếp lên á, vạch trần xã hội Đan mạch đen tối lúc bấy giờ. Đồng thời ông ca ngợi những con người nghèo khổ nhưng có tâm hồn trong sáng như cô bé bán diêm. Chi tiết em bé chết cóng mà” đôi má ửng hồng và đôi môi đang mỉm cười” gợi cho ta bao ý nghĩa. Em bé ra đi thật thanh thản bởi thế gian này chẳng còn gì níu kéo em ở lại. Kết thúc câu chuyện tuy bi kịch nhưng vẫn rất có hậu. Háy để linh hồn em được ra đi còn hơn là phải sống trong sự thờ ơ của xã hội. Cũng qua đây, phải chăng nhà văn đã gióng lên hồi chương cảnh tỉnh con người? Lời nhắn nhủ phải chăng là đừng lạnh lùng trước nỗi đau của đồng loại? Bằng nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, đan xen giữa hiện thực và mộng tưởng, truyện “Cô bé bán diêm” đã truyền cho chúng ta lòng thương cảm sâu sắc với em bé bất hạnh. Và An-đéc-xen xứng đáng là người kể chuyện tài ba, người bạn tâm tình, gắn bó với tuổi thơ bốn phương.

7 tháng 12 2017

Noo làm hay,dài thật đó.Khâm phục

3 tháng 1 2022

THAM KHẢO

Thành phố Hồ Chí Minh lớn nhất và đông dân nhất nước. Hằng ngày, các con đường lúc nào cũng tấp nập người và xe cộ trông giống như những dòng sông cuồn cuộn tuôn chảy ra biển lớn. Giờ cao điểm, nhiều nơi thường xảy ra ùn tắc giao thông. Vì thế nên việc đi lại khá vất vả, nhất là với người đi bộ. Ngày nào đi học, em cũng chứng kiến cảnh ấy ở ngã tư đường Nguyễn Tri Phương và đường 3 tháng 2 thuộc quận 10.

Trưa thứ sáu tuần trước, em về đến đây thì đèn đỏ bật lên. Mấy người đi bộ vội vã băng qua phần đường dành cho người đi bộ. Có một bà cụ già tay chống gậy, vẻ mặt lo lắng, chưa dám bước qua. Em đến bên cụ, nhẹ nhàng bảo: “Bà ơi, bà nắm lấy tay cháu, cháu sẽ dắt bà !”. Bà cụ mừng rỡ: “Thế thì tốt quá! Cháu giúp bà nhé!”. Em bình tĩnh đưa bà cụ sang đến vỉa hè trước cửa uỷ ban Quận 10. Bà cụ bảo rằng bà đến thăm đứa cháu nội bị ngã xe đạp, sai khớp chân phải nghỉ học ở nhà.

Em đi cùng bà một quãng thì chia tay và không quên dặn bà đi cẩn thận. Bà cười móm mém và nắm chặt tay em: “Bà cảm ơn cháu! Cháu ngoan lắm, biết thương người già yếu! Bà sợ qua đường lắm vì một lần đã bị cậu bé chạy xe đạp vượt đèn đỏ đụng phải. Gớm! Người ta bây giờ chạy xe cứ ào ào, gây ra bao nhiêu tai nạn. Vội gì mà vội khiếp thế cơ chứ? Hôm nay may mà bà gặp được cháu! Thôi, cháu đi nhé!”.

 

Em nhìn theo mái tóc bạc và cái dáng còng còng, bước đi chậm chạp, run rẩy của bà cụ mà trong lòng trào lên tình cảm xót thương. Ôi, những người bà, người mẹ đáng kính, suốt đời chỉ biết lo cho con, cho cháu! Giúp bà cụ qua đường là một việc rất nhỏ nhưng em cũng thấy vui vui. Đúng như lời ông nội em thường nhắc nhở: “Thương người như thể thương thân, cháu ạ! Đạo lí của dân tộc Việt Nam mình là như thế đấy!”.

4 tháng 10 2018

         Nhân là người,ái là thương yêu,vậy lòng nhân ái là tình thương yêu của con người với con người trong cộng đồng.Thể                                                     hiện ở sự quan tâm,chăm sóc,giúp đỡ người khác khi gặp chuyện khó khăn.