K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

tham khảo:

Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm
Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà”

Hai câu thơ trên đã thể hiện quan điểm sáng tác nghệ thuật của Nguyễn Đình Chiểu - “Ngôi sao sáng trong bầu trời văn nghệ dân tộc” (theo cách nói của Phạm Văn Đồng). Một trong những mạch ngầm xuyên suốt trong tư tưởng về “đạo” của Nguyễn Đình Chiểu chính là “yêu nước thương dân”. Điều này đã được thể hiện qua rất nhiều tác phẩm, tiêu biểu là “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”. Bằng niềm xúc động mạnh mẽ trước sự hi sinh của những người nông dân, tác giả đã xây dựng thành công bức tượng đài bi tráng, chân thực, hào hùng tinh thần yêu nước mãnh liệt cùng quyết tâm chiến đấu bảo vệ quê hương, đất nước.

Mở đầu tác phẩm, tác giả Nguyễn Đình Chiểu đã tái hiện bối cảnh thời đại lúc bấy giờ qua những câu văn giàu cảm xúc: “Súng giặc đất rền/ Lòng dân trời tỏ”. Đó là bối cảnh gắn liền với tiếng súng cùng bước chân xâm lược của thực dân Pháp đối với dân tộc ta, nhưng cũng chính trong thời đại căng thẳng, sục sôi và quyết liệt đó, hình tượng những người nông dân nghĩa sĩ vụt sáng với tư thế hiên ngang, lẫm liệt. Trước đây, họ chỉ là những con người quẩn quanh lối sống bình dị qua sự vất vả, tần tảo sớm hôm cùng ruộng đồng, nương bãi: 

“Nhớ linh xưa:
Cui cút làm ăn,
Toan lo nghèo đói”

Bằng những câu thơ ngắn, ngôn ngữ thơ bình dị, tác giả đã tái hiện thành công bức chân dung người nông dân trong cuộc sống thường nhật: “chỉ biết ruộng trâu, ở trong làng bộ” và hoàn toàn xa lạ với việc binh đao. Họ chưa từng trải qua sự rèn luyện nơi “cung ngựa”, “trường nhung” và hoàn toàn lạ lẫm đối với những công việc như tập súng, tập khiên. Thông qua phần Lung khởi, tác giả đã hồi tưởng lại hình tượng người nông dân nghĩa sĩ với những phẩm chất cần cù, lam lũ, đặc biệt là tinh thần căm thù giặc sâu sắc: “Bữa thấy bòng bong che trắng lốp, muốn tới ăn gan; ngày xem ống khói chạy đen sì, muốn ra cắn cổ”. Những câu văn gợi liên tưởng đến những tinh thần sục sôi chiến đấu của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn trong tác phẩm “Hịch tướng sĩ”: “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt, lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng”. Như vậy, qua những động từ mạnh như “ăn gan”, “cắn cổ”, chúng ta có thể thấy được tinh thần căm thù giặc sâu sắc của người nông dân khi chứng kiến giặc ngoại xâm xâm chiếm bờ cõi.

Xuất phát từ ý chí đánh đuổi giặc ngoại xâm đó, họ tự giác đứng lên chiến đấu vì nghĩa lớn: “Nào đợi ai đòi ai bắt, phen này xin ra sức đoạn kình; chẳng thèm trốn ngược trốn xuôi, chuyến này dốc ra tay bộ hổ”. Người nông dân tự nguyện sẵn sàng xả thân, hi sinh để bảo vệ đất nước. Bởi vậy, trong trận nghĩa đánh Tây, họ xuất hiện với tư thế kiên cường, bất khuất và hành động quả cảm, mạnh mẽ: “đạp rào lướt tới, coi giặc cũng như không”; “xô cửa xông vào, liều mình như chẳng có…”. Sự quyết liệt được tô đậm hơn nữa thông qua biện pháp liệt kê: “Kẻ đâm ngang, người chém ngược, làm cho mã tà, ma ní hồn kinh; bọn hè trước, lũ ó sau, trối kệ tàu sắt, tàu đồng súng nổ”. Bởi vậy, dù trang bị, vũ khí hết sức thô sơ: “manh áo vải”, “ngọn tầm vông”, “rơm con cúi”, “lưỡi dao phay”,... nhưng họ vẫn bước ra chiến trường với tư thế dũng mãnh của người làm chủ: “cũng chém rớt đầu quan hai họ”. 

Tác phẩm kết thúc bằng lời khẳng định về sự hi sinh cao đẹp của người nông dân - nghĩa sĩ qua câu văn ngắn gọn tám chữ: “Một trận khói tan, nghìn năm tiết rỡ”. Từ ngữ “nghìn năm” đã gợi mở phạm trù thời gian vĩnh hằng để ngợi ca linh hồn bất tử của người nông dân. 

Để khắc họa thành công hình tượng người nông dân, nghĩa sĩ, tác giả đã sử dụng bút pháp hiện thực. Đây là một trong những đóng góp mới mẻ trong nền văn học trung đại - giai đoạn chủ yếu sử dụng bút pháp ước lệ tượng trưng. Nhờ vậy, hình tượng người nông dân đã hiện lên chân thực qua nhiều nét vẽ, từ dáng vẻ bề ngoài đến cuộc sống lao động cùng những tâm tư, suy nghĩ và hành động. Ngoài ra, tác giả còn sử dụng nhiều biện pháp tu từ nghệ thuật để tăng sức gợi hình, gợi cảm như so sánh (“trông tin quan như thời hạn trông mưa, ghét thói mọi như nhà nông ghét cỏ”), đối lập, đặc tả,...

Như vậy, “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” đã tái hiện thành công bức chân dung người nông dân, nổi bật là tinh thần yêu nước, lòng căm thù giặc sâu sắc, ý chí quyết tâm chống lại giặc ngoại xâm. Đó là những phẩm chất chung của nhân dân ta qua mọi thời đại, làm nên giá trị truyền thống cốt lõi của dân tộc. Tuy nhiên, qua việc sử dụng bút pháp hiện thực, tác giả Nguyễn Đình Chiểu đã xây dựng hình tượng người nông dân với những nét mới mẻ của sự bi tráng trong thời đại văn học trung đại Việt Nam.

10 tháng 10

Mở bài: 

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận ( Sự khác biệt trong cuộc sống ) 

Thân bài: 

- Giải thích vấn đề: 

Sự khác biệt là nét riêng, bản sắc riêng của mỗi cá nhân, cộng đồng có thể là tích cách, phong cách ăn mặc, kiểu tóc,...

- Bàn luận về các khía cạnh, các biểu hiện của vấn đề

Người có sự khác biệt là người có suy nghĩ độc lập, táo bạo, có phong cách riêng của mình, luôn tự tin thể hiện bản thân và dám tạo nên sự khác biệt. 

- Ý nghĩa của sự khác biệt

+ Sự khác biệt sẽ khiến người khác quan tâm, tôn trọng, ngưỡng mộ nhiều hơn.

+ Sự khác biệt sẽ tạo cho ta động lực để con người ta không ngừng vươn lên, thành công sẽ đến với người ấy một cách nhanh chóng

+ Sống khác biệt sẽ giúp bản thân tự tin với quan điểm, hành động của mình, tư duy người ấy sẽ nhạy bén, thông minh dù gặp bất cứ khó khăn nào.

- Phản đề: 

Tuy nhiên, sự khác biệt không phải là cách mình thể hiện sự khoe khoang, luôn tỏ ra các trò lố lăng gây phản cảm đến người khác. Hãy tập cách thể hiện sự khác biệt bằng thái độ nghiêm túc, lễ độ.

Kết bài: ...

Xem thêm: https://topbee.vn/blog/trinh-bay-suy-nghi-ve-y-nghia-cua-su-khac-biet-trong-cuoc-song

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1

Hoạt động sáng tạo của con người luôn là vô tận, nhưng điều gì thúc đẩy sự sáng tạo của họ thì là một câu hỏi lớn. Theo như nhà thơ Uýt-xla-oa Dim-bo-xca thì nó xuất phát từ câu nói “tôi không biết”. Đó là khi chúng ta, hay chính các nhà thơ, nhà nghệ sĩ, họ tìm thấy những chủ đề này thật hay, thật sinh động, và ta sẽ viết, sẽ sáng tác về nó. Chính những cái suy nghĩ như vậy, họ bắt đầu sáng tác, những bài thơ tình đẫm nước mắt, những bản nhạc khiến người nghe phải rơi lệ, hay những bức vẽ khiến người khác nhìn vào và mỉm cười .. tất cả đều xuất phát từ sự ham học hỏi. Họ sáng tác ra một khối tác phẩm đồ sộ rồi chỉ để trả lời cho câu hỏi tình yêu có thực sự đẹp chăng như nhà thơ Xuân Diệu, hay cuộc sống thật  như nhà thơ Hàn Mặc Tử ... tất cả những thứ được cho là tầm thường đó đều trở thành nguồn cảm hứng sáng tác bất tận trong họ. Những suy tư về cuộc sống qua cái nhìn nghệ sĩ đều được nhân cách hóa và trở thành cái gì đó hay và ý nghĩa, nó được gọi là sự vật qua con mắt của kẻ si tình. Cảm xúc của họ dành cho cuộc sống này luôn đong đầy và chiếm phần nhiều hơn người khác, họ yêu cuộc sống tự tại, tự do sáng tác và cùng nghiền ngẫm những tác phẩm của mình. Bởi vậy, những tác phẩm đó luôn mang theo những triết lý nhân sinh sâu sắc, những bài học cuộc sống ý nghĩa. Và đó chính là giá trị to lớn của nghệ thuật.

10 tháng 10

*Mở đoạn: Giới thiệu vấn đề (giá trị của đức hy sinh trong cuộc sống )

*Thân đoạn: - Giá trị của đức hy sinh trong cuộc sống:

+ Đức hy sinh là một trong những thước đo phẩm chất con người, giúp con người hoàn thiện bản thân, tôi rèn thêm nhiều phẩm chất tốt đẹp khác.

+ Sự hy sinh, cống hiến, đóng góp công sức… sẽ mang lại những điều tốt đẹp, những may mắn, hạnh phúc cho mọi người, khiến mọi người có thể có cơ hội, điều kiện sống tốt đẹp hơn và khi ấy cuộc sống chính chúng ta cũng cảm thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn bao giờ hết.

+ Hy sinh, cống hiến góp phần xây dựng cộng đồng, quê hương, đất nước, làm cho cuộc sống được bình yên, xã hội phát triển, giúp bảo vệ được tổ quốc.

+Một người có đức hy sinh sẽ được những người yêu mến, ngưỡng mộ, tín nhiệm. Còn ngược lại nếu sống giữa cộng đồng mà chỉ biết nghĩ đến bản thân mình thì chắc chắn ta sẽ bị mọi người ghét bỏ, coi thường.

- Giá trị của đức hi sinh khi đại dịch Covid – 19 đang diễn ra hiện nay:

+ Đức hi sinh có giá trị trong cuộc sống nói chung và trong khi đại dịch Covid – 19 đang diễn ra như hiện nay thì đức hi sinh lại càng cần thiết và có giá trị hơn bao giờ hết. Đó là sự hi sinh thầm lặng không quản ngại ngày đêm, không màng đến bản thân của đội ngũ y bác sĩ cứu chữa bệnh nhân, là đội ngũ các chiến sĩ công an, quân đội, đội ngũ những người làm công tác phòng chống dịch bệnh…

+ Sự hi sinh bản thân của những người làm công tác phòng chống dịch bệnh giúp cho dịch bệnh Covid 19 được khống chế, đẩy lùi, sức khỏe con người được đảm bảo. Sự hi sinh nhường cơm, sẻ áo của nhiều người trong cộng đồng đã cứu giúp những người gặp khó khăn qua cơn hoạn nạn do ảnh hưởng của dịch bệnh…

Xem thêm: https://soanbaitap.vn/tu-nhung-ca-tu-tren-em-hay-viet-1-doan-van-ban-ve-y-nghia-cua-le-song-cong-hien-hi-sinh

16 tháng 12 2018

Vận dụng thao tác lập luận phân tích và thao tác so sánh

- Chủ đề của bài văn là gì?

- Cần nêu quan điểm làm sáng tỏ chủ đề, sắp xếp cho hợp lý, mạch lạc

- Luận điểm được chọn làm sáng tỏ, nó nằm ở vị trí nào

- Cần dùng từ và cách chuyển ý như thế nào để chuyển ý cho phù hợp

- Để làm sáng tỏ cần những luận cứ nào

- Cần sử dụng các thao tác lập luận nào, đâu là thao tác chủ đạo

16 tháng 9 2021

Em tham khảo ở đây nhé:

Nghị luận quan điểm về một cuộc tranh luận có văn hóa

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi từ 1 – 4.Có rất nhiều người đinh ninh rằng hiện tại của mình đã được số mệnh định sẵn, nhưng thực ra không phải như vậy. Khả năng kỳ diệu nhất của con người đó là có được quyền tự do chọn lựa, chọn lựa một thái độ, chọn lựa một cách sống, một cách nhìn…Chúng ta vẫn quen đổ lỗi cho những người khác. Có những lúc tôi cũng cho là...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi từ 1 – 4.

Có rất nhiều người đinh ninh rằng hiện tại của mình đã được số mệnh định sẵn, nhưng thực ra không phải như vậy. Khả năng kỳ diệu nhất của con người đó là có được quyền tự do chọn lựa, chọn lựa một thái độ, chọn lựa một cách sống, một cách nhìn…Chúng ta vẫn quen đổ lỗi cho những người khác. Có những lúc tôi cũng cho là mình kém may mắn, nhưng rồi tôi hiểu ra rằng không ai có thể kiểm soát được những biến cố xảy đến, nhưng mỗi người luôn có quyền chọn lựa cách đối phó với chúng. Những người suy sụp tinh thần hay thất bại, thường đưa ra những lý do như là: do không có tiền, không có thời gian, do kém may mắn, do quá mệt mỏi hay tâm trạng chán nản… để biện minh cho việc bỏ qua những cơ hội thuận lợi trong cuộc sống. Nhưng sự thực chỉ là do họ không biết sử dụng quyền được lựa chọn của mình. Chính vì thế, họ chỉ là đang tồn tại chứ không phải đang sống thực sự. Điều đó cũng giống như việc bạn muốn mở khóa để thoát khỏi nơi giam cầm, nhưng lại không biết rằng chiếc chìa khóa đang ở ngay trong chính bản thân mình, trong cách suy nghĩ của mình. Cuộc sống là do chúng ta lựa chọn chứ không phải do may rủi. Bản chất của sự việc xảy đến không quan trọng bằng cách chúng ta đối phó với nó. Chính điều chúng ta chọn để nghĩ và chọn để làm mới là quan trọng hơn cả. (Theohttps://sachvui.com/doc-sach/nhung-bai-hoc-cuocsong/chuong-4.html)

Câu 1. Khả năng kì diệu của con người được nói đến là gì? (0,5 điểm)

Câu 2. Những người nào được xem là những người đang tồn tại chứ không phải sống thực sự? (0,5điểm)

Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về ý kiến của tác giả “Bản chất của sự việc xảy đến không quan trọng bằng cách chúng ta đối phó với nó” (1,0 điểm)

Câu 4. Anh/chị đồng tình với quan điểm “Cuộc sống là do chúng ta lựa chọn chứ không phải do may rủi” không? Vì sao? (1,0 điểm)

B. PHẦN LÀM VĂN 3 Từ gợi ý phần Đọc hiểu trên, anh (chị) hãy viết đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về việc chọn để nghĩ và chọn để làm trong cuộc sống.

giúp mk với mn ơi

1
1 tháng 5 2020

Câu 1:

Khả năng kỳ diệu nhất của con người đó là có được quyền tự do chọn lựa, chọn lựa một thái độ, chọn lựa một cách sống, một cách nhìn

Câu 2:

Những người suy sụp tinh thần hay chấp nhận sự thất bại rồi đưa ra những lý do như là: do không có tiền, không có thời gian, do kém may mắn, do quá mệt mỏi hay tâm trạng chán nản… để biện minh cho việc bỏ qua những cơ hội thuận lợi trong cuộc sống.

Câu 3:

Ý kiến của tác giả là "Bản chất của sự việc xảy đến không quan trọng bằng cách chúng ta đối phó với nó" có nghĩa là đứng trước bất cứ một biến cố, khó khăn hay sự việc nào, con người có quyền được lựa chọn cách đối mặt, cách giải quyết và đương đầu với nó để mà thành công. Những sự việc, biến cố đến bất cứ lúc nào nhưng việc mà chúng ta sẵn sàng dám đối mặt thay vì lấy lí do để mà buông xuôi, thất bại chính là chìa khóa để chúng ta có thể vượt qua được những khó khăn ấy và sống 1 cuộc sống thực sự.

Câu 4:

Em hoàn toàn đồng ý với quan điểm "Cuộc sống là do chúng ta lựa chọn chứ không phải do may rủi". Vì khi đứng trước một biến cố nào đó, con người có thể lựa chọn cách mà mình đối mặt chứ nó không hề phụ thuộc vào việc mya rủi ra sao. Nếu như ta thực sự cố gắng để mà vượt qua thì chắc chắn sẽ vượt qua được còn khi ta chấp nhận thất bại thì ta sẽ phải nhận thất bại. Đó là do cách chúng ta chọn cách để mà đối mặt chứ ko phải do may rủi.

B.PHẦN LÀM VĂN :

Trong cuộc sống, cách mà mọi người chọn để nghĩ, chọn để làm để đối mặt với mọi vấn đề là yếu tố quyết định thành công. Thật vậy, cuộc sống là khoảng 10% những gì mà xảy đến với con người, còn 90% còn lại là thái độ sống mà chúng ta chọn để mà đối diện với những biến cố đó. Đầu tiên, khi đứng trước một vấn đề khó khăn, người lạc quan và có niềm tin vào bản thân sẽ nhìn thấy cơ hội trong chính những khó khăn đó. Họ sẽ trao cho bản thân quyền được thử, được nghĩ và được làm để mà đương đầu với những khó khăn đó. Họ có tinh thần thép và ý chí, nỗ lực kiên cường vượt qua được mọi gian truân khó khăn. Cuối cùng, khi họ thành công, thành quả mà họ nhận được sẽ tương xứng với những công sức bỏ ra. Họ sẽ nhận thấy rằng quyết định dấn thân tiếp tục vào công việc đó của mình là đúng. Trái ngược lại, những người bi quan và thiếu niềm tin vào bản thân sẽ chỉ nhìn thấy toàn là những ngang trái và trắc trở từ những khó khăn của cuộc sống. Những khó khăn ấy làm cho họ không dám làm gì hết. Họ sẽ chẳng bao giờ thành công; vậy là một cơ hội trong đời lại bị bỏ qua. Trên thực tế, để thành công thì phải thấy được cơ hội từ những khó khăn và nhớ rằng lấy lí do thì bao giờ cũng dễ hơn làm. Tóm lại, con người hoàn toàn có quyền được lựa chọn cách nghĩ, cách làm để mà đương đầu với những khó khăn.
Học tốt!

10 tháng 10

Sự yêu thương, cảm thông giữa người với người có ý nghĩa:

- Tình yêu thương con người mang lại niềm vui, sự tin tưởng vào bản thân và cuộc sống; giúp con người có thêm sức mạnh vượt qua khó khăn, hoạn nạn.

- Người được nhận tình yêu thương sẽ cảm thấy ấm áp, hạnh phúc...

Xem thêm: https://soanbaitap.vn/su-yeu-thuong-cam-thong-giua-nguoi-voi-nguoi-co-y-nghia-nhu-the-nao