Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đề năm nay thì huyện ra đề nên đang là tuyệt mật .
Còn đề năm nảo năm nào dễ nhất mình làm là của huyện Hoằng Hóa.
Bài viết:
Cha ông ta từng có câu: “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng!”. Nhưng trong đời sống, có một thực tế là gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng. Vậy chúng ta cần hiểu như thế nào về vấn đề này?
Câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” được sử dụng rất nhiều trong cuộc sống hàng ngày. “Mực” là loại chất lỏng tối màu, ở gần mực sẽ bị sắc màu đó ảnh hưởng nên cũng có màu tối. Ngược lại, “đèn” là vật phát ra ánh sáng, vật nào ở gần đèn sẽ được đèn chiếu rọi nhờ đó mà trở nên sáng rõ. Câu tục ngữ mang hàm ý: nếu sống gần người xấu ắt sẽ bị lây nhiễm những tính xấu và nếu được sống gần những người tốt sẽ được ảnh hưởng những tính tốt đẹp của họ. Câu tục ngữ phản ánh mối quan hệ giữa con người với môi trường sống: môi trường xấu thì khiến con người trở nên xấu xa, ngược lại, môi trường tốt sẽ làm con người trở nên tốt đẹp. Câu tục ngữ bộc lộ quan điểm: môi trường quyết định tính cách con người.
Quả thực, không ít sự thực đã chứng minh cho câu tục ngữ đó. Cha ông ta còn có câu “Giỏ nhà ai / Quai nhà nấy”, “Cha nào con nấy”, “Bước chân trước ở đâu / Bước chân sau ở đấy”…cũng mang hàm ý này. Có nhiều gia đình, cha mẹ sống buông thả, lười lao động, làm những việc phạm pháp. Con cái họ lớn lên cũng bị nhiễm tính cách từ cha mẹ nên trở nên xấu xí như vậy. Chúng biến thành những đứa bé hư, lười học, nghịch ngợm, phá phách khiến thầy cô phiền lòng, bạn bè xa lánh… Hay cũng có những bạn học sinh vốn ngoan ngoãn, hiền lành nhưng thường xuyên bị những người bạn xấu rủ rê lôi kéo. Cuối cùng, họ trở thành những học sinh lười biếng, lêu lổng thậm chí thành những con nghiện rất khó chữa trị.,.
Mặt khác, có rất nhiều gia đình có những truyền thống tốt đẹp: truyền thống hiếu học, truyền thống thể thao,… Đó là do các thế hệ ông bà, cha mẹ đi trước đã làm gương cho con cháu về sự chăm chỉ, cần cù… Con cháu học lớn lên trong một môi trường giáo dục tốt đã theo đó mà phát triển những đức tính tốt đẹp của gia đình. Trong trường học, có những tập thể lớp vững mạnh, đoàn kết, bạn bè biết yêu thương giúp đỡ lẫn nhau. Có bạn học sinh nào còn học chưa tốt, còn nhút nhát… khi bước vào môi trường tập thế như vậy sẽ được giúp đỡ tận tình để trở thành tiến bộ. Họ trở nên sôi nổi, hăng hái, tích cực hơn…
Câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” đã xuất phát từ những trải nghiệm có thực của dân gian ta. Song, bên cạnh đó, chúng ta cũng cần thừa nhận một thực tế khác; có những người gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng.
Bên trong một tập thể lớp vững mạnh, đoàn kết vẫn còn một bộ phận, nhỏ ăn chơi đua đòi, lười biếng hư hỏng. Bên trong một gia đình có truyền thống tốt đẹp lâu đời vẫn có những đứa con không thể dạy bảo được… Đó là những “Con sâu làm rầu nồi canh”, là những kẻ gần đèn mà không biết sáng.
Mặt khác, cũng có những người gần mực mà không bị lu mờ, tăm tối. Họ đã biết dùng thứ ánh sáng của riêng mình, mạnh hơn thứ bóng tối của mực đen để tự toả sáng. Ta có thể nhắc đến những em bé lang thang cơ nhỡ, nay đây mai đó nhưng vẫn chăm chỉ, cần cù học chữ. Đó là những người “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùi”.
Có điều khác thường ấy bởi mỗi người lại có một bản lĩnh sống khác nhau. Có người dễ bị a dua, lôi kéo nên nhanh chóng nhiễm những thói xấu của xã hội. Nhưng cũng có người biết khẳng định bản thân, sống rất cá tính biết bảo vệ quan điểm sống đúng đắn của mình. Do vậy, họ đứng vững được trước những sự cám dỗ tầm thường.
Câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” nhắc nhở mỗi chúng ta cần biết lựa chọn cho mình một môi trường bạn bè, tập thể tốt để có thề được học tập những điều tốt đẹp. Song, trong cuộc sống hàng ngày, điều quan trọng là mỗi chúng ta cần rèn cho mình một bản lĩnh vững vàng biết “đãi cát tìm vàng” để học tập những điều hay lẽ phải và biết giữ vững bản lĩnh để tránh những điều xấu xa.
cái này trường mik cũng thi thầy bảo làm mà giống bài làm là ko đc chấp nhận
Bài làm:
Bốn mùa một năm,mùa nào cũng vậy,tôi yêu từng mùa vì từng vẻ đẹp của nó.Chắc có lẽ,tình yêu dành cho mùa hạ của tôi là hơn cả.Khoảng thời gian mùa hè luôn làm tôi mến bởi cái nóng đến gay gắt mà khi có cơn mưa rào ghé qua mơn man từng tia nắng.Cảm giác bình yên ấy lớn lên trong tôi qua từng mùa ve kêu,cái tiếng râm ran nhộn nhịp ấy làm tôi cứ nhớ mãi khi hè về,cái âm thanh mà có lẽ thành phố không thể nghe thấy vì bị vùi lấp bởi tiếng xe máy ô tô....Bây giờ,đã cuối hè rồi,hoa phượng cũng không còn nở,lòng tôi lại cứ nỡ nhớ mãi về những ngày hè có tiếng ve kêu rộn cả góc trời ...
Sau khi hai cô chị xấu hổ bỏ làng đi biệt xứ, vợ chồng Sợ Dừa sống khá yên ổn và hạnh phúc trong ngôi nhà của mình. Một thời gian sau người vợ có mang, nàng sinh ra được một bé trai rất khôi ngô, gia đình họ làng ngày càng hạnh phúc hơn. Trong cuộc sống bình yên ấy nhiều khi cô út cũng chạnh lòng nghĩ tới hai cô chị không biết giờ tha phương nơi xứ nào. Dù sao họ cũng là chị em ruột, sống với nhau yêu thương gắn bó hơn chục năm trời, thế nhưng hai người chị vẫn bặt vô âm tín, chẵng có tin tức gì.
Thế rồi cô út lại mãi mê với con cái và công việc, bẵng đi khoảng mười năm sau, lúc này vợ chồng Sọ Dừa đã sinh thêm một bé gái nữa. Sọ Dừa được lên chức quan cao hơn, và dù bận trăm công nghìn việc nhưng chàng vẫn lo toan cho vợ con hết lòng và đôi lúc chàng cũng mong hai chị hãy quay trở về.
Một hôm, hai vợ chồng chàng đi vắng, chỉ còn hai đứa trẻ ở nhà, bỗng chúng thấy gia nhân đang đuổi bắt ai đó liền chạy ra. Hóa ra họ đang đuổi hai người đàn bà ăn xin. Thấy họ rách rưới và đói khổ, hai đứa trẻ vốn tốt bụng và thương người nên sai gia nhân mang cơm canh cho họ ăn, sau đó chúng đến gần và hỏi:
– Hai bà chắc từ nơi xa đến, hai bà còn đói nữa không?
Thấy hai đứa trẻ lại gần, hai người đàn bà tỏ ra xấu hổ, sợ hải che nón trước mặt và xin lui. Và ra đến cổng hai người đàn bà lủi đi đâu mất.
Đến chiều khi vợ chồng Sọ Dừa trở về nhà, chúng cũng quyên không kể cho cha mẹ nghe câu chuyện xảy ra lúc sáng. Mọi chuyện vẫn diễn ra êm đẹp. cho đến một ngày kia, vào một buổi sáng đẹp trời, cô út đưa hai con ra chợ chơi, ba mẹ con đang mãi mê dạo chợ bỗng nghe tiếng huyên náo ở góc chợ, họ đang đánh mắng hai người đàn bà tội nghiệp, cô xen vào can ngăn thì những người trong chợ nói:
– Hai người này sáng ra ăn quà mà không chịu trả tiền.
– Nhưng chúng tôi không có tiền. một người đàn bà thều thảo nói.
Bỗng nhiên cô út nhìn vào hai người đàn bà, cô cảm thấy rất quen:
– Ôi, hai chị! Cô vui mừng và đầy xót xa khi nhận ra chính hai người đàn bà khốn khổ kia là chị của mình.
Hai người đàn bà nghe gọi như vậy đứng sững lại, họ cũng nhận ra đó chính là cô em út mà mình đã từng hại. Xấu hổ quá, hai người chị định bỏ đi nhưng cô út đã kịp ngăn lại, cô tha thiết nói:
– Các chị ơi, dù sao chúng ta cũng là người một nhà, những chuyện năm xưa em đã quyên rồi. Các chị hãy về nhà đi, cha chúng ta cũng đang mong đợi các chị trở về.
Trước tấm lòng chân tình của cô út, hai cô chị đồng ý về nhà. Hai đứa trẻ thấy vậy nói với mẹ:
- Mẹ ơi, hai bà này hôm trước vào ăn xin ở nhà ta đó.
- Họ khốn khổ vậy sao!…
Cô út thốt lên lòng đầy chua xót, cảm thương cho các chị của mình. Về đến nhà, Sọ Dừa cũng vui mừng đón tiếp. Trước tấm lòng nhân hậu của vợ chồng Sợ Dừa, hai cô chị không còn ngại ngùng mấy nữa. Họ kể lại chặng đường đã qua:
- Sau khi gây chuyện xấu với em, chúng ta vô cùng xấu hổ và đã bỏ đi đến một nơi thật xa. Thế nhưng cuộc sống ở đó vô cùng khó khăn, ốm đau liên miên, tiền của dự trở hết đàn và chúng ta rơi vào cảnh khó khăn khốn cùng, phải đi ăn xin. Âu đó cũng là cái giá mà chúng ta phải trả. Chúng ta rất ân hận vì hành động nông nổi của mình, mong các em hãy rộng lòng tha thứ.
Trước những lời hối cải của hai người chị, vợ chồng Sọ Dừa đã rộng lòng tha thứ. Họ mời hai người về ở cùng. Một thời gian sau phú ông qua đời, Sọ Dừa nhường tất cả dinh cơ đó lại cho hai chị. Họ cùng các con sống thuận hòa với hai chị đến cuối cuộc đời.
ôn nhiều lý luận văn học , nghị luận , phân tích thơ , truyện và quan trọng là chữ đẹp => cj thi rùi , cần ôn mấy cái này nè , quan trọng lắm luôn , cứ lắm chắc mấy cái đấy là ok luôn
e c.conn