Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Nhân vật Võ Tòng trong đoạn trích "Người đàn ông cô độc giữa rừng" của Đoàn Giỏi gây ấn tượng sâu sắc với người đọc bởi vẻ đẹp tiêu biểu của người người dân Nam Bộ. Võ Tòng là một người nông dân hiện lên bề ngoài “kì hình dị tướng”. Ông thường cởi trần, mặc chiếc quần kaki còn mới nhưng coi bộ đã lâu không giặt chiếc quần lính Pháp có những sáu túi. Bên hông chú đeo lủng lẳng một lưỡi lê, nằm gọn trong vỏ sắt. nhưng ẩn sâu bên trong là sự hiền lành, chất phác. Nhưng ẩn sâu bên trong là sự hiền lành chất phác. Cuộc đời bất hạnh, từng có gia đình nhưng bị vu oan phải đi tù, khi trở về mất vợ con nên sống cô độc trong rừng. Dù vậy sự tốt bụng và chân thành của Võ Tòng vẫn được người xung quanh quý mến. Ông còn đặc biệt gan dạ, mạnh mẽ với tình yêu nước sâu đậm. Điều ấy thể hiện qua việc chú chuẩn bị những mũi tên tẩm thuốc độc, rồi chia cho tía nuôi của An, cũng như việc kể lại chiến công giết chết tên giặc Pháp với vẻ hào hứng, sung sướng. Chỉ qua vài nét phác họa nhân vật Võ Tòng được khắc họa hiện lên đầy chân thực, sinh động. Ông chính là đại diện cho những con người Nam Bộ giàu sự chân thành, phóng khoáng và tình cảm.

Trong câu ghép "Dù cậu bé Côn chỉ là một đứa trẻ, nhưng tinh thần và lòng dũng cảm của cậu đã khiến tôi ngưỡng mộ", tác giả đã gạch chân câu này để nhấn mạnh sự đáng kính của cậu bé.
Cậu bé Côn được miêu tả là một đứa trẻ thông minh và có lòng dũng cảm. Dù tuổi đời còn rất nhỏ, nhưng cậu đã hiểu rõ về sự khó khăn và gian nan trong cuộc sống. Từ việc chăm chỉ học hành cho đến việc giúp đỡ người khác, cậu luôn tỏ ra kiên trì và không bao giờ từ bỏ.
T suy nghĩ rằng, sự quyết tâm và lòng dũng cảm của cậu bé Côn là điều rất đáng ngưỡng mộ. Dù gặp phải nhiều khó khăn, nhưng anh không bao giờ từ bỏ hy vọng và luôn nỗ lực để thay đổi cuộc sống của mình
#OnlyBT<3

"Bác nhớ miền Nam nỗi nhớ nhà
Miền Nam mong Bác nỗi mong cha.”
Nỗi mong chờ và ao ước của đồng bào miền Nam được Bác vào thăm không còn nữa! Người đã ra đi mãi mãi để lại bao niềm nuối tiếc trong lòng mỗi người dân Nam Bộ, Viễn Phương - nhà thơ trẻ miền Nam - được vinh dự ra thăm lăng Bác. Tác giả đã thay mặt nhân dân miền Nam bày tỏ tình cảm của mình khi đứng trước người cha già dân tộc. Xúc dộng tận đáy lòng, Viễn Phương viết bài “Viếng lăng Bác". Đây là bài thơ gợi cho em niềm cảm xúc sâu xa nhất.
Cảm xúc đầu tiên mà em cảm nhận được từ bài thơ có lẽ vì bài thơ thể hiện được tình cảm chân thành và giản dị của đồng bào Nam bộ muốn nhắn gửi, nhờ Viền Phương nói hộ cùng Bác nỗi mong chờ và mong đợi Bác vào thăm

– Qua bài văn, chúng ta cảm nhận được tình máu tử thiêng liêng, đồng thời thấy được tầm quan trọng của nhà trường đối với mỗi con người và toàn xã hội.

Bước Tới Đèo Ngang , bóng xế tà,
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa"
Đó là bài thơ mang tiêu đề "Qua Đèo Ngang" do Bà Huyện Thanh Quan làm trong lần đi vô Huế để đảm nhiệm chức vụ Cung Trung giáo tập (nữ quan dạy dỗ nghi lễ cho các cung nữ ). Trước quang cảnh hoang vu , nỗi cô đơn "nhớ nước, thương nhà" của tác giả lại càng tăng thêm. Chính vì đó tác giả đã làm 1 bài thơ hay như vậy. "Qua Đèo Ngang" là 1 tác phaamr trữ tình hay. Bài thơ giúp ta phần nào hiểu được về quang cảnh ở Đèo Ngang mà còn hiểu được tâm trạng của tác giả. Nỗi nhớ nước, thương nhà, nỗi buồn thầm lặng cô đơn của tác giả đươc nói rõ trong những câu thơ. Đọc bài thơ ta càng thêm yêu giang sơn gấm vóc và càng thêm trân trọng những tấm lòng ưu ái non sông đất nước.
~The end~

THAM KHẢO
Trong đoạn trích “Nỗi oan hại chồng” (trích vở chèo “Quan Âm Thị Kính”), nhân vật Thị Kính hiện lên là người phụ nữ đẹp người đẹp nết, nhưng vì xuất thân nghèo hèn nên nàng bị khinh rẻ phải chịu nỗi oan khuất đau đớn rất đáng thương. Mở đầu đoạn trích, nàng đã gây cảm tình với người đọc bởi tấm lòng thương yêu chồng rất mực: chồng thức khuya học bài, nàng cùng thức theo may vá; chồng ngủ quên, nàng dọn dẹp tràng kỉ rồi âu yếm nhìn chồng và phát hiện chiếc râu mọc ngược. Nghĩ thương chồng, nàng toan lấy con dao cắt đi thì bị hiểu lầm, bị vu oan là ám sát chồng! Trước nỗi oan khuất đau đớn ấy nàng đã năm lần kêu oan rất bi thương: “Oan con lắm me ơi!”, “Oan thiếp lắm chàng ơil”. “Oan con lắm cha ơi!”. Bốn lần đầu nàng chỉ được đáp lại bằng sự ruồng rẫy xua đuổi. Cha nàng thông cảm nhưng ông chỉ biết bất lực trước nỗi oan của con gái. Thị Kính “tình ngay lí gian” và nhất là xuất thân từ một gia đình nghèo nên nàng bị coi khinh rất mực: nàng bị Sùng bà túm tóc dúi đầu, bị chửi bới mắng nhiếc và nỗi nhục lên đến tận cùng khi bị đuổi về nhà bố mẹ đẻ. Trong đoạn trích đầy kịch tính này, Thị Kính tiêu biểu cho người dân thường, nhất là cho người phụ nữ vốn phải chịu nhiều thua thiệt trong xã hội cũ.

Tham khảo
Những người đã đọc tập truyện "Những tấm lòng cao cả"(1886) của nhà văn nổi tiếng - Ét-môn-đô đơ-A-mi-xi (1846-1908) người I-ta-li-a thì ai mà không chung một ý nghĩ khâm phục nhà văn đa tài với lối viết giản dị, nhưng vô cùng sâu sắc. Trong đó, ấn tượng nhất trong em là văn bản "Mẹ Tôi". En-ri-cô vì một phút ngông cuồng, khi có mặt của cô giáo đã thốt một lời thiếu lễ độ với mẹ. Hành động đó đã làm cho bố của cậu bé cảm thấy buồn, ông đã viết cho En-ri-cô một bức thư. Những lời bố nói với En-ri-cô về mẹ đã làm En-ri-cô "vô cùng xúc động". Trong văn bản, mẹ của En-ri-cô là người mà " cách đây mấy năm, mẹ đã phải thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ khi nghĩ rằng mình có thể mất con!" qua lời của bố. Bố En-ri-cô đã khéo léo nhắc lại những kỉ niệm của hai mẹ con. Mẹ En-ri-cô có thể "hi sinh một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn, người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con". Người mẹ có tấm lòng yêu thương con hết mực, luôn hướng về con, giành mọi điều tốt lành cho con. Người mẹ sẵn sàng tha thứ mọi lỗi lầm của con, mỉm cười với con khi con nhận lỗi. Trong thư, người bố đã nói hết về người mẹ của En-ri-cô. Mẹ không bao giờ than khổ khi nuôi con khôn lớn. Mẹ sẽ luôn dõi theo con dù con ở nơi nào. Ôi! Lòng mẹ bao la biết bao! Những ai đã làm mẹ buồn, họ "sẽ cay đắng khi nghĩ lại nhưng lúc làm cho mẹ đau lòng...". "Lương tâm con sẽ không một phút nào yên tĩnh"... Những lời của bố vừa nghiêm khắc vừa có sức lay động đối với tấm lòng En-ri-cô. Mẹ En-ri-cô tuy không xuất hiện trực tiếp trong văn bản nhưng qua lời bố, người mẹ đã được thể hiện rất rõ. Tấm lòng bao dung, cao cả của Mẹ!
Tham khảo!
Những người đã đọc tập truyện "Những tấm lòng cao cả"(1886) của nhà văn nổi tiếng - Ét-môn-đô đơ-A-mi-xi (1846-1908) người I-ta-li-a thì ai mà không chung một ý nghĩ khâm phục nhà văn đa tài với lối viết giản dị, nhưng vô cùng sâu sắc. Trong đó, ấn tượng nhất trong em là văn bản "Mẹ Tôi".
En-ri-cô vì một phút ngông cuồng, khi có mặt của cô giáo đã thốt một lời thiếu lễ độ với mẹ. Hành động đó đã làm cho bố của cậu bé cảm thấy buồn, ông đã viết cho En-ri-cô một bức thư. Những lời bố nói với En-ri-cô về mẹ đã làm En-ri-cô "vô cùng xúc động".
Trong văn bản, mẹ của En-ri-cô là người mà " cách đây mấy năm, mẹ đã phải thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ khi nghĩ rằng mình có thể mất con!" qua lời của bố. Bố En-ri-cô đã khéo léo nhắc lại những kỉ niệm của hai mẹ con. Mẹ En-ri-cô có thể "hi sinh một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn, người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con". Người mẹ có tấm lòng yêu thương con hết mực, luôn hướng về con, giành mọi điều tốt lành cho con. Người mẹ sẵn sàng tha thứ mọi lỗi lầm của con, mỉm cười với con khi con nhận lỗi. Trong thư, người bố đã nói hết về người mẹ của En-ri-cô. Mẹ không bao giờ than khổ khi nuôi con khôn lớn. Mẹ sẽ luôn dõi theo con dù con ở nơi nào. Ôi! Lòng mẹ bao la biết bao! Những ai đã làm mẹ buồn, họ "sẽ cay đắng khi nghĩ lại nhưng lúc làm cho mẹ đau lòng...". "Lương tâm con sẽ không một phút nào yên tĩnh"... Những lời của bố vừa nghiêm khắc vừa có sức lay động đối với tấm lòng En-ri-cô.
Mẹ En-ri-cô tuy không xuất hiện trực tiếp trong văn bản nhưng qua lời bố, người mẹ đã được thể hiện rất rõ. Tấm lòng bao dung, cao cả của Mẹ!
Ôi! có thể dùng từ ngữ nào để nói về người mẹ nữa đây!’
rong văn bản " Người đàn ông cô độc gữa rừng" nhân vật Võ Tòng là người mà chúng ta thấy rằng rất nổi bật. Trong cuộc gặp đó Võ Tòng kể cho hai cha con An về việc giết hổ, giết tên địa chủ và hành động Võ Tòng làm mũi tên tẩm độc trao cho ông Hai. Chú Võ Tòng khi gặp lần đầu tiên thấy chút có đôi chút thiện cảm, chân chất, nhưng cũng có sự ngạc nhiên và hơi buồn cười. Nhưng qua câu chuyện chú Võ Tòng giết hổ thấy được sức mạnh phi thường, tính cách khẳng khái, trượng nghĩa hào hiệp. Cũng chính vì tính cách đó mà chú đã gặp không ít sóng gió trong cuộc đời. Nhân vật Võ Tòng không chỉ thể hiện qua hành động mà còn có lời nói của chú nữa. Sự so sánh giữa con dao găm, cánh nỏ với cái súng của bọn giặc. Võ Tòng cho rằng súng dở lắm, kêu ầm ĩ và cầm súng là nhát gan vì ở xa cũng bắn được mà. Còn cầm dao và nỏ thì tách một tiếng không ai hay biết. Thấy phách kiên cường, bản lĩnh gan dạ dũng cảm của nhân vật Võ Tòng.