Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1.
a, Thơ em tự chép tiếp nhé
b, HCST:
Em tham khảo
Thời gian: 1947
Địa điểm: chiến khu Việt Bắc
Hoàn cảnh: trong những năm tháng đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 - 1954). Cuối năm 1947, quân Pháp ồ ạt tấn công lên Việt Bắc, hòng tiêu diệt lực lượng chủ yếu và cơ quan đầu não lãnh đạo cuộc kháng chiến. Chiến dịch Việt Bắc của quân và dân ta đã làm thất bại ý đồ của địch và tiêu diệt nhiều lực lượng của chúng. Bài thơ Cảnh khuya đã được Hồ Chí Minh viết trong những đêm sống tại núi rừng Việt Bắc để lãnh đạo chiến dịch.
Câu 1:
a.Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nghĩ nước nhà.
Bài: Cảnh Khuya.Tác giả: Hồ Chí Minh
b. Hoàn cảnh ra đời:
Thời gian: 1947
Địa điểm: chiến khu Việt Bắc.
a. Hoàn cảnh sáng tác
Bài thơ Cảnh khuya được Bác sáng tác vào giai đoạn đầu của kháng chiến chống Pháp, cụ thể vào năm 1947. Đây là giai đoạn nhân dân hưởng ứng lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, rút lui lên những vùng rừng núi, hiểm trở để thành lập căn cứ, lực lượng chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài với thực dân Pháp.
Trong một đêm trăng đẹp, Bác ngắm cảnh và viết lên những vầng thơ tuyệt đẹp. Bài thơ lột tả vẻ đẹp của thiên nhiên, núi rừng đồng thời gửi gắm bên trong tâm sự của người lãnh đạo, lo lắng tương lai và vận mệnh của đất nước.
b. Nội dung
Bài thơ Cảnh khuya được viết ở chiến khu Việt Bắc, khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp với tiếng suối, trăng, cảnh khuya đẹp như vẽ… hình ảnh thơ sinh động, giàu sức biểu cảm. Tiếng suối được so sánh như tiếng hát trong trẻo, nhẹ nhàng. Trăng in bóng lên cổ thủ lồng nhau vào nhau tạo sự hài hòa, huyền ảo. Hình ảnh thiên nhiên qua cảm nhận của Bác rất đẹp và sinh động.Trên nền thiên nhiên đó là thi nhân – người chiến sĩ đang thao thức bởi Người lo lắng cho vận mệnh dân tộc.
c. Nghệ thuật
– Vận dụng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt.
– Biện pháp tu từ so sánh, ẩn dụ, điệp từ.
– Vẻ đẹp đêm trăng vừa cổ điển mang nét đẹp hiện đại.
– Ngôn từ giản dị, trong sáng toát lên tình yêu thiên nhiên, yêu nước và sự lạc quan, yêu đời của Bác.
II. Bài Rằm tháng giêng
a. Hoàn cảnh sáng tác
Rằm tháng giêng là bài thơ ra đời trong một đêm trăng rằm. Bác cùng với các cán bộ có cuộc họp quan trọng, buổi họp kết thức khi trời đã khuya, Bác cùng các cán bộ trở về bằng thuyền. Lấy cảm hứng từ đêm trăng rằm, Bác viết bài thơ để ghi lại khoảng khắc tuyệt đẹp từ thiên nhiên.
Thông tin thêm: Bài thơ được viết ở chiến khu Việt Bắc vào năm 1948, giai đoạn đầu của kháng chiến chống thực dân Pháp.
b. Nội dung
Bối cảnh viết bài thơ Rằm tháng giêng rất tình cờ, khi kết thúc một cuộc họp quan trọng, Bác trở về nhà bằng thuyền, đó cũng là thời điểm đêm về khuya, Bác đã thực sự rung động trước vẻ đẹp của đêm trăng rằm. Con thuyền không chỉ chở người mà còn chở đầy ánh trăng lướt đi, đó là hình ảnh vô cùng lãng mạn của nghệ sĩ – chiến sĩ Hồ Chí Minh. Bài thơ cũng toát lên sự ung dung, phong thái của Bác trong thời điểm khó khăn của cuộc kháng chiến.
c. Nghệ thuật
– Bài thơ gốc viết theo thất ngôn tứ tuyệt, dịch sang thể thơ lục bát.
– Mang vẻ đẹp cổ điển đặc trưng của phương Đông như: trăng, dòng sông, con thuyền.
– Ngôn từ có sức biểu cảm cao, hàm súc.
– Kết hợp giữa miêu tả và yếu tố biểu cảm giúp bài thơ mang nét đẹ cổ điển và hiện đại.
III. Ý nghĩa của 2 bài thơ
Cảnh khuya
Chiêm ngưỡng và hòa mình vào vẻ đẹp thiên nhiên đất trời nhưng không quên bày tỏ nỗi lòng của người lãnh đạo trước vận mệnh của dân tộc, đất nước.
Rằm tháng giêng
Thể hiện tâm hồn nghệ sĩ – chiến sĩ thưởng thức vẻ đẹp tuyệt vời từ thiên nhiên trong đêm trăng rằm.Bác có sự cảm nhận tinh tế trước thiên nhiên và phong thái ung dung, tự tại trong bất kì hoàn cảnh khắc nghiệt của chiến tranh.
Bài viết về biện pháp nghệ thuật trong bài Cảnh khuya
Cảnh khuya bài thơ đã lột tả được vẻ đẹp thiên nhiên và hình ảnh con người trong khung cảnh ấy. Trong không gian yên tĩnh người nghe có thể thưởng thức tiếng suối trong trẻo từ phía xa, biện pháp nghệ thuật sử dụng so sánh tiếng suối như tiếng hát của con người.
Trong câu “Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa” điệp từ “lồng” được sử dụng hai lần tạo ra khung cảnh thiên nhiên với đêm trăng rừng tầng lớp , xen kẽ nhau tạo nên vẻ đẹp lung linh, đầy màu sắc qua con mắt của những người đang ngắm nhìn cảnh vật.
Trong hai câu đầu lột tả vẻ đẹp của núi rừng, thiên nhiên thì hai câu sau nói lên nổi lòng của con người là chính tác giả. Điệp từ “chưa ngủ” được sử dụng hai lần, bác hồ chưa ngủ vì cảnh đẹp nhưng cũng vì nước nhà đang chiến tranh. Bác đang suy nghĩ về tình hình đất nước và chiến tranh, điệp từ “chưa ngủ” đã thể hiện được nỗi lo nước nhà của bác.
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
Các biện pháp nghệ thuật sử dụng trong bài thơ đã thể hiện được vẻ đẹp thiên nhiên núi rừng Việc Bắc và nói lên nỗi lòng của người cha già lo lắng, suy nghĩ đối với vận mệnh của dân tộc.
TIẾNG GÀ TRƯA:
-phong cách thơ:hồn nhiên,dung dị,trữ tình,trong trẻo,khao khát yêu thương
-NT:thể thơ năm chữ tự do,có sự biến đổi linh hoạt,hình ảnh thơ gần gũi,giản dị,giọng điệu bồi hồi,tha thiết, lắng đọng,điệp từ,gợi hình gợi cảm
-ND:tình yêu bà,yêu làng quê của nhà thơ làm sâu sắc thêm tình yêu qh,đất nc
-YN:nhấn mạnh tình yêu qh,đất nc của mỗi con người đều bắt nguồn từ những thứ nhỏ nhất và những thứ xung quanh mik
#MIK CHỈ LM BÀI NÀY THUI THÔNG CẢM#
Câu 1:
-Tác giả là Hồ Chí Minh.
-Đôi nét về tác giả:
+Là người chiến sĩ cách mạng,anh hùng dân tộc,vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam.
+Là nhà văn,nhà thơ lớn của Việt Nam.
+Là danh nhân văn hóa thế giới.
-Hoàn cảnh sáng tác:trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở chiến khu Việt Bắc.
Câu 2:
-Thể thơ:thất ngôn tứ tuyệt.
-Phương thức biểu đạt:biểu cảm.
Câu 3:
-Điệp từ ''lồng'':tạo vẻ đẹp quấn quýt,giao hòa của thiên nhiên.
-Điệp từ ''chưa ngủ'':tình yêu thiên nhiên gắn liền với yêu nước.Hai tâm trạng ấy thống nhất trong con người Bác,nhà thơ-người chiến sĩ cách mạng.
1/ Tác giả: Hồ Chí Minh (1890-1969), quê tại xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An
- Người là lãnh tụ vĩ đại của dân tộc và cách mạng Việt Nam, người đã lãnh đạo nhân dân ta đấu tran và giành độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc và xây dụng chủ nghĩa xã hội
- Hồ Chí Minh là một nhà thơ lớn của dân tộc và là Danh nhân văn hóa thế giới- Sự nghiệp sáng tác: Hồ Chí minh sáng tác nhiều thể loại, để lại một khối lượng tác phẩm lớn
+ Văn chính luận: Bản án chế độ thực dân Pháp, Tuyên ngôn độc lập, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến…
+ Truyện, kí: Vi hành, Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu
+ Thơ: Nhật kí trong tù, Thơ Hồ Chí Minh…
hoàn cảnh sáng tác :bài thơ được viết năm 1947 – những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, tại chiến khu Việt Bắc
2/
Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt
PTBD: biểu cảm
3/
Điệp ngữ: "lồng"
=> Trăng hòa quyện với cây, hoa tạo nên một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp.
Điệp ngữ: chưa ngủ
=> Nhấn mạnh ý Bác "chưa ngủ" vì lo "nỗi nước nhà" . Cho ta thấy Bác là người chẳng những yêu thiên nhiên mà còn có lòng yêu nước sâu nặng. Hết lòng vì nước, vì dân.
a) Bà có những tác phẩm xếp vào giai đoạn văn học Trung Đại Việt Nam
b) Hoàn cảnh sáng tác:
- Bài thơ này được viết khi bà vào Phú Xuân- Huế để nhận chức quan của mình
- Bài thơ này được viết vào khoảng thế kỉ XIX khi bà lần đầu tiên đi tới Đèo Ngang
c) Phương thức biểu đạt: biểu cảm- trữ tình
d) Thể thơ: Thất ngôn bát cú Đường luật
Đặc điểm của thể thơ: thất ngôn bát cú Đường luật là loại thơ gồm tám câu, mỗi câu bảy chữ. Có gieo vần (chỉ một vần) ở các chữ cuối của các câu 1,2,4,6,8. Có phép đối giữa câu 3 và câu 4, câu 5 và câu 6 (tức 4 câu giữa). Có luật bằng trắc. Không theo đúng những điều trên, bị coi là thất luật (không đúng luật).
a) bài thơ được làm lúc ông đi đón thái phượng hoàng Trần thánh tông và vua Trần nhân tông về Thăng Long ngay sau chiến thắng Chương Dương, Hàm Tử và giải phóng kinh đô năm 1285.
b) ND: sự chiến thắng hào hùng của dân tộc và lời động viên vào sự bền vững muôn đời của đất nước.
NX: tác giả đã thể hiện hào khí chiến thắng, khát vọng của dân tộc.
c) cách biểu ý, biểu cảm ở 2 bài đều giống nhau. nghĩa của bài Phò giá về kinh được bộc lộ 1 cách kín đáo. vì tác giả muốn người đọc phải nghiền ngẫm mới thấy được cảm xúc mãnh liệt thể hiện trong bài.
a) Bài thơ được làm lúc ông đi đón thái thượng hoàng, Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông về Thăng Long ngay sau chiến thắng Chương Dương , Hàm Tử và giải phóng kinh đô năm1258
b) Nội dung : sự chiến thắng hào hùng của dân tộc và lời động viên và sự bền vững muôn đời của đất nước.
Nhận xét :tác giả thể hiện sự quyết chiến , quyết thắng và niềm khát vọng của dân tộc
Bài thơ "Ông Một" của tác giả Vũ Hùng ra đời trong bối cảnh sau chiến tranh, khi xã hội Việt Nam đang trong quá trình tái thiết và phát triển. Thời điểm đó, việc tôn vinh và ghi nhớ công lao của các thế hệ cha ông đã hy sinh vì độc lập và tự do của đất nước là rất quan trọng. Bài thơ phản ánh lòng kính trọng và sự tri ân đối với những người đã cống hiến cho sự nghiệp bảo vệ tổ quốc, đồng thời nhắc nhở thế hệ trẻ về giá trị của hòa bình và tự do mà họ đang có.