Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Kiểu nằm của hạt đỗ không ảnh hưởng đến khả năng nảy mầm của nó
- Tiến trình tìm hiểu tự nhiên:
Bước 1: Quan sát, đặt câu hỏi
Quan sát là bước đầu tiên để nhận ra tình huống có vấn đề. Qua đó, em đặt được câu hỏi về vấn đề cần tìm hiểu
Bước 2: Xây dựng giả thuyết
Dựa trên hiểu biết của mình và qua phân tích kết quả quan sát, em đưa ra dự đoán, tức là giả thuyết để trả lời cho câu hỏi ở bước 1
Bước 3: Kiểm tra giả thuyết
Kiểm tra giả thuyết là làm thí nghiệm để chứng minh dự đoán ở bước 2 đúng hay sai.
Ở bước này, em phải:
+ Chuẩn bị các mẫu vật, dụng cụ thí nghiệm
+ Lập phương án thí nghiệm
+ Tiến hành thí nghiệm theo phương án đã lập
Bước 4: Phân tích kết quả
+ Thực hiện các phép tính cần thiết, lập bảng, xây dựng biểu đồ…
+ Từ việc phân tích kết quả, rút ra kết luận. Giả thiết được chấp nhận hay bị bác bỏ
Bước 5: Viết, trình bày báo cáo
Một báo cáo kết quả tìm hiểu tự nhiên thường gồm các nội dung chính như sau:
+ Tên báo cáo
+ Tên người thực hiện
+ Mục đích
+ Mẫu vật, dụng cụ và phương pháp
+ Kết quả và thảo luận
+ Kết luận
*Tham khảo:
Tiến trình:
1. Quan sát: Đầu tiên, chúng ta quan sát rằng khi nhiệt độ tăng, nước có xu hướng bay hơi nhanh hơn. Ngược lại, khi nhiệt độ giảm, nước bay hơi chậm đi.
2. Xây dựng giả thuyết: Dựa trên quan sát trên, chúng ta có thể xây dựng giả thuyết rằng nhiệt độ có ảnh hưởng đến khả năng bay hơi của nước. Cụ thể, khi nhiệt độ tăng, năng lượng của các phân tử nước tăng, làm cho các phân tử này di chuyển nhanh hơn và thoát ra khỏi bề mặt nước dễ dàng hơn.
3. Kiểm tra giả thuyết: Để kiểm tra giả thuyết này, chúng ta có thể thực hiện một thí nghiệm đơn giản. Chúng ta sẽ lấy hai chén nước cùng thể tích và đặt chúng ở hai nhiệt độ khác nhau. Sau đó, chúng ta sẽ đo thời gian mà nước trong mỗi chén mất đi một lượng nhất định. Chén có nhiệt độ cao hơn sẽ mất nước nhanh hơn chén có nhiệt độ thấp hơn.
4. Phân tích kết quả: Dựa trên kết quả thí nghiệm, chúng ta có thể rút ra kết luận rằng nhiệt độ có ảnh hưởng đáng kể đến khả năng bay hơi của nước. Khi nhiệt độ tăng, nước bay hơi nhanh hơn do năng lượng phân tử nước tăng, làm cho các phân tử này di chuyển nhanh hơn và thoát ra khỏi bề mặt nước dễ dàng hơn.
Các kĩ năng đã được sử dụng ở mỗi bước tiến trình tìm hiểu sự nảy mầm của hạt đỗ ở phần I:
Các bước tiến trình | Kĩ năng đã sử dụng |
Bước 1: Quan sát, đặt câu hỏi | - Kĩ năng quan sát: Bằng quan sát thấy được kiểu nằm của các hạt trên mặt đất là khác nhau. - Kĩ năng phân loại: Phân loại kiểu nằm của hạt thành các nhóm là nằm nghiêng, nằm ngang, nằm ngửa. - Kĩ năng liên hệ: Liên hệ với hiểu biết của mình để đặt câu hỏi “Kiểu nằm của hạt đỗ có ảnh hưởng đến sự nảy mầm của hạt hay không?”. |
Bước 2: Xây dựng giả thuyết | - Kĩ năng liên hệ và kĩ năng dự đoán: Từ suy nghĩ “Khi hạt nằm ngửa, tức là nơi mà rễ mọc ra ở thân hạt bị quay lên trên, không tiếp xúc được với đất” để đưa ra dự đoán “các hạt nằm ngửa không nảy mầm được”. |
Bước 3: Kiểm tra giả thuyết | - Kĩ năng đo: Đo kích thước khay, lượng đất, lượng nước tưới,… - Kĩ năng phân loại: Sắp xếp các hạt đỗ vào mỗi khay theo các kiểu nằm khác nhau,… - Kĩ năng quan sát: Quan sát sự nảy mầm của các hạt mỗi ngày,… |
Bước 4: Phân tích kết quả | - Kĩ năng phân loại: Phân nhóm, sắp xếp số hạt nảy mầm tương ứng với 3 cách nằm của hạt để lập bảng kết quả. - Kĩ năng liên hệ: Từ kết quả về sự nảy mầm của hạt đưa ra kết luận kiểu nằm của hạt không ảnh hưởng đến khả năng nảy mầm của nó. |
Bước 5: Viết, trình bày báo cáo | - Kĩ năng quan sát, đo, phân loại, liên hệ khi viết và trình bày báo cáo. |
Mô tả hạt nảy mầm và sinh trưởng của cây trong thời gian quan sát:
- Sau khi gieo hạt xuống đất, nhờ có nước không khí, hạt đã nảy mầm: Một chiếc mầm trắng được cắm xuống đất phát triển thành rễ để hút chất dinh dưỡng từ đất rồi sau đó một chiếc mầm xanh chồi ra, đẩy lên trên khỏi mặt đất phát triển thành thân mầm.
- Sau khi nảy mầm, lá mầm phát triển ổn định một thời gian rồi sau đó teo đi. Khi lá mầm mở rộng ra, những cơ quan sinh dưỡng của cây như lá non, thân dần lộ ra.
\(\text{#ID07 Grey.DN}\)
Câu 1:
- Các loài cây có lá bị biến đổi như cây xương rồng, bộ phận thực hiện quá trình quang hợp cho cây là các bộ phận như thân, cành có chứa chất diệp lục sẽ thực hiện quá trình quang hợp cho cây.
Câu 2 - câu này là câu thực hành nên bạn có thể xem trong sgk nha :v
Câu 3:
- Trên thực tế, nhu cầu về lượng ánh sáng của từng loại cây khác nhau. Có những loại cây cần ánh sáng mạnh thì cần được ở ngoài môi trường nhận nhiều ánh sáng, cũng có loại cây không có nhu cầu về lượng ánh sáng. Những loại cây được trồng ở trong nhà thường là những loại cây ưa bóng tối, vì vậy chúng không có nhu cầu về ánh sáng để thực hiện các quá trình trao đổi.
- Khi trồng cây ở trong phòng khách, cây sẽ thực hiện quá trình quang hợp, hấp thụ CO2 và thải ra khí O2 khiến phòng khách sẽ trở nên thông thoáng, thoải mái hơn.
- Một số tác dụng của việc trồng cây trong phòng khách:
+) Lọc không khí, hấp thụ các chất độc hại và chất bức xạ từ các thiết bị điện tử,...
Câu 4:
- Các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến hô hấp tế bào:
`+)` Nước
`+)` Nồng độ Oxygen
`+)` Nồng độ Carbon dioxide (CO2)
`+)` Nhiệt độ
Câu 5:
- Các yếu tố chủ yếu ngoài môi trường ảnh hưởng đến quang hợp:
`+)` Ánh sáng
`+)` Nước
`+)` Carbon dioxide (CO2)
`+)` Nhiệt độ.
BÁO CÁO
Nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu vai trò của đất đối với thực vật
Họ và tên: Nguyễn Trần Bảo Lan
Học sinh lớp: 7A Trường: THCS Hoàng Hoa Thám.
1. Câu hỏi nghiên cứu: Tại sao lại có thể canh tác thủy canh (Trồng cây trên nước) mà thực vật vẫn có thể sinh trưởng bình thường?
2. Giả thuyết nghiên cứu (hoặc dự đoán):
Đất chỉ đóng vai trò làm giá thể giúp cố định cây trên mặt đất.
3. Kế hoạch thực hiện:
- Nghiên cứu tài liệu:
+ Tìm hiểu các bài báo khoa học liên quan
+ Tham khảo phương pháp thủy canh trong nông nghiệp
- Lên kế hoạch thực hiện:
Bước 1: Lập các ô thí nghiệm: Trồng các cây rau cải (10 cây 1 lô thí nghiệm, sức sống các cây ban đầu là như nhau) trong các điều kiện khác nhau.
+ Ô 1: trồng cây trên cát (đất không chứa khoáng chất) và tưới nước cất
+ Ô 2: trồng cây trên cát (đất không chứa khoáng chất) và tưới nước dinh dưỡng (được bổ sung các chất cần thiết)
+ Ô 3: trồng cây trên môi trường thủy sinh (Nước dinh dưỡng)
Bước 2: Tiến hành quan sát sinh trưởng của cây liên tục trong 10 ngày. Tiến hành xem độ xanh tốt và đo chiều cao của cây 3 ngày 1 lần, ghi chép số liệu.
Bước 3: Phân tích số liệu đã thu được và kết luận.
4. Kết quả triển khai kế hoạch:
+ Ô 1: Cây có hiện tượng héo sau 5 ngày, ngày 10 số cây chết một nửa phần còn lại sinh trưởng yếu.
+ Ô 2: Các cây sinh trưởng tốt bình thường.
+ Ô 3: Các cây sinh trưởng tốt bình thường.
5. Kết luận: Trong tự nhiên đất đóng vai trò là giá thể giúp cố định cây, trong đất canh tác tự nhiên có chứa các chất khoáng, các chất này hòa tan trong nước sau đó được cây hấp thụ, giúp cây sinh trưởng và phát triển.
### Câu 2: Phân tích sự nảy mầm của hạt
Sự nảy mầm của hạt là quá trình mà hạt từ trạng thái nghỉ ngơi chuyển sang phát triển thành cây con. Để hiểu rõ hơn về sự nảy mầm, ta có thể áp dụng tiến trình tìm hiểu tự nhiên đã nêu. Dưới đây là cách phân tích sự nảy mầm của hạt dựa trên các bước trong tiến trình tìm hiểu tự nhiên:
#### Bước 1: Quan sát và đặt câu hỏi
**Quan sát:**
- Một số loài cây như cây đỗ phát tán hạt vào không khí.
- Hạt rơi xuống đất và nảy mầm thành cây con.
**Câu hỏi:**
- Hạt nảy mầm như thế nào khi rơi xuống đất?
- Các yếu tố nào ảnh hưởng đến sự nảy mầm của hạt?
- Quá trình nảy mầm bao gồm những giai đoạn nào?
#### Bước 2: Xây dựng giả thuyết
**Giả thuyết:**
- Hạt cần có độ ẩm, nhiệt độ và oxy để nảy mầm.
- Mỗi loài cây có yêu cầu cụ thể về điều kiện môi trường để nảy mầm.
#### Bước 3: Kiểm tra giả thuyết
**Thí nghiệm:**
- Thực hiện các thí nghiệm với hạt ở các điều kiện khác nhau về độ ẩm, nhiệt độ và ánh sáng.
- So sánh tỷ lệ nảy mầm và tốc độ phát triển của hạt trong các điều kiện khác nhau.
- Ghi nhận các kết quả để xác định điều kiện tối ưu cho sự nảy mầm.
#### Bước 4: Phân tích kết quả
**Phân tích:**
- So sánh kết quả thu được từ các thí nghiệm với giả thuyết ban đầu.
- Xác định các yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự nảy mầm, chẳng hạn như độ ẩm, nhiệt độ, và ánh sáng.
**Kết quả có thể:**
- Nếu hạt không có đủ độ ẩm, nó không thể nảy mầm.
- Nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp cũng có thể cản trở quá trình nảy mầm.
- Ánh sáng có thể ảnh hưởng đến tốc độ và hiệu quả nảy mầm tùy thuộc vào loài cây.
#### Bước 5: Viết trình bày báo cáo
**Báo cáo:**
- Tóm tắt quá trình nảy mầm của hạt và các yếu tố ảnh hưởng.
- Trình bày các thí nghiệm đã thực hiện và kết quả thu được.
- Đưa ra kết luận về các điều kiện tối ưu cho sự nảy mầm của hạt.
- Đề xuất các ứng dụng thực tiễn hoặc nghiên cứu tiếp theo nếu cần.
### Kết luận
Sự nảy mầm của hạt là một quá trình phức tạp và phụ thuộc vào nhiều yếu tố môi trường. Các bước trong tiến trình tìm hiểu tự nhiên giúp xác định và hiểu rõ các yếu tố này, từ đó có thể áp dụng kiến thức vào thực tiễn trong việc trồng trọt và nghiên cứu sinh học.