K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 5

bn tk:

"Một người lính Hải quân làm nhiệm vụ ở Biển Đông" có thể được miêu tả như sau:

Người lính Hải quân đang đảm nhận trọng trách trên biển, khẳng định sự kiên nhẫn, sức mạnh và sự quyết tâm. Trong bức tranh của họ, bạn có thể thấy áo lam của họ dần trở nên nát bởi gió biển mặn mòi. Bàn tay họ, chắc chắn từ hàng giờ chèo chống sóng, nắm chặt tay vị trí, sẵn sàng để phản ứng trong bất kỳ tình huống nào. Bạn có thể thấy sự kiên nhẫn trong ánh mắt họ, chiếc mũ bảo hiểm trên đầu, bảo vệ họ khỏi ánh nắng gay gắt. Dưới bầu trời biển xanh vô tận, họ là những người lính kiên cường, sẵn sàng hy sinh vì bảo vệ chủ quyền biển đảo.

#hoctot

26 tháng 5

Ở quần đảo Trường Sa - nơi tiền tiêu Tổ quốc, những người lính hải quân tuổi mười tám, đôi mươi đang ngày đêm làm nhiệm vụ canh từng tấc đảo, từng sải sóng thiêng liêng để giữ vững chủ quyền biển đảo của đất nước Việt Nam. Mặc cho bão táp mưa dông, người lính đảo với sức mạnh của tuổi trẻ và nghị lực kiên trung vẫn đang ngày đêm hiên ngang như cây phong ba sừng sững giữ cột mốc chủ quyền trên biển Đông. 

Đóng vai người bị nạn, viết 1 bức thư cảm ơn, động viên tới anh Chính vì việc làm tốt của anh Bài đọc:   Chị Phạm Thị Mai Hiên - bí thư Đoàn thị trấn Thịnh Long (huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định) - nói rằng hành động của cựu lính hải quân Nguyễn Đức Chính nhảy từ cầu Thịnh Long ở độ cao khoảng 30m xuống sông Ninh Cơ để cứu một nữ sinh lớp 8 đang chới với trong dòng nước chảy xiết xứng...
Đọc tiếp

Đóng vai người bị nạn, viết 1 bức thư cảm ơn, động viên tới anh Chính vì việc làm tốt của anh

Bài đọc:
 

Chị Phạm Thị Mai Hiên - bí thư Đoàn thị trấn Thịnh Long (huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định) - nói rằng hành động của cựu lính hải quân Nguyễn Đức Chính nhảy từ cầu Thịnh Long ở độ cao khoảng 30m xuống sông Ninh Cơ để cứu một nữ sinh lớp 8 đang chới với trong dòng nước chảy xiết xứng đáng được ca ngợi.

"Hành động của Chính thật sự không phải ai cũng dám làm và xứng đáng để tuổi trẻ chúng tôi học tập, noi theo. Ngay sau khi biết được sự việc, chúng tôi đã báo cáo với Đảng ủy, UBND và Đoàn cấp trên tổ chức đến thăm, tặng quà động viên và có các bài viết để tuyên truyền, đề xuất tuyên dương tấm gương dũng cảm cứu người của Chính" - chị Hiên cho biết.

Xứng đáng với phẩm chất người lính cụ Hồ

Chị Nguyễn Thị Nhâm (35 tuổi, trú tại thị trấn Thịnh Long, huyện Hải Hậu, Nam Định) cũng đã bày tỏ sự cảm phục trước sự dũng cảm, không ngại hiểm nguy của anh Chính để cứu người trong một hoàn cảnh đặc biệt.

Theo chị Nhâm, khi đó nước sông Ninh Cơ đang chảy xiết và nạn nhân đang vùng vẫy ở khoảng cách khá xa, từ trên cầu Thịnh Long xuống đến mặt nước là độ cao hàng chục mét nên không phải ai cũng dám nhảy xuống dù biết bơi.

"Sau khi về nhà theo dõi thông tin thì tôi mới hay Chính từng là lính hải quân nên càng cảm phục. Bạn ấy xứng đáng với danh hiệu người lính Cụ Hồ khi trở về quê hương. Hành động này giúp chính bản thân tôi khi theo dõi cũng cảm thấy ấm áp, tin tưởng vào nhiều điều tốt đẹp vẫn đang hằng ngày diễn ra trong cuộc sống" - chị Nhâm chia sẻ.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, anh Nguyễn Đức Chính mong muốn mọi người không gọi anh là "người hùng" bởi ai biết bơi vào hoàn cảnh đó cũng sẽ sẵn sàng làm như vậy.

Anh Chính cho biết bản thân là một quân nhân hải quân đã xuất ngũ năm 2015, vốn sinh ra ở vùng biển nên biết bơi từ nhỏ.

"Như mọi người con vùng biển, chúng tôi lớn lên sinh hoạt cùng sông nước. Ngày nhỏ, vào những buổi trưa hè, tôi hay theo bạn bè ra sông tắm rồi dần biết bơi lội. Tôi có thể bơi hàng giờ dưới nước không ngơi nghỉ. 

Sau này vào trong quân ngũ, tôi tiếp tục được hướng dẫn, rèn luyện thêm nhiều kỹ năng bơi, lặn nên khả năng bơi còn tốt hơn. Tôi cũng không nghĩ rằng đến một ngày mình lại cứu được người gặp nạn từ chính đam mê bơi lội" - anh Chính bộc bạch.

Nói thêm về niềm vui lớn nhất hiện tại, Nguyễn Đức Chính bày tỏ đó chính là sức khỏe của cô bé nữ sinh được ổn định và sẽ không còn những suy nghĩ tiêu cực bởi cuộc sống luôn có những điều tươi đẹp đón chờ.

 

Được biết, hiện nay Chính đang làm việc tại Công ty may Sông Hồng, đóng trên địa bàn xã Nghĩa Phong, huyện Nghĩa Hưng.

0
21 tháng 11 2021

Tham khảo

Mẹ em thường tự mình cắt may quần áo cho cả nhà. Đầu năm học, mẹ may cho em chiếc áo sơ mi mới. Hôm mẹ may áo cho em, em quấn quýt bên mẹ xem mẹ ráp áo.

Mẹ em còn trẻ, năm nay chỉ mới ba mươi lăm tuổi. Mẹ có làn da trắng mịn, mắt to, sống mũi thẳng. Dáng mẹ ngồi ở bàn máy may rất chuyên nghiệp vì tuy không phải là thợ may nhưng mẹ em may đồ rất đẹp. Làm việc ở nhà nên mẹ em hay mặc đồ ngắn, áo sát nách và tóc vấn cao cho mát.

Từ những hôm trước, mẹ đã cắt áo rồi đem đi vắt xổ. Những mảnh vải của thân áo được vuốt phẳng, em chờ đợi mẹ ráp thành áo. Mẹ đeo kính vào rồi mở thùng máy may, mẹ xỏ chỉ vào kim, lắp chỉ ổ thuyền xong mẹ may thử một đường trên mảnh vải vụn. Xong đâu đấy mẹ lấy thân áo ra, giữ thẳng, xem kĩ mặt trái, mặt phải của vải rồi xếp hai thân áo chồng khít lên nhau. Đưa mảnh vải vào chân vịt máy may, mẹ điều chỉnh cần lại mối rồi đạp nhè nhẹ bàn đạp, tay giữ mảnh vải, mắt mẹ theo dõi thân áo đang chạy qua chạy lại dưới chấn vịt máy may. Một tay mẹ giữ mảnh vải, một tay mẹ giữ cần lại mối chỉ của máy may. Cặp kính mẹ đeo trễ xuống sống mũi. Mẹ may ba mảnh của thân áo lại ở chỗ đường ráp vai áo. Cúi nhìn đường chỉ thẳng tắp đều đều, mẹ gật gù: “Cái máy may này may đường chỉ sắc sảo, đẹp thật đó con.” Tiếp theo, mẹ ráp hai tay áo vào thân áo. Lộn chiếc áo ra mặt phải, mẹ cho máy chạy chỉ chần tay áo và sườn áo. Mẹ đo độ rộng của áo rồi cắt lá cổ. Mẹ ủi cổ áo dính vào keo lót rồi ráp cố áo. Mẹ khéo léo nối ráp cổ áo, lộn phải một cách thành thạo rồi là phẳng cổ áo một lần nữa. Bàn tay thon dài của mẹ vuốt sát mép vải, mắt mẹ nheo nheo sau làn kính trắng. Mẹ cười thích thú, gò má mẹ hồng lên, mắt mẹ sáng long lanh: “Ngày mốt là con mặc áo mới thôi vì mẹ còn đơm khuy và giặt sạch áo.” Nói đoạn, mẹ đưa áo vào chân vịt, may túi áo, lai áo. Thế là chiếc áo đã hoàn tất.

 

Dù thời gian eo hẹp, mẹ vẫn thu xếp để may áo cho em. Nhìn mẹ vui sướng khi ráp xong áo, mẹ đẹp lên vì nét rạng rỡ làm sáng bừng khuôn mặt, em thấy thật vui. Em ngắm nhìn chiếc áo, lòng đầy tự hào vì mẹ em rất giỏi, làm gì cũng đẹp và gọn gàng.

Em rất thích xem mẹ làm việc. Không chỉ thích xem mẹ may áo, em còn thích giúp mẹ làm những việc vặt trong nhà. Niềm vui của mẹ khi may áo cho em lắng đọng trong tim em tình yêu dạt dào của mẹ. Đó là máu thịt nuôi em khôn lớn, là hành trang cho em bước vào đời một cách vững chắc, tự tin.

21 tháng 11 2021

xin ah

2 tháng 4 2022

D

6 tháng 3 2023

D

27 tháng 3 2023

giúp mik với ạ

27 tháng 3 2023

cho dù có phong bao bão táp nhưng các chú bộ đội hải quân vẫn cống hiến sức mình giữ vững chủ quyền biển đảo

 ĐỢI CHÚ NÓI LỜI CẢM ƠNĐám đông đang vây quanh một chiếc xe con. Người đàn ông tỏ vẻ lo lắng, nói to với đám đông:          - Ai có thể vặn chặt con ốc ở thùng xăng dưới gầm xe hộ tôi không? Ai làm được, tôi sẽ trả người đó bằng số tiền này! - Vừa nói anh ta vừa rút tờ giấy bạc một trăm nghìn ra.          Một cậu bé khoảng 11 tuổi rẽ đám đông bước tới, miệng nói:          - Để cháu giúp cho...
Đọc tiếp

 

ĐỢI CHÚ NÓI LỜI CẢM ƠN

Đám đông đang vây quanh một chiếc xe con. Người đàn ông tỏ vẻ lo lắng, nói to với đám đông:

          - Ai có thể vặn chặt con ốc ở thùng xăng dưới gầm xe hộ tôi không? Ai làm được, tôi sẽ trả người đó bằng số tiền này! - Vừa nói anh ta vừa rút tờ giấy bạc một trăm nghìn ra.

          Một cậu bé khoảng 11 tuổi rẽ đám đông bước tới, miệng nói:

          - Để cháu giúp cho ạ!

          Một lát sau, chú bé chui ra khỏi gầm xe, yên lặng nhìn người đàn ông với ánh mắt chờ đợi.

            Người đàn ông vừa định đưa tờ một trăm nghìn cho chú bé thì người phụ nữ trên xe lên tiếng:

          - Anh cho nó mười nghìn là được rồi!

          Người đàn ông nhận nắm tiền lẻ, chọn lấy tờ mười nghìn đưa cho chú bé. Chú bé không cầm tiền và lắc đầu. Người đàn ông liền lấy thêm tờ mười nghìn nữa đưa cho chú bé. Chú bé vẫn không cầm tiền và tiếp tục đứng yên chờ đợi. Người đàn ông có vẻ bực mình nói:

          - Cháu thấy chú đưa ít tiền à?

          - Không ạ. Cháu không chê ít hay nhiều. Các thầy cô giáo đã dạy cháu, giúp người khác không phải vì để nhận tiền thù lao!

          - Thế tại sao nhóc không đi đi? Còn đợi cái gì?

          - Cháu đợi chú nói với cháu hai tiếng "Cảm ơn".

đàn ông trả thêm tiền.           

Câu 5: (0,75 đ M2) Nếu là người đàn ông trong câu chuyện, em cảm thấy thế nào và sẽ hành động ra sao khi thấy cậu bé nói đợi được nghe hai tiếng "Cảm ơn"?    

A. Cảm thấy  xấu hổ, xuống xe nói lời " Cảm ơn" với cậu bé.  

B. Cảm thấy vui  vì cậu bé không lấy tiền của mình.

C. Cảm thấy  bực mình  vì cậu bé chê mười nghìn là quá ít nên không lấy.

D.  Cảm thấy ngại nên mới phải nói lời “cảm  ơn” cậu bé.

 

                                                                                  

5
21 tháng 12 2021

A

ĐỢI CHÚ NÓI LỜI CẢM ƠNĐám đông đang vây quanh một chiếc xe con. Người đàn ông tỏ vẻ lo lắng, nói to với đám đông: - Ai có thể vặn chặt con ốc ở thùng xăng dưới gầm xe hộ tôi không? Ai làm được, tôi sẽ trả người đó bằng số tiền này! – Vừa nói anh ta vừa rút tờ giấy bạc một trăm nghìn ra. Một câu bé khoảng 11 tuổi rẽ đám đông bước tới, miệng nói: - Để cháu giúp cho ạ! Một lát sau, chú bé chui ra...
Đọc tiếp

ĐỢI CHÚ NÓI LỜI CẢM ƠN

Đám đông đang vây quanh một chiếc xe con. Người đàn ông tỏ vẻ lo lắng, nói to với đám đông: - Ai có thể vặn chặt con ốc ở thùng xăng dưới gầm xe hộ tôi không? Ai làm được, tôi sẽ trả người đó bằng số tiền này! – Vừa nói anh ta vừa rút tờ giấy bạc một trăm nghìn ra. Một câu bé khoảng 11 tuổi rẽ đám đông bước tới, miệng nói: - Để cháu giúp cho ạ! Một lát sau, chú bé chui ra khỏi gầm xe, yên lặng nhìn người đàn ông với ánh mắt chờ đợi. Người đàn ông vừa định đưa tờ một trăm nghìn cho chú bé thì người phụ nữ trên xe lên tiếng: - Anh cho nó mười nghìn là được rồi! Người đàn ông nhận nắm tiền lẻ, chọn lấy tờ mười nghìn đưa cho chú bé. Chú bé không cầm tiền và lắc đầu. Người đàn ông liền lấy thêm tờ mười nghìn nữa đưa cho chú bé. Chú bé vẫn không cầm tiền và tiếp tục đứng yên chờ đợi. Người đàn ông có vẻ bực mình, nói: - Cháu thấy chú đưa ít tiền à? - Không ạ. Cháu không chê ít hay nhiều. Các thầy cô giáo đã dạy cháu, giúp người khác không phải để nhận tiền thù lao! - Thế tại sao nhóc không đi đi? Còn đợi cái gì? - Cháu đợi chú nói với cháu hai tiếng “Cảm ơn”.

: Câu chuyện trên muốn nói với chúng ta điều gì?  ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………..

1
26 tháng 12 2021

Đôi khi tất cả những gì một người cần không phải là tiền bạc vật chất mà là một lời cảm ơn chân thành. Nói cảm ơn không bao giờ là muộn, vì thế đừng chần chừ!

17 tháng 1 2022

Đúng rồii 😽

 Tham khảo
Anh Phạm Hồng Thái được giao nhiệm vụ tiêu diệt toàn quyền Pháp Méc-lanh. Sát giờ ăn, anh  bận đồ tây, xách cặp da và bước vào phòng tiệc rất bình thản.Trái bom hẹn giờ trong cặp anh nổ tung, tiêu diệt và làm bị thường được nhiều tên địch, trong đó có năm tên thực dân. Anh đã dũng cảm gieo mình xuống dòng sông Châu Giang để không bị sa vào tay địch.

22 tháng 1 2022

Tham khảo
Anh Phạm Hồng Thái được giao nhiệm vụ tiêu diệt toàn quyền Pháp Méc-lanh. Sát giờ ăn, anh  bận đồ tây, xách cặp da và bước vào phòng tiệc rất bình thản.Trái bom hẹn giờ trong cặp anh nổ tung, tiêu diệt và làm bị thường được nhiều tên địch, trong đó có năm tên thực dân. Anh đã dũng cảm gieo mình xuống dòng sông Châu Giang để không bị sa vào tay địch.

6 tháng 1 2022

Tk :

Hôm nay trời chuyển giông, bên ngọn đèn dầu, mẹ cặm cụi ngồi may cho xong chiếc áo trắng để mai em có áo đi học.

Trời đêm lạnh, thế mà mẹ vẫn cứ thức để làm cho xong chiếc áo trắng. Ngoài trời gió rít, sấm nổ ầm ầm, mưa càng nặng hạt. Mưa rơi trên mái tôn nghe lộp độp. Phía sau nhà gió thổi luỹ tre chạm vào nhau cót két. Em đang thiu thiu ngủ chợt nhớ tới mẹ. Vì khi trời vừa sập tối, em trở bệnh cúm nên vào ngủ trước. Lúc này trời tối đen như mực, không còn thấy một vật gì nữa.

Bên ngọn đèn dầu mờ ảo mẹ đang chăm chú may. Mẹ ngồi trên giường cạnh nơi em đang nằm. Đôi chân mẹ khoanh tròn lại trông thật là oai! Mẹ cầm chiếc áo trắng đặt trên đầu gối xâu kim xong, mẹ bắt đầu may. Tay phải mẹ cầm lấy kim, tay trái mẹ cầm múi vải. Đôi tay cứ đưa lên đưa xuống theo nhịp khâu. Cái lưng mẹ khom khom, thỉnh thoảng mẹ lại lấy tay vuốt phẳng mặt vải để may. Chợt mẹ cười khúc khích, em cứ tưởng rằng mẹ em biết em thức. Nhưng mẹ lại im lặng khiến em mỉm cười gọi thầm trong lòng: "Mẹ ơi, con gái mẹ đây!”.

Thấy chiếc chăn tuột khỏi người em, mẹ lại cẩn thận giũ ra rồi đắp lại cho em. Lúc này em như được tiếp thêm hơi ấm của mẹ. Mái tóc của mẹ buông xoã xuống, trông mặt mẹ càng hiền từ biết bao. Ôi! Em muốn ngồi dậy để được làm cùng mẹ. Em không sao chợp mắt được vì những câu hỏi cứ dồn dập tới: “Mẹ nghĩ gì thế nhỉ? Mẹ thức khuya thế có mệt không?”. Cây tre đầu hè sà vào bên cửa sổ như muốn trả lời: “Mẹ nghĩ về em đó, nên mẹ chẳng mệt đâu”. Chiếc áo sắp được hoàn thành thì trời đã khuya.

 

Sáng dậy em mặc vào như mặc bao tình thương của mẹ. Mẹ đã thức gần trắng một đêm để làm xong chiếc áo cho em. Có áo đẹp đi học. Mẹ đã không quản vất vả để chăm lo cho em trong mọi sinh hoạt, học tập cùng như nhu cầu cuộc sống. “Mẹ làm gì nhiều cho vất vả?” - Có một buổi em hỏi mẹ như thế, mẹ đáp: “Hôm nay mẹ vất vả nhưng mai sau con sung sướng”. Qua câu trả lởi của mẹ, em càng tự hứa với lòng mình học tập thật giỏi, lao động thật tốt để không phụ công lao nuôi dạy của bố, mẹ và của các thầy giáo, cô giáo.

6 tháng 1 2022

"Hôm nay trời nắng như nung
Mẹ em đi cấy phơi lưng cả ngày
Ước gì em hóa thành mây
Em che cho mẹ suốt ngày bóng râm’’

Nghe cô giáo đọc những vần thơ này, lòng em rưng rưng nhớ đến người mẹ thân yêu của em cũng có những trưa tháng sáu cấy lúa trên đồng.

Đó là một buổi trưa hè, trên cánh đồng Chùa. Mẹ em vẫn cặm cụi thoăn thoát ra mạ để cấy hết thửa ruộng cho kịp vào vụ. Chao ôi, Cái nắng oi ả của những trưa tháng sáu thật kinh khủng. Mọi vật dường như cháy dần dưới ánh nắng mặt trời chói chang. Mặt ruộng nóng hổi như đang nằm trong một cái nồi đun khổng lồ. Thỉnh thoảng có vài con cá cờ nổi lên mặt nước như không thể chịu nổi cái nóng khủng khiếp. Những chú cua đồng tuy có bộ áo giáp bao bọc xung quanh nhưng cũng đành bó tay, phải trồi lên bờ tìm nơi mát mẻ nghỉ ngơi.

Ấy vậy mà mẹ phải vơ lấy cái nón cũ, đội lên đầu, bước ra đồng trong nắng gay gắt để cấy nốt thửa ruộng này. Bóng mẹ in tròn trên thửa ruộng. Nó có lúc vỡ vụn ra, rồi thu lại, di chuyển từ đầu bờ này đến đầu bờ kia. Mẹ một tay cầm nắm mạ, tay kia thao thóa đưa những rảnh mạ cắm xuống bùn thoăn thoắt. Dáng mẹ gầy gầy xương xương nhưng có gì đó rất rắn chắc và khắc khổ. Thương mẹ biết bao nhiêu, mẹ ơi! Em thấy, trên đồng không mông quạnh, không có một bóng cây, bóng dâm nào cả. Chỉ có bùn đất bám vào đôi chân mẹ và mạ non xanh mơn mởn như đang cháy xém đi vì nắng. Mẹ vẫn cần cù , miệt mài để cấy những hàng mạ thẳng đều và trong mẹ mơ ước một mùa vàng bội thu, hạt gạo thơm ngon. Qua rặng tre dài, bóng mẹ chập chờn, mồ hôi ướt đẫm lưng áo, những giọt mồ hôi lăn xuống đôi má nóng hổi của mẹ ngày càng nhiều. Đôi mắt tinh nhanh của mẹ không hề bỏ sát bất kì một chỗ dày, chỗ mỏng nào. Tất cả những cây lúa tương lai đều thẳng tắp, trông thật đẹp. Một lát sau, như chừng đã làm xong công việc. Mẹ về nhà với một vẻ mệt mỏi nhưng tràn đầy hạnh phúc.

Em rót bát nước chè xanh cho mẹ. Em lấy khăn cho mẹ lau mồ hôi. Khuôn mặt mẹ rạng ngời có vẻ như cháy sạm vì nắng. Mẹ vẫn nở nụ cười mãn nguyện. Nụ cười của mẹ xua đi hết cái mệt mỏi của cái nắng hè.

Mẹ em là vậy. Em biết mai này có được hạt gạo trong ngần thì trong đó có vị mặn chát của mồ hôi mẹ những trưa tháng sáu trên đồng làng. Ôi! Mẹ mới vất vả làm sao! Em thương mẹ nhất trần đời.