Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Những tổn thất nặng nề về người và tài sản do thiên tai ở các tỉnh miền trung đang trở thành tâm điểm thu hút sự quan tâm, lo lắng của người Việt Nam ở trong và ngoài nước. Cùng với sự quan tâm, kịp thời chỉ đạo, sự vào cuộc tích cực, khẩn trương của Ðảng, Nhà nước và Chính phủ, chính quyền các địa phương và các cơ quan chức năng, rất nhiều ban, ngành, đoàn thể và mọi tầng lớp nhân dân đã có nhiều việc làm thiết thực khắc phục hậu quả lũ lụt, chia sẻ tháo gỡ cũng như hỗ trợ đồng bào miền trung vượt qua khó khăn. Nhưng đó mới là bước đầu, bởi chúng ta cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa mới giúp các địa phương bị thiệt hại từ thiên tai sớm ổn định cuộc sống, tiếp tục phát triển.
Ngày 7-10-2020, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, mưa lớn đã xảy ra ở khu vực miền trung, tập trung chủ yếu tại Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Ðà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Ðịnh, Phú Yên. Mưa lớn kéo dài chưa kịp dứt thì những ngày sau đó khu vực này tiếp tục phải hứng chịu các đợt áp thấp và bão số 6 (ngày 11-10), bão số 7 (ngày 13-10), khiến các tỉnh miền trung rơi vào tình trạng bão chồng bão, lũ chồng lũ. Mưa dồn dập, nước lũ dâng cao gây chết người, nhấn chìm, tàn phá đồng ruộng, hoa màu, gia súc, gia cầm, cùng rất nhiều đường sá, trường học, nhà cửa... Cuộc sống của người dân vùng lũ bị đảo lộn nghiêm trọng, tính mạng bị đe dọa.
Ngay khi mưa bão xuất hiện, Chính phủ đã chỉ thị Ban Chỉ đạo phòng, chống thiên tai, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai từ trung ương tới các địa phương triển khai các biện pháp cấp bách đối phó kịp thời với diễn biến xấu của thời tiết. Ngày 8-10-2020, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký Công điện 1372/CÐ-TTg về tập trung đối phó với mưa lũ lớn tại các tỉnh miền trung, yêu cầu sự vào cuộc của UBND các tỉnh, thành phố từ Hà Tĩnh đến Phú Yên, khu vực Tây Nguyên, đặc biệt lưu ý các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Bình cần theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa lũ, triển khai ngay biện pháp khẩn cấp ứng phó với mưa lũ theo phương châm "chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, vật tư, phương tiện tại chỗ và hậu cần tại chỗ" nhằm bảo đảm tính mạng cho người dân, hạn chế thiệt hại; đặt ra nhiệm vụ cụ thể với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương, Tập đoàn Ðiện lực Việt Nam, Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Ðào tạo, Bộ Tài nguyên và Môi trường, các cơ quan thông tấn, báo chí của Trung ương và địa phương... Công điện yêu cầu các bộ, ngành tùy theo chức năng, nhiệm vụ được giao, phối hợp với địa phương chủ động chỉ đạo, triển khai biện pháp, duy trì lực lượng, phương tiện sẵn sàng ứng phó khi có tình huống xấu xảy ra. Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai tổ chức thường trực, theo dõi chặt chẽ diễn biến của mưa lũ, kịp thời chỉ đạo, đôn đốc các bộ, ngành, địa phương triển khai các biện pháp ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ; kịp thời đề xuất, báo cáo Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo những vấn đề vượt thẩm quyền.
Do có phương án từ trước, công tác ứng phó, xử lý tình huống xảy ra trong bão lũ đã được các địa phương và bộ, ngành chức năng phối hợp triển khai đồng bộ, nỗ lực hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại có thể xảy ra. Tại nhiều địa phương, dù đã có kế hoạch nhưng trước tình hình thiên tai diễn biến phức tạp, việc tổ chức đại hội đảng các cấp tạm dừng lại để dành mọi ưu tiên cao nhất cho phòng chống bão lũ. Công tác tìm kiếm cứu nạn được triển khai thường xuyên, liên tục, bất kể ngày đêm. Lực lượng cứu hộ đã bám địa bàn, có mặt ở những nơi khó khăn, nguy hiểm nhất. Báo cáo ngày 10-10-2020 của Văn phòng Ủy ban quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cho biết: chỉ trong thời gian ngắn, các đơn vị thuộc Quân khu 4, Quân khu 5, Bộ đội Biên phòng đã huy động 8.843 người (bao gồm 1.849 bộ đội, 6.994 dân quân), 200 phương tiện (bao gồm 114 ô-tô, 86 tàu xuồng) phối hợp các lực lượng ở địa phương ứng cứu, khắc phục hậu quả mưa lũ. Kết quả: tính đến 18 giờ cùng ngày đã tổ chức di dời, sơ tán 7.382 hộ/24.364 nhân khẩu đến nơi an toàn. Nhờ cứu hộ kịp thời cho nên lực lượng chức năng tại các địa phương đã lập được nhiều kỳ tích, tiêu biểu có thể kể đến: giải cứu thành công thuyền viên của các tàu Vietship TK 12, Vietship 09, Vietship 01, Hoàng Tuấn 26, Thanh Thành Ðạt 55 và Thanh Thành Ðạt 68 gặp nạn tại khu vực biển Cửa Việt - Quảng Trị ngày 8-10. Tiếp đó, ngày 19-10, giải cứu thành công 18 người trên xe khách biển số 43B - 024.54 bị lũ cuốn trôi ở Khe Gát (Bố Trạch, Quảng Bình)…
Tuy nhiên do mưa lớn, lũ quét, nhiều khu vực bị sạt lở nghiêm trọng đã gây thiệt hại nặng nề về người và của. Trong đó không thể không kể đến mất mát, hy sinh của cán bộ, chiến sĩ quân đội trong khi làm nhiệm vụ. Ðó là sự hy sinh của 13 cán bộ, chiến sĩ đoàn cứu hộ thuộc Quân khu 4 vào ngày 13-10 tại huyện Phong Ðiền (Thừa Thiên Huế), là sự hy sinh của 22 cán bộ, chiến sĩ Ðoàn Kinh tế - Quốc phòng 337 vào ngày 18-10 tại huyện Hướng Hóa (Quảng Trị)... Sự hy sinh của những người lính giữa thời bình đã để lại sự cảm phục, lòng tiếc thương vô hạn của đồng bào cả nước. Trước mất mát này, ngày 22-10, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có thư gửi Quân đội nhân dân Việt Nam, ghi nhận tinh thần của cán bộ, chiến sĩ không ngại gian khổ, kịp thời có mặt ở nơi khó khăn nhất, hiểm nguy nhất để tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn. Thủ tướng bày tỏ: "Nén nỗi đau thương, mất mát to lớn này, tôi mong muốn toàn thể cán bộ, chiến sĩ toàn quân tiếp tục giữ vững và phát huy bản chất cách mạng, vượt qua mọi khó khăn, thách thức, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao".
Có thể thấy trước, và trong khi bão lũ xảy ra tại khu vực miền trung, Ðảng và Chính phủ thường xuyên có những chỉ đạo kịp thời, bám sát tình hình. Thí dụ như: Ngày 16-10, Thường trực Ban Bí thư T.Ư Ðảng gửi điện về tăng cường công tác phòng, chống thiên tai, khắc phục hậu quả mưa lũ tại các tỉnh miền trung. Ngày 18-10, Thủ tướng Chính phủ đã có Công điện 1411/CÐ-TTg về việc tập trung cứu nạn, khắc phục hậu quả sạt lở đất tại khu vực thủy điện Rào Trăng 3 (Thừa Thiên Huế) và tại Ðoàn Kinh tế - Quốc phòng 337 thuộc Quân khu 4 trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. Ngày 19-10, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định giao Bộ Tài chính xuất cấp không thu tiền 5.000 tấn gạo từ nguồn dự trữ quốc gia cho các tỉnh: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Hà Tĩnh, mỗi tỉnh 1.000 tấn để hỗ trợ cứu đói nhân dân vùng bị thiên tai, mưa lũ. Và mới đây, Thủ tướng Chính phủ quyết định tạm cấp 500 tỷ đồng từ nguồn dự phòng ngân sách Trung ương năm 2020 bổ sung kinh phí cho năm tỉnh miền trung để thực hiện nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn, chính sách an sinh xã hội và khắc phục hậu quả thiên tai theo chế độ, chính sách của Nhà nước. Trong các ngày qua, nhiều lãnh đạo cấp cao của Ðảng, Nhà nước kịp thời có mặt ở các tỉnh gặp thiên tai để nắm tình hình, chỉ đạo phòng, chống và động viên, thăm hỏi, tặng quà người dân. Ngày 24-10, Thủ tướng Chính phủ đã có chuyến công tác kiểm tra khắc phục hậu quả mưa lũ tại Quảng Bình. Mới đây, ngày 26-10, chủ trì cuộc họp trực tuyến với các địa phương để chỉ đạo công tác ứng phó bão số 9, Thủ tướng Chính phủ đã quyết liệt chỉ đạo các bộ, ngành trung ương, địa phương dừng các cuộc họp không cần thiết, đặt công tác phòng chống bão lũ lên hàng đầu, trong đó bảo đảm an toàn tính mạng của người dân là quan trọng nhất.
Chung sức, đồng lòng cùng Chính phủ và các lực lượng chức năng, nhiều hoạt động hướng về đồng bào miền trung được tiến hành trên khắp cả nước. Tối 17-10, tại chương trình "Cả nước chung tay vì người nghèo" năm 2020 do Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam, Ban Chỉ đạo T.Ư các Chương trình mục tiêu quốc gia và Ðài Truyền hình Việt Nam phối hợp tổ chức, đồng chí Trần Thanh Mẫn, Bí thư T.Ư Ðảng, Chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam đã chuyển lời thăm hỏi của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tới cán bộ, chiến sĩ và nhân dân các tỉnh bị bão lũ, kêu gọi nhân dân cả nước tiếp tục động viên, giúp đỡ người nghèo, người gặp hoạn nạn, khó khăn. Ðồng chí Nguyễn Phú Trọng bày tỏ sự cảm thông sâu sắc, chia sẻ những mất mát, đau thương; gửi lời chia buồn đến các gia đình có người thân bị nạn do lũ, lụt; đề nghị các cấp ủy đảng, chính quyền, MTTQ, các ban, ngành, đoàn thể khẩn trương phòng, chống lụt, bão; khắc phục hậu quả; kịp thời thăm hỏi, giúp đỡ nhân dân sớm ổn định cuộc sống, phục hồi sản xuất. Ðồng chí chân thành cảm ơn các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, nhà hảo tâm đã có nhiều hoạt động từ thiện, ủng hộ, giúp đỡ kịp thời, hiệu quả, và mong đồng bào ở trong và ngoài nước tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết, tinh thần "tương thân, tương ái", "thương người như thể thương thân", hết lòng động viên, giúp đỡ những người đang gặp hoạn nạn, khó khăn, người nghèo, hộ nghèo, để hạn chế đến mức thấp nhất tổn thất do thiên tai gây ra. Hưởng ứng lời kêu gọi của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, nhiều cơ quan, đơn vị, địa phương, và trong cả cộng đồng,… các hoạt động thiện nguyện, đóng góp của cải vật chất để hỗ trợ đồng bào vùng lũ, lụt đã diễn ra rất sôi nổi. Hàng đoàn xe cứu trợ mang lương thực, thực phẩm, thuốc men, phao cứu sinh,... cùng hướng về miền trung. Người dân ở nhiều nơi thức trắng đêm nấu cơm, gói bánh chưng,... gửi tới đồng bào đang bị bão lũ cô lập. Nhiều nghệ sĩ tên tuổi đã lặn lội vào vùng lũ, chia sẻ khó khăn với đồng bào.
Có thể thấy, mỗi khi đồng bào gặp khó khăn, hoạn nạn là cộng đồng lại phát huy tinh thần tương thân tương ái, chung sức và đồng lòng đoàn kết, giúp đỡ, đó là truyền thống quý báu của dân tộc, đã in dấu ấn trong huyết quản của người Việt Nam. Ðóng góp, cứu trợ đồng bào vùng đang phải gánh chịu hậu quả nặng nề từ thiên tai là hành động rất cần thiết, cần biểu dương và khuyến khích. Song khắc phục hậu quả thiên tai cũng cần thiết không kém, vì chúng ta phải làm mới hoặc củng cố hệ thống đường sá, cầu cống, trường học, hệ thống điện, y tế, nhà ở cho gia đình có nhà cửa bị nước lũ cuốn trôi, giúp học sinh tiếp tục đến trường, sinh hoạt hằng ngày và các hoạt động sản xuất, kinh doanh trở lại bình thường… Ðó là những công việc rất lớn nhưng phải hoàn thành, vì chỉ phải giải quyết rốt ráo những công việc đó, chúng ta mới bảo đảm cuộc sống ở vùng bị thiên tai sớm ổn định. Trọng trách này đã đặt Nhà nước, các địa phương, các ngành liên quan trước các nhiệm vụ nặng nề, và để hoàn thành không chỉ cần công sức, tiền bạc, mà còn cần phải tiến hành có tổ chức, quy củ, đồng bộ. Vì thế, hơn lúc nào hết, khi đất nước còn nghèo toàn dân cần chung tay, đoàn kết, đồng lòng, đóng góp sức người, sức của cùng Ðảng, Nhà nước khắc phục khó khăn, để không người dân nào bị bỏ lại phía sau.
Tại Việt Nam, bạo lực học đường hiện nay đang là vấn đề rất nghiệm trọng.
Theo một số liệu của Bộ Giáo dục và Đào tạo, chỉ trong một năm học, toàn quốc xảy ra gần 1600 vụ học sinh đánh nhau trong và ngoài trường học.
Cũng theo một số thống kê, khoảng 5.200 học sinh thì có một vụ đánh nhau và 11.000 học sinh thì có một em bị thôi học vì đánh nhau.
Những số liệu này cho thấy, tình trạng bạo lực học đường đang là vấn đề nhức nhối tại mọi cấp học, lớp học với mức độ gia tăng ngày càng cao và hậu quả ngày càng lớn.
Cũng theo báo cáo của Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm, từ năm 2013 đến năm 2015, đã xử lý hơn 25.00 vụ phạm pháp hình sự với 42.000 đối tượng.
Trong đó có hơn 75% là thanh niên và học sinh, sinh viên. Nghiêm trọng hơn, đối tượng phạm tội ngày càng có xu hướng trẻ hóa, mức độ phạm tội ngày càng nghiêm trọng, hành vi bạo lực cũng ngày càng đa dạng hơn.
Những vụ giết người, cướp tài sản, hiếp dâm của học sinh, sinh viên cũng ngày càng nhiều.
Đáng lo ngại hơn, trên đây chỉ là số liệu được thông báo. Còn rất nhiều trường hợp bị nhà trường hay học sinh dấu đi nhằm giữ thể diện cho thanh danh của nhà trường.
Bạo lực học đường không chỉ diễn ra theo hình thức đánh nhau, mà một số học sinh khác còn bị tấn công về mặt tinh thần. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến suy nghĩ, lối tư duy của học sinh bị bạo hành sau này.
2. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng bạo lực học đường hiện nay
2.1. Từ chính bản thân học sinh
Bạo lực học đường ảnh hưởng rất lớn tới nhân cách học sinh
Nguyên nhân đầu tiên dẫn đến tình trạng bạo lực học đường có thể nói là do sự chuyển biến về tâm lý của bản thân học sinh đối tượng từ 12-17 tuổi.
Giai đoạn này hình thành nhân cách ở con người, cùng với đó là tâm lý không ổn định và với một cái tôi cá nhân quá cao (mà không biết sử dụng đúng cách).
Trong giai đoạn này chỉ cần những tác động kích thích xấu từ thế giới bên ngoài cũng khiến các em học theo, dẫn đến nhiều vụ đánh nhau tại trường học hay cũng chính là nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường ở việt nam
2.2. Từ phía nhà trường
Nguyên nhân bạo lực học đường cũng có một phần do giáo dục của nhà trường còn nặng về kiến thức văn hóa, đôi khi lãng quên đi nhiệm vụ giáo dục con người “tiên học lễ, hậu học văn”.
Mặt khác cuộc sống thực dụng chạy theo đồng tiền của một phần xã hội đã đẩy ngã những giá trị quan trọng của nhà trường, đạo đức của một bộ phận thầy cô giáo.
2.3. Từ phía gia đình
Nguyên nhân bạo lực học đường: Sự ảnh hưởng của gia đình đối với mỗi cá nhân là vô cùng lớn
Do sự giáo dục chưa đúng đắn từ cha mẹ, cha mẹ thường nặng lời quát tháo con cái cũng dễ dẫn đến những tình trạng bạo lực học đường ở việt nam.
Xã hội phát triển phụ huynh ít quan tâm tới con cái hoặc phụ huynh bị stress và xả stress bằng bạo hành gia đình lên chính con cái của mình, hoặc bạo hành ngay trước mặt con trẻ những vụ bạo hạnh gia đình như này cũng không phải là chuyện hiếm gặp.
Trích đoạn bạo hành gia đình ngay trước mặt con trẻ
Chính những hành động như này của bố mẹ lại ảnh hưởng sâu sắc theo chiều hướng xấu đến con trẻ sau này. Đáng buồn hơn nữa tình trạng này ngày càng có xu hướng gia tăng trong xã hội ngày càng hiện đại.
Cấp II và cấp III là giai đoạn học sinh hình thành nhân cách chỉ cần một tác động xấu từ gia đình và xã hội có thể gây nên tổn thương không thể chữa lành, hình thành những nhân cách không đúng về giá trị sống dẫn đến những vụ bạo lực học đường.
2.4. Nguyên nhân bạo lực học đường ở việt nam từ phía xã hội
Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng bạo lực học đường hiện nay không thể không kể đến đó là do ảnh hưởng từ môi trường văn hóa bao lực như phim ảnh, sách báo, game bạo lực, đồ chơi mang tính bạo lực (kiếm, súng..).
Những hình ảnh này được phát tán công khai trên mạng xã hội, khi trẻ em vị thành niên xem ảnh hưởng khá lớn đến tâm lý sau này.
3. Giải pháp khắc phục tình trạng bạo lực học đường hiện nay
Để có thể khắc phục bạo lực học đường 2018 hiện nay, cần có những giải pháp thiết thực và hợp lý và thực hiện một cách nghiêm ngặt.
Về phía học sinh, sinh viên, cần có ý thức rèn luyện và tìm hiểu, nâng cao ý thức về hành động cũng như hậu quả của những hành động bạo lực đó.
Trong lớp, cần tổ chức những nhóm bạn cùng tiến để nâng cao nhận thức và tăng cường sự trao đổi, tự khắc phục lẫn nhau trong học tập.
Đối với một số học sinh cá biệt, cần có sự kết hợp giữa gia đình và nhà trường để uốn nắn, điều hướng các em vào phong trào của lớp, tránh sự phân biệt đối xử.
Theo những tin tức tư vấn học đường, cũng cần nhìn nhận cách giáo dục trẻ trong gia đình. Thực tế, có rất nhiều gia đình chỉ chú trọng đến kết quả học tập của con mà không chú ý đến việc các em nghĩ gì hay cách xử sự của con với bạn bè.
Vì thế, thay vì chu cấp cho con nhiều về mặt vật chất, gia đình, và đặc biệt là cha mẹ cần là những người bạn đồng hành của con cái. Tránh tạo vỏ bọc cứng nhắc vì sẽ tạo tâm lý ý lại, dựa dẫm và hưởng thụ.
Nhà trường cần chú trọng đào tạo kỹ năng sống cho học sinh tránh bạo lưc học đường ở việt nam hiện nay
Với nhà trường, cần chủ động trong việc trao đổi thông tin với gia đình học sinh cũng như chính quyền địa phương để có thể nắm bắt tình hình cũng như biểu hiện của học sinh. Đội ngũ giáo viên chủ nhiệm cần chủ động nắm chắc tình hình để có biện pháp giải quyết ngay khi học sinh có biểu hiện của những hành vi tiêu cực và bạo lực.
Nhà trường cũng cần chú trọng trong việc giảng dạy một số môn học như kỹ năng sống, giáo dục công dân, trang bị nhận thức đúng đắn cho học sinh về hành động đẹp, tăng cường tinh thần trách nhiệm cũng như ý thức đấu tranh đẩy lùi bạo lực học đường.
Ngoài ra, bộ phận chính quyền địa phương, tổ chức đoàn thể hay lực lượng công an cũng cần đảm bảo sự lãnh đạo thống nhất, nêu cao ý thức cũng như tinh thần trách nhiệm, phát huy tối ưu vai trò của mình trong hoạt động phòng ngừa bạo lực học đường.
Chúc bạn học tốt!!!
chị Lê Thảo ơi !
hay chi lên mạng tìm kiếm đi có thể sẽ có bài chị cần thì sao hãy tìm nhé !
ở dưới câu hỏi của chị có giải bài tập ngữ văn lớp 7 chị xem thử đi !
Bạo lực học đường đã và đang là vấn đề nóng bỏng được cả xã hội quan tâm. Về khái niệm, bạo lực học đường là hành vi thô bạo, ngang ngược, sử dụng vũ lực để giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp, gây tổn hại về cả thể chất lẫn tinh thần, diễn ra trong phạm vi trường học. Bạo lực học đường là một hiện tượng xã hội xảy ra ở nhiều nơi, nhiều cấp học, nhiều mức độ. Có những trường hợp chỉ đơn giản là đánh nhau, gây gổ, nhưng cũng có rất nhiều trường hợp xảy ra ở mức độ nghiêm trọng, tụ tập để “trả thù”, “dằn mặt” nhau bằng các loại vũ khí nguy hiểm như dao, mã tấu, gậy,… làm cho dư luận hoang mang. Không chỉ vậy, bạo lực học đường còn diễn ra trong mối quan hệ thầy và trò, thầy cô bạo hành học sinh, thậm chí còn có trường hợp học sinh đánh đập, sỉ nhục thầy cô. Nguyên nhân của hiện tượng này đến từ tâm lý học sinh háo thắng, dễ kích động, thầy cô quá căng thẳng với việc dạy học và không kiểm soát được bản thân. Bên cạnh đó, còn do học sinh bị ảnh hưởng bởi tệ nạn, thói xấu trong xã hội, cha mẹ thiếu quan tâm đến con cái, nhà trường chưa sát sao trong việc giáo dục nhân cách học sinh, giáo viên. Tất cả những điều đó đều gây ra hậu quả khôn lường về cả thể chất, tiền bạc, lẫn tinh thần. Đã có rất nhiều học sinh phải nghỉ học, chuyển trường, chuyển lớp, trầm cảm vì bị bắt nạt và bạo lực bởi các bạn học sinh khác. Có thể thấy, tình trạng bạo lực học đường đang trở thành hồi chuông cảnh báo cho toàn xã hội, mỗi chúng ta cần ý thức được nguyên nhân, hậu qủa của nó và ngăn chặn, đẩy lùi hiện tượng tiêu cực trong nhà trường này.
Xã hội ngày càng phát triển, đời sống con người ngày càng được nâng cao. Giới trẻ là thành phần được quan tâm nhiều nhất. Nhưng ta cũng nên nhìn nhận một cách khách quan rằng xã hội thay đổi quá nhanh. Con người ngày càng có những đòi hỏi cao hơn ở cuộc sống. Nhu cầu của nhân loại dần được thay thế, cũng như người ta “muốn ăn ngon mặc đẹp” thay vì “ăn no mặc ấm”. Và chính vì sự thay đổi đột ngột của xã hội mà hành vi, lối sống của một số thanh niên, học sinh, sinh viên ngày càng sai lệch.
Lứa tuổi cắp sách đến trường, có thầy cô, có bạn bè thì không ai có thể tránh khỏi những mâu thuẫn, xích mích đối với những người xung quanh. Trước đây, đó cũng chỉ là những chuyện bình thường, người ta cãi nhau như để tranh luận, để tìm ra cái sai của mỗi người, để tập nói tiếng xin lỗi, cảm ơn và đôi khi lại có thêm người bạn mới. Nhưng hiện tại, những vấn đề này không chỉ đơn thuần là tranh cãi trong phạm vi nhà trường mà dường như nó đã vượt ra đến tầm ảnh hưởng của pháp luật.
Kết quả nghiên cứu về hành vi bạo lực trong nữ sinh trung học (với 200 phiếu khảo sát tại 2 trường THPT ở Hà Nội) được khảo sát cho thấy: có đến 96,7% số học sinh trả lời ở trường các em học có xảy ra hiện tượng nữ sinh đánh nhau, mức độ là 44,7% rất thường xuyên, 38% thường xuyên… Trả lời quan niệm của các em về hiện tượng đánh nhau giữa các học sinh nữ: hơn 45% cho rằng đó là "bình thường".
Mới đây, dư luận còn chưa hết bàng hoàng trước video clip một học sinh nữ đánh bạn dã man được xác định là học sinh trường THPT Trần Nhân Tông thì người ta lại tiếp tục sốc với khoảng 4 video clip khác được đăng rầm rộ trên mạng mà điều đặc biệt là những “diễn viên” trong các đoạn clip trên đều là học sinh nữ…
Tôi vẫn nhớ như in, từ lúc bắt đầu vào lớp một – ngày đầu tiên cắp sách đến trường cho đến hôm nay là một học sinh THPT, mỗi khi bước vào lớp, đập vào mắt tôi là dòng chữ “tiên học lễ, hậu học văn”. Người ta học lễ nghĩa, học văn hóa, người ta học làm người trước rồi mới đến những kiến thức cần thiết trong cuộc sống. Người Việt Nam tôn trọng đạo đức hơn tất cả. Ấy thế mà chỉ vì những lý do không đáng, một số học sinh sẵn sàng ra tay đánh bạn giữa chốn đông người, chà đạp nặng nề lên nhân phẩm người khác. Đó là bản thân họ đã có lỗi, họ đã không nhìn ra cái sai để sửa chữa. Một phần nữa ta cũng nên nhìn nhận rằng xã hội bây giờ quá thờ ơ. Thế nên mới có cảnh nhiều người ngồi thản nhiên trên ghế đá xem bạn cùng trường của mình bị một bạn khác đánh mà vẫn làm ngơ như kiểu: “đó không phải là trách nhiệm của tôi”. Hay có nhiều người khác lại quan tâm bằng cách quay hình lại truyền mạng
Một trong những nguyên nhân cơ bản như đã nêu trên là tình trạng nhiều nơi chú trọng về chữ, nhẹ về dạy người. Đạo đức dần bị bỏ quên. Học sinh học tập căng thẳng nên dễ dẫn đến những tình trạng ức chế về tâm lý. Cộng với ở độ tuổi vị thành niên, học sinh thường có những suy nghĩ bốc đồng, mang trên mình cái tôi cá nhân quá lớn. Lòng tự trọng dần biến thành cục tự ái to đùng lúc nào không hay nên hay nổi nóng vì những chuyện không đáng và có khi gây ra những hậu quả đáng tiếc cho bản thân và cho người khác. Nhiều bạn trẻ quan niệm rằng: dùng bạo lực có tác dụng nhanh, hiệu quả tức thì, đối phương phải phục tùng mình. Thế nên tình trạng bạo lực học đường cứ tiếp diễn từ ngày này sang ngày khác, truyền từ người này sang người khác.
Khi xảy ra bạo lực học đường, việc dẫn tới những hành vi vi phạm pháp luật ngoài xã hội chỉ là khoảng cách ngắn. Nếu hành vi bạo lực học đường không được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và giải quyết triệt để sẽ dẫn đến những hành vi vi phạm pháp luật ở ngoài trường gây hậu quả nghiêm trọng.
Các giải pháp hữu hiệu để ngăn chặn bạo lực học đường hiện nay đầu tiên là tuyên truyền, giáo dục học sinh để tác động đến ý thức của học sinh về truyền thống dân tộc, nhân cách, lối sống và ý thức chấp hành luật pháp. Tiếp đến là tục xây dựng và hoàn thiện các chính sách pháp luật đến công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em. Xây dựng củng cố các cơ quan bảo vệ pháp luật và các cơ quan chức năng có liên quan. Việc xử lý học sinh vi phạm pháp luật, bạo lực học đường chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ học sinh sửa chữa sai lầm trở thành công dân có ích cho xã hội. Vì vậy, đối với những học sinh vi phạm pháp luật, có hành vi xấu cần được xử lý ngay tại cộng đồng để phát huy vai trò trách nhiệm của chính quyền, đoàn thể, tổ dân phố, gia đình, nhà trường… Việc tách các học sinh ra khỏi môi trường xã hội, gia đình đưa vào trường giáo dưỡng, trại giam chỉ là biện pháp cuối cùng.
Là công dân Việt Nam, là thế hệ trẻ, chủ nhân tương lai của đất nước. Tôi luôn nỗ lực học tập, phấn đấu, rèn luyện đạo đức, chính trị, học tập văn hóa xã hội để có kiến thức bền vững, để trở thành một công dân tốt, để đưa con tàu Việt Nam ra biển lớn sánh vai cùng với cường quốc năm châu
I. Mở bài: Giới thiệu về bạo lực học đường
Học sinh sinh viên là thời đẹp nhất trong cuộc đời mỗi chúng ta. Thế nhưng hiện nay, sự trong sáng, tươi đẹp hồn nhiên của thế hệ học sinh không còn nữa. Thay vào đó là những lời nói và hành động thô bạo, bậy bạ. thậm chí những đứa trẻ này còn đánh nhau, chúng xé áo, đánh bạn giữa đường. tình trạng này diễn ra phổ biến, tràn lan được lan rộng trên Internet, chúng ta cùng đi tìm hiểu tình trạng này.
II. Thân bài: Nghị luận về bạo lực học đường
1. Thế nào là bạo lực học đường:
- Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, thiếu đạo đức với bạn mình.
- Cách cư xử thiếu văn minh, không có giáo dục của thế hệ học sinh.
- Xúc phạm đến tinh thần và thể xác người khác, gây ảnh hưởng nghiêm trọng.
- Hành vi này càng ngày càng phổ biến.
2. Hiện trạng của bạo lực học đường hiện nay:
- Lăng mạ, xúc phạm, chửi bậy đối với người khác.
- Làm tổn thương đến tinh thần bạn bè.
- Học sinh có thái độ không đúng với thầy cô.
- Thầy cô xúc phạm đến học sinh.
- Lập các bang nhóm đánh nhau ở học sinh.
3. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng bạo lực học đường:
- Do ảnh hưởng của môi trường bạo lực, thiếu văn hóa.
- Chưa có sự quan tâm từ gia đình.
- Không có sự giáo dục đúng đắn của nhà trường.
- Xã hội dửng dưng trước những hành động bạo lực.
- Sự phát triển chưa toàn diện của học sinh.
4. Hậu quả của bạo lực học đường:
a. Với người bị bạo lực:
- Bị ảnh hưởng về tinh thần và thể chất.
- Làm cho gia đình họ bị đau thương.
- Làm cho xã hội bất ổn.
b. Với người gây ra bạo lực:
- Phát triển không toàn diện.
- Mọi người chê trách.
- Mất hết tương lai, sự nghiệp.
5. Cách khắc phục nạn bạo lực học đường:
- Nhà trường cần nâng cao nhận thức và dạy bảo học sinh hiệu quả nhất.
- Cha mẹ nên chăm lo và quan tâm đến con cái.
- Tự bản thân có trách nhiệm xa lánh tình trạng bạo lực học đường.
III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về bạo lực học đường.
- Đây là một hành vi không tốt.
- Em sẽ làm gì để ngăn chặn tình trạng này.
Em tham khảo nhé !!
Trường học là nơi rèn luyện nhân cách, đạo đức cho học sinh, nơi bồi dưỡng cho tâm hồn giúp ta nên người. Thế nhưng, một điều thật đau lòng, thật nhức nhối đang diễn ra, khiến toàn xã hội lo lắng trước sự suy đồi, tha hóa về đạo đức trong nhà trường hiện nay đó là nạn bạo lực học đường. Nó được hiểu là những hành vi sai trái, đùng bạo lực để giải quyết vấn đề của các bạn học sinh, có thể là của cả giáo viên dành cho học sinh. Nó được biểu hiện với nhiều trạng thái khác nhau trong trường học như: bạn bè ghen ghét, đố kị nhau cũng lôi nhau ra đánh, mâu thuẫn, xích mích nhỏ cũng đánh nhau, chửi nhau thậm tệ. Hay việc học sinh ngang bướng, cãi lời thì thầy cô dùng hình thức đòn roi, lời nói khó nghe để trừng trị. Nguyên nhân dễ nhận thấy chính là do tự bản thân các em có suy nghĩ về cái tôi quá lớn, lúc nào cũng muốn thể hiện mình. Thêm vào đó mới là sự thiếu giáo dục từ gia đình, bố mẹ bỏ bê, vô trách nhiệm, hoặc chiều chuộng quá đáng. Tiếp theo là từ phía nhà trường, kỉ luật quá lỏng lẻo, không có hình thức xử phạt nghiêm khiến học sinh coi thường. Vậy làm thế nào để loại bỏ bạo lực học đường? Việc làm này không phải của một riêng ai, mỗi cá nhân trong xã hội đều cần phải quan tâm tới sự giáo dục của con em mình. Đầu tiên cần thiết lập kỷ cương trong nhà trường, sau đó cần sự quan tâm phối hợp tới các em từ phía gia đình, những người xung quanh. Thiết nghĩ nếu nạn bạo lực học đường không được ngăn chặn thì thế hệ ngày mai sẽ ra sao?
Dàn ý:
MB: Giới thiệu về vấn đề nghị luận ( hiện trạng bạo lực trong học đường)
TB:Ý 1: Giải thích nghĩa của hiện trạng bạo lực hoc đường
+ Bạo Lực là Gì ?
+ Nguyên nhân dẫn đến các hiện tượng bạo lực trong học đường
Ý 2: Tác hại của vấn đề trên
(nêu một số vd cụ thể )
Ý 3: Bài học rút ra
KB: Lời khuyên
Liên hệ bản thân
Dựa vào cacsys trên nha
Tuổi học trò luôn là khoảng thời gian tươi đẹp nhất trong cuộc đời của mỗi con người. Thế nhưng, có một vấn nạn đang xảy ra và ngày càng gây ra những ảnh hưởng tiêu cực trong cộng đồng hiện nay chính là nạn bạo lực học đường. Đây là một vấn đề vô cùng nhức nhối và cần có nhiều biện pháp để khắc phục, trả lại môi trường học đường trong sáng, lành mạnh cho học sinh, sinh viên.
Bạo lực học đường là những lời nói, hành vi bạo lực thô bạo, thiếu văn hóa giữa học sinh với học sinh và thậm chí và học sinh với thầy cô giáo. Những hành vi và lời nói này xúc phạm nghiêm trọng tới thể chất và tinh thần của người bị hại, gây những tác động xấu trong xã hội. Một thực tế đáng buồn là tình trạng bạo lực học đường đang có tình trạng gia tăng.
Mỗi ngày, trên các phương tiện thông tin đại chúng, các trang mạng xã hội hay trong chính cuộc sống xung quanh chúng ta cũng có thể bắt gặp những vụ bạo lực học đường. Các nhóm học sinh, sinh viên túm đông lại để xem 2 bạn học sinh “xử lý” lẫn nhau. Những nhóm học sinh hung bạo đánh đập thô bạo một bạn học sinh không có sức kháng cự. Đặc biệt là những vụ nữ sinh đánh nhau còn xé áo, xé quần nhằm làm nhục bạn rồi tung lên các trang mạng xã hội. Hay có những bài báo đưa tin thầy giáo, cô giáo có những lời lẽ và hành động xúc phạm đến danh dự và thân thể học sinh. Rồi học sinh có thái độ vô lễ, coi thường thầy cô giáo…
Những hành vi bạo lực đó để lại những hậu quả vô cùng nghiêm trọng đối với mọi người. Với những người bị hại, những hành vi bạo lực trên đã làm ảnh hưởng tới sức khỏe và tinh thần của họ. Gây ra tâm lý hoang mang, lo sợ thường trực. Gây ra những mất mát, thương đau cho các gia đình có con bị hại. Thậm chí có những vụ bạo hành gây mất mạng. Nó cũng làm cho tình trạng xã hội ngày một bất ổn.
Không chỉ có ảnh hưởng xấu đối với những người bị hại mà cả những người gây bạo lực cũng bị những ảnh hưởng tiêu cực. Chắc chắn họ sẽ bị kỉ luật, bị chê trách, làm ảnh hưởng tới sự nghiệp và tương lai. Nếu hành vi này không được giáo dục và thay đổi sẽ dẫn tới sự phát triển không toàn diện sau này.
Vậy nguyên nhân của những hành vi bạo lực học đường này do đâu? Có thể kể đến một trong những nguyên nhân đầu tiên chính là sự thiếu hiểu biết và nhận thức một cách toàn diện của các bạn học sinh, sinh viên. Họ đánh bạn với những xích mích, những mẫu thuẫn không đáng có, hoặc thậm chí đánh bạn để thể hiện ta đây là “đàn anh, đàn chị”, để ra oai. Có điều này là do họ bị ảnh hưởng bởi môi trường bạo lực, thiếu văn hóa hoặc tiếp xúc với quá nhiều những yếu tố bạo lực như phim ảnh hay các trò chơi điện tử. Bên cạnh đó, gia đình và nhà trường cũng có một phần trách nhiệm do chưa có sự quan tâm thích đáng cũng như chưa có phương pháp giáo dục con cái, học sinh hợp lý. Một nguyên nhân nữa phải kể đến chính là sự dửng dung của một bộ phận người trong xã hội trước những hành động bạo lực học đường. Nó khiến cho các hành động bạo lực có cơ hội được lan rộng.
Trước những hậu quả và nguyên nhân trên, cần có những biện pháp nhằm ngăn chặn và giảm thiểu những hành vi bạo lực học đường trong xã hội hiện nay. Trước hết, bản thân mỗi người cần có những nhìn nhận đúng đắn về hành vi của mình, có cách điều chỉnh và rèn luyện bản thân theo những hướng tích cực hơn. Nhà trường cần có những phương pháp giáo dục toàn diện hơn, chặt chẽ hơn để học sinh có thể nhìn thấy những tác hại khôn lường từ hành vi thiếu ý thức của mình. Gia đình cũng cần quan tâm tới cuộc sống của con cái nhiều hơn, hạn chế cho con tiếp xúc với những môi trường chứa nhiều bạo lực như phim ảnh hay các trò chơi điện tử.
Bạo lực học đường tuy không phải là vấn đề mới nhưng nó có ảnh hưởng cũng như tác động xấu đối với toàn xã hội, vì thế mỗi người cần nâng cao ý thức của chính mình cũng như những người xung quanh để ngăn chặn hành vi này, trả lại cho học đường môi trường phát triển lành mạnh.
Cre : Toplist
Chúc cậu thi tốt ạ :3
Tham khảo
Hiện nay, ô nhiễm môi trường đã và đang là vấn đề nhức nhối trong toàn xã hội. Ô nhiễm môi trường được hiểu là tình trạng môi trường sống, hệ sinh thái của Trái đất xuất hiện những chất độc hại, chất bẩn gây tác động xấu đến sự phát triển của tự nhiên và con người. Đi cùng với những tiến bộ trong khoa học công nghệ, ô nhiễm môi trường nổi lên như một hệ quả xấu mà nguyên nhân chính đến từ ý thức của chính con người trong xã hội. Cụ thể, qua các phương tiện thông tin đại chúng, ta có thể thấy tràn ngập các con số thống kê, hình ảnh chân thực về hiện trạng ô nhiễm ở cả môi trường đất, nước và không khí. Hầu hết rác thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp, hóa chất đều không được xử lí triệt để mà thải thẳng ra sông, hồ, biển hoặc chôn xuống lòng đất; khói thải trực tiếp vào không khí. Tất cả những điều đó đều gây ra hậu quả vô cùng nghiêm trọng, đặc biệt là hiệu ứng nhà kính và băng tan, đe dọa đến sự sống của không chỉ con người mà còn của toàn bộ giới tự nhiên. Có thể khẳng định, nguyên nhân chính của tình trạng này là do ý thức bảo vệ môi trường của con người quá kém. Vì vậy, ngay từ bây giờ, chúng ta cần có các biện pháp mạnh để cải thiện ý thức người dân, cải tạo lại tự nhiên và giảm thiểu đến mức tối đa lượng rác thải, khí thải bởi bảo vệ môi trường là bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta.
Refer:
Ô nhiễm môi trường đã và đang trở thành vấn đề gây tranh cãi và nó đã gây ra nhiều khó khăn áp lực lên cuộc sống của chúng ta. Tình trạng ô nhiễm môi trường trên trái đất đã chạm đến mức báo động vì vậy hiện tại những giải pháp cấp thiết từ chính phủ cũng như sự hợp tác của mỗi cá nhân là vô cùng quan trọng. Điều đầu tiên nói đến, những hoạt động công nghiệp được coi là nguyên nhân chính cho việc ô nhiễm không khí. Cùng với sự nóng lên toàn cầu, sự đốt cháy những nhiên liệu hóa thạch, các phương tiện xe cộ và các nhà máy đang làm ô nhiễm không khí bằng sự thải ra những khí độc hại. Điều thứ hai, sự phá rừng bừa bãi cho việc sử dụng đất, lạm dụng phân bón và sự thải ra những chất gây ô nhiễm như túi bóng hoặc những túi không thể phân hủy xuống đất đã ảnh hưởng nhiều đến hệ sinh thái và dẫn đến sự ô nhiễm đất. Điều này đã để lại những ảnh hưởng tiêu cực lâu dài lên hệ thực vật và sự phì nhiêu của đất. Những giải pháp cấp thiết để làm giảm tác hại của ô nhiễm môi trường và giữ gìn môi trường cần được đưa ra sớm nhất có thể. Chính phủ có thể quản lí quá trình xử lí các chất độc hại của các nhà máy lớn vì vậy họ có thể ngăn chặn những chất ô nhiễm ra ngoài môi trường. Hơn nữa, những quy định và luật lệ nghiêm khắc hơn đối với sự khai thác rừng có thể giúp bảo tồn môi trường tự nhiên. Các cá nhân cũng cần phải có trách nhiệm và nâng cao ý thức về việc bảo vệ môi trường. Tóm lại, ô nhiễm môi trường đang nhanh chóng trở thành một mối nguy hiểm với toàn cầu, ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống của chúng ta, và vì lợi ích của môi trường cũng như của công dân trên toàn thế giới, chúng ta cần chung tay bảo vệ ngôi nhà chung của chúng ta- trái đất.
Bài làm :
Lênin là nhà cách mạng kiệt xuất của nhân loại. Tên tuổi của Người gắn liền với cuộc Cách mạng tháng Mười Nga vĩ đại. Bên cạnh đó, đối với nhiều thế hệ người Việt Nam, tên tuổi Lênin đã trở thành thân thuộc với câu châm ngôn nổi tiếng: “Học, học nữa, học mãi”.
Khái niệm “học” mà Lênin sử dụng ở đây có thể hiểu theo những cách khác nhau, tùy theo mức độ rộng hay hẹp trong ý nghĩa.
Theo nghĩa hẹp: học là hoạt động thu nhận và tái hiện tri thức của học sinh dưới sự hướng dẫn và truyền đạt của thầy giáo trong nhà trường. Hoạt động học như thế gắn liền với một giai đoạn cụ thể trong cuộc đời: lứa tuổi thanh thiếu niên, gắn liền với một khòng gian xác định: nhà trường.
Theo nghĩa rộng: Hoạt động học diễn ra ở mọi nơi mọi lúc, trong suòt cuộc đời một con người. Không phải ngẫu nhiên người ta gọi cuóc đời là “trường đời”. đây là mái trường mở ra theo bước chân của con người trên mọi nẻo đường đời, ở mọi lứa tuổi. Theo ý nghĩa này, Gorki đã gọi cuộc đời là “trường đại học của tôi”. Và đây cũng là ý nghĩa chính trong khai niệm học của Lènin. Bản thân cuộc đời Lênin là một minh chứng cho quan niệm này. Qua trường đời, Lênin thu nhận tri thức để trở thành nhà trường có kiến thức sâu rộng. Qua trường đời, Lênin “học làm cách mạng" rồi trở thành nhà cách mạng vĩ đại. Tri thức của nhà trường theo nghĩa hẹp dù phong phú, toàn diện đến đâu cũng có giới hạn. Tri thức của tnrờng đời mới là nguồn tri thức rộng lớn, phong phú. Trong trường đời moi sự kiện, mọi lĩnh vực đời sống là trang sách. Mọi người quanh ta đều là thầy ta. Người ta phải học tất thảy mọi điều dù là nhỏ nhặt nhất như câu tục ngữ đã tổng kết: “Học ăn, học nói, học gói, học mở”.
Với cách hiểu trên, hoại động học là rất cần thiết. Nhờ học mà xã hội loài người luôn phát triển. Thế hệ sau kế thừa những thành tựu của thế hệ trước để từ đó tạo lập nên những thành tựu mới. Lí giải về sự thành công của mình, nhà bác học Niutơn đã nói một cách hõm hỉnh: Tôi đã đứng trên vai người khổng lồ. “Người khổng lồ” ở đây lá một cách nói hình tượng về những tri thức đã được nhà bác học tiếp thu qua nhưng hoạt động học tập của mình.
Nghĩa gốc của từ “học” trong tiếng Nga mà Lênin sử dụng chỉ hoạt động diễn ra trong một quá trình kéo dài. Người lặp lại từ này ba lần chính là để nhàn mạnh tính thường xuyên, liên tục, không ngừng của hoạt động học. Có điều đó là bởi tri thức trong trường đời là vô hạn. Nó bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau và luôn luôn được bổ sung, phát triển. Đây chính là lí do để chúng ta phải “học nữa, học mãi”. Ngừng học tập cũng tức là chúng ta đặt mình ra khỏi vòng quay của cuộc sống đang không ngừng đổi thay, phát triển.
Nhưng “học nữa, học mãi” không có nghĩa là học tràn lan mọi lĩnh vực, học không có trọng điểm kiến thức. Bên cạnh việc học toàn diện, chúng ta còn phải biết hướng sự học vào giải quvết những mục tiêu cụ thể trong cuộc sống. Mục đích của học không phải chỉ để tiếp thu tri thức mà còn phải vận dụng tri thức đó vào thực tế cuộc sống, để đạt tới những thành tựu có ý nghĩa, để tạo ra tri thức mới. Học như thơ mới đem lại sự say mê và bổ ích. Đây là động lực để hoạt động học gắn bó với con người trong cuộc đời của mình.
Chúng ta đang sống trong một xã hội được mệnh danh là “xã hội tri thức”, “xã hội thông tin”: Hơn bao giờ hết, phương châm “Học, học nữa, học mãi” của Lênin thật sự trở nên thiết yếu với mồi con người. Sự giàu có đích thực của mỗi con người, mỗi quốc gia ngày nay là sự giàu có tri thức. Chỉ có phát triển tri thức mới đưa đất nước “sánh vai các cường quốc năm châu” như mong ước của Bác Hồ vĩ đại.
Câu châm ngôn “Học, học nữa, học mãi” của Lê nin thật gián dị nhưng lại hàm chứa một chiều sâu trí tuệ. Đất nước đang đứng trước những vận hội mới. Thế hệ thanh, thiếu niên Việt Nam vì thế phải khắc sâu lời nhắc nhở của Lênin và biến nó trở thành hiện thực bằng những hoạt động cụ thể của mình.
Trả lời :
Hok ko bao h hết , ko bao h là thừa . Từ luk ms sinh ra , chúng ta đã học , và cho đến tận luk chúng ta già đi , chúng ta cx pk hok . Chúng ta pk hok , vì cs hok chúng ta ms giỏi , ms cs thể đánh thắng quân lược , ms cs thể xây dựng quê hương đất nước ngày 1 giàu mạng hơn !!!
P/S : Theo mk là vậy , còn m.n thì ntn mk ko bt . Cs j sai sót m.n bổ sung nha !!!
1. Giải thích:
- Bác học: là những người học rộng, hiểu biết sâu về một hoặc nhiều ngành khoa học
- Ngừng học: là bằng lòng với những gì mình đã biết, không tiếp tục tìm hiểu, học tâp những cái mới
2.
- Câu nói của Đác- uyn là một câu nói đúng đắn về vấn đề học tập của con người chúng ta.
- Có thể hiểu câu nói là cho dù đã biết nhiều kiến thức, được mọi người nể phục, có danh tiếng rồi vẫn không được ngừng học tập. Cần phải học tập mãi mãi như Lê-nin từng nói: "Học, học nữa, học mãi".
- Môi ngày qua đi, cuộc sống của chúng ta lại có những thay đổi mới, và lại có những kiến thức, phát mình mới được phát minh, tìm kiếm ra nhờ bộ óc của con người. Nếu chũng ta ngừng học hỏi, chúng ta sẽ mau chóng bị tụt hậu so với mọi người. Nhất là trong tình hình công nghệ thông tin đang phát triển như hiện nay, việc học hỏi liên tục lại càng quan trọng.
- Hơn thế, kho tàng kiến thức của nhân loại là vô cùng phong phú. Đó là kết quả cảu quá trình nghiên cứu, đúc kết của con người từ thuở sơ khai đến nay và cũng là kết quả của hàng triệu bộ óc thiên tài cũng như của tất cả những người dân qua quá trình đúc kết kình nghiệm. Chúng ta cần phải học tập không ngừng mới có thể làm chủ kho tàng kiến thức đó được. Kho tàng ấy có thể nói là gần như vô tận, nhưng cũng có lúc cần trong cuộc sống.
Vậy nên, đừng bao giờ ngừng học hỏi. Cho dù bạn đã có danh vọng, địa vị, nhưng bạn chưa phải là giỏi nhất, hãy học tập hết mình, học tập mãi mãi ...
- Đưa ra các dẫn chứng chứng minh cho từng ý trong những điều vừa nói trên (ý nào thấy cần cho dẫn chứng thì cho^^)
- Thực tế đã có những nhà bác học dù được mọi người ngơi jca là kiến thức uyên thâm nhưng vẫn luôn học tập không ngừng:
+ Ở nước ngoài (tìm và giới thiệu sơ qua)
+ Và Bác Hồ của chúng ta cũng là một trong những tấm gương như thế. Bác luôn học tập không ngừng, tìm hiểu không ngừng (ntn?)
3) Liên hệ bản thân:
- Rút ra được bài học gì? Bản thân sẽ làm gì sau khi hiểu được ý mà nhà bác học Đác-uyn nêu ra
@kieuanh2k8
- Bác học: là những người học rộng, hiểu biết sâu về một hoặc nhiều ngành khoa học .... - Câu nói của Đác- uyn là một câu nói đúng đắn về vấn đề học tập của con người chúng ta. - Có thể hiểu câu nói là cho dù đã biết nhiều kiến thức, được mọi người nể phục, có danh tiếng rồi vẫn không được ngừng học tập.
tui ko bt nhưng chúc bn thi tốt nhé
Em có thể lên google và gõ tìm kiếm cụm từ "Bạo lực học đường". Nhờ như vậy mà em sẽ có rất nhiều thông tin và dẫn chứng.