Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trong thời kì mở cửa hiện nay, xã hội Việt Nam chịu ảnh hưởng cả mặt tích cực lẫn mặt tiêu cực của cơ chế thị trường. Đời sống kinh tế ngày càng tăng trưởng kéo theo nhiều tệ nạn như nghiện ngập, cờ bạc, lô đề, trộm cướp, gian dối, lừa đảo, ăn bám… Các tệ nạn này như một bệnh dịch lan truyền cả vào chốn học đường và một số học sinh đã trở thành nạn nhân của nó. Các tệ nạn mà học sinh thường mắc phải là nói tục chửi thề, hành xử có tính chất bạo lực, hút thuốc lá và gian lận trong học tập, thậm chí cả cờ bạc.
Điều đáng lo ngại là hiện tượng nói tục chửi thề khá phổ biến trong học sinh, cả nam lẫn nữ. Nhiều bạn có thói xấu khó bỏ: hễ mở miệng là phải chửi thề rồi nói gì mới nói, coi đó là chuyện bình thường, bất chấp phản ứng của mọi người xung quanh. Có khi còn cho đó là dấu hiệu, là đặc điểm của “dân chơi sành điệu”. Các bạn ấy thích “sáng tạo” ra những từ mới, cách phát âm mới không theo một chuẩn mực nào, cho dù nó chướng tai đến đâu cũng mặc.
Tệ nạn gian dối trong học tập hiện nay đã đến mức báo động. Số học sinh trung thực và có tính tự trọng trở thành “quý hiếm” và thường phải chịu bất công vì kẻ lười nhác, học dốt mà kết quả học tập, thi cử chẳng kém gì mình, có khi còn cao hơn nhờ những trò gian dối như giở tài liệu hay quay cóp…
Tác hại của phim ảnh, sách truyện, băng đĩa… có nội dung xấu đối với lứa tuổi học trò cũng rất đáng sợ. Nếu thường xuyên đọc mục Kí sự pháp đình trên báo Tuổi trẻ hay theo dõi báo Pháp luật, chúng ta sẽ thấy có những học sinh phải đứng trước vành móng ngựa, bị kết án tù vì đánh bạn, thậm chí giết chết bạn vì những nguyên nhân chẳng đáng kể như hỏi mượn một cái gì đó mà bạn không cho, đòi chép bài kiểm tra mà bạn không đưa cho chép, thậm chí có khi chỉ vì một cái nhìn. Câu trả lời lạnh tanh của một phạm nhân là học sinh đã đánh bạn đến chết trước Tòa: “Thích thì đánh” là dấu hiệu cảnh báo nạn bạo lực trong học đường cần phải được ngăn chặn và loại trừ tận gốc.
Học sinh là lứa tuổi tò mò, hiếu động, thích khám phá, tìm hiểu, chưa phân biệt nổi đúng sai nên dễ dàng trở thành đối tượng tấn công của các tệ nạn xã hội. Ban đầu, tệ nạn xã hội đến với tuổi thanh thiếu niên một cách rất tình cờ. Học sinh thường bắt chước những điều mắt thấy tai nghe ngoài đời hay nhìn thấy trên phim ảnh, sách báo mà không qua phân tích, nhận xét đó là tốt hay là xấu. Thấy các anh thanh niên phì phèo điếu thuốc lá trên môi với vẻ sành điệu, thế là bắt chước. Bạn bè xấu rủ rê hút thử, hít thử “cho biết cảm giác lạ”, một lần, hai lần… thế là thích, là thèm, thiếu không chịu được, riết rồi nghiện lúc nào không hay.
Tệ nạn gây ra những tác hại ghê gớm cho bản thân, gia đình, xã hội về nhiều mặt: tư tưởng, đạo đức, nhân cách, tình cảm, kinh tế, sức khỏe… Đây là nguy cơ trước mắt và lâu dài không chỉ của một cá nhân mà là của cả dân tộc và đất nước. Khi đã nhiễm phải một tệ nạn nào đó thì rất khó từ bỏ hoặc muốn dứt bỏ nó thì phải mất rất nhiều thời gian, công sức và tiền bạc. Nói tục chửi thề làm mất danh dự của cá nhân, chứng tỏ mình là người thiếu giáo dục, vô văn hóa. Gian lận trong học hành thi cử dần dần làm thoái hóa nhân cách, không còn tính tự trọng, tự lập, tạo cho mình thói lười nhác, ỷ lại, đối phó, lừa mình, lừa người… tất yếu trở thành kẻ bất tài, vô dụng. Chơi lô đề, cờ bạc là tự hủy hoại cuộc đời vì ông bà xưa đã đúc kết: Cờ bạc là bác thằng bần, Cửa nhà bán hết tra chân vào cùm, hết tiền thì đi vay đi mượn, dối trá, lừa đảo… để rồi mắc vào vòng tù tội. Nghiện hút thuốc lá, hê-rô-in vừa tốn tiền bạc vừa hại sức khỏe, vừa dễ mắc các căn bệnh hiểm nghèo ảnh hưởng xấu tới giống nòi.
Chúng ta cần phải có những biện pháp tích cực để ngăn chặn, đẩy lùi và tiến tới chấm dứt các tệ nạn xã hội trong học đường. Trước hết nhà trường cần kết hợp chặt chẽ với gia đình và xã hội, thường xuyên tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức của học sinh trong việc phòng chống tệ nạn. Sau đó là có các hình thức hoạt động vui chơi bổ ích, lành mạnh để cuốn hút và đáp ứng nhu cầu đời sống tinh thần phong phú của học sinh. Bên cạnh đó, mỗi học sinh phải biết cách giữ mình trước sự cám dỗ ghê gớm của các tệ nạn, chọn bạn tốt để chơi và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Nếu tất cả học sinh chúng ta cùng đồng thanh nhất trí nói “Không” với các tệ nạn thì chắc chắn môi trường học tập sẽ trong sáng và bản thân mỗi người sẽ giữ gìn được nhân phẩm cao quý của mình, vững bước tiến tới tương lai trên con đường đúng đắn mà mình đã chọn. Nào các bạn! Chúng ta hãy chung tay đẩy lùi tệ nạn trong học đường và ngoài xã hội để góp phần vào sự nghiệp xây dựng đất nước giàu mạnh, công bằng, văn minh.
– Đối với hệ hô hấp: Các chất ma túy kích thích hô hấp gây tăng tần số thở trong thời gian ngắn, sau đó sẽ gây ức chế hô hấp, nhất là khi dùng quá liều. Nhiều trường hợp ngưng thở nếu không cấp cứu kịp thời sẽ dẫn đến tử vong, đôi khi ngưng thở rất đột ngột.
– Đối với hệ tim mạch: Các chất ma túy sẽ kích thích làm tăng nhịp tim, ảnh hưởng trực tiếp lên tim, gây co thắt mạch vành tạo nên cơn đau thắt ngực, nặng hơn có thể gây nhồi máu cơ tim. Chúng cũng là nguyên nhân của các rối loạn nhịp đe dọa tính mạng người dùng ma túy. Ngoài ra còn gây nên tình trạng co mạch làm tăng huyết áp.
– Đối với hệ thần kinh: Ngoài tác dụng kích thích thần kinh giai đoạn đầu gây hưng phấn, sảng khoái, lệ thuộc thuốc…, cũng có thể gây các tai biến như: co giật, xuất huyết dưới nhện, đột quị…
Ngoài ra, người dùng ma túy còn phải chịu những tác hại khác như: hoại tử tế bào gan, ảo thính, ảo thị…
*Những hành vi là tệ nạn xã hội là:
A. Anh Q thường xuyên sử dụng ma tuý.
D. Anh C thường tham gia đánh bạc cùng bạn bè.
G. Bà N thường mời thầy cúng đến giải hạn khi các con mình bị ốm.
theo em ,
a , vì ông H vẫn chuyển ma túy đến tinh khác cho ông B , có thể khiến ông B bị chết , điều này là vi phạm pháp luật .
b, bà K làm thế là không đúng , theo em bà K không lên mở dịch vụ bói toán mà mở những thứ khác như bán dồ ăn .
c,Cô X làm thế là sai m, còn dụ dỗ cả H và P điều đó là vi phạm phát luật
G, CHị T đã làm 1 việc rất sai trái , không lên mở 1 tổ chức đánh bài , công an sẽ phạt chị T
$#kodo sinichi$
theo em , hành vi vi phạm tệ nạn xã hội là hành vi :A;B;D;G
vì các hành vi đó đều là hành vi vi phạm pháp luật
A) nếu vận chuyển ma tuý đến tỉnh khác cho ông B . thì ông B sẽ bị nghiện và sử dụng nhiều sẽ bị nghiện
b) điều đó là ko đúng . bói toán là 1 hành vi mê tín dị đoan nếu tuyên truyền thì sẽ có nhiều người mê tín như chúng ta
d) đi bán dâm là 1 hành vi vi phạm pháp luật điều đó ko đc cho phép .
G) tổ chức đánh bạc là ko đúng vì đánh bặc là hành vi trái pháp luật nếu 1 người bt thì sẽ nhiều người bt đc hơn
Ý nghĩa của từ: Cờ bạc là bác tháng bần
“Bác” ở đây nói đến vai vế trong gia đình, xã hội, có chức vị lớn. “Bần” chỉ sự nghèo khổ, tằn tiện, đứng ở tầng lớp thấp hèn.
Vì thế, “Bác thằng bần” hẳn ám chỉ việc nghèo hơn chữ nghèo. Cờ bạc so sánh với bác thằng bần chỉ rõ tương lai mờ mịt của người có máu đỏ đen.
Nghĩa câu Cờ bạc là bác thằng bần khẳng định chơi đỏ đen không phải cách kiếm tiền lâu dài. Bộ môn này chỉ thích hợp để giải trí thay vì xem chúng là nguồn thu nhập chính.
Cách phòng chống tệ nạn xã hội?Việc phòng tránh tệ nạn xã hội là trách nhiệm của toàn hệ thống chính trị kết hợp với người dân. Để phòng chống tệ nạn xã hội cần các biện pháp, có sự phối hợp của những cá nhân, cơ quan và tổ chức trong toàn xã hội. Cụ thể cách phòng chống tệ nạn xã hội như sau:
(1) Đối với cơ quan nhà nước:
- Cần chú trọng ban hành những văn bản quy phạm pháp luật chặt chẽ để giảm thiểu những tác động của tệ nạn xã hội;
- Có những chế tài xử lý hiệu quả những đối tượng vi phạm và tham gia tệ nạn;
- Cần xây dựng cách thức tuyên truyền pháp luật về phòng chống tệ nạn xã hội thường xuyên, liên tục;
- Nâng cao những công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động có liên quan đến tệ nạn xã hội phát sinh như karaoke, nhà nghỉ, khách sạn, bar, khu vực bỏ hoang,…
- Nâng cao cơ sở hạ tầng và phát triển kinh tế, xã hội trong nhân dân;
- Xây dựng những kế hoạch giáo dục về tệ nạn xã hội cho mọi nhóm đối tượng;
- Phát hiện và cảnh báo đến toàn thể nhân dân về ổ nhóm tệ nạn và hậu quả;
( 2) Đối với công dân, tổ chức, cơ quan
Mỗi công dân cần nâng cao ý thức, nhận thức về việc chủ động phòng chống tệ nạn xã hội và tuân thủ pháp luật;
Với cơ quan tổ chức cũng cần tuyên truyền thường xuyên về tệ nạn xã hội cho người trong cơ quan;
Với trường học cần thường xuyên giáo dục về tệ nạn cho học sinh của mình;
Với các em học sinh cần chủ động lắng nghe những bài học về tệ nạn, tránh xa những đối tượng có nguy cơ tham gia tệ nạn.
Với những phụ huynh thì cần có biện pháp giáo dục con em mình, quan sát và cảnh báo kịp thời.
Trên đây là một số nội dung tham khảo về cách phòng chống tệ nạn xã hội.
"Cờ bạc" biểu thị cho việc đánh cược, chơi bạc, một hoạt động rủi ro và gây nghiện có thể gây ra nhiều vấn đề cho người chơi, đặc biệt là đối với những người thu nhập thấp. Họ có thể đặt cược với hi vọng kiếm được tiền, nhưng thường thất bại và rơi vào cảnh nợ nần, mất tài sản và thậm chí làm mất sức khỏe và mối quan hệ.