Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo
- Mở bài gián tiếp: Tuổi thơ của em cũng như bao bạn nhỏ khác luôn tràn ngập những câu truyện cổ tích li kì, hấp dẫn, trong số những truyện mà em đã đọc, em thích nhất là truyện cổ tích "Cô bé Lọ Lem", cứ mỗi lần nhắc đến truyện này em lại tưởng tượng ra dáng vẻ xinh đẹp, nhân hậu của cô bé Lọ Lem.
- Kết bài mở rộng: Dù chỉ là câu chuyện cổ tích, nhưng mỗi nhân vật, dù là chính diện hay phản diện, đều mang đến cho người đọc một ý nghĩa và bài học riêng. “Cô bé Lọ Lem" thực sự là câu chuyện cổ tích thú vị đáng đọc của mỗi người.
a. Đoạn mở đầu câu chuyện: "Lúc ấy, tôi đang đi trên phố. Một người ăn xin già khọm đứng ngay trước mặt tôi".
b. Các sự việc xảy ra và kết quả của các sự việc ấy.
- Sự việc 1: Tác giả đang đi trên phố
Kết quả: Gặp người ăn xin đáng thương
- Sự việc 2: Ông lão chìa tay và cầu xin cứu giúp
Kết quả: Tác giả lục túi tìm đồ nhưng không có tài sản gì đáng giá
- Sự việc 3: Ông lão vẫn đợi và chìa tay ra
Kết quả: Tác giả nắm chặt đôi bàn tay run lẩy bẩy và ông lão cảm ơn
c. Đoạn văn nêu suy nghĩ, cảm xúc của tác giả: "Khi ấy, tôi chợt hiểu rằng: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được chút gì của ông lão".
a.
- Phần giới thiệu câu chuyện: Từ ngày còn bé, qua giọng kể ấm áp của bà, em đã rất thích câu chuyện "Tích Chu".
- Phần kể lại nội dung câu chuyện:
+ Mở đầu câu chuyện: "Chuyện kể rằng" ... "cậu bé chỉ mải rong chơi".
+ Diễn biến câu chuyện: "Lần đó, bà sốt cao".... "rồi vội vàng đi ngay".
+ Kết thúc câu chuyện: "Trải qua nhiều ngày đêm" .... "yêu thương, chăm sóc bà"
- Phần nêu suy nghĩ, cảm xúc về câu chuyện: Câu chuyện bà kể đã lâu nhưng hình ảnh cậu bé Tích Chu băng rừng, lội suối tìm nước suối tiên đem về cho bà uống vẫn còn đọng lại trong tâm trí em như một lời nhắc nhở về lòng hiếu thảo.
b.
- Sự việc 1: Bà bị ốm nhưng không có ai chăm sóc.
Kết quả: Bà biến thành chim.
- Sự việc 2: Tích Chu đi tìm và tha thiết gọi chim.
Kết quả: Chim vẫn vỗ cánh bay đi.
- Sự việc 3: Tích Chu gặp bà tiên.
Kết quả: Tích Chu được dạy cách để bà trở lại thành người.
- Sự việc 4: Tích Chu Tìm lên đường tìm nước suối tiên cứu bà.
Kết quả: Bà trở lại thành người.
c. Các sự việc ở phần diễn biến được kể theo trình tự thời gian, không gian
1.
Em đã đọc, đã nghe một số câu chuyện nói về lòng trung thực hoặc lòng nhân hậu như: Sự tích hồ Ba Bể, Người ăn xin,...
2.
1. Mở bài:
Tên truyện: Người ăn xin
Nhân vật: cậu bé và người ăn xi
2. Thân bài:
Cụ ăn xin co ro đưa bàn tay xin cậu giúp đỡ
Cậu bé muốn giúp cụ nhưng trong người không có gì cả
Cậu bé đành nắm lấy bàn tay xin lỗi cụ
Cụ già cảm ơn trong nỗi xúc động
3. Kết bài:
Chú bé và ông lão đều nhận được điều gì đó từ nhau.
Câu chuyện hết sức xúc động và có ý nghĩa giúp chúng ta thấy được tình yêu thương con người luôn quanh ta.
1.
Một trong những vẻ đẹp về nhân cách của con người đó là vẻ đẹp của một trái tim nhân hậu. Và có lẽ, sống trong cuộc đời này, trái tim nhân hậu là điều cần thiết trong mỗi con người. Mình từng nghe một câu chuyện cảm động về trái tim nhân hậu của một cậu bé, hôm nay mình sẽ kể lại cho các bạn nghe câu chuyện đó.
Một cậu bé đang đi trên đường thì bất chợt ông lão ăn xin đến ngay trước mặt. Ông lão lọm khọm, đôi mắt đỏ giàn giụa nước, đôi môi xám xịt, quần áo tả tơi thảm hại. Tự nhiên, trong lòng cậu bé dấy lên một tình cảm xót thương vô hạn. Chao ôi! Cảnh nghèo đói đã gặm nát con người đau khổ kia thành xấu xí, kiệt sức.
Ông lão chìa bàn tay sưng húp, bẩn thỉu trước mặt cậu bé và rên rỉ cầu xin cứu giúp. Cậu bé lúng túng lục tìm hết túi nọ đến túi kia nhưng tiền không có, đồng hồ không có, thậm chí không có cả chiếc khăn tay. Trong khi đó, bàn tay kia vẫn chìa ra, chờ đợi.
Không biết làm cách nào, cậu bé đành nắm chặt lấy bàn tay run rẩy ấy và nghẹn ngào:
- Ông đừng giận cháu, cháu không có gì để cho ông cả.
Người ăn xin nhìn cậu bé chằm chằm bằng đôi mắt giàn giụa nước; đôi môi tái nhợt nở nụ cười và tay ông xiết chặt bàn tay cậu bé, ông lão thì thào bằng giọng khản đặc:
- Cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho ông nhiều lắm rồi đấy!
Cậu bé thấy sống mũi cay cay và chợt hiểu ra rằng mình cũng vừa nhận được một chút gì đó từ ông lão khốn khổ kia.
Mỗi câu chuyện đẹp qua đi đều để lại trong ta những bài học, những ý nghĩa sâu sắc. Và quả thực, tấm lòng nhân hậu của cậu bé đã thắp nên trong ta niềm tin về cuộc sống với vô vàn ý nghĩa, giá trị đẹp. Lòng nhân hậu vẫn sẽ sáng mãi khi chúng ta dùng yêu thương để lan tỏa yêu thương
2.
Em chủ động hoàn thành bài tập.
Tham khảo
Thời gian như một bản nhạc không lời lặng lẽ. Nó đến rồi đi để lại trong ta những kí ức, những kỉ niệm mãi không nguôi. Nó cũng để lại trong tôi một khoảng trống, một nỗi niềm mà chẳng ai có thể lấp đầy. Tôi vẫn còn nhớ như in kỉ niệm đó - kỉ niệm về một tiết học văn. Tôi như đang trong một giấc mơ trở về năm ấy - về tiết học đáng nhớ ấy.
Cô giáo chầm chậm bước vào lớp với khuôn mặt tươi cười như hàng ngày, nhưng trong mắt cô thoáng một nỗi buồn “Cô sao vậy nhỉ?”. Tôi tự hỏi, trong lòng thoáng chút lo lắng. Nụ cười của cô hôm nay thật khác lạ, vẫn là nụ cười đấy nhưng chất chứa hàng ngàn nỗi niềm khó tả. Cô nhìn quanh lớp rồi cất giọng “Các em, cô có một chuyện rất muốn nói”. Tất cả lớp đều im lặng nhìn cô: “Đây sẽ là buổi học cuối cùng cô dạy các em. Cô sắp chuyển vào Miền Nam công tác. Cô mong giờ học này các em học thật tốt nhé!”
Rất nhanh sau đó cô vào bài giảng. Cả lớp tôi sững sờ, mọi người bất ngờ tới nỗi chẳng nói thành lời. - Tại sao cô lại chuyển đi? Chắc tại lớp tôi hư làm cô buồn? Bao câu hỏi quay cuồng trong tâm trí tôi. Lòng tự nhủ lòng “ Mình phải thật ngoan trong ngày hôm nay, vì biết đâu sẽ chẳng còn ngày nào được nghe lại giọng giảng, nét chữ thân quen này nữa”. Điều đó thật đáng sợ! Trên bảng, từng nét chữ thân quen của cô hiện lên: “Buổi học cuối cùng” của An- phông xơ Đô- đê. Lớp tôi, ai nấy đều im lặng. Giọng cô trầm trầm cất lên giữa khoảng không lặng thinh, đưa tất cả chúng tôi về với miền An – dát bình yên, tươi đẹp, về cậu bé Phrăng với những chiều đi chơi, thả diều, về người thầy đáng kính Ha – men với buổi học cuối cùng.
Chúng tôi cứ thế lắng nghe, tự hỏi câu chuyện đó sao giống câu chuyện của chúng tôi đến vậy. Khi phân tích tâm trạng của cậu bé Phrăng, giọng cô trầm bổng như từng cung bậc cảm xúc của cậu bé vùng An – Dát này khiến tôi và tất cả lớp như muốn trào nước mắt. Rồi khi giảng đến lời nói của thầy Ha- men về tiếng nói dân tộc, giọng cô lại xúc động đến nghẹn ngào khiến chúng tôi càng thêm thấm thía về giá trị của tiếng mẹ đẻ. Những dòng chữ thân thuộc cô viết lên bảng kết hợp với lời giảng, lời bình thật hay và thấm thía. Được cô động viên khích lệ, cả lớp càng thêm hào hứng, hăng hái phát biểu, thảo luận xây dựng bài cứ ngỡ như cô sẽ chẳng bao giờ rời đi, sẽ vẫn ngày ngày được gặp cô và nghe lời cô giảng... Tiếng trống vang lên hết tiết. Cả lớp như bừng tỉnh. Mọi người nhốn nháo và ai nấy bật lên tiếng khóc.
Cô gượng cười bảo: “Cô rất vui khi đã được dạy lớp mình, hãy nhớ về cô với những hồi ức đẹp nhé”. Chỉ nghe đến thế thôi, cả lớp tôi đã oà khóc. Cô cứ thế mà đi sao, hệt như trong văn bản ấy sao?. Chúng tôi nhìn theo dáng cô khuất dần, lòng tự hỏi: Cô ơi! Biết bao giờ chúng em lại được gặp cô, được nghe cô giảng bài. Chúng em biết tuy đi xa cô vẫn luôn nhớ đến chúng em, đến tiết học này - một kỉ niệm giữa thầy và chúng em. Đối với chúng em đó sẽ là một tiết học đáng nhớ suốt cuộc đời.
Tham khảo :
Đến bây giờ, tôi vẫn còn thấy ân hận khi biết mình đã làm một việc sai trái. Tôi đã thất hứa với ông và cả mẹ nữa. Mong rằng sau khi nghe xong câu chuyện của tôi, các bạn đừng để người nuôi dạy mình phải thất vọng vì mình như tôi nhé! Chuyện là thế này:
Năm ấy, tôi lên 9 tuổi, sống với mẹ và ông nội ở một ngôi nhà nhỏ gần bờ sông Von-ga. Những người hàng xóm thân thiện thường đến nhà tôi chơi nên căn nhà lúc nào cũng vang lên tiếng cười đùa vui vẻ.
Một buổi chiều, đang tắm mát cho nụ hồng tươi tắn trước cửa nhà, tôi thấy ông nói với mẹ:
-Bố khó thở lắm…!
Mẹ vội vàng đỡ ông nằm xuống giường rồi bảo tôi đi mua thuốc. Vâng lời mẹ, tôi nhanh nhẹn đi ngay. Dọc đường đi, tôi gặp Tom và Nick cùng mấy đứa bạn trong làng đang chơi bóng đá. Nhìn thấy tôi, bọn chúng gọi: “Ê! nhập cuộc chứ An-đrây-ca!”. Tôi thầm nghĩ: “Hay mình cứ chơi độ 5 phút rồi mới đi, chắc chẳng sao đâu”. Đắn đo một lát rồi tôi cũng quyết định nhập cuộc.
Chơi một lúc lâu, tôi mới sực nhớ lời mẹ dặn. Tôi chạy như bay tới cửa hàng để mua thuốc cho ông.
Vừa bước vào nhà, tôi hoảng hốt khi thấy mẹ đang khóc nấc lên. Thì ra, ông đã mất. Ôi! Nỗi buồn khủng khiếp khi mất người thân sao cứ dâng lên trong lòng tôi. Vậy là từ nay, tôi không được nhìn thấy gương mặt hiền hậu, đẹp lão của ông nữa. Không thể kìm nén được nỗl xúc động, tôi bật khóc và kể cho mẹ nghe mọi chuyện đã làm. Mẹ ôm lấy tôi an ủi:
-An-đrây-ca của mẹ, con không có lỗi, chẳng có thuốc nào cứu nổi ông đâu. Ông đã mất từ lúc con vừa ra khỏi nhà.
Nhưng tôi không nghĩ rằng mẹ đã nói đúng, cả đêm đó, tôi ngồi dưới gốc cây táo ông trồng và tự dằn vặt về lỗi lầm của mình.
Tôi là An-đrây-ca - một cậu bé bình thường như bao cậu bé khác ở trong thị trấn. Tuy nhiên, tôi không ham chơi như các cậu bé khác, bởi tôi đã nhận được một bài học vô cùng đắt giá.
Lúc ấy, tôi mới lên 9 và vẫn còn ham chơi, thường quên lời mẹ dặn. Tôi sống cùng mẹ và người ông đáng kính, vì bố thường đi công tác xa nhà. Chiều nọ, bỗng nhiên ông cảm thấy khó thở, nên mẹ vội bảo tôi đi mua thuốc. Cầm tờ đơn mẹ viết vội, tôi lao ra khỏi nhà. Tuy nhiên, tôi nhanh chóng bị một trận bóng hấp dẫn. Nghe theo lời rủ rê của các bạn, tôi liền bỏ quên lời mẹ dặn. Đến lúc tôi sực nhớ ra, để chạy đi mua thuốc rồi trở về nhà, thì ông đã qua đời rồi. Tự trách và đau khổ, tôi òa khóc nức nở, thú nhận tội lỗi của mình với mẹ. Dù mẹ không hề trách tôi và bảo rằng ông qua đời ngay khi tôi vừa ra khỏi cửa. Nhưng tôi vẫn không thể nào nguôi ngoai và tha thứ cho chính bản thân mình.
Từ hôm đó, tôi quyết tâm thay đổi, không còn ham chơi nữa. Tôi tin rằng, ông nếu biết được, thì cũng sẽ rất vui vì sự thay đổi này của tôi.
Trong những câu chuyện em đọc được về những nhân vật là các con vật gần gũi với trẻ em, em thích nhất là truyện “Cuộc chạy đua trong rừng”.
Ngày mai muôn thú trong rừng mở hội thi chọn con vật chạy nhanh nhất.
Ngựa Con thích thú lắm. Chú tin chắc sẽ giành vòng nguyệt quế. Chú mơ màng nghĩ đến lúc đứng trước mọi người, tay nâng chiếc cúp vô địch trong sự hân hoan, tán thưởng ...Chú sửa soạn bộ dáng không biết chán và mải mê soi bóng mình dưới dòng suối trong veo. Hình ảnh chú hiện lên với bộ đồ nâu tuyệt đẹp, với cái bờm dài mượt mà được chải chuốt ra dáng một nhà vô địch..
Ngựa Cha thấy thế, bảo:
- Con trai à, con phải đến bác thợ rèn để xem lại bộ móng. Nó cần thiết cho cuộc đua hơn là bộ đồ đẹp.
Ngựa Con mắt không rời bóng mình dưới nước, ngúng nguẩy đáp:
- Cha yên tâm đi. Móng của con chắc chắn lắm. Con nhất định sẽ chiến thắng!
Cuộc thi đã đến. Sáng sớm, bãi cỏ đông nghẹt. Chị em nhà hươu sốt ruột gặm cỏ. Thỏ Trắng, Thỏ Xám thận trọng ngắm nghía các đối thủ. Bác Quạ bay đi bay lại giữ trật tự. Ngựa Con ung dung bước vào vạch xuất phát.
Tiếng hô “bắt đầu!” vang lên. Các vận động viên rùng rùng chuyển động. Vòng thứ nhất...Vòng thứ hai.. Ngựa Con dẫn đầu bằng những bước sải dài khỏe khoắn. Bỗng chú có cảm giác vướng vướng ở chân và giật mình thảng thốt: một cái móng lung lay rồi rời hẳn ra. Cai nhọn đâm vào chân làm Ngựa Con đau điếng. Chú tập tễnh và cuối cùng dừng lại hẳn. Nhìn bạn bè lần lượt qua mặt, Ngựa Con đỏ hoe mắt, ân hận vì không làm theo lời cha dặn.
Ngựa Con rút ra được bài học quý giá: đừng bao giờ chủ quan, cho dù đó là việc nhỏ nhất. Đồng thời qua câu chuyện trên em rút ra được được bài học: trong cuộc sống chúng ta không nên chủ quan, luôn cần có sự chuẩn bị kĩ càng.
Bạn học lớp mấy, nếu là lớp 4 thì bạn mở sách luyện tập tiếng việt trang 8 ra là thấy.
Cậu bé ham học
(1) Vũ Duệ đỗ Trạng nguyên ở triều đại nhà Lê. Ông là người nổi tiếng thông minh, có khí phách, được vua Lê tin dùng, các quan trong triều ai cũng kính nể.
(2) Thuở nhỏ, vì nhà nghèo, Vũ Duệ không được đi học, phải ở nhà trông em, lo cơm nước cho bố mẹ đi làm ngoài đồng. Ngày nào cũng vậy, mỗi buổi sáng, khi thầy đồ trong làng bắt đầu dạy học, Vũ Duệ lại cõng em đứng ở ngoài hiên, chăm chú nghe thầy giảng bài.
(3) Thầy đồ thấy Vũ Duệ ham học, trong lòng quý mến, muốn thử tài cậu bé. Thầy đặt một câu hỏi “hóc búa” cho cả lớp, không ai trả lời được. Thầy nhìn ra ngoài cửa lớp, bắt gặp ánh mắt sáng ngời của cậu bé đang nhìn mình, ý chừng muốn trả lời câu hỏi thay cho các bạn trong lớp. Thầy đồ bèn hỏi:
- Liệu con có trả lời được câu hỏi của ta không?
Cậu bé thưa:
- Dạ, thưa thấy con xin trả lời ạ!
Được thầy cho phép, Vũ Duệ trả lời câu hỏi trôi chảy, mạch lạc, đầu ra đấy. Thầy đồ gật đầu tán thưởng. Cả lớp thán phục. Thầy bước ra cửa lớp, xoa đầu Vũ Duệ, khen ngợi.
(4) Ngay sau buổi học đó, thầy đồ đến tận nhà cậu bé, khuyên cha mẹ cậu cho cậu đi học. Thế là Vũ Duệ được đi học, chính thức bên thầy, bên bạn. Chỉ vài tháng sau, Vũ Duệ đã là trò giỏi nhất lớp.