Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1. Đòn bẩy AB có tác dụng làm lực tác dụng khi nâng quả nặng một lực hướng từ trên xuống.
2. Khi dùng đòn bẩy để nâng vật, nếu khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của lực nâng vật lớn hơn khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của trọng lực thì lực tác dụng nhỏ hơn trọng lượng của vật đòn bẩy có thể được lợi về lực.
Tham khảo!
Hình | Loại đòn bẩy | Tác dụng |
19.6 a | Đòn bẩy loại 2 không cho lợi về lực | Giúp di chuyển vật cần nâng nhanh chóng và dễ dàng hơn (câu được cá nhanh hơn). |
19.6 b | Đòn bẩy loại 1 | Cho lợi về lực (mở được nắp bia dễ dàng). |
19.6 c | Đòn bẩy loại 2 không cho lợi về lực | Giúp di chuyển vật cần nâng nhanh chóng và dễ dàng hơn (gắp thức ăn dễ dàng). |
19.6 d | Đòn bẩy loại 2 cho lợi về lực | Nâng được vật nặng (làm vỡ được vật cứng khi cần một lực tác dụng lớn). |
19. 6 e | Đòn bẩy loại 1 | Cho lợi về lực và thay đổi hướng tác dụng lực theo mong muốn (làm thuyền di chuyển dễ dàng). |
19.6 g | Đòn bẩy loại 1 | Cho lợi về lực và thay đổi hướng tác dụng lực theo mong muốn (cắt đồ vật dễ dàng). |
- Bàn đạp:
Điểm tựa: trục giữa hai bàn đạp.
Cách đổi hướng lực: Tác dụng lực hướng xuống 1 bên bàn đạp thì bên còn lại sẽ được nâng lên.
- Tay lái:
Điểm tựa: điểm giữa tay lái gắn tay lái với đầu xe đạp.
Cách đổi hướng lực: Tác dụng lực vào 1 bên tay lái thì bên còn lại sẽ chuyển động theo chiều ngược lại.
Dựa vào nguyên tắc đòn bẩy, xác định điểm tựa, lực và trọng lực khi cơ thể ngửa đầu hoặc kiễng chân.
Tham khảo!
Hành động | Điểm tựa | Lực | Trọng lực |
Khi ngửa đầu | Đốt sống trên cùng | Lực được sinh ra từ hệ thống cơ sau gáy bám vào sọ | Trọng lực của phần đầu |
Khi kiễng chân | Các khớp bàn – đốt ở bàn chân | Lực được cơ sinh đôi cẳng chân và cơ dép đặt trên xương gót thông qua gân Achilles | Trọng lực của cả cơ thể |
Khi ta nâng một quả tạ, nhờ sự điều khiển của hệ thần kinh, cơ co dãn, phối hợp cùng sự hoạt động của các khớp làm xương chuyển động. Sự sắp xếp của cơ, xương, khớp hình thành nên cấu trúc có dạng đòn bẩy. Trong, khớp hình thành nên điểm tựa, tạo sự co cơ tạo nên lực kéo làm xương di chuyển tạo sự vận động của cơ thể.
- Sử dụng thước làm thanh ngang của đòn bẩy, tẩy làm điểm tựa ở phía dưới thước, có thể đặt bút hoặc các vật nặng lên một đầu của thước, đầu kia dùng tay tác dụng lực để nâng vật nặng lên.
- Hình biểu diễn:
Ví dụ:
- Bập bênh thay đổi hướng tác dụng của lực từ vuông góc hướng xuống với thanh bập bênh thành lực vuông góc hướng lên phía bên kia.
- Búa nhổ đinh thay đổi lực vuông góc với cán búa thành lực vuông góc với đinh để nhổ được đinh lên…v.v
Các xương ngón tay, ngón chân, bàn tay (hoặc bàn chân), cánh tay (hoặc đùi) … có thể còn rất nhiều đòn bẩy trong cơ thể em
- Các khớp ngón tay, ngòn chân, khớp bàn tay, bàn chân ; khớp khuỷu tay, khuỷu chân, khớp vai, khớp háng…là điểm tựa
- Các vật nào đó tì vào ngón tay, ngón chân, bàn tay, bàn chân, cánh tay, đùi…là lực tác dụng của vật lên đòn bẩy
- Các cơ bắp làm cho ngón tay, ngón chân, bàn tay, bàn chân, cánh tay, đùi…chuyển động tạo nên lực tác dụng của người