Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1.Ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Tám năm 1945
Đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp ở Việt Nam. Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đã mở ra bước ngoặt vĩ đại của cách mạng, đưa dân tộc Việt Nam bước sang kỷ nguyên mới - kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; nhân dân ta từ thân phận nô lệ đã trở thành người làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình. Đánh giá về ý nghĩa lớn lao này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Cách mạng Tháng Tám đã lật đổ nền quân chủ mấy mươi thế kỷ, đã đánh tan xiềng xích thực dân gần 100 năm, đã đưa chính quyền lại cho nhân dân, đã xây nền tảng cho nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, độc lập, tự do, hạnh phúc. Đó là một cuộc thay đổi cực kỳ to lớn trong lịch sử của nước ta”(2). Tiếp tục nhấn mạnh giá trị đó, trong Bài phát biểu tại khóa họp Xô viết Tối cao Liên Xô nhân kỷ niệm 40 năm Cách mạng tháng Mười, ngày 6-11-1957 đăng trên báo Nhân dân, số 1341, ngày 10-11-1957, Người lại khẳng định: “Năm 1945, nhân dân Việt Nam đã làm Cách mạng Tháng Tám, đánh đuổi bọn thực dân ra khỏi đất nước và xây dựng chính quyền nhân dân. Đó là một bước ngoặt trong lịch sử của dân tộc chúng tôi”(3). Thắng lợi này đã chính thức chấm dứt ách đô hộ hơn 80 năm của thực dân Pháp đối với nước ta, mở kỷ nguyên độc lập, lần đầu tiên tên nước Việt Nam có tên bản đồ thế giới; đồng thời đã mở ra mối quan hệ ngoại giao với các nước trên thế giới với tư cách và vị thế của một quốc gia - dân tộc có độc lập, có chủ quyền: “Lịch sử dân tộc ta đã có nhiều thời kỳ rất vẻ vang. Nhưng trước ngày Cách mạng Tháng Tám, dân tộc ta đã phải trải qua gần một thế kỷ vô cùng tủi nhục. Trên địa đồ thế giới, tên nước ta đã bị xóa nhòa dưới bốn chữ “Đông Dương thuộc Pháp”. Thực dân Pháp gọi đồng bào ta là lũ Annamít dơ bẩn. Thiên hạ gọi chúng ta là vong quốc nô. Cụ Phan Bội Châu đã phải thốt lên rằng:
Đã lắm lúc bầm gan tím ruột,
Vạch trời cao mà tuốt gươm ra,
Cũng xương, cũng thịt, cũng da,
Cũng hòn máu đỏ, con nhà Lạc Long,
Thế mà chịu trong vòng trói buộc,
Mấy mươi năm nhơ nhuốc lầm than!...
Cách mạng Tháng Tám thành công. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời. Kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi. Nhân dân ta tự làm chủ vận mạng của mình. Tên tuổi của nước ta lại lẫy lừng khắp năm châu, bốn biển”(4).
Đối với tiến trình cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945, một mặt, đã góp phần đánh bại tàn dư của chế độ phong kiến và chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa phát xít ở Việt Nam. Về vấn đề này, trong Thư gửi đồng bào toàn quốc nhân dịp Kỷ niệm Cách mạng tháng Tám, ngày 19 tháng 8 năm 1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Cách mạng Tháng Tám đã giải phóng đồng bào ta ra khỏi chế độ quân chủ chuyên chế và xiềng xích thực dân”(5). Mặt khác, đối với công cuộc xây dựng một chế độ xã hội mới, khác hẳn về chất so với chế độ cũ (phong kiến, thực dân và đế quốc): “Cách mạng Tháng Tám đã xây dựng cho nhân dân ta cái nền tảng Dân chủ Cộng hoà và thống nhất độc lập”(6).
Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám là thắng lợi của ý chí độc lập tự chủ, tự lực, tự cường của dân tộc Việt Nam và là thắng lợi vĩ đại của tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Từ thắng lợi to lớn đó, đã cổ vũ nhân dân ta kiên cường đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, bằng Chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975 lịch sử. Đất nước hoàn toàn độc lập, người dân được hoàn toàn tự do, hạnh phúc.
Nhân vật lịch sử tiêu biểu cho cuộc kháng chiến chống Pháp cuối thế kỉ XIX là: Trương Định, Nguyễn Trường Tộ và Tôn Thất Huyết, Nguyễn Trung Trực...
Một số nét về các nhân vật lịch sử đó là:
Nguyễn Trung Trực người thôn Vĩnh Hội, xã Cát Hải, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định. Sau khi Pháp xâm lược, ông theo gia đình phiêu bạt vào Nam, định cư tại một làng chài thuộc huyện Bến Lức, tỉnh Long An. Thuở nhỏ, ông rất hiếu động, thích học võ nên khi lớn lên ông có thể lực khỏe mạnh, giỏi võ nghệ và là người can đảm, mưu lược. Năm 1859, ông vào lính dưới quyền chỉ huy của Trương Định. Vào khoảng sáng ngày 10 tháng 12 năm 1861, ông cùng một số nghĩa quân tổ chức phục kích đốt cháy chiếc tiểu hạm Hy Vọng của quân Pháp. Sau lần đốt tàu của giặc Pháp, ông cùng nghĩa quân chiến đấu ở Gia Định, Biên Hòa và Kiên Giang lập được nhiều chiến công hiển hách. Câu nói khảng khái của ông còn mãi lưu truyền cho thế hệ mai sau: “Bao giờ Tây nhổ hết cỏ nước Nam mới hết người Nam đánh Tây”.
Tham khảo nha :
Nhân vật lịch sử tiêu biểu cho cuộc kháng chiến chống Pháp cuối thế kỉ XIX là: Trương Định, Nguyễn Trường Tộ và Tôn Thất Huyết, Nguyễn Trung Trực...
Một số nét về các nhân vật lịch sử đó là:
Nguyễn Trung Trực người thôn Vĩnh Hội, xã Cát Hải, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định. Sau khi Pháp xâm lược, ông theo gia đình phiêu bạt vào Nam, định cư tại một làng chài thuộc huyện Bến Lức, tỉnh Long An. Thuở nhỏ, ông rất hiếu động, thích học võ nên khi lớn lên ông có thể lực khỏe mạnh, giỏi võ nghệ và là người can đảm, mưu lược. Năm 1859, ông vào lính dưới quyền chỉ huy của Trương Định. Vào khoảng sáng ngày 10 tháng 12 năm 1861, ông cùng một số nghĩa quân tổ chức phục kích đốt cháy chiếc tiểu hạm Hy Vọng của quân Pháp. Sau lần đốt tàu của giặc Pháp, ông cùng nghĩa quân chiến đấu ở Gia Định, Biên Hòa và Kiên Giang lập được nhiều chiến công hiển hách. Câu nói khảng khái của ông còn mãi lưu truyền cho thế hệ mai sau: “Bao giờ Tây nhổ hết cỏ nước Nam mới hết người Nam đánh Tây”.
TL
Từ ngày 14 đến ngày 18/8, cuộc tổng khởi nghĩa nổ ra giành được thắng lợi ở nông thôn đồng bằng Bắc Bộ, đại bộ phận miền Trung, một phần miền Nam và ở các thị xã: Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Hội An, Quảng Nam... Ngày 19/8, khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi ở Hà Nội
HỌC TỐT Ạ
@@@@@@
Từ ngày 14 đến ngày 18/8, cuộc tổng khởi nghĩa nổ ra giành được thắng lợi ở nông thôn đồng bằng Bắc Bộ, đại bộ phận miền Trung, một phần miền Nam và ở các thị xã: Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Hội An, Quảng Nam... Ngày 19/8, khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi ở Hà Nội.
HT
1.Xuất hiện nhiều nhà máy, hầm mỏ, đồn điền,…
2.Tháng 8-1908, thực dân Pháp câu kết với chính phủ Nhật chống phá phong trào Đông du. Ít lâu sau, chính phủ Nhật ra lệnh trục xuất những người yêu nước Việt Nam và lùng bắt Phan Bội Châu khỏi Nhật Bản
3.
Nguyễn Tất Thành quyết chí ra đi tìm đường cứu nước là bởi vì:
- Người sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh nước nhà rơi vào tay thực dân Pháp. Nhiều cuộc khởi nghĩa của nông dân nổ ra những đều bị dập tắt và thất bại.
- Nguyễn Tất Thành không nhất trí với chủ trương, con đường cứu nước của các bậc tiền bối.
- Nguyễn Tất Thành muốn sang phương Tây tìm hiểu xem nước Pháp và nước khác làm như thế nào rồi sẽ về giúp đồng bào mình.
4.Từ giữa năm 1929, ở nước ta lần lượt ra đời ba tổ chức cộng sản. Các tổ chức này hoạt động riêng lẻ và chưa có sự hỗ trợ lẫn nhau. Vì vậy cần hợp nhất 3 tổ chức cộng sản để tăng thêm sức mạnh cách mạng và thống nhất thành một đảng lớn để tổ chức lãnh đạo quần chúng.
5.
6.Ngày 28/8/1945 cuộc tổng khởi nghĩa đã thành công trong cả nước. Tuy nhiên, người ta lại chọn ngày 19/8 làm ngày kỉ niệm là bởi vì: Ngày 19/8 là ngày nhân dân Hà Nội xuống đường biểu tình, mít tinh và đánh chiếm thành công cơ quan đầu não của địch giành lại chính quyền. Đó là tiền để, là động lực để nhân dân ở các khu vực khác đứng lên, mạnh mẽ đấu tranh giành chính quyền.
7.Ngày 2 - 9 - 1945, Hà Nội tưng bừng trong màu đỏ - một vùng trời bát ngát cờ, hoa. Đồng bào Hà Nội, già trẻ, trai gái đều xuống đường. Những dòng người từ khắp các ngả tập trung về Quảng trường Ba Đình.
Nắng mùa thu làm đẹp thêm quảng trường lịch sử. Đội danh dự đứng nghiêm trang xung quanh lễ đài mới dựng. Một thời khắc lịch sử của cả dân tộc trong ngày độc lập dân tộc.
HT nha
- Căn cứ Việt Bắc vẫn được giữ vững, bộ đội chủ lực ngày càng trưởng thành. - Chiến thắng này đã chứng minh sự đúng đắn về đường lối kháng chiến lâu dài của Đảng. - Làm thất bại âm mưu “Đánh nhanh thắng nhanh” buộc Pháp phải chuyển sang đánh lâu dài với ta.
- Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công mau lẹ do nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân quan trọng, có ý nghĩa quyết định là sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt, khéo léo của Đảng; là sự vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin trong điều kiện cụ thể của nước ta một cách đúng đắn, độc lập, tự chủ và sáng tạo.
Là sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt, khéo léo của Đảng; là sự vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin trong điều kiện cụ thể của nước ta một cách đúng đắn, độc lập, tự chủ và sáng tạo.