Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Học sinh có thể tham khảo câu chuyện về người anh hùng Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai.
* Câu chuyện
Một người ham đọc sách
Đan-tê là một nhà thơ lớn của nước Ý. Ông còn nổi tiếng là người ham đọc sách. Không đủ tiền mua sách, ông làm quen với người bán hàng để mượn sách về nhà xem.
Một hôm, người chủ quán sách không muốn cho Đan-tê mượn cuốn sách mới. Ông liền đứng tại quầy hàng để đọc, bất chấp mọi tiếng ồn ào xung quanh.
Khi ông đặt cuốn sách vừa đọc xong xuống để trả người chủ quán thì trời đã sẩm tối. Người chủ quán liền hỏi:
- Kẻ ra người vào ồn ào như vậy mà ông cũng đọc được hết cuốn sách à?
Đan-tê ngơ ngác đáp:
- Có người ra vào ồn ào ư? Tôi chỉ thấy người trong sách đi lại nói chuyện với nhau thôi!
(Theo Cuộc sống và sự nghiệp)
* Bài thơ:
TRANG SÁCH VÀO ĐỜI
Trước ngưỡng cửa cuộc đời
Trang sách và hoa phượng
Học vấn và nhớ thương
Miệt mài nuôi chí lớn
Những trang sách dày công
Giúp em nhiều kiến thức
Vào đời bằng hiện thực
Vững bước trên đôi chân
Những con số bài toán
Những dòng chữ bài văn
Sơ đồ và hình ảnh
Nhanh hiểu và dễ nhớ
Trang sách bên cửa sổ
Một bầu trời ước mong
Trang sách như bệ phóng
Nâng bước em vào đời.
(Nguyễn Đức Toàn)
* Bài văn tả cây dừa:
Trước nhà em có một cái ao, xung quanh ao được trồng nhiều loại cây cần nước nhưng trong số đó em lại thích cây dừa nhất. Những đứa bạn cùng làng của em cũng phải công nhận với em về điều đó, cây dừa giống như nhân vật chính nổi bật lên giữa khu vườn nhà. Cây dừa nhà em rất đẹp, nó không chỉ nổi bật trong khu vườn nhà thôi đâu mà nó còn nổi bật nhất cái ngôi làng này.
Mỗi khi đi học về em cũng có thể nhìn thấy cây dừa ở nhà mình từ xa, bởi cây dừa nhà em cao lắm, nhìn từ xa trông nó giống như cái chổi bị dựng ngược lên. Bố em thường trêu rằng bao giờ hai chị em em lớn để lấy cái chổi dừa xuống quét nhà cho bố, chắc hẳn lúc đó nhà sẽ rất sạch.
Thân cây dừa cao và to như cái cột nhà, bên ngoài được bọc một lớp màu nâu, nham nhám, sần sùi và nứt nẻ, chỗ lõm chỗ lồi. Từ gốc cây lên đến đỉnh ngọt sẽ có các vòng tròn cách một khoảng đều nhau, những chiếc rễ con của cây dừa giống như những chú giun đất vậy. Còn phía trên đỉnh cây, các tàu lá xòe ra trông như chiếc ô che bóng râm mát cho một góc vườn nhà, lá dừa già sẽ có màu vàng, còn lá dừa non sẽ còn màu xanh man mát.
Dưới những tàu lá đó là những trái dừa, trái dừa trên cây nhà em năm nào vào mỗi ngày hè thường rất trĩu quả, quả dừa bên ngoài có màu xanh, màu càng nhạt thì chứng tỏ là dừa non còn màu đậm thì là dừa già. Gia đình em khi hè đến thường sẽ hái cả hai loại quả xuống để uống, dừa non sẽ ăn luôn cả cùi, dừa già thì gọt đi phần vỏ nâu bên ngoài để đem đi nấu thành món ăn.
Nhờ có cây dừa mà gia đình em mỗi khi hè đến sẽ có nước để uống, dừa non để ăn mà không phải đi mua ngoài. Sân vườn nhà em cũng nhờ vậy mà trở nên mát hơn và xanh hơn. Em rất thích cây dừa này.
Tái sinh nhờ hàng xóm, láng giềng
Cuối năm 2010, trong một lần đi hái cà phê thuê cho một gia đình khác trong vùng, anh Trần Xuân Quý (tổ dân phố 6, phường Thiện An, thị xã Buôn Hồ) bị ngã xuống giếng hoang cạn nước sâu hơn 10 mét. Khi hay tin chồng ngã giếng bị đa chấn thương đang được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa thị xã Buôn Hồ, vợ anh đã gom hết số tiền dành dụm của gia đình để mang đi chữa bệnh cho chồng. Song số tiền vợ chồng anh có được cũng chỉ vỏn vẹn vài trăm ngàn đồng, bởi gia cảnh nghèo, chỉ đi làm thuê để có cái ăn qua ngày, lấy đâu ra tiền dành dụm, nhà có mấy sào rẫy cà phê thì chưa đến ngày thu hoạch. May thay, lúc ấy Câu lạc bộ “Vòng tay nhân ái” (một câu lạc bộ được hình thành trên sự tự nguyện tham gia của các hộ dân ở tổ dân phố 6 nhằm giúp đỡ những người hàng xóm có hoàn cảnh khó khăn) hay tin đã đóng góp được 3,9 triệu đồng mang tặng anh Quý làm chi phí chữa bệnh. Không những thế, thấy hoàn cảnh gia đình anh neo người, vợ chăm chồng ở bệnh viện, có 2 con trai lại đang tuổi ăn tuổi học, các thành viên Câu lạc bộ “Vòng tay nhân ái” đã đóng góp hàng chục ngày công giúp gia đình anh thu hoạch cà phê, phơi khô và đóng bao cất giữ hộ, đồng thời, còn thay nhau trông coi nhà cửa, chăm lo từ cái ăn đến việc học hành của 2 cháu nhỏ. Ngày xuất viện trở về, nhìn nhà cửa gọn gàng ngăn nắp, mùa màng đã thu hoạch xong vợ chồng anh Quý vui mừng khôn xiết. Anh tâm sự: “Ngày tôi nhập viện, nếu không có sự giúp đỡ kịp thời của bà con hàng xóm, chưa chắc tôi đã qua được cơn nguy kịch. Không chỉ cho tiền, bà con còn giúp tôi công sức để thu hoạch mùa màng. Trước những tấm lòng, tình cảm ấy, tôi thấy gia đình mình như đang sống trong một gia đình lớn, ở đó có sự thương yêu đùm bọc của mọi người. Và cũng chính những tình cảm ấy đã tiếp thêm cho vợ chồng ý chí vươn lên. Đến bây giờ gia đình tôi đã được xóa tên trong danh sách hộ nghèo…”.
Được biết, ngoài những việc làm tình nghĩa dành cho những gia đình gặp tai nạn bất ngờ, những thành viên Câu lạc bộ “Vòng tay nhân ái” ở tổ dân phố 6 còn tự nguyện đóng góp tiền để cùng nhau vượt khó làm giàu. Với 20 thành viên ban đầu, chưa đầy một năm sau khi hình thành, Quỹ của Câu lạc bộ đã thu được 12 triệu đồng và tổ chức cho 6 hộ vay để phát triển chăn nuôi, tăng thêm chi phí chăm sóc cây cà phê của gia đình. Không những thế, vào những ngày lễ tết họ còn đóng góp tiền, gạo, quà để đi thăm hỏi trẻ tàn tật, mồ côi trên địa bàn tổ dân phố. Rồi khi có ai đau ốm, họ lại đóng góp và cùng nhau đến thăm hỏi, động viên. Chia sẻ về hoạt động của Câu lạc bộ, Chủ nhiệm Lê Thị Tảo cho biết: “Những hoạt động Câu lạc bộ “Vòng tay nhân ái” đã và đang làm đều hướng đến một mục đích là thắp sáng lên ngọn lửa thương yêu trong cụm dân cư của mình để bất cứ ai, gia đình nào trên địa bàn cũng thấy và cảm nhận được tình thương yêu, sự sẻ chia mà bà con hàng xóm dành cho mình. Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ phát triển thêm hội viên và phát triển thêm số quỹ của câu lạc bộ để ngày càng có nhiều gia đình hội viên được vay vốn và giúp đỡ được nhiều trường hợp khó khăn hơn…”.
Họ hàng là người rất quý mến chúng ta , nên ta phải quý mến lại
Ví dụ: Câu chuyện Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng.
Cụ tổ bên ngoại của Trừng, người họ Phạm, húy là Bân, có nghề y gia truyền, giữ chức Thái y lệnh để phụng sự Trần Anh Vương. Ngài đem hết của cải trong nhà ra mua các loại thuốc tốt và tích trữ thóc gạo. Gặp người bệnh tật cơ khổ, ngài cho ở nhờ nhà, cho cơm cháo, chữa trị cho. Dẫu bệnh có dầm dề máu ủ nhưng ngài ko hề né tránh. Bệnh nhân tới chữa khỏe mạnh rồi mới đi.Cứ như vậy, trên giường ko lúc nào vắng bệnh nhân.
Bỗng liền năm đói kém, dịch bệnh nổi lên, ngài lại dựng thêm nhà cho những kẻ khốn cùng đói khát, bệnh tật ở, cứu sống hơn ngàn người. Ngài được mọi người cảm tạ.
Một lần, có người đến gõ cửa, mời gấp:
– Nhà có người đàn bà, bỗng nhiên nguy kịch, máu chảy như xối, mặt mày xanh lét.
Nghe vậy, ngài theo người đó đi ngay. Nhưng ra cửa thì gặp sứ giả do vương sai tới, bảo rằng:
-Trong cung có bậc quý nhân bị sốt, vương triệu đến khám.
Ngài nói:
-Bệnh đó không gấp. Nay mệnh sống của người nhà này chỉ trong từng khoảnh khắc. Tôi cứu họ trước, lát nữa sẽ đến chữa cho bậc quý nhân đó.
Quan Trung sứ tức giận nói:
– Phận làm tôi sao được nói như vậy? Ông định cứu tính mạng người ta mà ko cứu tính mạng mình sao?
Ngài đáp:
– Tôi có mắc lỗi, chả biết làm gì. Nếu người kia ko được cứu, sẽ chết trong khoảnh khắc, chẳng biết trông vào đâu. Tôi xin chịu tội.
Nói xong ngài đi cứu người kia. Họ quả được sống. Lát sau, ngài đến yết kiến, vương quở trách. Ngài tạ tội, bày rõ lòng thành của mình.
Vương mừng nói:
Ngươi thật là bậc lương y chân chính, đã giỏi nghề nghiệp lại có lòng nhân đức, thương xót nhân dân của ta.
Về sau, quan cháu ngài làm nghề lương y đến hàng ngũ phẩm, tứ phẩm có tới 2, 3 vị. Người đời khen ngợi họ ko để sút sa nghiệp nhà.
Câu chuyện "Tình cảm họ hàng trong làng xóm" kể về một ngôi làng nhỏ nằm giữa núi rừng, nơi mọi người sống gắn bó và tạo nên một tình cảm đặc biệt giữa các họ hàng và hàng xóm.Trong ngôi làng, mọi người không chỉ là hàng xóm mà còn là những người thân, những người anh em ruột thịt. Họ luôn chia sẻ những niềm vui, nỗi buồn và những khó khăn trong cuộc sống. Khi có ai đó gặp khó khăn, cả làng sẽ đoàn kết lại với nhau để giúp đỡ. Tình cảm họ hàng cũng được thể hiện qua những buổi liên hoan, họp mặt gia đình. Mọi người tụ tập, cùng nhau ăn uống, chia sẻ những câu chuyện, kỷ niệm và tạo dựng những kỷ niệm đáng nhớ. Những truyền thống và phong tục của làng cũng được duy trì và truyền lại từ đời này sang đời khác.Câu chuyện này nhấn mạnh tình cảm họ hàng và làng xóm là một giá trị văn hóa quý báu, giúp mọi người cảm thấy an yên, được yêu thương và hỗ trợ trong cuộc sống. Nó cũng nhắc nhở chúng ta về tình cảm gia đình và tình người, đồng thời khuyến khích chúng ta duy trì và chăm sóc tình cảm này để xây dựng một cộng đồng đoàn kết và hạnh phúc.
chúc bn học tốt !!!
Học sinh có thể tham khảo chuyện:
TỪ VIÊN SỎI ĐẾN CHỮ SỐ
( Theo sách Lược sử toán học - từ ý tưởng đến thực hành)
Hoặc đoạn văn sau:
Thomas Alva Edison (11 tháng 2 năm 1847 – 18 tháng 10 năm 1931) là một nhà phát minh và thương nhân đã phát triển rất nhiều thiết bị có ảnh hưởng lớn tới cuộc sống trong thế kỷ 20. Ông được một nhà báo đặt danh hiệu "Thầy phù thủy ở Menlo Park", ông là một trong những nhà phát minh đầu tiên ứng dụng các nguyên tắc sản xuất hàng loạt vào quy trình sáng tạo, và vì thế có thể coi là đã sáng tạo ra phòng nghiên cứu công nghiệp đầu tiên. Một số phát minh được gán cho ông tuy ông không hoàn toàn là người đầu tiên có ý tưởng đó, nhưng sau khi bằng sáng chế đầu tiên được thay đổi nó trở thành của ông (nổi tiếng nhất là bóng đèn), trên thực tế là công việc của rất nhiều người bên trong công ty của ông. Tuy nhiên, Edison được coi là một trong những nhà phát minh giàu ý tưởng nhất trong lịch sử, ông giữ 1.093 bằng sáng chế tại Hoa Kỳ dưới tên ông, cũng như các bằng sáng chế ở Anh Quốc, Pháp, và Đức. Năm 1922, tờ "Times" ở New York tổ chức một cuộc bình chọn cho độc giả và Thomas Alva Edison được bầu làm người đứng đầu trong 12 vĩ nhân của nước Mỹ, bởi cứ 11 ngày ông cho ra đời một phát minh mới.
Câu chuyện "Người bán quạt may mắn"
Chuyện kể rằng: Thuở xưa ở Trung Quốc có ông Vương Hi Chi viết chữ đẹp nổi tiếng. Một hôm, ông ngồi nghỉ dưới một gốc cây bên vệ đường. Tình cờ, có một bà lão đi bán quạt cũng gánh hàng đến nghỉ ở gốc cây ấy. Bà lão tâm sự với ông rằng từ sáng đến giờ chưa bán được cái nào, ế quá. Chiều nay, chắc cả nhà phải nhịn đói. Nói xong bà mệt quá ngủ thiếp đi. Trong thời gian bà ngủ, Vương Hi Chi liền lấy bút mực ra, viết chữ để thơ vào tất cả gánh quạt của bà. Khi tỉnh dậy, bà thấy gánh quạt trắng của mình bị ông Vương bôi đen lên cả. Bà tức giận bắt ông phải bồi thường. Ông Vương không nói gì, chỉ mỉm cười, rồi lẳng lặng bỏ đi. Nào ngờ gánh quạt của bà, chỉ trong một thời gian ngắn đã được bán rất chạy. Có người còn hỏi mua giá đến ngàn vàng. Bà lão tiếc đứt ruột không có mà bán. Trên đường trở về, bà thầm nghĩ chắc là trời thương mình nên mới sai tiên ông đến giúp mình quạt mới bán nhanh như thế.
Anh Kim Đồng
Kim Đồng tên thật là Nông Văn Dền, người dân tộc Nùng, quê ở thôn Nà Mạ, xã Xuân Hòa (nay là Trường Hà), Hà Quảng, Cao Bằng.
Anh là một trong 5 đội viên đầu tiên của Đội nhi đồng Cứu quốc thôn Nà Mạ và cũng là tổ chức Đội đầu tiên của Đội ta được thành lập khi mặt trận Việt Minh ra đời (1941).
Trong buổi thành lập Đội, Kim Đồng được bầu làm tổ trưởng.
Kim Đồng là con trai út của một gia đình nông dân nghèo. Bố mất sớm. Anh trai tham gia cách mạng và hy sinh khi còn trẻ.
Từ năm 1940, ở quê Dền đã có phong trào cách mạng. Dền được anh trai và anh cán bộ như anh Đức Thanh giác ngộ cách mạng. Dền đã theo các anh làm các công việc: canh gác, chuyển thư từ, nghe nói chuyện về tội ác của quân giặc… nhờ đó Dền đã sớm giác ngộ cách mạng và trở thành một liên lạc viên tin cậy của tổ chức Đảng. Dền đã mau chóng làm quen với cách thức làm công tác bí mật, nhiều lần đưa, chuyển thư từ, đưa đường cho cán bộ lọt qua sự bao vây, canh gác của địch.Năm 1941, Bác Hồ về Pắc Pó, Kim Đồng từng được gặp Bác ở căn cứ cách mạng.
Bước sang năm 1943, bọn địch khủng bố, đánh phá dữ dội vùng Pắc Pó. Trong một lần đi liên lạc về, giữa đường gặp lính địch phục kích gần nơi có cán bộ của ta, Kim Đồng đã nhanh trí nhử cho bọn địch nổ súng về phía mình. Nhờ tiếng súng báo động ấy, các đồng chí cán bộ ở gần đó tránh thoát lên rừng. Song, Kim Đồng đã bị trúng đạn và anh dũng hy sinh tại chỗ, ngay bờ suối Lê-nin.
Hôm ấy là ngày 11 tháng giêng Âm lịch năm 1943, Anh vừa tròn 14 tuổi.
Ngày nay, mộ của Kim Đồng đã được đội viên cả nước góp phần xây dựng tại nơi anh ngã xuống. Ngày 15-5-1986, nhân kỷ niệm lần thứ 45 ngày thành lập Đội, mộ của Anh và tượng người đội viên liệt sĩ anh hùng Kim Đồng đang tung con chim sáo bay lên đã được khánh thành. Từ đó đến nay nơi đây đã trở thành khu di tích Kim Đồng chào đón các thế hệ thiếu nhi Việt Nam đến nơi thành lập Đội TNTP, với người đội trưởng đầu tiên của mình, đến với quê hương cách mạng có suối Lê-nin, có núi Các Mác và hang Pắc Pó mãi mãi khắc sâu trong tâm trí của thiếu nhi Việt Nam.
Tham khảo
* Câu chuyện “Chiếc giỏ đựng than”
Ngày xưa, có một chú tiểu sống trên núi cùng với sư phụ tại một ngôi chùa nhỏ. Công việc của cậu hàng ngày đơn giản chỉ là gánh nước, nấu cơm, quét dọn bụi bặm và đọc sách cùng sư phụ của mình.
Cuộc sống cứ thế yên bình trôi qua, chú tiểu vẫn xuất sắc hoàn thành nhiệm vụ của mình chỉ riêng việc đọc sách khiến cậu cảm thấy chán nản. Một hôm chú tiểu hỏi sư phụ: “Tại sao chúng ta phải đọc nhiều sách như vậy, con thấy việc đọc sách có ích gì đâu?”.
Sư phụ nghe vậy bèn mỉm cười nói với cậu ngày mai hãy mang cái giỏ này để xách nước thay vì cái thùng hay xách bấy lâu nay. Chú tiểu mặc dù không hiểu ý nghĩa nhưng vẫn vâng lời, ngày nào cũng mang cái giỏ đi để xách nước nhưng khi về đến nơi thì bao nhiêu nước cũng chảy hết qua cái lỗ trên giỏ.
Khi cậu thắc mắc về việc này thì sư phụ nói hãy cứ tiếp tục và cậu vâng lời nhưng chẳng được bao lâu. Nỗi thất vọng ngày càng lớn khi ngày nào cũng phải làm việc vô ích này khiến cậu chán nản, đến khi không chịu được nữa cậu nói với sư phụ rằng mình không làm nữa vào ngày mai.
Sư phụ mỉm cười, bảo chú tiểu lấy cái giỏ ra đây và ôn tồn nói: “Con nghĩ việc làm của con là vô ích sao? Hãy nhìn thử xem, cái giỏ này trước kia đựng than đen nhẻm nhưng từ ngày con lấy nó để xách nước nó đã sạch trong không còn lấm lem vết than như xưa nữa.
Việc đọc sách cũng vậy, lợi ích của nó không thấy được bằng mắt, không phải ngày một ngày hai để mong thành công nhưng không có nghĩa là quá trình này trải qua vô nghĩa. Con đọc một quyển sách mỗi ngày, tâm hồn sẽ được rửa trôi một ít, đến khi đủ thì sẽ sạch bong như cái giỏ than này”.
Chú tiểu hiểu ra, thầm cảm ơn Thầy và từ đó không còn chán ghét việc đọc sách nữa.
Giới thiệu 1 câu chuyện ( hoặc bài thơ , bài văn , bài báo ) đã đọc ở nhà về tình cảm họ hàng , làng xóm