Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi.
“Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cán chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ. Dượng Hương Thư đang vượt thác khác hẳn dượng hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẹ, tính nết nhu mì ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ.”
Câu 1. Đoạn trích được kể theo ngôi thứ mấy? Vì sao em biết ?
=> Đoạn trích được kể theo ngôi thứ ba. Vì người kể không nhắc tới bản thân và gọi tên nhân vật bằng chính tên gọi của họ
Câu 2 Tìm các câu văn có sử dụng phép tu từ so sánh? Đặt một câu có sử dụng phép tu từ so sánh.
=> Các câu văn có sử dụng phép tu từ so sánh:
+Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc
+Cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.
+Dượng Hương Thư đang vượt thác khác hẳn dượng Hương Thư ở nhà.
Đặt một câu có sử dụng phép tu từ so sánh:
Linh xinh đẹp như bông hoa hướng dương
Câu 3. Nêu nội dung đoạn trích?
=> Phác hoạ hình ảnh dũng cảm của người phụ nữ mạnh mẽ : ''dượng Hương Thư '' trong cuộc vượt thác. Làm nổi bật vẻ đẹp hùng dũng và ý chí mãnh liệt của người lao động cũng như người phụ nữ anh dũng trong những phút giây hùng vĩ cùng thiên nhiên,núi rừng
- Trong đoạn văn trên có sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa
- Tác dụng: Làm cho sự vặt (gà mẹ, đàn gà con, vịt con) trở nên sống động, trân thực, gần gũi với con người hơn
Câu 1 :Đoạn văn trên trích trong truyện Thạch Sanh,
-Phương pháp biểu đạt tự sự.
Câu 2 Những chi tiết thần kì :
-Trong vùng có con chằn tinh, có nhiều phép lạ, thường ăn thịt người.
-Dân phải lập cho nó miếu thờ, hằng năm nạp một mạng người cho chằn tinh ăn thịt để nó đỡ phá phách.
(Trong thực tế không có loài nào có phép lạ,mà phải lập miếu thờ =>chi tiết thần kì)
Câu 3
Lí Thông: Kẻ gian dối, lừa gạc người khác,lợi dụng lòng tin của người khác...
Thạch Sanh: Thật thà,tốt bụng,nhân ái....
Câu 4
Văn bản đã giúp em hiểu :
Phải sống thật chân thật,nhân ái.
Ở hiền gặp lành
Ta là sứ giả của nước Đại Việt. Suốt mấy năm nay, ta phụng sự cho nhà vua - một người hết lòng yêu nước, thương dân. Đặc biệt, nhà vua hết sức tin dùng và quý mến người tài. Vì thế, lần này người đã phái ta đi đến các ngôi làng tìm kiếm người tài về giúp ngài cai trị đất nước.
Một ngày, khi đi qua ngôi làng nọ, ta nhìn thấy có hai cha con đang cùng nhau cày ruộng. Thế là, ta nảy lên sự tò mò, thử đặt một câu hỏi:
- Này, lão kia! Trâu của lão một ngày cày được mấy đường?
Tuy nhiên, thật bất ngờ khi người trả lời ta lại là người con chứ không phải người cha:
- Thế xin hỏi ông câu này đã. Nếu ông trả lời đúng ngựa của ông đi một ngày được mấy bước, tôi sẽ cho ông biết trâu của cha tôi một ngày cày được mấy đường.
Nghe cậu bé hỏi ngược lại như thế, ta nhận ra ngay cậu chính là nhân tài mà mình luôn tìm kiếm. Thế là, ta vội thúc ngựa về bẩm tấu cho nhà vua. Biết được câu chuyện nhà vua mừng lắm, nhưng để chắc chắn hơn, ngài quyết định sẽ thử cậu bé thêm lần nữa. Ngài ban cho làng cậu bé ba con trâu đực và ba thúng gạo nếp, yêu cầu một năm sau phải nộp lên chín con trâu. Trước lời đố đó, ta vô cùng thấp thỏm, không biết cậu bé sẽ trả lời thế nào. Một thời gian sau, khi ta đang cùng nhà vua bàn việc trong thư phòng, thì nghe tiếng khóc ầm ĩ ở trước cửa cung. Thấy lạ, nhà vua cho mời vào. Ta nhận ra ngay đó chính là cậu bé thông minh đó. Cậu ta khóc lóc đòi nhà vua bảo bố sinh em cho mình. Trước lời đề nghị vô lý đó, nhà vua vô cùng khó xử. Đúng lúc ấy, cậu bé hỏi ngược lại nhà vua, sao lại bắt làng cậu chăm cho ba con trâu đực đẻ ra chín con trâu con. Nghe thế, nhà vua liền nhận ra mình đã bị bẫy ngược rồi. Nhà vua vừa lòng lắm.
Nhưng để cho cả triều đình cùng tin tài của cậu, người cho thử tài lần thứ ba. Ngài sai ta đem một con chim sẻ nhỏ đến, yêu cầu cậu bé làm thành ba mâm cỗ. Ngay lập tức, cậu bé bảo ta đem về cho vua một cây kim, nhắn rằng. nhờ ngài mài kim thành một con dao thật sắc để mổ thịt chim. Lần này, ai cũng tâm phục khẩu phục.
Một hôm nọ, sứ giả của nước láng giềng sang chơi, mang theo một câu đố vô cùng khó. Biết đây là ý muốn thăm dò xem nước ta có người tài không của họ, nhà vua vô cùng tức giận. Đúng lúc mọi người đang vò đầu bứt tai để suy nghĩ, ta nhớ ngay đến cậu bé thông minh kia. Được sự đồng ý của nhà vua, ta đem câu đố đến chỗ cậu. Nào ngờ, trước câu hỏi cả triều đình đều bó tay ấy, cậu vừa nghe đã giải được ngay. Không những thế, còn đọc đáp án thành bài đồng dao:
“ Tang tình tang ! Tính tình tang!
Bắt con kiến càng buộc chỉ ngang lưng
Bên thời lấy giấy mà bưng
Bên thời bôi mỡ kiến mừng kiến sang…”
Nhờ trí thông minh của cậu bé, mà triều đình ta giải được câu đố khó. Khiến sứ giả phải e dè. Sau sự kiện lần đó, cậu bé được phong làm trạng nguyên trẻ tuổi nhất. Còn ta, được nhà vua thưởng hậu hĩnh vì đã tìm được người tài cho đất nước.
a. Mùa đông năm nay về sớm hơn so với mọi năm
Món thịt đông mẹ làm ngày Tết thật ngon lành
=> Đồng âm từ vựng
b. Chè hôm nay bà hãm rất ngon
Anh ta suốt ngày chè chén bảo sao sa sút phong độ
=> Đồng âm từ vựng - ngữ pháp
c. Anh ta đá bóng rất cừ
Cái bóng dần hiện rõ dưới ánh đèn
=> đồng âm từ vựng
d. Đưa em ra đồng chơi
Đồng tiền biến chất khiến con người xa ngã.
=> Đồng âm từ vựng - ngữ pháp
e. Mẹ tôi rất thích khâu vá
Món khâu nhục này thật ngon miệng
=> Đồng âm từ vựng - ngữ pháp
g. Cái bàn là đã bị hư mất rồi
Bố tôi phải là lại chiếc áo cho phẳng
=> đồng âm từ vựng
h. Đứa trẻ không ngừng la hét
Nhìn con la kia thấy thật tội nghiệp
=> Đồng âm từ vựng - ngữ pháp
i. Đôi mắt đui mù của ông ấy không còn nhìn thấy ánh sáng nữa
Cái đui đèn bị hỏng cần sửa
=> Đồng âm từ vựng - ngữ pháp
k. Kẻ tám lạng, người nửa cân
Tôi đã ghé thăm tỉnh Lạng Sơn một lần
=> Đồng âm từ vựng - ngữ pháp