Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
***Câu "đi một ngày đàng học một sàng khôn" cũng có nghĩa như câu " Đi một bữa chợ học một mớ khôn" bạn thử tham khảo xem***
“Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” là một câu tục ngữ hay, chẳng những đúc kết kinh nghiệm học tập của người xưa, mà còn thể hiện khát vọng được đi xa để mở rộng tầm mắt.
Thật vậy, câu tục ngữ trước hết đã đúc kết một kinh nghiệm. Xét về nghĩa đen, đi một ngày đàng có nghĩa là đi rất xa. Đối với người nông dân xưa vốn ít đi xa, lại chưa có phương tiện đo độ dài, họ thường lấy thời gian để đo con đường đã đi. Với tốc độ đi bộ trung bình, “một ngày đàng” có thể đi được bốn năm chục cây số, như thế là có thể đã đi đến làng khác, xã khác, huyện khác. Đi xa như vậy, họ mới học được những điều mới lạ mà ở làng mình, xã mình, huyện mình không có được, nghĩa là học được “một sàng khôn”. Sàng khôn là nói tới điều “khôn” đã đựơc chọn lọc. ấn tượng về những chuyến đi xa thường rất sâu đậm. Và đó có thể là cơ sở thực tế của câu tục ngữ.
Nhưng tục ngữ bao giờ cũng đúc kết kinh nghiệm, mà đúc kết thì phải có ý nghĩa khái quát. Nội dung khái quát đó là một điều có tính quy luật: hễ đi xa là nhìn thấy cái mới lạ, mở rộng tầm hiểu biết. Điều quan trọng là hãy đi xa đã, đến lúc đó, dù không có ý định học gì thì vẫn cứ học được và khôn ra. đó cũng chính là nội dung của câu ca dao: “Đi cho biết đó biết đây, ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn”. ở nhà với mẹ thì xướng thật đấy, nhưng chỉ ở nhà sẽ hạn chế sự hiểu biết. hay một dị bản khác: “Đi một bữa chợ , học một mớ khôn”. Những câu nói như thế rất sâu sắc. Chỉ cần nhớ lại các cuộc tham quan, du lịch mà ta đã tham gia, dù chỉ là đi chơi, ta cũng biết thêm nhiều điều. Câu tục ngữ này không chỉ đúc kết kinh nghiệm, mà còn thể hiện một lời khuyên, một lời khích lệ, một ước vọng thầm kín. Đó là ước vọng đi xa để mở rộng tầm hiểu biết, để thoát khỏi sự hạn hẹp của tầm nhìn.
Ngày nay giao thông thuận tiện, đời sống của xã hội đã có nhiều thay đổi, nhiều người có điều kiện để đi xa học hỏi. Nhưng câu tục ngữ xưa vẫn còn nguyên ý nghĩa đối với những ai quen sống khép mình, tự thoả mãn với với mình.
uk cảm ơn nhưng bn cho mk xin cái dàn bài đi Mai mk kìm tra
Phương án nào dưới đây liệt kê đúng và đầy đủ các biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ thứ năm?
A. So sánh, liệt kê, ẩn dụ, điệp ngữ
B. So sánh, tương phản, ẩn dụ, điệp ngữ
C. Liệt kê, điệp ngữ, ẩn dụ, nhân hóa
D. Ấn dụ, hoán dụ, nhân hoá, so sánh
aHọc ăn, học nói, học gói, học mở là câu tục ngữ nói về những điều cơ bản trong cuộc sống mà con người ta phải học để có được cách ăn ở, giao tiếp, cách đối nhân xử thế sao cho lịch sự, tế nhị, văn minh.
- Học ăn: học những phép lịch sự trong ăn uống.
- Học nói: học nói những điều hay, lẽ phải.
- Học gói: học cách tiết kiệm, giữ gìn, không lãng phí.
- Học mở: học tính rộng lượng, bao dung, sẵn sàng giúp đỡ người khác.
- Học gói, học mở: cũng có ý nghĩa là học để biết cách làm cái gì trước, cái gì sau, cách sắp xếp công việc, có gói rồi mới đến mở, trong cuộc sống phải biết trước biết sau, chỉ chung sự khéo léo trong công việc, cách đối nhân xử thế cuộc sống hàng ngày.
câu b mình ko biết
Câu tục ngữ: Tấc đất tấc vàng.
Biện pháp tu từ: so sánh tấc đất như tấc vàng
Tác dụng: qua đó thấy được giá trị cũng như tầm quan trọng của đất đai
Bài 1:
Em sinh ra ở vùng nông thôn đồng bằng Bắc Bộ, vậy nên gắn bó với em từ ngày còn thơ bé là cánh đồng lúa ngát hương thơm. Và em yêu thích nhất là được ngắm cánh đồng lúa mỗi mùa thu hoạch. Vào mùa thu hoạch, cánh đồng lúa vàng ruộm một màu vàng tuyệt đẹp. Những bông lúa chín uốn cong như những chiếc cần câu. Từng hạt từng hạt lúa trên bông mẩy đều, chắc chắn, xếp xen kẽ nhau đều tăm tắp. Ánh mặt trời vàng rực xuyên qua những đám mây, đem đến những tia nắng trong lành. Từng đám mây trắng tinh đang lững lờ trôi trông như những miếng bông thật lớn. Trên những lá lúa, những giọt sương mai đang giật mình thức giấc, lăn vội khỏi chiếc lá xanh rồi hòa mình vào lòng đất. Ngay từ sớm, mọi người trong làng đã kéo nhau ra cánh đồng để cùng nhau gặt hái, thu hoạch lúa. Khung cảnh thật là tấp nập, vui tươi và phấn khởi. Những người nông dân với đôi tay nhanh thoăn thoắt cắt từng gốc lúa rồi xếp thành từng bó lớn. Trẻ con tụ lại thành từng đám lớn, thi nhau chạy qua những ruộng đã gặt xong, vui đùa vui vẻ. Có vài đứa lại tỉ mẩn nhặt lại những bông lúa còn sót trên thửa ruộng vừa gặt xong. Xa xa là chiếc máy gặt màu đỏ tươi như một chú trâu cần cù đang thu nhặt từng bông lúa chín. Cánh đồng lúa tỏa ra mùi thơm thật nồng nàn, ngọt ngào và hấp dẫn. Đó đây, những chú châu chấu, cào cào đang cố nhảy lên thật cao, chắc hẳn chúng đang muốn thi xem ai nhảy được cao hơn đó mà. Những chú chim sẻ ùa nhau sà xuống, nhặt từng hạt thóc, cất lên tiếng hót líu lo như bày tỏ lời cảm ơn tới những người nông dân đã cho chúng những bữa ăn no nê.
Cuối ngày, từng chiếc xe chờ đầy thóc, những bó lúa chín thi nhau đi về phía cổng làng, kết thúc một ngày dài vất vả. Nhìn khuôn mặt của mọi người, ai nấy đều mừng rỡ, tươi vui, bởi vụ mùa năm nay được bội thu. Không khí mùa gặt thật nhộn nhịp, chắc hẳn sau này, dù có đi đâu, em vẫn sẽ nhớ mãi hình ảnh cánh đồng lúa chín này.
1. nói quá : cóc nghiến răng -> tiếng kêu to của con cóc báo hiệu trời sắp mưa
2. ẩn dụ : mớ khôn , -> rất nhiều bài học khi đi trải nghiệm ( bữa chợ)