Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
* 5 – 6 dòng
Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa đã có nhiều sự đa dạng nhằm phù hợp với địa hình, khí hậu của từng khu vực, vùng miền. Như các dân tộc ở miền núi phía Bắc, phương tiện của họ chủ yếu là các loại thuyền do sinh sống gần sông. Ngược lại dân tộc ở vùng Tây Nguyên chủ yếu dùng sức voi, sức ngựa để vận chuyển đồ đạc, hàng hóa.
* 10 – 12 dòng
Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa có nhiều sự đa dạng nhằm phù hợp với địa hình, điều kiện tự nhiên của từng khu vực, vùng miền. Như các dân tộc ở miền núi phía Bắc, phương tiện của họ chủ yếu là các loại thuyền do sinh sống gần các con sông lớn như sông Đà, sông Mã, sông Lam... Ngoài ra, một vài tộc người khác họ cũng sử dụng xe quệt trâu kéo hay sức ngựa để vận chuyển hàng hóa. Các dân tộc ở vùng Tây Nguyên chủ yếu dùng sức voi, sức ngựa để vận chuyển đồ đạc, hàng hóa. Ở đây phát triển nghề săn voi và thuần dưỡng voi, biến chúng thành voi mồi, voi săn để vận chuyển hàng hóa, kéo gỗ, đi lại. Ở những vùng sông suối nhưng người dân Tây Nguyên không giỏi bơi lội, họ cũng sử dụng thuyền độc mộc để du chuyển qua sông nhưng nó chỉ phổ biến với đàn ông.
- Phần 1: giới thiệu chung về ghe xuồng
- Phần 2: giới thiệu về xuồng
- Phần 3: giới thiệu về ghe
- Phần 4: tổng kết lại
Qua văn bản, em có nhận xét gì về ghe xuồng, nói riêng và các phương tiện đi lại ở Nam Bộ nói chung?
Qua văn bản, em có nhận xét gì về ghe xuồng là đó đều là những phương tiện phổ biến, thuận tiện và hữu dụng đối với người dân trong sản xuất và sinh hoạt hàng ngày. Từ đó có thể kêt luận các phương tiện đi lại ở Nam Bộ sẽ mang theo những đặc điểm phù hợp với địa hình, thời tiết và mục đích của người sử dụng.
* Yêu cầu đối với văn bản tóm tắt:
- Phản ánh đúng nội dung của văn bản gốc.
- Trình bày được những ý chính, những điểm quan trọng của văn bản gốc.
- Sử dụng các từ ngữ quan trọng của văn bản gốc.
- Đáp ứng được những yêu cầu khác nhau về độ dài của văn bản tóm tắt.
* Phân tích bài tóm tắt tham khảo
Tóm tắt văn bản Sơn Tinh Thủy Tinh trong Ngữ văn 6, tập 2
- Cả 2 văn bản tóm tắt
+ Đều phản ánh đúng được nội dung của văn bản gốc “Sơn Tinh Thủy Tinh”
+ Trình bày được những ý chính, những điểm quan trọng: Vua Hùng Vương thứ 18 muốn kén rể cho con gái Mị Nương xinh đẹp; Sơn Tinh, Thủy Tinh đến cầu hôn; cuộc giao tranh giữa hai chàng, ….
+ Sử dụng các từ ngữ quan trọng của văn bản gốc: Vua Hùng Vương thứ mười tám, Mị Nương, Sơn Tinh, Thủy Tinh, cầu hôn, lễ vật, đánh nhau, ….
+ Đáp ứng được yêu cầu khác nhau về độ dài của văn bản tóm tắt: Văn bản 1 dung lượng ngắn; Văn bản 2 dung lượng dài hơn. Nhưng cả hai văn bản đều ngắn hơn so với văn bản gốc.
* Thực hành viết theo các bước
1. Trước khi tóm tắt
a. Đọc kĩ văn bản gốc
- Đọc văn bản gốc để nắm được: nội dung, chủ đề.
b. Xác định nội dung chính cần tóm tắt
Ví dụ: Tóm tắt văn bản “Bài học đường đời đầu tiên” sách Ngữ văn 6 tập 1
- Xác định nội dung khái quát, cốt lõi: Bài văn miêu tả Dế Mèn có vẻ đẹp cường tráng của tuổi trẻ nhưng tính nết còn kiêu căng, xốc nổi. Do bày trò trêu chọc chị Cốc nên đã gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt, Dế Mèn hối hận và rút ra được bài học đường đời đầu tiên cho mình.
- Tìm ý chính của từng phần hoặc đoạn:
+ Phần 1: Từ đầu đến “đứng đầu thiên hạ rồi” : Giới thiệu vẻ đẹp và tính cách của Dế Mèn.
+ Phần 2: Còn lại: Câu chuyện về bài học đường đời đầu tiên của dế Mèn.
- Tìm các từ ngữ quan trọng của văn bản: Dế Mèn, Dế Choắt, Chị Cốc, khỏe mạnh cường tráng, nghịch dại, ân hận, bài học đường đời đầu tiên, …
- Đánh dấu vào văn bản hoặc ghi ra giấy những ý chính của văn bản.
c. Xác định yêu cầu về độ dài của văn bản cần tóm tắt
2. Viết văn bản tóm tắt
- Sắp xếp ý chính của văn bản gốc theo 1 trình tự hợp lí.
- Dùng lời văn của em kết hợp những từ ngữ quan trọng để viết văn bản tóm tắt.
- Chú ý đảm bảo yêu cầu về độ dài của văn bản tóm tắt.
Bài tóm tắt mẫu tham khảo:
Tóm tắt văn bản “Bài học đường đời đầu tiên” sách Ngữ văn 6 tập 1
Mẫu 1:
Dế Mèn là một chàng dế cường tráng. Tuy nhiên, cậu chàng lại có tính kiêu căng, luôn nghĩ mình “có thể sắp đứng đầu thiên hạ”. Dế Mèn luôn coi thường những người xung quanh, đặc biệt là Dế Choắt - người bạn hàng xóm gầy gò và yếu ớt. Một lần, Dế Mèn bày trò trêu chị Cốc khiến cho Dế Choắt phải chịu oan. Choắt bị chị Cốc mổ đến kiệt sức. Trước khi chết, Choắt khuyên Dế Mèn bỏ thói kiêu căng của mình. Dế Mèn vô cùng ân hận và nhận ra bài học đường đời đầu tiên của mình.
Mẫu 2:
Bởi biết ăn uống điều độ, Dế Mèn đã trở thành một chàng dế rất cường tráng. Nhưng cậu chàng lại có tính kiêu căng, luôn nghĩ mình “có thể sắp đứng đầu thiên hạ”. Dế Mèn coi thường tất cả mọi người xung quanh, đặc biệt là Dế Choắt. Một lần, Dế Mèn bày trò trêu chị Cốc. Điều đó khiến cho Dế Choắt bị bị chị Cốc mổ đến kiệt sức. Trước khi chết, Choắt khuyên Dế Mèn bỏ thói kiêu căng của mình. Dế Mèn đã rút ra bài học đường đời đầu tiên cho mình.
3. Chỉnh sửa
Rà soát, chỉnh sửa văn bản tóm tắt theo những gợi ý trong bảng sau:
Yêu cầu | Gợi ý chỉnh sửa |
Nội dung đúng với văn bản gốc | Lược bỏ các thông tin không có trong văn bản gốc và những ý kiến bình luận của người tóm tắt (nếu có). |
Trình bày được những ý chính, những điểm quan trọng của văn bản gốc. | Bổ sung những ý chính, điểm quan trọng của văn bản gốc (nếu thiếu), lược bớt các chi tiết thừa, không quan trọng (nếu có) |
Sử dụng những từ ngữ quan trọng của văn bản gốc. | Bổ sung những từ ngữ quan trọng có trong văn bản gốc (nếu thiếu) |
Đáp ứng được những yêu cầu khác nhau về độ dài. | Rút gọn hoặc phát triển văn abnr tóm tắt để đảm bảo yêu cầu về độ dài. |
Bảo đảm yêu cầu về chính tả và diễn đạt. | Rà soát lỗi chính tả và diễn đạt (dùng từ, đặt câu,...). Chỉnh sửa nếu phát hiện có lỗi. |
Văn bản nói về ghe, xuồng – hai phương tiện được sử dụng chủ yếu ở vùng sông nước Nam Bộ. Căn cứ vào đặc điểm sản xuất, chức năng sử dụng và phương thức hoạt động, ta có thể phân chia chúng thành nhiều loại. Về xuồng, có mấy loại phổ biến sau đây như xuồng ba lá, xuồng tam bản, xuồng vỏ gòn, xuồng độc mộc, xuồng máy. Mỗi loại đều có đặc điểm, phương thức hoạt động khác nhau Về ghe, có mấy loại ghe phổ biến sau: ghe bầu, ghe lồng, ghe chài, ghe cào tôm, ghe ngo, ghe hầu. Ngoài ra, mỗi địa phương lại có những loại ghe riêng mang theo đặc điểm phù hợp với từng vùng như ghe câu Phú Quốc, ghe cửa Bà Rịa, Ghe lưới rùng Phước Hải… Ghe, xuồng là những phương tiện hữa ích, gắn bó mật thiết với đời sống và sản xuất của người dân Nam Bộ.
- Mục đích của văn bản nhằm cung cấp thêm những hiểu biết về ghe xuồng miền Tây
- Các nội dung trình bày trong văn bản đã làm rõ mục đích ấy bằng việc giới thiệu về đặc điểm, cấu tạo, phương thức hoạt động của các loại ghe xuồng.
Đáp án
Tóm tắt
Bố mẹ Thành Thủy chia tay nhau nên hai anh em mỗi người một ngả: Thủy theo mẹ về quê, còn Thành ở lại với bố. Hai anh em nhường đồ chơi cho nhau, Thủy đau đớn chia tay thầy cô, khi chia tay còn quyến luyến không muốn rời. Thành cảm thấy cô đơn, đau đớn trong cảnh ngộ của mình.
Trong cuộc sống ngày xưa , phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam thường được sử dụng là ngựa hoặc voi . Vì đây là phương tiện sẽ giúp dân tộc tiểu số về ngày trước vượt qua được mọi địa hình khó khăn , những núi trắc trở và vòng vèo . Từ những miêu tả và nội dung của bài " Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa " đã giúp cho người đọc hình dung , hiểu thêm được nhiều những phương tiện mà chính dân tộc từ đời trước con cháu đã sử dụng có trong từ khoảng thế kỉ X - XVIII và những phương tiện đó đã được coi là bộ phận quan trọng và cũng được coi là thành tố văn hóa vật chất của các cộng đồng tộc người từ thưở xa xưa .
Từ thế kỉ thứ X – XVIII, các dân tộc vùng núi phía Bắc chủ yếu di chuyển theo cách đi bộ. Tuy nhiên, ở một số dân tộc đã xuất hiện các cách vận tải, khác như: Người La Ha, Thái dùng thuyền, bè, mảng; người Sán Dìu dùng xe quệt trâu; Người mông, Hà Nhì, Dao dùng sức ngựa. Khác với các dân tộc vùng núi phía Bắc, các dân tộc ở Tây nguyên lại chủ yếu dùng sức voi, ngựa để vận chuyển. Ở các buôn làng ven sông, suối thì lại sử dụng các thuyền độc mộc.
5 - 6 dòng:
Văn bản đề cập đến các loại ghe xuồng cùng những giá trị và kinh tế và văn hóa của nó với người dân Nam Bộ, ghe xuồng không còn chỉ là một phương tiện di chuyển, vận tải mà nó trở thành một nét văn hóa nơi đây.
10 - 12 dòng:
Văn bản đề cập đến sự đa dạng của các loại ghe xuồng ở Nam Bộ, tác giả chỉ ra các đặc điểm và tác dụng cụ thể của các loại ghe, xuồng Nam Bộ. Về xuồng, có các loại phổ biến như xuồng lá, xuồng tam bản, xuồng vỏ gòn, xuồng độc mộc,… Về ghe, thường là những chiếc ghe có kích thước lớn, sức chở nặng, đi được đường dài như ghe bầu, ghe lồng, ghe chài, ghe ngo, ghe hầu,... Ghe xuồng ở Nam Bộ là một loại phương tiện giao thông hữu hiệu, gắn bó mật thiết với cư dân vùng sông nước, lại vừa ẩn chứa bên trong những giá trị văn hóa vô cùng độc đáo.