Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Carbon dioxide không duy trì sự cháy nên được dùng để dập tắt các đám cháy nhỏ. Hơn nữa trong điều kiện thường, carbon dioxide ở thể khí => Không lưu lại chất chữa cháy trên đồ vật
=> Phân tử đó gồm 2 nguyên tố là C và O. Trong đó có 1 nguyên tử C và 2 nguyên tử O
- Dự đoán hiện tượng đối với chậu cây hoa giấy đang trồng ngoài sáng vào trong nhà:
+ Hiện tượng: Cây bị héo, vàng lá, úa lá, còi cọc.
+ Giải thích: Khi vào trong nhà các điều kiện môi trường đều có sự thay đổi nhất định đặc biệt là ánh sáng (cường độ ánh sáng trong nhà yếu hơn rất nhiều ngoài trời) → cây thực hiện quá trình quang hợp yếu hơn so với ngoài sáng → các chất hữu cơ tạo ra ít hơn trong khi các chất hữu cơ trong cây lại bị phân giải dần dần → cây thiếu chất dinh dưỡng.
- Dựa vào phương trình tổng quát của quang hợp, cho biết những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình quang hợp:
Phương trình tổng quát của quang hợp:
Nước + Carbon dioxide Ánh sáng, Diệp lục Chất hữu cơ + Oxygen
→ Những yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp là:
+ Ánh sáng
+ Nước
+ Carbon dioxide
Hậu quả của việc cháy rừng và chặt phá rừng đầu nguồn:
- Gây ra hiện tượng lũ lụt, sạt lở đất, làm giảm lượng nước ngầm,…
- Gây mất nơi sinh sống, nơi sinh sản của sinh vật,...
- Làm mất đi nguồn thức ăn của nhiều loài động vật.
- Diện tích rừng giảm thì lượng oxygen giảm, lượng carbon dioxide tăng gây hiện tượng hiệu ứng nhà kính (nhiệt độ Trái Đất tăng lên) kéo theo đó là một loạt các hệ lụy về biến đổi khí hậu như hạn hán, lũ lụt, sóng thần,… đe dọa trực tiếp đến đời sống của con người và các sinh vật khác.
Phương pháp tìm hiểu tự nhiên cho vấn đề cháy rừng được thực hiện thông qua các bước sau đây:
Bước 1: Đề xuất vấn đề cần tìm hiểu: Quan sát và đặt câu hỏi cho vấn đề cháy rừng nảy sinh.
Bước 2: Đưa ra dự đoán khoa học để giải quyết vấn đề: Dựa trên các tri thức phù hợp từ việc phân tích vấn đề, đưa ra dự đoán nhằm trả lời câu hỏi đã nêu. Ví dụ, dự đoán về nguyên nhân gây cháy rừng có thể là do khí hậu nóng, sự mất rừng, hoặc hành vi không chú ý đến an toàn khi xử lý lửa.
Bước 3: Lập kế hoạch kiểm tra dự đoán: Lựa chọn phương pháp, kỹ thuật và kỹ năng thích hợp (như thực nghiệm, điều tra...) để kiểm tra dự đoán về cháy rừng.
Bước 4: Thực hiện kế hoạch kiểm tra dự đoán: Thực hiện phương pháp, kỹ thuật và kỹ năng đã lựa chọn để kiểm tra và đánh giá dự đoán về cháy rừng. Cần thu thập thông tin từ các nguồn đáng tin cậy, như quan sát hiện trường, nghiên cứu và thống kê dữ liệu để xác định nguyên nhân và cách phòng chống cháy rừng.
Bước 5: Viết báo cáo: Thảo luận và trình bày báo cáo về kết quả của quá trình tìm hiểu về vấn đề cháy rừng khi được yêu cầu. Báo cáo này sẽ bao gồm các phân tích, kết quả và giải pháp để giảm thiểu rủi ro cháy rừng và bảo vệ môi trường.
Qua các bước trên, phương pháp tìm hiểu tự nhiên có thể giúp chúng ta hiểu rõ hơn về vấn đề cháy rừng, từ đó đưa ra các giải pháp hiệu quả để giảm thiểu rủi ro và bảo vệ môi trường.
1. Các cách bổ sung nước cho cơ thể:
- Uống nước.
- Ăn những đồ ăn có chứa nhiều nước như hoa quả mọng nước,…
- Trong những trường hợp bệnh lí, có thể bổ sung nước bằng cách truyền nước theo sự theo dõi và thực hiện của bác sĩ.
2. Nước được đào thải ra khỏi cơ thể chủ yếu qua nước tiểu và mồ hôi.
3.
- Cân nặng của em hiện tại là 36 kg.
- Theo khuyến nghị năm 2012 của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, trẻ em ở tuổi vị thành niên cần 40 mL nước/1kg thể trọng mỗi ngày.
→ Lượng nước cần uống mỗi ngày để đảm bảo nhu cầu nước cho cơ thể là:
36 x 40 = 1440 (mL) = 1,44 (l)
Vậy lượng nước cần uống mỗi ngày để đảm bảo nhu cầu nước cho cơ thể là 1,44 lít nước.
- Con lắc thực hiện một dao động trong 2 giây. Vậy tần số của con lắc là 0,5 Hz.
- Với một tần số quá nhỏ dưới mức giới hạn 20 Hz (âm thanh con người nghe được có tần số trong khoảng từ 20 Hz đến 20000 Hz) thì con người không thể nghe được âm thanh mà con lắc khi dao động phát ra.