Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trong gian phòng khách nhà em có nhiều vật dụng được trưng bày. Trên tường có nhiều tranh ảnh nhưng em thích nhất là tấm bản đồ Việt Nam. Mỗi khi học bài xong, em thường quan sát tấm bản đồ này.
Tấm bản đồ có kích thước bằng mặt bàn của giáo viên. Trên bản đồ dường như có ít nhất là năm màu cơ bản. dùng để biểu đạt sự phân bố địa hình của các vùng trong cả nước. Màu xanh nhạt và đậm dần về phía đông là màu của biển cả đại dương. Màu xanh lá mạ là vùng đồng bằng Bắc Bộ, Nam Bộ và ven biển miền Trung. Màu gạch là màu đồi núi cao nguyên. Càng đậm bao nhiêu là sự biểu hiện địa hình càng cao bấy nhiêu so với mặt biển. Nhờ vào độ đậm nhạt của các màu sắc mà em có thể nhận biết được đặc điểm địa hình trong cả nước.
Ở ngoài khơi xa, tính từ cực Nam của Nam Bộ nhìn về hướng biển Đông là quần đảo Trường Sa nổi lên giữa màu xanh của biển cả, bằng những chấm nhỏ màu gạch nung, ở đấy có các đơn vị bộ đội hải quân ngày đêm canh gác để giữ gìn mảnh đất của cha ông ngàn năm để lại. Người ta gọi đất nước mình là bán đảo quả không sai. Từ Trà Cổ tỉnh Quảng Ninh chúng ta men theo bờ biển cong cong dịu dàng, thon thả hình chữ “S” đến điểm cuối cùng của cực Nam Tổ quốc là mũi Cà Mau, biển vẫn dạt dào vỗ sóng theo chiều dài trên hai ngàn cây số, rồi biển tiếp tục rẽ ngoặt bao lấy địa phận tỉnh Kiên Giang, biển vỗ sóng bốn bề xung quanh đảo Phú Quốc. Trong màu xanh da trời bạt ngàn ấy có một vùng nổi lên màu xanh dương hình ông Gióng đang cưỡi ngựa bay về trời. Có lẽ nơi này là chỗ sâu nhất ở biển Đông. Đúng là đất nước mình cong cong hình chữ s nhưng em cũng thấy nó giống như một con rồng khổng lồ đang bay vút lên không trung người ta gọi là thế “rồng thăng”. Nhìn từ Bắc tới Nam, mỗi vùng đều được thể hiện một sắc màu riêng biệt. Thành phố Hà Nội – Thủ đô của cả nước được tô màu hồng phấn. Thành phố mang tên Bác màu gạch nung. Các tỉnh Nam Bộ, Bắc Bộ màu xanh lá mạ. Trên tấm bản đồ em cũng thấy được dòng chảy của các con sông. Tất cả dường như đều bắt nguồn từ dãy Trường Sơn hùng vĩ rồi uốn lượn như một dải lụa màu ngọc bích đổ ra biển Đông. Con sông Hồng chở nặng phù sa bồi đắp cho đồng bằng Bắc Bộ ngày một thêm trù phú. Và ở kia, con sông Cửu Long xoè chín nhánh bồi đắp phù sa màu mỡ cho đồng bằng Nam Bộ – vựa lúa của Tổ quốc.
Nhìn lên tấm bản đồ, em càng thấy yêu Tổ quốc mình hơn. Từ những đỉnh núi cao ngất của dãy Trường Sơn hùng vĩ cho đến những dòng sông vỗ cánh hiền hoà, từ miền cao nguyên đất đỏ với những rừng cà phê bạt ngàn cho đến những vùng cát trắng miền Trung… tất cả đều gợi lên trong em một dáng hình, một thế đứng ngàn đời, thế đứng của một con rồng đang cất mình bay lên.
Gợi ý
Em đồng tình một phần với ý kiến trên bởi:
- Chúng ta không ít nhất bắt gặp hình ảnh trong cuộc hẹn trong gia đình mà mọi thành viên đều sử dụng điện thoại không ai nói gì với nhau. Họ lẳng lặng lướt web, chụp ảnh mà không mở lời nói với nhau câu nào.
- Mỗi người cầm 1 chiếc điện thoại không quan tâm đến thứ xung quanh khiến liên kết giữa các thành viên
- Song đối với một vài người xa gia đình, điện thoại trở thành công cụ kết nối khoảng cách xua tan nỗi nhớ gia đình cho họ.
=> Bài học do cá nhân bạn rút ra
Tác giả Lý Bạch
- (701-762)
- Nhà thơ nổi tiếng thời Đường.
- Được tôn vinh là Thi tiên.
- Phong cách: tự do, phóng khoáng.
5.
- Thể loại: tùy bút
+ Gần với bút kí, kí sự (ghi lại hình ảnh, hoạt động mà nhà văn quan sát được, trải nghiệm)
+ Thiên về bộc lộ cảm xúc
+ Ngôn ngữ: biểu cảm, trữ tình
- Phương thức biểu đạt: biểu cảm, miêu tả.
6. Đoạn văn trích từ văn bản Mùa xuân của tôi
Biện pháp liệt kê -> khẳng định tình yêu vời mùa xuân là lẽ hiển nhiên.
Ở nước ta, cảnh xô đẩy, chen lấn tại các nơi công cộng như sân bay, nhà ga, bến tàu và nhiều môi trường khác là khá phổ biến, khiến nhiều người khó chịu. Đã có rất nhiều người lên án gay gắt hành vi này nhưng có vẻ nhưng chen lấn, xen ngang vẫn tồn tại và trở thành “Nét văn hóa” của người Việt Nam.
Ở nước ngoài, việc phải xếp hàng mọi lúc, mọi nơi trong tất cả các lĩnh vực là điều dĩ nhiên, không có gì phải bàn cãi. Sau vụ thảm họa kép xẩy ra năm 2012 tại Nhật Bản, hẳn chúng ta ai cũng xúc động trước hình ảnh những hàng người kiên nhẫn xếp hàng, chờ đợi đến lượt mình được nhận khẩu phần cứu trợ trong thời khắc khó khăn và thiếu thốn nhất. Vì sao như vậy? Bởi họ tin tưởng, biết chắc chắn phần họ mong đợi sẽ đến và họ yên tâm xếp hàng. Họ có lòng tin vào việc xếp hàng.
Ai trong chúng ta đi qua thời bao cấp, đều đã quen với việc phải xếp hàng. Từ việc mua lương thực thực phẩm, trở thành biên chế chính thức tại các cơ quan nhà nước, đến việc nhập hộ khẩu vào thành phố đều phải xếp hàng tuần tự và theo tiêu chuẩn đặt ra. Thế tại sao bây giờ người Việt chúng ta không còn xếp hàng nữa?
Nếu nói rằng: Do ý thức của người Việt Nam chúng ta kém, không kiên nhẫn xếp hàng e là chưa chính xác. Tôi thấy người Việt Nam khi ra nước ngoài đều xếp hàng và kiên nhẫn chờ đợi đến lượt mình theo trật tự của nước sở tại. Tôi cũng không ít lần chứng kiến người nước ngoài ở Việt Nam lái xe máy phóng vèo vèo, vượt đèn đỏ, chen lấn còn khỏe hơn người Việt.
Tại một phòng khám bệnh, khi tất cả mọi người đang chờ đợi đến lượt mình được thăm khám thì bỗng nhiên có một người khoác áo blus trắng, dẫn theo một người bệnh đi thẳng vào phòng khám khỏi cần phải xếp hàng chờ gọi tên mặc cho nhiều con mắt ngỡ ngàng nhìn họ.
Có một nhân viên đang làm việc ở sở nọ than phiền rằng: Họ đã nhiều năm công tác theo hình thức ký hợp đồng có thời hạn, làm việc hết mình và yên tâm chờ đợi sẽ đến lượt được vào biên chế chính thức theo quy định. Nhưng đùng một cái, tiêu chuẩn “Công chức nhà nước” đã không đến được với họ mà tự nhiên rơi vào một nhân viên mới vào chưa được bao lâu. Nghe nói người này cháu của “Chú Hai”. Đã và đang còn rất nhiều trường hợp xen ngang chiếm chỗ tương tự như vậy xẩy ra.
Không thay đổi được, xã hội đành chấp nhận cho sự “xen ngang” tồn tại trong cuộc sống như một tất yếu. Chen lấn thay thế cho xếp hàng và lâu dần tiến lên đến tầm “Chạy”. Vậy đâu là nguyên nhân của hiện tượng này? Rõ ràng có một phần do ý thức của một bộ phận dân chúng còn lạc hậu, nhưng có lẽ chủ yếu do quản lý xã hội của chúng ta còn thiếu tính công khai, minh bạch. Thêm vào đó là nạn tham nhũng, nạn “con ông cháu cha”…đã xói mòn và triệt tiêu sự công bằng của xã hội và cơ hội của mọi người. Điều đó làm cho mọi người mất dần lòng tin. Và vì thế khiến cho việc xếp hàng gần như không tồn tại trong tư duy người Việt nữa.
Vì vậy, việc xếp hàng trong xã hội không thể có được nếu chỉ kêu gọi thay đổi ý thức và nếp sống của người dân mà quan trọng nhất là phải bắt đầu từ cách quản lý xã hội của thể chế. Phải minh bạch công khai, tạo sự cạnh tranh lành mạnh và chia đều cơ hội cho tất cả mọi người. Sự công bằng phải luôn được thực thi trong tất cả các lĩnh vực của xã hội. Nếu có được điều đó chắc chắn niềm tin sẽ trở lại với mọi người và mọi người sẽ gương mẫu xếp hàng để xây dựng một nếp sống văn minh.
#Châu's ngốc
1. Xét về cấu tạo câu tục ngữ thuộc kiểu câu ghép vì nó có 3 cụm C-V làm nòng cốt trong câu.
3. Chuyển câu tục ngữ này từ tiếng Hán Việt sang tiếng Việt thì nó có nghĩa là: thứ nhất nuôi cá, thứ nhì làm vườn, thứ ba làm ruộng. Thứ tự nhất, nhị, tam cũng là thứ tự lợi ích của các nghề nuôi cá, làm vườn, trồng lúa mang lại cho người nông dân.
Trong các nghề kể trên, đem lại nhiều lợi ích nhất là nuôi cá (canh trì), tiếp theo là nghề làm vườn (canh viên), sau đó là làm ruộng (canh điền).
Bài học rút ra từ câu tục ngữ trên là: Muốn làm giàu, cần phải phát triển nuôi trồng thủy sản. Trong thực tế, bài học này đã được áp dụng triệt để. Nghề nuôi tôm, cá ở nước ta ngày càng được đầu tư phát triển, thu lợi nhuận lớn gấp nhiều lần trồng lúa.
Nhưng không phải thứ tự trong câu tục ngữ áp dụng nơi nào cũng đúng mà chúng phụ thuộc vào đặc điểm địa lí tự nhiên của từng vùng. Ở vùng nào có đặc điểm địa lí phong phú thì cách sắp xếp theo trật tự đó là hợp lí nhưng đối với những nơi chỉ thuận lợi cho một nghề phát triển, chẳng hạn nghề làm vườn hay làm ruộng, thì vấn đề lại không như vậy. Nói tóm lại, con người phải linh hoạt, sáng tạo trong công việc để tạo ra nhiều của cải vật chất nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống.
cắt đề bài với cả thêm 1 câu là ra mà
công nghệ ngày càng phát triển mọi người bị cuốn vào những ứng dụng mạng xã hội như facebook,tiktok,..công nghệ khiến các thành viên trong gia đình trở nên ''gần mà xa''. vậy mạng xã hội là gì và tại sao các thành viên trong gia đình trở nên như vậy
sau đó thì giải thích r viết tiếp ( mở bài t toàn làm v )
Bà làm
Vai trò của lí lẽ trong văn lập luận, giải thích:
+ Lí lẽ sắc bén giúp văn bản trở nên thuyết phục với người đọc.
+ Lôi cuốn người đọc theo ý kiến và tâm huyết của người viết.
+ Giải thích được những phần mà người đọc thường không hiểu.
+ Giúp câu văn và bài văn trở nên hay và thú vị.
+ ....
Vai trò:
- làm cho người đọc hiểu rõ các tư tưởng, đạo lí, phẩm chất, quan hệ,...
Con người là “một cây sậy có tư tưởng, có trí thức” nên có thể phát minh ra được những công nghệ tiên tiến giúp cải thiện cuộc sống của mình. Nhưng với sự lạm dụng và phụ thuộc khiến con người lệ thuộc vào nó và thậm chí nghĩ rằng chúng ta không thể sống nếu thiếu đi công nghệ. Đó là điều chúng ta phải suy nghĩ cho tương lai của con người qua câu nói sau: “Con người đang từng ngày thay đổi công nghệ, nhưng chính công nghệ cũng đang thay đổi con người”.
Con người là “một cây sậy có tư tưởng, có trí thức” nên có thể phát minh ra được những công nghệ tiên tiến giúp cải thiện cuộc sống của mình. Nhưng với sự lạm dụng và phụ thuộc khiến con người lệ thuộc vào nó và thậm chí nghĩ rằng chúng ta không thể sống nếu thiếu đi công nghệ. Đó là điều chúng ta phải suy nghĩ cho tương lai của con người qua câu nói sau: “Con người đang từng ngày thay đổi công nghệ, nhưng chính công nghệ cũng đang thay đổi con người”
Con người tạo ra công nghệ và đổi mới chúng không ngừng. Vậy “công nghệ” ở đây là gì? Nếu nói ra một đích danh cụ thể, người ta sẽ bảo rằng công nghệ là những máy móc tiên tiến, giới trẻ sẽ nói rằng nó chính là Facebook. Vậy thật ra công nghệ là gì? Công nghệ là toàn bộ những máy móc, phần mềm tiên tiến có chức năng hỗ trợ, cải thiện đời sống con người, giảm bớt việc nặng nhọc và rút ngắn thời gian làm việc của con người mà vẫn đem lại hiệu quả, chất lượng cho công việc. “Nhưng chính công nghệ đang thay đổi cuộc sống con người” là câu nói khiến ta suy ngẫm nhất. “Sự thay đổi” có lẽ sẽ nói về mặt lợi và hại, sự tích cực và tiêu cực đối với đời sống con người. Nếu hình tượng hóa ta sẽ nghĩ công nghệ chính là con dao hai lưỡi.
Câu nói đề cao trí tuệ, sự sáng tạo của con người, nhưng đồng thời cũng thức tỉnh con người về sự tiêu cực, để con người không bị ngã xuống hố sâu do chính mình tạo ra, rất đau đớn! Bằng sự thông minh, tìm tòi, con người đã sáng tạo ra các máy móc tiên tiến, phần mềm thông minh để hỗ trợ công việc và giản trí của con người. Nhưng công nghệ càng tiên tiến con người sẽ trở nên lệ thuộc vào công nghệ. Đó là hệ quả của việc sử dụng công nghệ.
Nói về sự “thay đổi”, đương nhiên chúng ta không nên chỉ chăm chăm nhìn vào sự đe dọa, sự tiêu cực của công nghệ đối với con người. Bởi có khi công nghệ có lợi con người mới tạo ra nó, biến nó trở thành một công cụ có ích cho mình. Công nghệ biến những điều trước đây không thể thành có thể, kết nối con người dù cách nửa vòng trái đất, gắn nối tất cả niềm tự hào trên thế giới. Nó biến những công việc nặng nề thành việc bấm nút và lướt quét nhẹ nhàng, khi đó con người có thể “ngồi mát ăn bát vàng”.
Nhưng nếu cứ khăng khăng, một mực công nghệ chỉ có lợi, con người sẽ thật sự sa lầy và lệ thuộc vào công nghệ. Câu hỏi đặt ra là: “Tại sao công nghệ sẽ biến ta thành “nô lệ”, là người phụ thuộc vào nó?”. Bởi sự tiên tiến của công nghệ khiến ta trở nên thụ động, những gì trước đây chúng ta làm bây giờ đều được công nghệ thay thế. Khiến “một cây sậy tư tưởng” phải lười suy nghĩ, đây là điều đáng sợ nhất khi bị công nghệ chi phối.
Facebook là một phần của công nghệ, nó trở thành “một loại thức ăn” không thể thiếu trong khẩu phần sống của con người hiện nay. Không chỉ là thế hệ thanh niên, giới trẻ mà những người lớn tuổi, bậc cha chú cũng đang hết sức “quan tâm” vào nó, hơn là quan tâm vào những cuộc trò chuyện như trước đây. Những phút giây vui vẻ, sum vầy bên gia đình, những lời tán gẫu đã thực sự vơi dần, khi giờ đây ở nơi đâu ta cũng bắt gặp hình ảnh con người chỉ “cắm mặt” vào điện thoại. Những cuộc họp lớp đầy nhạt nhẽo, những bữa cơm và ngày chủ nhật đầy thờ ơ khi có mặt của điện thoại. Đây là vấn nạn mà hầu hết chúng ta đều mắc phải.
Tự bản thân mình suy xét, tôi thấy mình dường như quên lãng đi phút giây trò chuyện cùng ba mẹ, quên đi lời cười đùa cùng bạn bè, quên đi những trò chơi ngu ngốc nhưng đầy thú vị. Tôi hiện nay chỉ biết nhìn vào status – dòng tâm trạng của bạn bè trên Facebook mà like – yêu thích và share – chia sẻ, là những thuật ngữ gần như quen thuộc với hầu hết mọi người, “chúi đầu” vào những trò chơi điện tử phức tạp mà quay lưng với ấm áp thường ngày. Câu nói là hồi chương thức tỉnh bản thân tôi, cũng là bài học quý giá mà bản thân sẽ không bao giờ quên.
Công nghệ là con dao hai lưỡi. Nói cách khác, công nghệ là điều tuyệt vời nhất, cũng là điều đáng sợ nhất. Nó khiến tôi lo sợ khi công nghệ đã biến bản thân thành một người bất hiếu, một người em thờ ơ và một người bạn vô tâm. Biết đâu khi đôi hoàn toàn mất đi ý thức của bản thân, tương lai tôi sẽ trở thành một người mẹ không quan tâm con, một người đồng nghiệp chỉ biết đến lợi ích riêng của mình và trở thành một công dân vô tâm, thờ ơ trước mọi sự chuyển biến của xã hội. Đó là điều tôi lo sợ nhất! Thật khủng khiếp, nếu điều đó xảy ra trong chính cuộc đời của tôi và mọi người xung quanh.
Công nghệ khiến chúng ta thông minh khi tạo ra nó, cũng khiến chúng ta phải khôn ngoan khi sử dụng nó. Sự chừng mực và điều tiết trong việc sử dụng công nghệ là điều cần thiết, nhưng trước hết chúng ta phải thay đổi về nhận thức. Khi nhận thức đúng thì chúng ta mới có thể hành động đúng. Quan tâm đến gia đình, chia sẻ vui buồn với bạn bè một cách thực sự, mà không cần thông qua một thế giới ảo nào. Đó là điều mà bản thân tôi đang hướng tới. Hãy bỏ điện thoại vào một nơi sâu thẳm nhất trong góc phòng, hướng mắt nhìn lên, chúng ta sẽ thấy sự ấm áp của tình người và bên trong chúng trước khi chúng mất đi.
Câu nói đã thức tỉnh chúng ta về sự cần thiết của công nghệ và sự khôn ngoan khi sử dụng, để không phụ thuộc vào chúng. Hãy luôn nhớ rằng, công nghệ mất đi không đáng sợ bằng sự biến mất của tình người và trí tuệ, ý thức của con người. Công nghệ được tạo ra bởi con người, nhưng nó sẽ “hủy diệt” chúng ta bằng sự lệ thuộc và thiếu khôn ngoan con người. Hãy thật khôn ngoan khi sử dụng công nghệ.