K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 10

Câu 1: Đáp án:B                                         Câu 5 : Đáp án:B

Câu 2: Đáp án:D                                         Câu 6: Đáp án:C

Câu 3: Đáp án:A                                         Câu 7: Đáp án:A

Câu 4: Đáp án:D                                         Câu 8: Đáp án:D                                                                   

Câu 9:

                                                        Bài làm:

- So sánh: Trái non như thách thức

- Nhân hóa: Thách thức

- Ẩn dụ: Trăm thứ giặc thứ sâu - chỉ kẻ thù xâm lược

=> Tác dụng: Quả sâu non không sợ loài giặc loài sâu nào cứ lên, cứ trở thành ngon ngọt. Đó là sức sống kì diệu mạnh mẽ của nó. Qua đó, tác giả cho ta hiểu một chân lí lớn lao: không một loài sâu bọ, không một thứ giặc nào có thể hủy diệt hay chiến thắng sự sống. Mọi cuộc bắn phá ném bom rồi cũng sẽ thất bại, không thể phá được cuộc sống vĩ đại của dân tộc Việt Nam.

Câu 10 Qua hình ảnh quả sấu non, nhà thơ muốn giáo dục lòng yêu thiên nhiên say mê, khám phá những bí ẩn của tự nhiên xung quanh và lòng tự hào về cuộc sống dân tộc.
 

DE 5I. ĐỌC HIỂUĐọc văn bản sau:Chót trên cành cao vótMấy quả sấu con con Như mấy chiếc khuy lục Trên áo trời xanh non. Trời rộng lớn muôn trùngĐóng khung vào cửa sổ Làm mấy quả sấu tơ Càng nhỏ xinh hơn nữa. Trái con chưa đủ nặng Để đeo oằn nhánh cong. Nhánh hãy giơ lên thẳngÔi! từ không đến cóXảy ra như thế nào? Nay má hây hây gió Trên lá xanh rào rào. Một ngày một lớn hơn Nấn từng vòng nhựa một Một sắc...
Đọc tiếp

DE 5

I. ĐỌC HIỂU
Đọc văn bản sau:
Chót trên cành cao vót
Mấy quả sấu con con 
Như mấy chiếc khuy lục 
Trên áo trời xanh non. 
Trời rộng lớn muôn trùng
Đóng khung vào cửa sổ 
Làm mấy quả sấu tơ 
Càng nhỏ xinh hơn nữa.
 Trái con chưa đủ nặng 
Để đeo oằn nhánh cong. 
Nhánh hãy giơ lên thẳng

Ôi! từ không đến có
Xảy ra như thế nào? 
Nay má hây hây gió 
Trên lá xanh rào rào. 
Một ngày một lớn hơn 
Nấn từng vòng nhựa một 
Một sắc nhựa chua giòn 
Ôm đọng tròn quanh hột…
 Trái non như thách thức 
Trăm thứ giặc, thứ sâu, 
Thách kẻ thù sự sống

Trong ngây thơ lạ lùng 
Cứ như thế trên trời
 Giữa vô biên sáng nắng
 Máy chủ quả sấu non 
Giỡn cả cùng máy trắng

Mấy hôm trước còn hoa 
Mới thơm dậy ngào ngạt, 
Thoáng như một nghi ngờ,
 Trái đã liền có thật.

Phá đời không dễ đâu! 
Chao! cái quả sâu non. 
Chưa ăn mà đã giòn, 
Nó lớn như trải vậy,
 Và sẽ thành ngọt ngon.
(Trích trong tập "Tôi giàu đôi mắt" (1970) trong “Những tác phẩm thơ tiêu biểu và nổi
tiếng", Xuân Diệu)
Lựa chọn đáp án đúng:
Câu 1: Bài thơ trên viết theo thể thơ nào?
A. Bốn chữ
B. Năm chữ
C. Bảy chữ
D. Tám chữ
Câu 2: Trong bài thơ có sử dụng biện pháp tu từ gì?
A. So sánh
B. Nhân hóa và So sánh
C. Nhân hóa và Ân dụ
D. So sánh, Nhân hóa, Ấn dụ.
Câu 3: Trong bốn khổ thơ đầu, nhà thơ đã miêu tả những quả sấu non bằng những hình ảnh nào?
A. Những quả sấu non như những chiếc khuy lục, nhỏ xinh, ngây thơ, đũa giỡn cùng mây trắng. 
B. Những quả sấu non nhỏ xinh, ngây thơ.
C. Những quả sâu non nhí nhảnh.
D. Những quả sâu non như chiếc khuy lục.
Câu 4: Tại sao tác giả lại cảm thấy những quả sấu tơ “Càng nhỏ xinh hơn nữa”? A. Vì chúng ở trên cao.
B. Vì chúng là những quả sấu non.
C. Vì chúng chưa lớn. D. Vì chúng là “khuy lục” của áo trời mà trời thì rộng lớn. Câu 5: Em hiểu từ “Giỡn” trong câu thơ “Giỡn cả cùng mây trắng” có nghĩa là gì?
A. Vui
B. Đùa
C. Chơi
D. Nghịch
Câu 6: Cảm xúc của tác giả về sự sinh thành từ hoa đến trái của quả sấu là cảm xúc gì? A. Vui sướng B. Bất ngờ C. Ngạc nhiên và thích thú D. Phấn khởi
Câu 7: Khi gọi tên quả sấu bằng những tên khác nhau “quả sấu con con”, “quả sấu tơ”, “trái con”, “mấy chú quả sấu con” tác giả muốn thể hiện dụng ý gì?
A. Thể hiện những quả sấu còn non, nhỏ bé, xinh xắn, ngây thơ, vui nhộn.
B. Thể hiện sự gần gũi. 
C. Thể hiện sự vui đùa.
D. Thể hiện thân thiết.
Câu 8: Nhận xét nào sau đây nói đúng nhất nội dung của bài thơ trên? 
A. Miêu tả quả sấu non trên cao. 
B. Miêu tả quá trình phát triển của quả sấu.
C. Miêu tả sức sống kì diệu của quả
sáu.
D. Miêu tả quả sấu non và sức sống kì diệu, mạnh mẽ của nó. Qua đó, tác giả cho người đọc hiểu được sức sống mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam trước kẻ thù xâm lược.
Trả lời câu hỏi/ Thực hiện yêu cầu:
Câu 9: Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ sau và cho biết tác dụng của biện pháp tu từ ấy?
Trái non như thách thức
Trăm thứ giặc, thứ sâu,
 Thách kẻ thù sự sống 
Phá đời không dễ đâu!
Câu 10: Qua bài thơ, tác giả muốn nhắn nhủ tới người đọc điều gì?

0
1/  Từ bài “ Cây sấu Hà Nội” của tác giả Tạ Việt Anh , hãy làm thành một dàn ý hoàn chỉnh.                                                                                             Cây sấu Hà NộiHàng năm, cứ vào hạ sớm này, người Hà Nội lại được hưởng những cơn mưa lá sấu vàng ào ạt rơi trong hương sấu dìu dịu, thơm thơm.Hương lá dịu dàng ướp cả bầu ko khí tinh khôi khiến ta như muốn hít...
Đọc tiếp

1/  Từ bài “ Cây sấu Hà Nội” của tác giả Tạ Việt Anh , hãy làm thành một dàn ý hoàn chỉnh.

                                                                                             Cây sấu Hà Nội

Hàng năm, cứ vào hạ sớm này, người Hà Nội lại được hưởng những cơn mưa lá sấu vàng ào ạt rơi trong hương sấu dìu dịu, thơm thơm.

Hương lá dịu dàng ướp cả bầu ko khí tinh khôi khiến ta như muốn hít thật sâu cho căng tràn lồng ngực. Sau lúc lá rụng là cữ sấu ra hoa. Những mảng hoa hình sao màu trắng sữa chao nghiêng trong gió, đậu xuống tóc các cô gái, lấm tấm khắp cả mặt đường. 

Giống như hoa sữa mùa thu, cành đào ngày tết,cây sấu Hà Nội gợi nhớ, gợi thương trong tấm lòng của những người xa xứ. Tôi có chị bạn đã theo chồng về Nam ngót hai chục năm,mỗi lần có dịp vẫn ko quên nhắn bạn gửi cho ít sấu xanh Hà Nội. Ngày hè mâm cơm mỗi gia đình thành phố chúng ta ít khi thiếu bát nước rau muống luộc dầm sấu, ăn kèm với cà pháo ròn tan. Thức ăn giản dị ấy đã là nỗi khát khao của chi bạn tôi (và cả nhiều người khác) mỗi bữa cơm trong thành phố phương Nam nóng ngột mà cái mát lạnh của những cốc trà đá ko làm dịu nổi. Từ những quả sấu xanh,bàn tay khéo léo và sự tinh tế của các bà nội trợ đất Tràng An đã tạo nên món sấu đá,một thứ đồ giải khát dân dã mà đậm đà chất Hà Nội. Hãy tưởng tượng cái nóng như nung của trưa hè,bạn sà vào một quán hàng rong nơi góc phố. Cô hàng tươi tắn chào mời, thoăn thoắt đôi tay. Thoáng một cái bạn đã có một cốc sấu đá mát lạnh. Đừng ngần ngại trước vẻ mộc mạc của nó. Những trái sấu xanh vừa độ,gọt vỏ bỏ hột,trần qua bớt vị chua,đc thấm đẫm trong cốc nước đường hoa mai ngọt đậm. Chỉ nhấp một ngụm nước, nhai kỹ miếng sấu,cái khát trưa hè đã dần lui. Ấy là chưa kể sự mát mẻ và những nhát quạt phây phẩy của cô hàng chiều khách…

Từng qua thời thơ ấu Hà Nội, ai chẳng có một lần nghển cổ lên tán lá cao vút mà ngắm nghía một cách ước ao chùm sấu non xanh hay thích thú chia nhau nhấm nháp món sấu dầm trước cổng trường.

Lúc sấu chín, cũng là lúc Hà Nội sắp vào thu với mang mác heo may, vàng tươi hoa cúc. Mùa nào, tiết nào Hà Nội cũng có cái để mà nhớ, mà thương. Đó chíng là cái duyên của thành phố trong mắt, trong lòng những người yêu Hà Nội.

0
I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)Đọc bài thơ và thực hiện yêu sau: Chót trên cành cao vótMấy quả sấu con conNhư mấy chiếc khuy lụcTrên áo trời xanh non.Trời rộng lớn muôn trùngĐóng khung vào cửa sổLàm mấy quả sấu tơCàng nhỏ xinh hơn nữa.Trái con chưa đủ nặngĐể đeo oằn nhánh cong.Nhánh hãy giơ lên thẳngTrông ngây thơ lạ lùng.Cứ như thế trên trờiGiữa vô biên sáng nắngMấy chú quả sấu nonGiỡn cả cùng mây trắngMấy...
Đọc tiếp

I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)

Đọc bài thơ và thực hiện yêu sau:

Chót trên cành cao vót

Mấy quả sấu con con

Như mấy chiếc khuy lục

Trên áo trời xanh non.

Trời rộng lớn muôn trùng

Đóng khung vào cửa sổ

Làm mấy quả sấu tơ

Càng nhỏ xinh hơn nữa.

Trái con chưa đủ nặng

Để đeo oằn nhánh cong.

Nhánh hãy giơ lên thẳng

Trông ngây thơ lạ lùng.

Cứ như thế trên trời

Giữa vô biên sáng nắng

Mấy chú quả sấu non

Giỡn cả cùng mây trắng

Mấy hôm trước còn hoa

Mới thơm đây ngào ngạt,

Thoáng như một nghi ngờ,

Trái đã liền có thật.

Ôi! từ không đến có

Xảy ra như thế nào?

Nay má hây hây gió

Trên lá xanh rào rào.

Một ngày một lớn hơn

Nấn từng vòng nhựa một

Một sắc nhựa chua giòn

Ôm đọng tròn quanh hột…

Trái non như thách thức

Trăm thứ giặc, thứ sâu,

Thách kẻ thù sự sống

Phá đời không dễ đâu!

Chao! cái quả sâu non

Chưa ăn mà đã giòn,

Nó lớn như trời vậy,

Và sẽ thành ngọt ngon.

(Trích trong tập“Tôi giàu đôi mắt” (1970), trong “Những tác phẩm thơ tiêu biểu và nổi tiếng”, Xuân Diệu)

Lựa chọn đáp án đúng:

Câu 1: Về thể thơ, bài thơ trên giống với bài thơ nào đã được học trong chương trình Ngữ văn 7 (Tập 1) ?

       A. Ngàn sao làm việc                     B. Đồng giao mùa xuân             

       C. Quê hương                                 D. Gò me

Câu 2: Trong câu thơ  Trông ngây thơ lạ lùng có bao nhiêu từ láy được sử dụng?

  A. 1                       B. 2                               C. 3                            D. 4

Câu 3: Trong khổ thơ đầu, nhà thơ đã miêu tả những quả sấu non bằng hình ảnh nào?

A. Những quả sấu non đũa giỡn cùng mây trắng.

B. Những quả sấu non nhỏ xinh, ngây thơ.

C. Những quả sấu non nhí nhảnh.

D. Những quả sấu non như chiếc khuy lục.

Câu 4: Vì sao tác giả lại cảm thấy những quả sấu tơ Càng nhỏ xinh hơn nữa ?

A. Vì chúng ở trên cao.          B. Vì chúng là những quả sấu non.

 C. Vì chúng chưa lớn.           D. Vì chúng là khuy lục của áo trời mà trời thì rộng lớn.

Câu 5: Em hiểu từ “Giỡn” trong câu thơ  Giỡn cả cùng mây trắng có nghĩa là gì?

A. Vui              B. Đùa                      C. Chơi                                D. Nghịch

Câu 6: Hai câu thơ Trái non như thách thức/Trăm thứ giặc, thứ sâu gợi điều gì về hình ảnh trái non?

 A. Sự hèn nhát trước kẻ thù đang đe dọa tấn công mình.

 B. Sự tự tin trước mọi khó khăn, thử thách.

 C. Thái độ tự tin, sẵn sàng đối mặt và chống trả trước sự đe doạn tấn công từ kẻ thù.

D. Thái độ ngang ngược trước kẻ thù.

Câu 7: Khi gọi tên quả sấu bằng những tên khác nhau quả sấu con con, quả sấu tơ, trái con, mấy chú quả sấu con  tác giả muốn thể hiện dụng ý gì?

A. Thể hiện những quả sấu còn non, nhỏ bé, xinh xắn, ngây thơ, vui nhộn.

B. Thể hiện sự gần gũi.

C. Thể hiện sự vui đùa.

D. Thể hiện thân thiết.

Câu 8: Từ “Ôi” trong câu thơ Ôi! từ không đến có/ Xảy ra như thế nào? thể hiện cảm xúc gì của nhà thơ?

A. Lo lắng                                      B. Bất ngờ, ngạc nhiên, thích thú  

C. Vui mừng                                   D. Hoảng hốt

 

Trả lời câu hỏi/ Thực hiện yêu cầu:

Câu 9:  Em học tập được gì từ hình ảnh trái non trong đoạn thơ:

                        Trái non như thách thức

                       Trăm thứ giặc, thứ sâu,

                       Thách kẻ thù sự sống

                       Phá đời không dễ đâu!

Câu 10: Qua bài thơ, tác giả muốn nhắn nhủ tới người đọc điều gì?

0
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:Khi con biết đòi ănMẹ là người mớm cho con muỗng cháoKhi con biết đòi ngủ bằng tiết tấuMẹ là người thức hát ru câuBầu trời trong con ngày một xanh hơnLà khi tóc mẹ ngày thêm sợi bạcMẹ đã thành hiển nhiên như Trời – ĐấtNhư cuộc đời, không thể thiếu trong con.Nếu như con đi một vòng quả đất trònNgười mong con mỏi mòn vẫn...
Đọc tiếp

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
Khi con biết đòi ăn
Mẹ là người mớm cho con muỗng cháo
Khi con biết đòi ngủ bằng tiết tấu
Mẹ là người thức hát ru câu
Bầu trời trong con ngày một xanh hơn
Là khi tóc mẹ ngày thêm sợi bạc
Mẹ đã thành hiển nhiên như Trời – Đất
Như cuộc đời, không thể thiếu trong con.
Nếu như con đi một vòng quả đất tròn
Người mong con mỏi mòn vẫn không ai ngoài mẹ
Cái vòng tay mở ra từ tấm bé
Cứ rộng dần khi con trẻ lớn lên.
Mẹ là người đã cho con cái tên riêng.
Trước cả khi con bật lên tiếng “Mẹ”.
Mẹ! Cái tiếng gọi mà từ khi bập bẹ đến lúc trưởng thành
Con vẫn chưa hiểu hết chiều sâu
Mẹ!
Có nghĩa là bắt đầu
Cho sự sống, tình yêu, hạnh phúc!

(Trích “Ngày xưa có mẹ” – Thanh nguyên)
1.Xác định thể thơ? PTBĐ chính?
2.Chỉ rõ biện pháp tu từ nổi bật nhất có trong đoạn thơ?
3.Xét về cấu tạo, hai câu thơ sau thuộc kiểu câu gì?

Mẹ!
Có nghĩa là bắt đầu
Cho sự sống, tình yêu, hạnh phúc!
4.Cảm nhận của em về nội dung của đoạn thơ, bằng 1 đoạn văn ngắn tử 3-5 câu.

0
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi bên dưới Đọc bài thơ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá của thi hào Đỗ Phủ tự nhiên tôi thấy gần gũi thân thiết. Nhà tranh bị gió thu phá! Một đề tài gần gũi quen thuộc với người dân Việt Nam ta biết bao! Đỗ Phủ sống vào thế kỉ thứ VIII, cách ngày nay đã 1200 năm, mà cảnh gió bão trong bài thơ chẳng khác gì hôm nay! Ai đã trải qua những cảnh gió...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi bên dưới

Đọc bài thơ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá của thi hào Đỗ Phủ tự nhiên tôi thấy gần gũi thân thiết. Nhà tranh bị gió thu phá! Một đề tài gần gũi quen thuộc với người dân Việt Nam ta biết bao!

Đỗ Phủ sống vào thế kỉ thứ VIII, cách ngày nay đã 1200 năm, mà cảnh gió bão trong bài thơ chẳng khác gì hôm nay! Ai đã trải qua những cảnh gió bão, đã nhìn thấy cảnh tàn phá của gió bão trên màn ảnh nhỏ đều dễ dàng nhận thấy, sự tàn phá của thiên nhiên từ xưa tới nay đều giống nhau. Mà đâu phải chỉ giống nhau! Với nhịp độ phá hoại môi trường, nhất là phá rừng diễn ra ngày càng nhanh, càng nhiều như hiện nay, bão lụt gần dây hoành hành càng thất thường, càng dữ dội.

Cảnh nhà dột, chăn ướt, không ngủ được trong bài thơ thật là chân thực. Đọc lên như thấy tình cảnh thê thảm hiện lên trước mắt. Chi tiết “Con nằm xấu nết đạp lót nát” rất thật. Trẻ con ngủ mê thường đạp lung tung, làm rách thêm cái chăn vốn đã cũ nát. Sự vô tâm của trẻ thơ cũng làm hư hỏng thêm cái gia sản vốn đã nghèo nàn của nhà thơ.

Nhưng tâm hồn nhà thơ thật cao thượng và giàu có biết bao. Ông ao ước:

Ước được nhà rộng muôn ngàn gian

Che khắp thiên hạ kẻ sĩ nghèo đều hân hoan.”

Đỗ Phủ quả là nhà thơ lớn. Ông đã vượt lên tình cảnh bi thảm của riêng mình để nghĩ đến kẻ sĩ trong thiên hạ.

Nội dung của đoạn văn trên là: 

A. Bày tỏ tình cảm, cảm xúc của tác giả về bài thơ Bài ca nhà tranh bị gió thu pháp của Đỗ Phủ 

B. Kể lại nội dung bài thơ 

C. Tái hiện lại những hình ảnh được miêu tả trong bài thơ 

D. Phân tích cái hay, cái đẹp về nội dung và nghệ thuật của bài thơ

1
16 tháng 3 2017

Đáp án: A

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi bên dưới Đọc bài thơ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá của thi hào Đỗ Phủ tự nhiên tôi thấy gần gũi thân thiết. Nhà tranh bị gió thu phá! Một đề tài gần gũi quen thuộc với người dân Việt Nam ta biết bao! Đỗ Phủ sống vào thế kỉ thứ VIII, cách ngày nay đã 1200 năm, mà cảnh gió bão trong bài thơ chẳng khác gì hôm nay! Ai đã trải qua những cảnh...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi bên dưới

Đọc bài thơ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá của thi hào Đỗ Phủ tự nhiên tôi thấy gần gũi thân thiết. Nhà tranh bị gió thu phá! Một đề tài gần gũi quen thuộc với người dân Việt Nam ta biết bao!

Đỗ Phủ sống vào thế kỉ thứ VIII, cách ngày nay đã 1200 năm, mà cảnh gió bão trong bài thơ chẳng khác gì hôm nay! Ai đã trải qua những cảnh gió bão, đã nhìn thấy cảnh tàn phá của gió bão trên màn ảnh nhỏ đều dễ dàng nhận thấy, sự tàn phá của thiên nhiên từ xưa tới nay đều giống nhau. Mà đâu phải chỉ giống nhau! Với nhịp độ phá hoại môi trường, nhất là phá rừng diễn ra ngày càng nhanh, càng nhiều như hiện nay, bão lụt gần dây hoành hành càng thất thường, càng dữ dội.

Cảnh nhà dột, chăn ướt, không ngủ được trong bài thơ thật là chân thực. Đọc lên như thấy tình cảnh thê thảm hiện lên trước mắt. Chi tiết “Con nằm xấu nết đạp lót nát” rất thật. Trẻ con ngủ mê thường đạp lung tung, làm rách thêm cái chăn vốn đã cũ nát. Sự vô tâm của trẻ thơ cũng làm hư hỏng thêm cái gia sản vốn đã nghèo nàn của nhà thơ.

Nhưng tâm hồn nhà thơ thật cao thượng và giàu có biết bao. Ông ao ước:

Ước được nhà rộng muôn ngàn gian

Che khắp thiên hạ kẻ sĩ nghèo đều hân hoan.”

Đỗ Phủ quả là nhà thơ lớn. Ông đã vượt lên tình cảnh bi thảm của riêng mình để nghĩ đến kẻ sĩ trong thiên hạ.

Đọan văn trên được viết theo phương thức biểu đạt chính nào? 

A. Miêu tả 

B. Tự sự 

C. Biểu cảm 

D. Nghị luận

1
18 tháng 7 2017

Đáp án: C