K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 3 2021

Từ xa xưa, nhân dân ta đã coi trọng tinh thần đoàn kết, đại đoàn kết. Đoàn kết để sống, để tồn tại và vượt qua mọi thử thách to lớn trong cuộc đời. Đoàn kết đã trở thành niềm tin và đạo lí của nhân dân ta từ bao đời nay. Chính vì thế, ông bà, cha mẹ luôn nhắc nhở con cháu ghi nhớ câu tục ngữ:

“Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”.

Tôi sẽ kể cho các bạn nghe chuyện có tựa đề là “Câu chuyện bó đũa”, ca ngợi về sức mạnh của tinh thần đoàn kết. Chuyện như sau:

“Ngày xưa ở một gia đình, có hai anh em. Lúc còn nhỏ hai anh em rất thương yêu nhau, có cái gì ngon, anh em thường nhường nhịn cho nhau, nhưng khi lớn lên anh có vợ, em có chồng, tuy mỗi người một nhà nhưng vẫn thường hay va chạm.

Thấy các con không thương yêu nhau, người cha rất buồn phiền. Một hôm, ông đặt một bó đũa và một túi tiền trên bàn, rồi gọi các con, cả trai, gái, dâu, rể lại và bảo:

– Ai bẻ gãy được bó đũa này thì cha thưởng cho túi tiền. Bốn người con lần lượt bẻ bó đũa. Ai cũng cố gắng hết sức mà không sao bẻ gãy được. Người cha bèn cởi bó đũa ra rồi thong thả bẻ gãy từng chiếc một cách dễ dàng.

Thấy vậy, bốn người con cùng nói:

– Thưa cha, lấy từng chiếc mà bẻ thì có khó gì!

Người cha liền bảo:

– Đúng. Như thế là các con đều thấy rằng chia lẻ ra thì yếu, hợp lại thì mạnh. Vậy các con phải biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau. Có đoàn kết thì mới có sức mạnh”.

Câu chuyện khuyên chúng ta: anh chị em trong gia đình phải biết yêu thương, giúp đỡ, cưu mang nhau. Đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh.

15 tháng 3 2022

Chép mạng à 

15 tháng 3 2022

Giúp mình đi

13 tháng 4 2022

THAM KHẢO 

Tuần trước, trong giờ sinh hoạt lớp, cô em đã kể cho bọn em nghe rất nhiều những câu chuyện về những vị anh hùng và những danh nhân của nước ta. Nhưng trong số đó, em thích nhất là câu chuyện về Hai Bà Trưng.

Trưng Trắc là con gái Lạc tướng Mê Linh, nay thuộc tỉnh Phúc Yên. Khi bà cùng em là Trưng Nhị phất cờ khởi nghĩa thì các Lạc tướng và dân chúng hưởng ứng rất đông. Chẳng bao lâu, quân Hai Bà Trưng tràn đi khắp nơi, chiếm được 65 thành trì. Tô Định chống cự không lại trốn chạy về Tàu. Hai Bà lên ngôi vua, đóng đô ở Mê Linh (năm 40 sau tây lịch). Dân chúng vui mừng độc lập.

Trưng Nữ Vương trị vì được hơn một năm thì nhà Đông Hán sai danh tướng là Mã Viện đem binh sang đánh. Quân của Mã Viện là quân thiện chiến, quân ta thì mới nhóm lên, nhưng nhờ sự dũng cảm, quân ta thắng được mấy trận đầu. Quân giặc phải rút về đóng ở vùng Lãng Bạc. Sau đó, Mã Viện được thêm viện binh, dùng mưu lừa quân ta kéo lên mạn thượng du rồi đánh úp. Hai Bà thua trận nên rút quân về giữ Mê Linh.
Mùa thu năm 43, Mã Viện đem binh vây đánh thành Mê Linh. Quân ít, thế cùng. Hai Bà phải bỏ chạy. Mã Viện xua quân đuổi theo. Hai Bà nhảy xuống sông Hát (chỗ sông Đáy đổ ra sông Hồng Hà) trầm mình để khỏi sa vào tay giặc.

Hai Bà Trưng làm vua không được bao lâu nhưng là hai vị anh thư cứu quốc đầu tiên của nước ta nên được hậu thế sùng bái đời đời.

Hiện nay, ở làng Hát Môn, thuộc huyện Phúc Thọ, tỉnh Sơn Tây và làng Đồng Nhân, gần Hà Nội, có đền thờ Hai Bà, hàng năm, đến ngày mồng sáu tháng hai âm lịch là ngày hội để nhớ ơn hai vị nữ tướng.

22 tháng 3 2021

a) Yêu nước

- Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh

- Con ơi, con ngủ cho lành.

Để mẹ gánh nước rửa bành cho voi

Muốn coi lên núi mà coi

Coi bà Triệu tướng cưỡi voi đánh cồng

b) Lao động cần cù

- Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ.

- Có công mài sắt, có ngày nên kim.

- Có làm thì mới có ăn

Không dưng ai dễ đem phần cho ai

- Trên đồng cạn dưới đồng sâu

Chồng cày, vợ cấy, con trâu đi bừa.

- Cày đồng đang buổi ban trưa

Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.

Ai ơi bưng bát cơm đầy

Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.

c) Đoàn kết:

- Khôn ngoan đối đáp người ngoài

Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau.

- Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.

- Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn

- Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng...

d) Nhân ái:

- Thương người như thể thương thân

- Lá lành đùm lá rách

- Máu chảy ruột mềm.

- Môi hở răng lạnh

- Anh em như thể chân tay

Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần

- Chị ngã, em nâng

- Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ.

 

) Yêu nước

- Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh

- Con ơi, con ngủ cho lành.

Để mẹ gánh nước rửa bành cho voi

Muốn coi lên núi mà coi

Coi bà Triệu tướng cưỡi voi đánh cồng

b) Lao động cần cù

- Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ.

- Có công mài sắt, có ngày nên kim.

- Có làm thì mới có ăn

Không dưng ai dễ đem phần cho ai

- Trên đồng cạn dưới đồng sâu

Chồng cày, vợ cấy, con trâu đi bừa.

- Cày đồng đang buổi ban trưa

Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.

Ai ơi bưng bát cơm đầy

Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.

c) Đoàn kết:

- Khôn ngoan đối đáp người ngoài

Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau.

- Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.

- Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn

- Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng...

d) Nhân ái:

- Thương người như thể thương thân

- Lá lành đùm lá rách

- Máu chảy ruột mềm.

- Môi hở răng lạnh

- Anh em như thể chân tay

Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần

- Chị ngã, em nâng

- Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ.

11 tháng 12

1. Câu chuyện tình hữu nghị:
   Em đã chứng kiến một nhóm sinh viên quốc tế tham gia chương trình tình nguyện ở quê em. Họ cùng nhau trồng cây, dọn dẹp và giao lưu văn hóa, thể hiện sự đoàn kết và hữu nghị giữa nhân dân Việt Nam và các nước.

2. Nước em biết qua truyền hình:
    Em biết về Nhật Bản qua các bộ phim hoạt hình như Naruto, Doraemon. Nhật Bản nổi bật với nền văn hóa đặc sắc, kỷ luật cao và sự phát triển mạnh mẽ trong công nghệ.

12 tháng 9 2021

Tham Khảo:

Ngày xưa, ở làng Gióng có một cậu bé kì lạ, đã lên ba tuổi mà vẫn không biết đi, không biết nói, chỉ đặt đâu nằm đấy trơ trơ.

Giặc Ân từ phương Bắc tràn sang xâm lấn bờ cõi nước ta. Nhà vua sai sứ giả đi khắp nơi, cầu người hiền tài đứng ra cứu nước. Nghe tiếng loa rao, cậu bé bỗng nhiên biết nói. Cậu nhờ mẹ gọi sứ giả vào rồi bảo: "ông hãy về tâu với nhà vua, đúc cho ta một con ngựa sắt, một áo giáp sắt, một chiếc nón sắt. Ta sẽ đánh tan lũ giặc".

Kể từ khi gặp sứ giả, cậu bé lớn nhanh như thổi. Cơm ăn mấy cũng chẳng no, quần áo vừa may xong đã chật. Mẹ cậu không đủ thóc gạo, cả làng phải góp lương thực để nuôi cậu.

Khi nhà vua cho mang các thứ tới, Gióng vươn vai vụt trở thành một tráng sĩ dũng mãnh. Tráng sĩ mặc áo giáp sắt, đội nón sắt, cầm roi sắt, cưỡi lên lưng ngựa sắt. Ngựa sắt hí vang, phun lửa, lao ra trận. Tráng sĩ dùng roi sắt quất túi bụi vào kẻ thù. Roi sắt gãy, tráng sĩ nhổ từng bụi tre bên đường đánh tiếp. Giặc chết như ngả rạ.

Dẹp xong giặc nước, Gióng cởi áo giáp sắt, nón sắt, bỏ lại dưới chân núi, lưu luyến nhìn lại quê hương một lần cuối rồi cưỡi ngựa từ từ bay lên trời. Nhân dân trong vùng ghi nhớ công ơn to lớn của Gióng, lập đền thờ và suy tôn là Thánh Gióng.

Ý nghĩa câu chuyện:

Truyền thuyết Thánh Gióng xuất hiện từ thời Hùng Vương dựng nước và được nhân dân ta lưu truyền từ đời này sang đời khác cho đến tận ngày nay.

 

12 tháng 9 2021

THAM KHẢO:

Ông cha ta vẫn thường dạy "Có chí thì nên". Những người có ý chí, vượt qua những gian khổ đều sẽ gặt hái được thành công. Ông Trạng trong câu chuyện "Ông Trạng thả diều" chính là một người như vậy. Câu chuyện như sau:

Vào đời vua Trần Thái Tông, có một gia đình nghèo sinh được một cậu con trai. Cha mẹ cậu đặt tên là Nguyễn Hiền. Chú bé rất ham thả diều. Lúc còn bé, chú đã biết làm lấy diều để chơi.

Lên sáu tuổi, chú học ông thầy trong làng. Thầy phải kinh ngạc vì chú học đến đâu hiểu ngay đến đó và có trí nhớ lạ thường. Có hôm, chú thuộc hai mươi trang sách mà vẫn có thì giờ chơi diều.

Được ít lâu, vì hoàn cảnh nghèo quá, chú đành phải bỏ học. Ban ngày, những khi chú đi chăn trâu, dù trời có mưa gió thế nào, chú cũng đứng ngoài lớp nghe giảng nhờ. Tối tối, chú đợi bạn học thuộc bài mới mượn vở về học. Khi học, chú cũng đèn sách như ai. Nhưng sách của chú là lưng trâu, nền cát, bút là ngón tay hay mảnh gạch vỡ; còn đèn là vỏ trứng thả đom đóm vào trong. Dù chú bận làm, bận học như thế mà cánh diều của chú vẫn bay cao, tiếng sáo vẫn vi vút tầng mây. Mỗi lần có kì thi ở trường, chú làm bài vào lá chuối khô và nhờ bạn xin thầy chấm hộ. Bài của chú chữ tốt văn hay, vượt xa các học trò của thầy.

Vài năm sau, nhà vua mở khoa thi. Chú bé thả diều lên kinh làm sĩ tử, chú đỗ Trạng nguyên. Ông Trạng khi ấy mới có mười ba tuổi. Đó là Trạng nguyên trẻ nhất của nước Nam ta.

Ông Trạng Nguyễn Hiền mãi là một tấm gương sáng mà bao thiếu niên nước Nam ta cần học tập. Dù nghèo khó, thiếu thốn, chú vẫn học tài và trở thành Trạng nguyên. Tài năng của ông Trạng đã bay cao như chính những cánh diều mà ông đã thả lên vòm trời vậy.

19 tháng 12 2022

A

19 tháng 12 2022

A

19 tháng 9 2023

Truyền thống của người dân Việt Nam ta là một phần không thể thiếu trong cuộc sống và văn hóa của chúng ta. Với hàng ngàn năm lịch sử phát triển, người Việt đã xây dựng lên những giá trị truyền thống độc đáo và đáng trân trọng.
Một trong những truyền thống quan trọng nhất của người Việt Nam là tôn vinh gia đình và tổ tiên. Chúng ta coi gia đình là trung tâm của cuộc sống và luôn tỏ lòng kính trọng, tôn trọng ông bà, cha mẹ, và tổ tiên. Lễ hội Ngày Tết là dịp mà người dân Việt tụ họp bên gia đình, cúng ông bà, và chia sẻ niềm vui trong không gian ấm áp và hạnh phúc.
Ngoài ra, tôn thờ đạo lý và đạo đức cũng rất quan trọng trong văn hóa của chúng ta. Người Việt luôn coi trọng lòng nhân ái, tình thương, và sự giúp đỡ lẫn nhau. Truyền thống này thể hiện qua việc giúp đỡ người khác trong những thời điểm khó khăn và thường xuyên tham gia các hoạt động từ thiện.
Không thể không nhắc đến truyền thống ẩm thực đa dạng và phong phú của người Việt Nam. Với các món ăn ngon, sáng tạo và sử dụng nhiều loại gia vị tự nhiên, ẩm thực Việt đã trở thành một phần quan trọng của văn hóa thế giới và thường xuyên đưa người dân lại gần nhau trong bữa cơm gia đình hoặc những dịp họp mặt bạn bè.
Những truyền thống này là những giá trị quý báu mà người dân Việt Nam ta luôn tự hào và duy trì qua các thế hệ. Chúng ta tiếp tục vận dụng và phát triển chúng để xây dựng một tương lai tươi sáng và đáng tự hào cho đất nước.

25 tháng 3 2022
Nói đến Hải Dương, nhiều người thường gọi với cái tên xứ Ðông, bởi nơi đây vốn là trấn phên dậu phía đông của kinh thành Thăng Long xưa. Có thể khẳng định rằng truyền thống văn hiến từ ngàn xưa chính là niềm tự hào, đồng thời là cội nguồn tạo nên sức sống mãnh liệt, sức bật mạnh mẽ của mảnh đất Hải Dương trong phát triển kinh tế - xã hội.

Văn hóa xứ Đông vừa mang đặc trưng của văn hóa Việt Nam vừa có những nét đặc trưng riêng có của người Hải Dương, của vùng đất được mệnh danh là "địa linh, nhân kiệt". 

Văn hóa xứ Đông có bề dày lịch sử thể hiện qua những di tích lịch sử văn hóa. Mảnh đất Hải Dương hiện đang lưu giữ khối lượng lớn văn hóa vật thể và phi vật thể đa dạng, độc đáo với 1.098 di tích lịch sử, văn hóa, danh thắng. Từ những dấu ấn thời kỳ đồ đá cũ có niên đại trên 3 vạn năm ở hang Thánh Hóa, núi Nhẫm Dương, đến những di chỉ, di vật có giá trị của thời đại đồ đồng tại Ðồi Thông (Kinh Môn), Hữu Chung (Tứ Kỳ), làng Gọp (Thanh Hà)... Văn hóa Lý, Trần, Lê, Nguyễn là dòng chảy liên tục và rực sáng trên vùng đất này, đã tạo nên một không gian văn hóa đặc biệt - nơi kết hợp hài hòa cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ với chiều sâu lịch sử và tâm linh với 127 di tích được xếp hạng quốc gia, quốc gia đặc biệt mà tiêu biểu là Côn Sơn - Kiếp Bạc, Phượng Hoàng (Chí Linh). Hải Dương cũng là nơi lưu giữ lịch sử về 3 danh nhân vĩ đại, đó là Trần Hưng Ðạo - danh nhân quân sự, Nguyễn Trãi - danh nhân văn hóa, Chu Văn An - "người thầy của muôn đời". 

Văn hóa xứ Ðông là truyền thống của những phong tục, tập quán, lối sống tốt đẹp, lành mạnh của cộng đồng dân cư Hải Dương xưa và nay, được lưu truyền và thể hiện qua các lễ hội truyền thống. Điển hình là lễ hội Côn Sơn (mùa xuân), lễ hội đền Kiếp Bạc (mùa thu), là hai trong những lễ hội lớn nhất của cả nước và nhiều lễ hội truyền thống khác. Các lễ hội đều có các hoạt động đám rước lớn và các trò chơi dân gian đặc sắc, như: trò thuỷ chiến (lễ hội đền Kiếp Bạc), bơi chải (lễ hội đền Quát), đánh gậy (lễ hội đền Cuối), hát chầu văn (Ninh Giang), trò đánh bệt (lễ hội đền Sượt, TP Hải Dương), thi nấu cơm (lễ hội chùa Hào Xá, Thanh Hà), đu tiên, leo núi, du xuân (lễ hội Côn Sơn)... Với 566 lễ hội được khôi phục, lễ hội xứ Ðông mang đậm yếu tố lịch sử, phong tục, tín ngưỡng, tôn giáo, cầu mong quốc thái dân an, mùa màng tươi tốt, đời sống ấm no, ngợi ca những bậc tiền nhân, anh hùng dân tộc có công với dân với nước, thể hiện đạo lý "uống nước nhớ nguồn", hướng đến sự cao đẹp chân - thiện- mỹ.  

Xứ Ðông còn nổi tiếng là một trong những cái nôi của nghệ thuật hát chèo của vùng đồng bằng Bắc Bộ. "Chiếng chèo Ðông" với những nghệ nhân tên tuổi như: Phạm Thị Trân, Trùm Thịnh, Trùm Bông, cố Nghệ sĩ Nhân dân Trịnh Thị Lan, Minh Lý... có công lao to lớn trong việc xây dựng và phát triển nghệ thuật hát chèo Việt Nam. Ngoài ra còn lưu giữ nhiều loại hình văn nghệ dân gian như nghệ thuật tuồng, múa rối nước, xiếc, hát ca trù, hát trống quân, hát đối, hát ru, ca dao, tục ngữ. Vốn văn hóa truyền thống phong phú ấy đã bộc lộ những nét nhuần nhị, trữ tình, lạc quan, đầy lãng mạn trong tính cách của người xứ Ðông.
 
25 tháng 3 2022

cảm ơn nha