Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
" Cha là một người thân thuộc trong gia đình. Cha là người đã cùng mẹ nuôi nấng và dạy dỗ ta nên người. Nhà thơ Thích Nhuận Hạnh đã có bài thơ "Lục bát về cha":
"Cánh cò cõng nắng qua sông
Chở luôn nước mắt cay nồng của cha
Cha là một dải ngân hà
Con là giọt nước sinh ra từ nguồn".
Tác giả đã sử dụng biện pháp nhân hóa rất độc đáo:
"Cánh cò cõng nắng qua sông
Chở luôn nước mắt cay nồng của cha."
=> Câu thơ thể hiện sự vất vả, nhọc nhằn của người cha để nuôi con. Từ "cay nồng" càng làm nhân lên sự vất vả của người cha và làm nổi bật đức tính chịu thương chịu khó của cha.
"Cha là một dải ngân hà
Con là giọt nước sinh ra từ nguồn".
=> So sánh cha với dải ngân hà, qua đó cho thấy tình yêu thương mênh mông như dải ngân hà của người cha. Cho dù cha nghèo khó, vất vả, cha vẫn yêu con, tình yêu con của cha luôn đầy ắp.
"Thương con cha ráng sức ngâm
....
Chở câu lục bát hao gầy tình cha."
=> Dù chịu nhiều vất vả, khổ cực trăm bề nhưng vì con, cha âm thầm chịu đựng và gắng gượng làm việc để nuôi con. Qua đó làm nổi bật tính cách cần cù, chịu thương chịu khó và tình yêu con bao la của người cha.
Đọc bài thơ trên, chúng ta thêm trân trọng những mồ hôi, nước mắt và những đồng tiền mà cha mẹ mất bao công sức mới kiếm được. Chúng ta thêm yêu cha mẹ, thêm biết ơn cha mẹ và những công lao như trời như bể của cha mẹ. Nhà thơ hẳn phải có một tình yêu cha da diết mới viết nên bài thơ đong đầy cảm xúc như thế?
của bạn đây nhé
Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
Cánh cò cõng nắng qua sông Chở luôn nước mắt cay nồng của cha
Cha là một dải ngân hà Con là giọt nước sinh ra từ nguồn Quê nghèo mưa nắng trào tuôn Câu thơ cha dệt từ muôn thăng trầm Thương con cha ráng sức ngâm Khổ đau, hạnh phúc nảy mầm từ hoa Lúa xanh, xanh mướt đồng xa Dáng quê hòa với dáng cha hao gầy Cánh diều con lướt trời mây Chở câu lục bát hao gầy tình cha. (Lục bát về cha, Thích Nhuận Hạnh)
Câu 1. Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào?
A. Thơ bốn chữ B. Thơ lục bát
C. Thơ năm chữ D. Thơ tự do
Câu 2. Từ nào dưới đây không phải là danh từ ?
A. Cánh diều B. Trào tuôn
C. Giọt nước D. Nước mắt
Câu 3. Trong các dòng thơ từ 1 đến 4, những tiếng nào được gieo vần với nhau?
A. sông - nồng, cha - hà - ra B. tuôn - muôn, trầm – ngâm - mầm
C. sông - nồng, cha – ngân - ra D. hoa – xa, gầy – mây – gầy
Câu 4. Cụm từ nào dưới đây không phải là cụm động từ?
A. cõng nắng qua sông B. sinh ra từ nguồn
C. một dải ngân hà D. nảy mầm từ hoa
Câu 5. Câu thơ: “Lúa xanh, xanh mướt đồng xa” sử dụng biện pháp tu từ gì?
A. Điệp ngữ B. So sánh C. Ẩn dụ D. Nhân hóa
Câu 6. Dòng nào sau đây nêu đúng nghĩa của từ “thăng trầm” trong bài thơ?
A. Nhịp điệu trầm – bổng (cao – thấp) trong câu thơ.
B. Ổn định, hạnh phúc trong cuộc sống.
C. Đáng thương, khổ sở, nhiều niềm đau.
D. Không ổn định, lúc thịnh lúc suy trong cuộc đời.
Câu 7. Trong bài thơ trên, người cha được khắc họa qua những hình ảnh nào?
A. Nước mắt cay nồng, dáng hao gầy.
B. Nước mắt cay nồng, dáng hao gầy, quê nghèo.
C. Dáng hao gầy, quê nghèo, cánh diều.
D. Cánh diều, nước mắt cay nồng, cánh cò.
Câu 8. Dòng nào sau đây nêu chính xác nội dung chính của bài thơ?
A. Tô đậm tình yêu thương của mẹ dành cho con.
B. Thể hiện sự nỗ lực và vươn lên từ cuộc sống nghèo khổ.
C. Nhấn mạnh vào sự bảo vệ, che chở của cha mẹ dành cho con.
D. Ca ngợi tình yêu thương và đức hi sinh của người cha dành cho con.
b. Tự luận
Câu 1. Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ sau:
“Cha là một dải ngân hà
Con là giọt nước sinh ra từ nguồn”
=> BPTT: So sánh
vần lưng và vần chân nhịp 2/4;4/2,4/4 nhịp chẵn
- Nhịp điệu của bài thơ mộc mạc, giản dị
- Cách gieo vần: 2/4;4/2;4/4
Câu trả lời của mình các bn tham khảo.Chúc học tốtttt^^