Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 7: Hoạt động nào sau đây không được xem là nghiên cứu khoa học tự nhiên?
A. Nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của động vật.
B. Nghiên cứu sự lên xuống của thuỷ triều.
C. Nghiên cứu sự khác nhau giữa văn hoá Việt Nam và văn hoá Trung Quốc.
D. Nghiên cứu cách thức sản xuất phân bón hoá học.
Câu 8. Khoa học tự nhiên không bao gồm lĩnh vực nào sau đây?
A. Vật lý học.
B. Hoá học và Sinh học.
C. Khoa học Trái Đất và Thiên văn học.
D. Lịch sử loài người.
Câu 9. Nhà máy điện mặt trời là ứng dụng không thuộc lĩnh vực nào của khoa học tự nhiên?
A. Hoá học.
B. Vật lý.
C. Thiên văn học.
D. Sinh học.
Trên đây là suy nghĩ của mình, bạn xem nhé :3
Bạn ơi
thiếu nội dung bức thư
Vui lòng bạn gửi lại
Nếu không mình báo cáo đấy
cái ông hoàng sơn là cảnh sát mạng à mà chuyên đi tố cáo mọi người vậy
-Những việc làm thể hiện sự cần cù, quyết tâm vượt khó.
-Đạt được những thành quả to lớn.
TL:
Lời giải:
– Tích cực tìm hiểu lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc.
– Thích xem phim, kịch, nghe nhạc của Việt Nam.
– Sưu tầm những món ăn, trang phục dân tộc độc đáo.
– Tìm hiểu, giới thiệu với mọi người về các lễ hội truyền thống của dân tộc.
– Học tập tốt , rèn luyện tu dưỡng đạo đức góp phần xây dựng quê hương đất nước giàu đẹp, đồng thời phát huy truyền thống yêu nước như lời Bác Hồ dạy
HT
@Kawasumi Rin
Nhà thơ Tố Hữu sáng tác bài Lượm vào năm 1949, in trong tập thơ Việt Bắc. Bài thơ đã để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc hình ảnh Lượm, một em bé thiếu nhi hy sinh vì nhiệm vụ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
Lượm là bài thơ tự sự - trữ tình kể về cuộc đời ngắn ngủi nhưng rất anh dũng của chu bé liên lạc, hồn nhiên, nhí nhảnh, yêu đời, dũng cảm đã ngã xuống để bảo vệ sự bình yên cho chính mảnh đất quê hương mình. Hình ảnh nhân vật Lượm xuyên suốt trong bài thơ.
Trong năm khổ thơ đầu, bằng cái nhìn trìu mến thân thương, tác giả đã miêu tả một chú bé rất đáng yêu:
Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh.
Ca nô đội lệch
Mồm huýt sáo vang
Như con chim chích
Nhảy trên đường vàng...
Nhắc đến Lượm, người đọc nhớ đến hai khổ thơ này, bởi đây là hai khổ thơ đầy ấn tượng về một chú bé liên lạc nhỏ nhắn, xinh xinh, nhanh nhẹn hồn nhiên, nhí nhảnh vui tươi. Những từ láy loát choắt, xinh xinh, thoăn thoát, nghênh nghềnh được dùng rất gợi hình gợi cảm, cùng với thể thơ bốn chữ và nhịp thơ nhanh, tạo âm hưởng vui tươi, nhí nhảnh rất phù hợp với một chú bé như Lượm. Một hình ảnh so sánh đẹp như con chim chích - nhảy trên đường vàng... gợi lên trước mắt chúng ta một chú bé hồn nhiên yêu đời. Thật thú vị! Nhà thơ Lê Đức Thọ cũng có bài thơ Em bé liên lạc, ông cũng hình dung em như một con chim non vui tươi ở những câu kết:
Ngày mai trên quãng đường trắng
Có em bé lại dẫn đường bên anh.
Miệng cười chân bước nhanh nhanh,
Như con chim nhỏ trên cành vui tươi.
Có lẽ không còn hình ảnh nào có thể thay thế cho được hình ảnh con chim nhỏ và chỉ có hình ảnh này mới thể hiện được vẻ đẹp trẻ thơ của chú bé liên lạc. Bao trùm lên tất cả là cái tình của nhà thơ, cái nhìn trìu mến, thân thương của tác giả đối với chú bé. Phải yêu quí Lượm lắm thì mới miêu tả Lượm hay đến như vậy!
Người đọc yêu biết bao cái cười híp mí, má đỏ bồ quân của chú, nhưng càng yêu hơn niềm vui được tham gia kháng chiến của chú bé:
Cháu đi liên lạc Vui lắm chú à Ở đồn Mang Cá Thích hơn ở nhà!
Nhà thơ miêu tả Lượm vui như con chim sổ lồng. Cái ý đi làm liên lạc thích hơn ở nhà, đúng là niềm vui của con chim sổ lồng. Đó là niềm vui chung của cả thế hệ trẻ sau Cách mạng tháng Tám, chứ không riêng gì của chú bé Lượm
Đáng yêu hơn là tiếng chào: Thôi chào đồng chí vừa tinh nghịch dí dỏm, lại vừa đứng đắn nghiêm trang, bởi em đã tham gia kháng chiến như mọi người, như chú của em vậy. Trong tiếng chào ấy ta thấy vang lên một niềm tự hào kiêu hãnh rất trẻ con, và rất đáng yêu-của Lượm.
Ấn tượng của cuộc gặp gỡ vẫn còn giữ nguyên vẹn nét đẹp đẽ, vui tươi, ấm áp trong lòng tác giả, thì bỗng nhiên có tin Lượm hy sinh. Câu thơ bốn tiếng được ngắt làm hai dòng, bị gãy đôi như một tiếng nấc:
Ra thế
Lượm ơi!
Đó là nỗi sửng sốt, xúc động đến nghẹn ngào. Và nhà thơ hình dung ngay ra cảnh tượng chú bé hy sinh trong khi đang làm nhiệm vụ:
Một hôm nào đó
Như bao hôm nào
Chú đồng chí nhỏ
Bỏ thư vào bao
Vụt qua mặt trận
Đạn bay vèo vèo
Thư đề “thượng khẩn”
Sợ chi hiểm nghèo?
Để rồi lại nghẹn ngào gọi em một lần nữa:
Bỗng lòe chớp đỏ
Thôi rồi Lượm ơi!
Chú đồng chí nhỏ
Một dòng máu tươi!
Lượm đã hy sinh anh dũng như một chiến sĩ thực thụ ở trên, nhà thơ còn gọi em bằng cháu, và ở đây khi kể lại cảnh Lượm hy sinh. Tố Hữu đã gọi chú bàng những lời xưng hô trang trọng: Chú đồng chí nhỏ và có tới hai lần gọi như thế. Việc làm của em, sự hy sinh cao đẹp của em khiến em xứng đáng được nhà thơ gọi như thế. Phải chăng đó là lòng cảm phục của một cán bộ cách mạng đối với một em thiếu nhi anh hùng.
Nhưng rồi cuối cùng, tình cảm công dân ấy lại quay về tình chú - cháu. Nhà thơ lại gọi Lượm bằng tiếng cháu thân thương khi miêu tả cái chết đẹp đẽ cua em giữa đồng lúa quê hương:
Cháu nằm trên lúa
Tay nắm chặt bông
Lúa thơm mùi sữa
Hồn bay giữa đồng...
Cánh đồng quê hương như vòng nôi, như vòng tay của mẹ, ấm êm dịu dàng đón em vào lòng. Em chết mà tay vẫn nắm chặt bông lúa, quê hương và hương lúa vẫn bao bọc quanh em như ru em vào giấc ngủ đẹp của tuổi thơ anh hùng. Em chết mà hồn bay giữa đồng, vừa thiêng liêng vừa gần gũi biết bao! Không yêu mến, xót thương, cảm phục Lượm thì không thể miêu tả một cái chết hồn nhiên và lãng mạn đến như thế! Đó là cái chết của những thiên thần nhỏ bé. Thiên thần nhỏ bé ấy đã bay đi để lại bao tiếc thương cho chúng ta, như Tố Hữu đã nghẹn ngào, đau xót gọi em lần thứ ba bằng một câu thơ day dứt:
Lượm ơi còn không?
Câu thơ đứng riêng thành một khổ thơ, như một câu hỏi xoáy sâu vào lòng người đọc. Nếu không có cái tình với Lượm thì nhà thơ làm sao lại day dứt thế được!
Câu hỏi ngân vang ấy, tưởng chừng như không có câu trả lời, nhưng chính tác giả đã trả lời bằng hai khổ thơ cuối khép lại bài thơ:
Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh
Ca lô đội lệch
Mồm huýt sáo vang
Như con chim chích
Nhảy trên đường vàng.
Hai khổ thơ cuối láy lại khổ thơ thứ hai và khổ thơ thứ ba như một điệp khúc để khẳng định Lượm vẫn còn sống mãi với quê hương đất nước, sống mãi trong lòng tác giả. Bài thơ hết nhưng ý thơ lại mở ra vẫn còn tiếp nối mãi trong lòng người đọc hình ảnh một chú bé liên lạc hồn nhiên mà dũng cảm, đáng yêu và đáng cảm phục. Lượm vẫn còn công mãi trong lòng chúng ta như bài ca bất diệt về tuổi thơ trong sáng đã hiến dâng đời mình cho độc lập, tự do của dân tộc.
Với thể thơ bốn chữ, một thể thơ dân gian truyền thống phù hợp với lối kể chuyện có nhịp kể nhanh. Với cách ngắt đôi câu thơ đột ngột, và nghệ thuật tách câu thơ thành một khổ thơ riêng rất độc đáo, kết hợp với cách sử dụng câu hỏi tu từ, câu cảm thán... Lượm thật sự là một bài thơ hay, cảm động về một tấm gương bé bỏng hy sinh trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
Tham khảo
Hội thảo Khoa học quốc tế về văn hoá Sa Huỳnh lần đầu tiên tổ chức tại Quảng Ngãi. Đây là cuộc hội thảo khoa học có quy mô lớn nhất về nền văn hoá này trong suốt 100 năm qua, tập hợp được đông đảo các nhà khảo cổ học, dân tộc học, văn hoá học cũng như các nhà nghiên cứu khoa học xã hội, nghiên cứu về văn hoá Sa Huỳnh trong nước và một số quốc gia trên thế giới.
Nhiều vấn đề khác nhau về Văn hoá Sa Huỳnh được đề cập đến, đặc biệt là việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hoá Sa Huỳnh trong đời sống đương đại sẽ được thực hiện như thế nào trong thời gian đến?
Du khách Nhật chụp hình hiện vật văn hoá Sa Huỳnh tại Bảo tàng tỉnh.
Văn hoá Sa Huỳnh nhìn từ bảo tàng
Được coi là một trong ba nền văn hoá cổ phát triển rực rỡ trên đất nước Việt Nam trong thế giao thoa, tương tác với văn hoá Đông Sơn ở vùng đồng bằng Bắc bộ, văn hoá Óc Eo ở vùng Đông Nam Bộ thời cổ, văn hoá Sa Huỳnh với các di chỉ ở Quảng Ngãi là trung tâm, có ảnh hưởng khá rộng lớn: Về phía Bắc tới địa bàn tỉnh Hà Tĩnh với địa điểm Bãi Cọi (vừa được khai quật); về phía Nam là các tỉnh miền Đông Nam Bộ: Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Dương; ngược lên cao nguyên phía Tây là các di chỉ ở Gia Lai, Buôn Ma Thuột. Nhiều nhà nghiên cứu khảo cổ trong nước và quốc tế cũng thừa nhận Văn hóa Sa Huỳnh với sức lan tỏa của nó đã vượt ra ngoài biên giới quốc gia, có mối quan hệ giao lưu với các nền văn hoá lớn như Ấn Độ, Trung Quốc, Đông Nam Á..
Tham khảo
Hội thảo Khoa học quốc tế về văn hoá Sa Huỳnh lần đầu tiên tổ chức tại Quảng Ngãi. Đây là cuộc hội thảo khoa học có quy mô lớn nhất về nền văn hoá này trong suốt 100 năm qua, tập hợp được đông đảo các nhà khảo cổ học, dân tộc học, văn hoá học cũng như các nhà nghiên cứu khoa học xã hội, nghiên cứu về văn hoá Sa Huỳnh trong nước và một số quốc gia trên thế giới.
Nhiều vấn đề khác nhau về Văn hoá Sa Huỳnh được đề cập đến, đặc biệt là việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hoá Sa Huỳnh trong đời sống đương đại sẽ được thực hiện như thế nào trong thời gian đến?
Du khách Nhật chụp hình hiện vật văn hoá Sa Huỳnh tại Bảo tàng tỉnh.
Văn hoá Sa Huỳnh nhìn từ bảo tàng
Được coi là một trong ba nền văn hoá cổ phát triển rực rỡ trên đất nước Việt Nam trong thế giao thoa, tương tác với văn hoá Đông Sơn ở vùng đồng bằng Bắc bộ, văn hoá Óc Eo ở vùng Đông Nam Bộ thời cổ, văn hoá Sa Huỳnh với các di chỉ ở Quảng Ngãi là trung tâm, có ảnh hưởng khá rộng lớn: Về phía Bắc tới địa bàn tỉnh Hà Tĩnh với địa điểm Bãi Cọi (vừa được khai quật); về phía Nam là các tỉnh miền Đông Nam Bộ: Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Dương; ngược lên cao nguyên phía Tây là các di chỉ ở Gia Lai, Buôn Ma Thuột. Nhiều nhà nghiên cứu khảo cổ trong nước và quốc tế cũng thừa nhận Văn hóa Sa Huỳnh với sức lan tỏa của nó đã vượt ra ngoài biên giới quốc gia, có mối quan hệ giao lưu với các nền văn hoá lớn như Ấn Độ, Trung Quốc, Đông Nam Á..