Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đoạn trích Tức nước vỡ bờ và truyện ngắn Lão Hạc được sáng tác theo phong cách hiện thực, phản ánh cuộc đời và tính cách của người nông dân trong xã hội cũ. Họ là người sống khổ cực vì bị áp bức bóc lột nặng nề, phải chịu sưu cao thuế nặng. Cuộc sống của họ lâm vào cảnh bần cùng, bế tắc. Tuy vậy, họ có những phẩm chất đáng quý là trong sạch, lương thiện, giàu tình thương yêu. Họ quyết liệt phản kháng hoặc thậm chí dám chọn cái chết để giữ gìn phẩm chất trong sạch của mình. Điều đó cho thấy: người nông dân trong xã hội cũ tiềm tàng một sức mạnh của tình cảm, một sức mạnh phản kháng chống lại áp bức, bất công.
Những người nông dân - ông Hai và lão Hạc trong tác phẩm của Kim Lân và Nam Cao vừa có điểm chung lại có sự khác biệt độc đáo.
Họ đều là những người nông dân hiền lành, chân chất, giàu lòng tự trọng.
Ông Hai yêu tha thiết làng Chợ Dầu của minh và đauđớn, nhục nhã khôn xiết khi biết tin làng theo giặc để rồi vỡ òa trong niềm vui sướng khi nghe tin cải chính. Tình yêu làng của ông Hai là tình yêu trong lành, nguyên sơ. Và tình yêu ấy tưởng chừng như là tình yêu vị kỉ nhưng lại cao cả vô cùng khi ông Hai sẵn sàng từ bỏ làng nếu làng theo giặc bởi ông theo cách mạng, theo cụ Hồ. Như vậy, tình yêu làng hòa quyện trong tình yêu nước và tình yêu nước kết nối những người nông dân với nhau.
Lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao lại trải qua cuộc đời khốn khó nhiều bi kịch. Lão sống cô đơn với tuổi già cùng con chó Vàng bởi con trai lão vì phẫn chí đã bỏ đi đồn điền cao su biền biệt không về. Lão giành tình yêu cho cậu Vàng, chăm sóc nó, yêu thương nó, chia sẻ vui buồn với nó nhưng rồi vì đói kém mà lão phải đau đớn bán nó đi. Bán cậu Vàng đi, lão đau khổ biết chừng nào và lão cũng bắt đầu chuẩn bị cái chết của riêng mình. Vì không muốn phạm vào tiền bòn vườn của con trai, lão đã sống khổ sống sở để rồi chọn cái chết đau đớn, vật vã bằng bả chó. Lão chết đi trong nỗi cô đơn vì chẳng có lấy người thân nào ở cạnh. Lão chết đi trong nỗi cô đơn khi hàng xóm chẳng ai hiểu tâm tư của lão, chỉ thấy lão gàn dở và xấu xa. Lão chết đi vì trọng danh dự và vì tình phụ tự. Ở lão Hạc, Nam Cao đã làm nổi bật lên vẻ đẹp nhân cách sáng ngời ngay trong sự tăm tối của đói nghèo. Lão không đánh mất nhân cách như nhiều nhân vật khác trong các sáng tác của Nam Cao, cho đến lúc vật vã với cái chết, lão vẫn ttong trẻo, đẹp đẽ bởi nhân cách sáng ngời.
Em tham khảo nhé !!
*MB: Nam Cao là một trong những nhà văn tiêu biểu nhất cho dòng văn học hiện thực phê phán đầ thế kỉ XX. Sáng tác của ông thường tập trùn vào 2 đề tài: người trí thức tiểu tư sản và người nông dân. Ngòi bút của ông mang giá trị hiện thực sâu sắc và thấm đẫm tinh thần nhân đạo. Nhắc đén hình ảnh người nông dân, ta không thể quên tác phẩm "Lão Hạc", là một trong những tác phẩm tiê biểu cho Nam Cao nói riieng cũng như văn học hiện thực phê phán nói chung.
*TB:
Tác giả đã khắc họa hình ảnh lão Hạc hiện lên với tất cả hoàn cảnh bất hạnh và đáng thương nhất. Vợ mất sớm, lão Hạc sống trong cảnh “Gà trống nuôi con”. Đó là 1 nỗi đau lớn trong cuộc đời lão. Thế nhưng vì hoàn cảnh của lão lại quá nghèo, và cũng vì quá nghèo không đủ tiền thách cưới mà không lấy được vợ cho con trai. Anh con trai lão phẫn chí, bỏ nhà đi làm ở đồn điền cao su. Anh ra đi với hi vọng “có bạc trăm” mới trở về vì “Sống khổ sống sở ở cái làng này nhục lắm”. Thế nhưng, dân ta đã có câu: “Cao su đi dễ khó về Khi đi trai tráng, khi về bủng beo” Lúc này, lão Hạc phải chịu thêm nỗi đau lớn thứ 2 trong đời bởi lão phải rời xa con. Lão sống lủi thủi một mình từ đó. Không còn vợ, con cũng chẳng có nhà, lão Hạc chỉ có một niềm vui duy nhất đó là con chó vàng- con vật nuôi gắn bó với con trai lão và bây giờ là với lão. Lão yêu con nó, coi nó như người thân.
Bạn tham khảo nhé:
Nam Cao là nhà văn hiện thực xuất sắc với những sáng tác để lại trong long người đọc nhiều day dứt và ám ảnh. Mỗi câu chuyện của ông đều mang dáng dấp của một đời người, một kiếp người lầm than trong xã hội. Nam Cao tập trung khai thác số phận người nông dân trước cách mạng tháng Tám, bế tắc, cùng cực đã khiến cho cuộc đời họ chìm vào nước mắt. Truyện ngắn “Lão Hạc” là một trong những câu chuyện cảm động về hình ảnh nghèo khó của người nông dân, đồng thời toát lên được vẻ đẹp tinh thần đáng quý của họ.
Cái chết của lão Hạc có rất nhiều nguyên nhân. Trước hết, đó chính là xuất phát từ lòng tự trọng của lão. Lão không muốn gây phiền hà cho lối xóm bà con nên đã âm thầm lo liệu mọi đường cho cái chết của mình từ khi bán “cậu Vàng”, đã gửi lại ông giáo toàn bộ số tiền dành nhìn ăn nhịn tiêu của lão để nhờ ông giáo đem ra, nói với hàng xóm lo giúp cho lão khi lão chết. Con người hết sức hiền hậu ấy cũng là con người hết sức tự trọng, quyết không nhận của bố thí, chỉ biết sống bằng bàn tay lao động của mình. Tình cảnh túng quẫn, đói khổ ngày càng đe dọa lão Hạc và đấy lão vào con đường chết, tìm một lối thoát cuối cùng. Đủ thấy số phận bi thảm của những người nông dân nghèo khổ ớ những năm đen tối trước Cách mạng tháng Tám. Nhưng suy cho cùng, việc lão tìm đến cái chết một cách tự nguyện cũng vì con. Nên nhớ, khi đó lão Hạc còn ba mươi đồng bạc (một số tiền khá lớn thời bấy giờ) và mảnh vườn ba sào. Nhưng lão nhất quyết không tiêu phạm vào cái vốn liếng cuối cùng mà lão đã dành cho con trai lão. Lão Hạc cũng là người đầy khí tiết, có lòng tự trọng. Thà chịu đói, chịu chết chứ không nhờ người khác. Với cái chết đau đớn dữ dội mà lão Hạc tự chọn, lão Hạc đã thể hiện một khí tiết cao quý, có ý thức nhân phẩm rất cao. Lão Hạc là con người “đói cho sạch, rách cho thơm”, “chết vinh hơn sống nhục”, là con người coi trọng nhân phẩm hơn cả cuộc sống.
Tham khảo nha em:
" Hãy làm việc tốt vì chính bạn ". Đây thực sự là một ý kiến hay và chính xác. Suy cho cùng, cuộc đời này ngắn ngủi lắm, chúng ta còn tồn tại trên cõi đời ngày nào thì ngày ấy chúng ta cần phải sống hết mình, sống sao cho mình cảm nhận được mình sinh ra là không vô nghĩa . Khi ta làm việc tốt giúp cho những người xung quanh thì ta không chỉ mang lại lợi ích cho người khác mà còn tự tạo ra niềm vui và sự hạnh phúc cho chính mình. Mỗi một hành động, một việc làm của chúng ta tuy nhỏ nhặt thôi nhưng lại mang đến niềm vui cho mọi người. Khi một người nào đó gặp khó khăn mà họ nhận được sự giúp đỡ của chúng ta thì bản thân họ cũng thấy vui lòng, họ có thêm niềm tin vào những điều tốt đẹp vẫn luôn tồn tại trong cuộc sống này. không những vậy , giúp người khác đồng nghĩa với việc tự giúp chính mình. Cách mình đối xử tử tế với những người xung quanh sẽ khiến họ tin yêu và quý trọng mình . Và khi ấy, mọi người cũng sẽ chẳng ngần ngại gì mà giúp đỡ lại chúng ta khi chúng ta cần. Chính vì thế, hãy cứ làm việc thiện, mọi điều tốt sẽ đến với bạn.