K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Bài 1 Tìm từ ngữ có ý nghĩa khái quát cho những từ in đậm sau: a. Tôi bậm tay ghì thật chặt, nhưng một quyển vở cũng xệnh ra và chênh đầu chúi xuống đất. Tôi xóc lên và nắm lại cẩn thận. Mấy cậu đi trước ôm sách vở nhiều lại kèm cả bút thước nữa. (Thanh Tịnh) b. Tôi không lội qua sông thả diều như thằng Quý và không...
Đọc tiếp

Bài 1

Tìm từ ngữ có ý nghĩa khái quát cho những từ in đậm sau:

a. Tôi bậm tay ghì thật chặt, nhưng một quyển vở cũng xệnh ra và chênh đầu chúi xuống đất. Tôi xóc lên và nắm lại cẩn thận. Mấy cậu đi trước ôm sách vở nhiều lại kèm cả bút thước nữa.

(Thanh Tịnh)

b. Tôi không lội qua sông thả diều như thằng Quý và không đi ra đồng nô đùa như thằng Sơn nữa.

(Thanh Tịnh)

Bài 2

Cho đoạn văn sau:

Sau giây phút hoàn hồn, con chim quay đầu lại, giương đôi mắt đen tròn, trong veo như hai hạt cườm nhỏ lặng nhìn Vĩnh tha thiết. Những âm thanh trầm bổng, ríu ran hòa quyện trong nhau vừa quen thân vừa kì lạ. Con chim gật đầu chào Vĩnh rồi như một tia chớp tung cánh vụt về phía rừng xa thẳm.

( Châu Loan)

a. Tìm các từ ngữ thuộc trường từ vựng chỉ người ?

b. Các từ được dùng như vậy thuộc phép tu từ nào?

Bài 3.

Tìm từ tượng hình và từ tượng thanh có trong đoạn văn sau và nêu tác dụng ?

a. Anh Dậu uốn vai ngáp dài một tiếng. Uể oải, chống tay xuống phản, anh vừa rên vừa ngẩng đầu lên. Tun rẩy cất bát cháo, anh mới kề vào đến miệng, cai lệ và người nhà lí trưởng đã sầm sập tiến vào với những roi song, tay thước và dây thừng.

( Ngô Tất Tố)

b. Tôi mải mốt chạy sang. Mấy người hàng xóm đến trước tôi đang xôn xao ở trong nhà. Tôi xồng xộc chạy vào. Lão Hạc đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc. Lão tru tréo, bọt mép sùi ra, khắp người chốc chốc lại bị giật mạnh một cái, này lên.

(Lão Hạc, Nam Cao)

0
14 tháng 6 2017

Đáp án

Một số từ thuộc các trường từ vựng:

a. Người: cậu, học trò, người thân, thấy, bỡ ngỡ, đứng, nhìn,...

b. Chim: tổ, bay, nhìn,...

c. Trường học: học trò, lớp, thầy,...

Đọc hai đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi từ 7 - 9:Trước đó mấy hôm, lúc đi ngang qua làng Hòa An bẫy chim quyên với thằng Minh, tôi có ghé lại trường một lần. Lần ấy trường đối với tôi là một nơi xa lạ. Tôi đi chung quanh các lớp để nhìn qua cửa kính mấy bản đồ treo trên tường. Tôi không có cảm tưởng nào khác là nhà trường cao ráo và sạch sẽ hơn các nhà trong làng. Nhưng lần...
Đọc tiếp

Đọc hai đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi từ 7 - 9:

Trước đó mấy hôm, lúc đi ngang qua làng Hòa An bẫy chim quyên với thằng Minh, tôi có ghé lại trường một lần. Lần ấy trường đối với tôi là một nơi xa lạ. Tôi đi chung quanh các lớp để nhìn qua cửa kính mấy bản đồ treo trên tường. Tôi không có cảm tưởng nào khác là nhà trường cao ráo và sạch sẽ hơn các nhà trong làng.

Nhưng lần này lại khác. Trước mắt tôi trường Mĩ Lí trông vừa xinh xắn vừa oai nghiêm như cái đình làng Hòa Ấp. Sân nó rộng, mình nó cao hơn trong những buổi trưa hè đầy vắng lặng. Lòng tôi đâm ra lo sợ vẩn vơ.

(Thanh Tịnh, Tôi đi học)

Giữa hai đoạn văn trên có quan hệ ý nghĩa như thế nào?

A. Lạnh lùng đối với người khác.

B. Đoạn văn phía dưới với đoạn văn phía trên có mối liên kết về mặt ý nghĩa thời gian.

C. Cả A và B đúng

D. Cả A và B sai

1
9 tháng 4 2018

Chọn đáp án: B

22 tháng 8 2018

a. Nhân hóa

b. Tự do

c

d. Qua cảm nhận của nhân vật trữ tình, thấy bước chuyển biến của thiên nhiên đất trời. Các sự vật, con vật không chỉ là sự vật vô tri vô giác đơn thuần mà cũng mang hồn người, cùng hòa nhịp vào để diễn tả bước chuyển biến của thời gian.

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
14 tháng 8 2018

a. Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ:

- Nhân hóa từ "đi" (hạ đi), "nát" (kêu nát cả thân gầy), "tỉnh dậy" (sông Hương tỉnh dậy)

- So sánh sông Hương - say khướt.

b. Thể thơ thất ngôn (bảy chữ)

c. Từ gạch chân?

d. Đoạn thơ đã sử dụng phép nhân hóa và so sánh nhằm miêu tả sinh động cảnh vật thiên nhiên. "Con ve kêu nát cả thân gầy" gợi ra âm vang tiếng ve ra rả suốt cả mùa hè. Sông Hương ở Huế vốn được biết đến là dòng sông lãng mạn bởi sông Hương luôn trôi lặng lờ, chầm chậm ôm lấy thành phố Huế. Bởi vậy mà tác giả có liên tưởng thú vị là sông Hương mơ màng như người say rượu. Cái hay của đoạn thơ là đã miêu tả thiên nhiên rất sinh động, lãng mạn. Cảnh vừa có hình ảnh, âm thanh, tác giả mở rộng lòng mình, dùng cả thị giác, thính giác và cả xúc giác để cảm nhận bức tranh thiên nhiên mùa hạ ấy.

20 tháng 10 2022

 cô ơi cô có thể làm rõ hơn về nghĩa của từ "nát "đc ko cô?

mọi người làm giúp mk vs chiều mk đi học rồi bài 1: tìm cáctừ trong  trường từ vựng :A: các bộ phận của máy tính :..............B: các hoạt động văn hoa :...........C; hoạt động dùng lửa của người :..............D: bộ phạn của cây:.........bài 2: mỗi từ nhiều nghĩa sau thuộc về trường từ vựng nào :A: hoa B: mắtbài 3: phân tích tác dụng của việc chuyển trường từ vựng trong các trường...
Đọc tiếp

mọi người làm giúp mk vs chiều mk đi học rồi 

bài 1: tìm cáctừ trong  trường từ vựng :

A: các bộ phận của máy tính :..............

B: các hoạt động văn hoa :...........

C; hoạt động dùng lửa của người :..............

D: bộ phạn của cây:.........

bài 2: mỗi từ nhiều nghĩa sau thuộc về trường từ vựng nào :

A: hoa 

B: mắt

bài 3: phân tích tác dụng của việc chuyển trường từ vựng trong các trường hợp sau: 

A: HỌ NHƯ CON CHIM NON đứng bên bờ tổ nhìn quãng trời rộng muốn bay , nhưng còn ngập ngừng e sợ

B: ngoài thềm rơi cái lá đa 

TIẾNG RƠI RẤT MỎNG NHƯ LÀ RƠI NGHIÊNG

C: CHIẾC ÁO BÀ BA trên dòng sông thăm thẳm ,

thấp thoáng con đò bé nhỏ đến mong manh

D: gậy tre , chông tre CHỐNG  lại sắt thép quân thù . tre XUNG PHONG vào xe tăng, đại bác. tre GIŨ LÀNG , GIỮ NƯỚC , GIỮ MÁI NHÀ TRANH, GIỮ ĐỒNG LÚA CHÍN . tre HI SINH để bảo vệ con nguòi

3
23 tháng 8 2016

Bìa 1

a) bàn phím, con chuột, màn hình...

b) Hội trọi trâu, hội khỏe Phù Đổng...

c) múa lửa, dóm bếp, đốt rơm rạ, thắp nến

d) hoa, rễ, cành ,lá

Bài 2

a) trường từ vựng về cây

b)trường từ vựng về bộ phận của con người

Bài 3:

a)Việc chuyển từ : họ như con chim non: như muốn diễn tả hình ảnh người học sinh ngày đầu tiên đến trường vừa rụt rè, vừa bỡ ngỡ khi gặp cảnh lạ. Việc diễn tả như vậy cũng làm cho câu văn them hay và sinh động hơn

b)Việc chuyển trường từ vựng: tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng : cho thấy được trạng thái khi rơi của chiếc lá nghiêng mình tinh tế.

c)Chiếc áo bà ba: nói lên hình ảnh con người mặc trên mình chiếc áo bà ba trên con sông đẹp tuyệt diệu.

d) Việc sử dụng trường từ vựng: chống, giữu làng, giữu nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín, hi sinh: cho thấy công dụng của tre trong đời sống con người.

               Tớ cũng k biết có đúng k nữa có j bạn góp ý nhé!

23 tháng 8 2016

bài 1: tìm cáctừ trong  trường từ vựng :

A: các bộ phận của máy tính :thân máy,màn hình, chuột, bàn phím

B: các hoạt động văn hóa :dạy học,nhảy múa,học tập

C; hoạt động dùng lửa của người :nấu,nướng,xào,luộc

D: bộ phận của cây:thân,cành,lá,hoa,quả

 

Phân tích cách trình bày ý trong các đoạn trích sau. a) Tôi vội ra khoang trước nhìn. Xa xa từ vệt rừng đen, chim cất cánh tua tủa bay lên, giống hệt đàn kiến từ lòng đất chui ra, bò li ti đen ngòm lên da trời. Càng đến gần, những đàn chim đen bay kín trời, cuốn theo sau những luồng gió vút làm tôi rối lên, hoa cả mắt. Mỗi lúc, tôi càng nghe rõ tiếng chim kêu náo động như tiếng xóc những...
Đọc tiếp

Phân tích cách trình bày ý trong các đoạn trích sau.

a) Tôi vội ra khoang trước nhìn. Xa xa từ vệt rừng đen, chim cất cánh tua tủa bay lên, giống hệt đàn kiến từ lòng đất chui ra, bò li ti đen ngòm lên da trời.
Càng đến gần, những đàn chim đen bay kín trời, cuốn theo sau những luồng gió vút làm tôi rối lên, hoa cả mắt. Mỗi lúc, tôi càng nghe rõ tiếng chim kêu náo động như tiếng xóc những rổ tiền đồng. Chim đậu chen nhau trắng xóa trên những đầu cây mắm, cây chà là, cây vẹt rụng trụi gần hết lá. Cồng cộc đứng trong tổ vươn cánh như tượng những người vũ nữ bằng đồng đen đang vươn tay múa. Chim già đẫy, đầu hói như những ông thầy tu mặc áo xám, trầm tư rụt cổ nhìn xuống chân. Nhiều con chim rất lạ to như con ngỗng đậu đến quằn nhánh cây.
Chim tập trung về đây nhiều không thể nói được. Chúng đậu và làm tổ thấp lắm, đứng dưới gốc cây có thể thò tay lên tổ nhặt trứng một cách dễ dàng. Xa xa thấp thoáng có người quảy giỏ, cầm sáo trúc để bắt chim, coi bộ dễ hơn bắt gà trong chuồng.
Tiếng chim kêu vang động bên tai, nói chuyện không nghe nhau được nữa. Thuyền chúng tôi tiếp tục chèo, đi tới ba nghìn thước rồi mà vẫn thấy chim đậu trắng xóa trên những cành cây gie sát ra sông.
(Theo Đoàn Giỏi, Đất rừng phương Nam )
b) Vẻ đẹp của Ba Vì biến ảo lạ lùng từng mùa trong năm, từng giờ trong ngày. Thời tiết thanh tịnh, trời trong trẻo, ngồi phóng tầm mắt qua những thung lũng xanh biếc, Ba Vì hiện lên như hòn ngọc bích. Về chiều, sương mù tỏa biếc, Ba Vì nổi bồng bềnh như vị thần bất tử ngự trên sóng. Những đám mây nhuộm màu biến hóa muôn hình, nghìn dạng tựa như nhà ảo thuật có phép tạo ra một chân trời rực rỡ. Khi vầng sáng nan quạt khép lại dần, trăng vàng mịn như một nốt nhạc bay lên bầu trời, ru ngủ muôn đời thần thoại.
(Võ Văn Trực, Vời vợi Ba Vì)
c) Lịch sử thường sẵn những trang đau thương, mà hiếm những trang vui vẻ: bậc anh hùng hay gặp bước gian nguy, kẻ trung nghĩa thường lâm cảnh khốn đốn. Những khi ấy, trí tưởng tượng dân chúng tìm cách chữa lại sự thật, để khỏi phải công nhận những tình thế đáng ưu uất.
Ta thử lấy truyện Hai Bà Trưng mà xét. Tuy trong lịch sử có chép rõ ràng Hai Bà phải tự vẫn sau khi đã thất trận, nhưng ngay ở làng Đồng Nhân nơi thờ Hai Bà vẫn chép rằng Hai Bà đều hóa đi, chứ không phải tử trận. Đối với các nữ tướng của Hai Bà cũng vậy, ta chỉ thấy các vị anh hùng đó hóa lên trời.
Nghe truyện Phù Đổng Thiên Vương, tôi thường tưởng tượng đến một trang nam nhi, sức vóc khác người, với tâm hồn chất phác và giản dị, như tâm hồn người thuở xưa. Tráng sĩ ấy gặp lúc nước nhà lâm nguy đã xông pha ra trận, đem sức khỏe mà đánh tan giặc, nhưng bị thương nặng. Tuy thế người trai làng Phù Đổng vẫn còn ăn một bữa cơm (chỗ ấy nay lập đền thờ ở làng Xuân Tảo) rồi nhảy xuống Hồ Tây tắm, xong mới ôm vết thương lên ngựa đi tìm một rừng cây âm u nào, ngồi dựa một gốc cây to, giấu kín nỗi đau đớn của mình mà chết.
(Nguyễn Đình Thi, Sức sống của dân Việt Nam trong ca dao và cổ tích)

(Gợi ý : Trước hết tìm các từ ngữ hoặc câu văn thể hiện chủ đề, sau đó phân tích cách triển khai chủ đề ấy trong đoạn trích.)

1
20 tháng 12 2019

a, Đoạn văn (a) nói tới chủ đề cánh rừng chim ở phương Nam.

- Cách sắp xếp theo trình tự: từ xa đến gần, từ trong ra ngoài, từ gần ra xa.

b, Đoạn (b) trình bày chủ đề vẻ đẹp của Ba Vì theo mùa trong năm.

- Tác giả tập trung tả vẻ đẹp của Ba Vì theo thời điểm chủ yếu là buổi chiều và ban đêm khi có trăng lên.

c, Đoạn (c) chủ đề nói về trí tưởng tượng của dân gian trong truyện truyền thuyết.

- Cách sắp xếp đối xứng: một bên là lịch sử, một bên là truyền thuyết có cốt lõi lịch sử.