Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trong cuộc đời mỗi người ngoài tình cảm gia đình còn có tình cảm bạn bè. Đó là một thứ tình cảm vô cùng quý giá, nó có thể giúp người ta vượt qua những khó khăn thử thách trong cuộc sống, hơn nữa đó còn là chỗ dựa tinh thần giúp ta quên đi những nỗi buồn, những vất vả khó khăn trong cuộc sống.
Trong văn chương, chúng ta cũng bắt gặp những tác phẩm ca ngợi tình bạn như Lưu Bình – Dương Lễ. Một người sẵn sàng đưa vợ mình đến giúp đỡ bạn trong lúc bạn gặp khó khăn, bế tắc. Hay như tích Trung Quốc có Bá Nha Tử Kì: Một người bạn ra đi, người ở lại không muốn đánh đàn nữa vì nghĩ rằng chẳng còn ai có thể hiểu được tiếng đàn của mình như người bạn đã mất. Hay như Tú Xương cũng có bài thơ Khóc Dương Khuê để nói lên tình cảm của mình với bạn. Đó có được những mối thâm tình ấy chắc chắn họ đã có những kỉ niệm sâu sắc bên nhau và hơn thế đó là sự đồng cảm, đồng điệu về tâm hồn.
Và trong cuộc sống đời thường chúng ta cũng bắt gặp những tình bạn chân thành và đáng quý. Khi còn ngồi trên ghế nhà trường em cũng chứng kiến những tình bạn như thế. Đó là những đôi bạn cùng giúp nhau học tập. Em đã từng chứng kiến hai người bạn chơi rất thân với nhau, song giữa họ lại co điểm khác là người thì học giỏi Văn, người thì học giỏi Toán. Tuy nhiên, trong những lần kiểm tra, họ không hề cho nhau chép bài dẫu hai người ngồi cùng bàn và sát nhau. Sau một thời gian, em thấy cả hai đều học tốt cả hai môn. Lúc đầu ai cũng tưởng họ cho nhau chép bài, nhưng sự thực thì họ đã giúp nhau khắc phục nhược điểm của từng người. Bạn học giỏi Toán thì giúp người giỏi Văn học Toán tốt hơn và ngược lại. Hai bạn đã giúp cho nhau có được kiến thức một cách chắc chắn. Như vậy trong học tập cũng như trong công việc, giúp nhau không có nghĩa là cho nhau một sự vật cụ thể mà có thể giúp nhau con đường, phương pháp để đạt được hiệu quả. Đó mới chính là một tình bạn chân chính, chân thành.
Ngoài ra tình bạn tốt còn giúp cho nhau vượt qua những nỗi buồn về tinh thần. Đó là khi người bạn của mình gặp chuyện không vui mình có thể đến để chia sẻ, động viên, an ủi họ.
Điều đó cũng được minh chứng qua tình bạn của em với Ngọc. Em với Ngọc học cùng lớp, ngồi cùng một chỗ và cùng chung khu tập thể. Hàng ngày em và Ngọc cùng nhau đi học, khi về cả hai cùng về và ăn cơm trưa xong em sang nhà Ngọc ôn bài, cùng nhau làm bài tập, và cùng bàn bạc, suy tính trước những bài khó. Trước đây, trong các môn học em ngại nhất là môn tiếng Anh, thế nhưng có Ngọc động viên, giúp đỡ nên chỉ trong một thời gian ngắn em đã tiến bộ hơn nhiều. Em còn nhớ có hôm Ngọc bỏ cả bữa trưa để giảng giải cho em hiểu và thuộc bằng được một số cấu trúc ngữ pháp. Nhờ sự tận tình chỉ giúp của Ngọc đến giờ em đã thích học môn tiếng Anh.
Ngoài việc giúp đỡ nhau trong học tập em và Ngọc còn thường xuyên chia sẻ với em những chuyện vui buồn trong gia đình, trong lớp học. Mỗi khi buồn mà được chia sẻ với Ngọc em cảm thấy nỗi buồn của em như vơi đi một nửa.
Tình bạn của em và Ngọc dường như mỗi ngày lại gắn bó hơn. Và em tin rằng đó là tình bạn chân thành nhất.
Bài tham khảo 1
Tình bạn là một thứ tình cảm tốt đẹp, không thể thiếu trong cuộc sống, bạn bè giúp đỡ ta, động viên khích lệ ta vượt qua khó khăn trong cuộc sống, chia sẻ mọi niềm vui nỗi buồn cùng ta. Ai cũng có rất nhiều bạn, nhưng chỉ có một hoặc một vài người bạn thân. Em cũng vậy, đến đây em muốn nói tới Thanh – cô bạn thân nhất của em.
Thanh và em đã học cùng nhau từ hồi lớp Ba và đến bây giờ khi đã học lớp Bẩy hai đứa vẫn học chung một lớp với nhau. Đã gọi là bạn thân thì mức độ thân thiết sẽ hơn rất nhiều những người bạn khác, ban đầu chúng em cũng là những người bạn bình thường như bao người bạn khác, em vốn là một cô bé ít nói, ít nói chuyện với các bạn trong lớp, trong khi đó Thanh là lớp trưởng của lớp, học rất giỏi và tham gia rất nhiệt tình các hoạt động của Đội của trường.
Thế rồi một hôm em bị ốm nặng, phải nghỉ học mất một tuần, Thanh đã thường xuyên đến nhà thăm em và chép bài giúp em đồng thời giảng bài cho em để em nắm được những bài học trên lớp. Và chúng em bắt đầu thân nhau từ hồi đó, qua việc này em cảm nhận được rằng Thanh rất quan tâm đến người khác, không phải vì trách nhiệm của một lớp trưởng mà vốn dĩ Thanh đã là một người như vậy. Một lần, cô giáo phát động phong trào “Đôi bạn cùng tiến”, Thanh xung phong sẽ ghép thành đôi với em, vì lực học của em cũng khá kém, thế rồi chúng em được cô giáo chuyển chỗ cho ngồi cạnh nhau, tình bạn của hai đứa càng ngày càng trở nên thân thiết.
Em thường xuyên đến nhà Thanh để làm bài tập, đến nhà bạn ấy mới biết không chỉ học giỏi mà Thanh còn rất hiếu thảo với bố mẹ, tuy còn nhỏ tuổi nhưng ngoài giờ học trên lớp Thanh còn giúp đỡ bố mẹ làm một số việc nhà. Chỉ trong một thời gian, lực học của em đã khá hơn rất nhiều và em cũng hòa đồng hơn, tham gia hoạt động của trường nhiều hơn. Từ đấy đến bây giờ, khi đã học lớp Bẩy chúng em vẫn là một đôi bạn thân thiết, chúng em hay đến nhà nhau chơi, bố mẹ em rất quý Thanh và ngược lại bố mẹ em cũng vậy. Bố mẹ hai đứa rất vui vì con mình có một tình bạn đẹp như thế, cùng giúp đỡ nhau trong học tập. Như thế là tình bạn của hai đứa em đã được bốn năm, tuy không phải là một thời gian dài nhưng cũng đủ để chúng em hiểu về tính cách của nhau.
Thỉnh thoảng tuy có những cãi vã giận hờn nhưng chỉ một thời gian ngắn là hết và chúng em lại thân thiết như ban đầu. Em rất thích vẽ nên ước mơ trở thành một nhà thiết kế thời trang, còn Thanh, bạn ấy ước mơ trở thành một cô giáo dạy Văn. Và chúng em đang cố gắng hết sức mình để thực hiện ước mơ của riêng mình. Không biết mỗi khi lên lớp mới chúng em có được học cùng nhau nữa không, nhưng cho dù không được học cùng nhau nữa thì tình bạn của hai đứa vẫn vậy. Như câu thơ: “Đã là bạn suốt đời là bạn/ Đừng như sông lúc cạn lúc bồi”. Mỗi khi một trong hai đứa có truyện không vui, thì lại tìm đến đứa kia để kể lể, tìm nguồn động viên, khích lệ.
Thanh là một người bạn tốt và tình bạn của em rất thân thiết. Cuộc sống còn rất nhiều điều đổi thay nhưng mong rằng tình bạn của chúng em sẽ mãi thân thiết như vậy.
"Tre Việt Nam" là bài thơ kiệt tác của Nguyễn Duy được nhiều người yêu thích. Đây là một phần tiêu biểu của bài thơ ấy. Bài thơ được viết theo thể thơ lục bát; trong đó câu lục đầu bài thơ được cắt thành hai dòng (2+4) và câu lục cuối bài được cắt thành ba dòng (2+2+2). Lời thơ mượt mà, có nhiều hình ảnh đẹp, giọng thơ du dương truyền cảm.
Ba dòng thơ đầu, nhà thơ ngạc nhiên hỏi về màu xanh của tre, liên tưởng đến "chuyện ngày xưa" - chuyện người anh hùng làng Gióng dùng gộc tre đánh đuổi giặc Ân. Qua đó, tác giả thể hiện rất hay sự gắn bó lâu đời giữa cây tre với đất nước và con người Việt Nam:
"Tre xanh,
Xanh tự bao giờ?
Chuyện ngày xưa... đã có bờ tre xanh".
Cây tre được nhân hóa, tượng trưng cho bao phẩm chất cao quý của con nguời Việt Nam, của dân tộc Việt Nam
Cây tre, lũy tre tượng trưng cho tình thương yêu đồng loại, tinh thần đoàn kết dân tộc để vượt qua bão bùng, để làm nên lũy thành bền vững:
"Bão bùng thân bọc lấy thân
Tay ôm, tay níu tre gần nhau thêm.
Thương nhau, tre chẳng ở riêng
Lũy thành từ đó mà nên hỡi người."
Nguyễn Duy có nhiều cách sáng tạo hình ảnh về cây tre, măng tre để thể hiện tính ngay thẳng, tinh thần bất khuất của nhân dân ta:
"Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm”.
hay:
"Nòi tre đâu chịu mọc cong
Chưa lên đã nhọn như chông lự thường".
hay:
"Măng non là búp măng non
Đã mang dáng thẳng thân tròn của tre".
Cây tre được nhân hóa, tượng trưng cho đức hi sinh, tình thương con bao la của người mẹ hiền:
"Lưng trần phơi nắng phơi sương
Có manh áo cộc, tre nhường cho con".
"Tre già măng mọc” là sự thật, là niềm tin về tuổi thơ, về thế hệ tương lai.
Ba chữ "xanh" trong câu cuối bài thơ cho thấy cách viết rất tài hoa của Nguyễn Duy khi ca ngợi vẻ đẹp của cây tre, ca ngợi cảnh sắc làng quê đất nước bển vững trong dòng chảy thời gian đến muôn đời mai sau:
"Mai sau,
Mai sau,
Mai sau,
Đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh".
Đọc bài thơ "Tre Việt Nam", ta yêu thêm cây tre, lũy tre, yêu thêm vẻ đẹp quê hương đất nước, ta thêm tự hào về bao phẩm chất cao quý của con ngườ: Việt Nam, của dân tộc Việt Nam.
Nước ta thuộc vùng nhiệt đới, chan hoà ánh nắng, cây cỏ tốt tươi xanh muôn ngàn cây lả khác nhau. Những tác giả so sánh để ca ngợi vị thế cây tre trong lòng người: Cây nào cũng đẹp, cây nào cũng quý, nhưng thân thuộc nhất vẫn là tre nứa. Tre có mặt khắp mọi miền đất nước: Đồng Nai, Việt Bắc, Điện Biên Phủ, là luỹ tre thân mật làng tôi. Tre được nhân hoá, trở nên gần gũi yêu thương: đâu đâu ta củng có nứa tre làm bạn.
Họ hàng nhà tre thật đông đúc: tre, nứa, trúc, mai, vầu mấy chục loại khác nhau, nhưng lại có một điểm tương đồng, đó là cùng một mầm non măng mọc thẳng. Một phát hiện tinh tế, ý vị. Tre có một sức sống vô cùng mạnh mẽ vào đâu tre cũng sống, ở đâu tre cũng xanh tốt. 15 năm sau, nhà thơ Nguyễn Duy cũng có những vần thơ xúc động về sức sống của cây tre.
Đúng như lời Bác Hồ đã nói: “Dân tộc ta có một lòng nồng nàn yêu nước”. Sau khi học xong những nội dung Lịch sử lớp 4, em cảm thấy vô cùng tự hào về bề dày lịch sử hào hùng của dân tộc. Một đất nước rất nhỏ so với nhừng thế lực ngoại xâm; nhưng, với sự đoàn kết của toàn dân, sự dẫn dắt của những anh hùng dân tộc đại trí, đại dũng đã đưa nước nhà đến bến vinh quang. Mọi thế lưc hung hãn, mọi cuộc chiến phi nghĩa đều phải khuất phục dưới lá cờ đại nghĩa của đất nước Việt Nam. Một đất nước có những nhân tài, hào kiệt, những con người bình dị sẵn sàng hi sinh chứ không chịu làm nô lệ. Ông cha ta là những tấm gương sáng mãi cho muôn đời sau.
Dân tộc Việt Nam từ xưa đến nay có nhiều truyền thống quí báu được gìn giữ và lưu truyền. Những truyền thống đó là truyền thống đánh giặc giữ nước
truyền thống hăng say trong lao động, truyền thống hiếu thảo với ông bà cha mẹ, truyền thống đèn ơn đáp nghĩa, truyền thống hiếu học. Em cảm thấy rất tự hào về truyền thống đánh giặc giữ nước từ thời bà trưng bà triệu, các vua hùng... Dân tộc ta đã lấy sức mạnh của đoàn kết và lòng yêu nước để đánh đuổi quân giặc. Rất nhiều người đã ngã xuống để đổi lấy cuộc sống hòa bình của chúng em ngày nay. Chính vì thế, chúng em cần phải học tập thật tốt để xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp hơn và không bao giờ quên công ơn của những thế hệ đi trước.
Chỉ còn ít ngày nữa thôi là em sẽ phải xa mái trường Tiểu học Hoa Lư yêu dấu – nơi đầu tiên đã đón em vào học cách đây năm năm. Buồn quá! Buồn vì sắp phải xa thầy cô, xa những kỉ niệm thân thương suốt năm năm học
Tất cả đang dần xa, dần xa, tiễn em lên ngôi trường mới : trường Trung học cơ sở. Song, có lẽ những hình ảnh đẹp đẽ về mái trường này sẽ không bao giờ có thể phai mờ trong em.
Em bâng khuâng nhớ về ngày đầu tiên đi học, mẹ đưa em đến trường. Em dậy từ rất sớm, khoác chiếc cặp to trên đôi vai nhỏ nhắn, lòng vô cùng háo hức. Đến nơi rồi. Ngôi trường sao mà lớn thế! Người nào cũng lạ. May ra lác đác có vài đứa học cùng mẫu giáo là quen quen. Rụt rè, em nép mình đằng sau lưng mẹ. Cũng như em là mấy đứa học trò mới cũng bỡ ngỡ đứng bên người thân. Chỉ có những cậu con trai là bình tĩnh, lại còn nô đùa trên các dãy phòng học nữa chứ.
Vào lớp Một, em được học cô Hà. Cô Hà là một cô giáo dạy giỏi , nghiêm khắc mà cũng rất dịu dàng và yêu học sinh. Cô như mẹ em vậy. Và thế là từ đó trở đi, thế giới rộng lớn dần được mở ra trong trí óc non nớt của em. Cô đã giảng dạy cho em thật nhiều điều. Em biết đọc, biết viết, biết làm toán, viết văn – điều mà em không thể làm được khi học ở mẫu giáo, chỉ biết vui thì cười, buồn thì khóc nhè làm nũng bố mẹ.Bây giờ , em đã học lớp 5 , lớp học cuối cùng của bậc Tiểu học ,năm học đầy kỉ niệm . Những kỉ niệm ấy sẽ khiến chúng ta có một thời trẻ con khó quên .
Nhớ lại những câu chuyện đó, lòng em cứ xao xuyến mãi. Em giờ đã khác xưa nhiều . Em đã lớn hơn, đã sắp trở thành một cô học sinh cấp 2. Sắp xa mái trường chứa đựng biết bao tình cảm về một thời học trò đầu tiên, em cảm thấy lưu luyến quá . Em sẽ chẳng còn được thấy cảnh những đám bạn khoác vai nhau, hò hét trên sân trường này. Sẽ chẳng còn được hoà mình vào những trận chiến xảy ra ở cái tuổi mới lớn trên sân trường này nữa. Lại còn cánh cổng xanh. Đó là nơi em vẫn đợi mẹ sau mỗi buổi học … Tất cả… tất cả… Em sắp phải nói lời chia tay.
Được lên lớp Sáu, phải xa thầy, xa cô, em muốn gửi đến thầy cô một lời ‘‘cảm ơn’’ và một lời ‘‘xin lỗi’’.Cảm ơn các thầy cô đã dạy cho chúng em những điều hay lẽ phải . Chúng em cũng xin lỗi thầy cô vì đã để các thầy cô nhắc nhở và buồn phiền. Nhưng thầy cô ơi, chúng em đâu có biết được sự vất vả của thầy cô. Cho đến giây phút này, chúng em – những cô cậu học trò lớn tuổi nhất trong trường mới nhận ra điều đó có ý nghĩa thật đẹp biết bao.
‘‘Mái trường ơi, xin cho em được gửi lại một nỗi nhớ, một niềm yêu .Những bài giảng của mỗi thầy cô sẽ mãi là hành trang quan trọng trên chặng đường học tập đang chờ đón em phía trước. Tạm biệt thầy cô, các em khối 1,2,3,4. Sẽ có một ngày em trở về nơi đây…’’
------------------------
Từ bao đời nay, chiếc áo dài đã trở thành nét đẹp trong văn hóa của người Việt, đó là trang phục không thể thiếu trong trong các sự kiện quan trọng của đất nước, của dân tộc. Chiếc áo dài làm tô thêm nét đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam, nét duyên dáng của người phụ nữ Á đông. Áo dài là hiện thân của dân tộc Việt, một vẻ đẹp mỹ miều nhưng đằm thắm, là một phần tất yếu trong mỗi phụ nữ Việt, là đặc trưng cho một quốc gia có người phụ nữ chịu thương chịu khó, luôn có đức hy sinh. Trải qua từng thời kì, từng giai đoạn cùng với những diễn biến của quà trình lịch sử Việt Nam, tà áo Việt Nam luôn tồn tại theo dòng thời gian, vẫn mãi sẽ là tâm hồn Việt, văn hóa Việt, là tinh thần Việt và là trang phục truyền thống mang đậm tính lịch sử lâu đời của nước Việt ngàn năm văn hiến.
Chiếc aó dài của người phụ nữ Việt Nam được thiết kế khá đơn giản. Áo dài từ cổ đến chân, cổ áo thường là cổ tròn, ôm khít lấy cổ tạo vẻ kín đáo.Thân áo gồm thân trước và thân sau dài từ bả vai xuống mắc cá chân,dọc hai bên hông có đường xẻ từ eo xuống hết tà áo. Khuy áo thường được thiết kế từ cổ kéo sang vau rồi xuống ngang hông. Thân áo may sát thân người để làm tôn lên những đường cong gợi cảm của người phụ nữ. Tay áo không có cầu vai, kéo dài từ cổ áo đến cổ tay, áo thường được mặc kết hợp với quần đồng màu hoặc với các màu trắng, vàng nhạt rất tao nhã, áo dài thường được may từ nhiều loại vải khác nhau nhưng đều có đặc điểm chung là mềm, nhẹ, thoáng mát.
Có thể thấy rằng, áo dài rất kín đáo, duyên dáng và gợi cảm, trở thành niềm kiêu hãnh của người Việt. Không chỉ là cái áo nữa - chiếc áo dài đã trở thành biểu tượng của trang phục phụ nữ Việt, tạo thành sản phẩm văn hoá vật thể truyền thống không thể thiếu cho vẻ duyên dáng của người phụ nữ Việt. Ở Việt Nam, Áo dài là trang phục dành cho mọi lứa tuổi. Nó đã trở thành trang phục chuẩn mực cho những dịp đặc biệt hoặc trang trọng những ngày lễ quốc gia, lễ cưới, ngày tết, lễ tốt nghiệp hoặc trong những cuộc thi quan trọng. Khi tham dự một sự kiện đặc biệt nào đó hoặc xuất hiện trên truyền hình, Áo dài luôn là trang phục được phụ nữ Việt Nam ưu tiên lựa chọn vì nó góp phần tôn lên vẻ đẹp của họ. Có thể nói rằng Áo dài đã góp phần quảng bá hình ảnh Việt Nam ra khắp nơi trên thế giới.
Chiếc áo dài của người phụ nữ Việt Nam vừa truyền thống lại vừa hiện đại, có thể mặc ở mọi lúc mọi nơi: dùng làm trang phục công sở, đồng phục đi học, mặc để tiếp khách trang trọng trong nhà… Việc mặc loại trang phục này không hề rườm rà hay cầu kì, những thứ mặc kèm đơn giản: mặc với một quần lụa hay vải mềm, dưới chân đi hài guốc hay giày; nếu cần trang trọng như trang phục cho cô dâu thì thêm chiếc khăn đóng truyền thống đội đầu, hay một chiếc miện Tây tùy thích. Đây chính là điểm đặc biệt của thứ trang phục truyền thống này.
Áo dài của người phụ nữ Việt Nam có rất nhiều màu nhưng có lẽ đẹp nhất vẫn là chiếc áo dài trắng thể hiện sự thuần khiết của người phụ nữ Việt Nam. Trong trường học, không gì đẹp mắt và thanh bình cho bằng mỗi sáng, từng nhóm nữ sinh trong tà áo thướt tha, xõa tóc dài chạy xe đạp đến trường. Cũng nơi đó, những cô giáo như những người mẹ thứ hai của các học sinh nhẹ nhàng đón những đứa con trước giờ vào học trong chiếc áo dài mới thực sự toát lên vẻ dịu dàng đằm thắm và thương yêu. Trong những dịp lễ Tết, chiếc áo lại thêm một lần nữa thấp thoáng trên các ngã tư đường phố, cùng hoa và cảnh sắc của trời mới đất mới, khoe sắc ngày Tết.
Ngoài ra, tà áo dài của người phụ nữ Việt Nam có cách riêng để tôn lên nét đẹp hình thể. Phần trên ôm sát thân nhưng hai vạt buông thật rộng trên đôi ống quần rộng. Hai tà xẻ đến trên vòng eo khiến cho người mặc có cảm giác thoải mái, lại tạo dáng thướt tha tôn lên vẻ nữ tính, vừa kín kẽ vì toàn thân được bao bọc bằng vải lụa mềm, khiêu gợi vì nó làm lộ ra sống eo. Chính vì thế, áo dài mang tính cá nhân hóa rất cao, mỗi chiếc chỉ may riêng cho một người và chỉ dành cho người ấy, không thể là một công nghệ “sản xuất đại trà”. Người đi may được lấy số đo rất kĩ, khi may xong phải thử và chỉnh sửa lại thêm vài lần nữa thì mới hoàn thiện được.
Khác với những trang phục truyền thống của nhiều nước trên thế giới, khi mặc áo dài, phụ nữ Việt không cần tốn nhiều thời gian, lại đơn giản, gọn gàng, duyên dáng mà thanh lịch, có lẽ chính vì vậy mà áo dài - trang phục truyền thống đã “len lỏi” vào cuộc sống hằng ngày của phụ nữ Việt một cách tự nhiên và dễ dàng. Trên chững chuyến bay đường dài với những sự thay đổi thời tiết và khí hậu đột ngột dễ gây mỏi mệt và bực bội đối với những hành khách trên không, hình ảnh những thiếu nữ Việt xinh tươi đằm thắm trong tà áo dài chính là “linh hồn” làm dịu đi những nỗi mệt nhọc cho hành khách của chuyến bay. Không chỉ có thế, ngày nay tại các công sở, cũng dễ dàng tìm thấy hình ảnh những phụ nữ gọn nhẹ trong tà áo dài nhưng vẫn hoạt bát nhanh nhẹn xử lý công việc thật ngăn nắp, chỉnh chu. Đúng như lời nhận xét của một chuyên gia thời trang Đông Nam Á: “Áo dài Việt Nam tạo ra sự thoải mái cho người phụ nữ. Trong khi áo dài Trung Quốc có một số hạn chế, áo dài Việt cho phép người mặc có thể hoạt động tự do và nó cũng có sức cuốn hút hơn”.
Cuộc sống ngày càng phát triển và luôn đổi thay từng ngày. Dù nhu cầu và phong cách thời trang thay đổi theo con người của thời đại, nhưng áo dài vẫn sẽ là trang phục tượng trưng cho người phụ nữ Việt Nam mà không có một trang phục nào trong tương lai có thể thay thế được. Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam duyên dáng với tà áo dài sẽ mãi mãi là sự ấn tượng sâu sắc cho những du khách trong và ngoài nước và nó luôn là nét đẹp văn hóa truyền thống của người phụ nữ Việt Nam./.
“Có phải em mang trên áo bay. Hai phần gió thổi, một phần mây. Hay là em gói mây trong áo. Rồi thở cho làn áo trắng bay?” (Nguyên Sa) Áo dài là hình ảnh in đậm nhất trong tâm trí tôi từ thuở thiếu thời.
Áo dài của bà, của mẹ, của chị, của cô giáo, của những nữ sinh trung học,…luôn hiện diện trong ký ức tôi. Thuở ấy, áo dài xuất hiện khắp mọi nơi. Má tôi là một phụ nữ Sài Gòn chỉ ở nhà nội trợ, thế mà má có cả mấy chục chiếc áo dài đủ các loại vải: nhung, gấm, mình the bông ép,.v.v. Nhìn tủ áo dài của má, ai cũng trầm trồ thích thú. Tiệc tùng, họp mặt gì, má cũng mặc áo dài. Đi đám tang thì má luôn mặc chiếc áo dài trắng để thể hiện sự đồng cảm với tang chủ. Áo dài của các cô giáo cũng là đề tài mà lũ học sinh chúng tôi thời đó hay nhắc đến, so sánh áo dài nào đẹp hơn, duyên dáng hay rực rỡ hơn.
Tôi đã bao lần ngẩn ngơ nhìn các chị nữ sinh trong chiếc áo dài trắng túa ra từ cổng trường. Sau này cũng mê mẩn ngắm hình ảnh các bạn nữ sinh trung học trường tôi trong tà áo trắng mỗi buổi ra về…Trong mắt tôi, phụ nữ Việt Nam đẹp nhất trong trang phục áo dài, và chính chiếc áo dài trang trọng nhưng duyên dáng đã tăng thêm giá trị của phụ nữ trong mắt người khác. Đứng trước một phụ nữ mặc áo dài, người đối diện bỗng thấy mình cần lịch sự hơn, ứng xử văn hóa hơn,…Khó thể giải thích tại sao? Phải chăng đó chính là vì đứng trước chiếc áo truyền thống, quốc hồn quốc túy, không ai muốn thể hiện sự “xem thường” hay trong tà áo dài, người phụ nữ Việt Nam như đoan trang, thùy mị hơn, xinh đẹp hơn,…buộc mọi người phải tôn trọng hơn? Tất cả không có một giải đáp rõ ràng.
Giờ đây, áo dài đã không còn xuất hiện nhiều như trước. Ngay cả trong trường học, các cô giáo cũng có xu hướng mặc váy đầm hay âu phục công sở. Nữ sinh các trường phổ thông giờ cũng không mặc áo dài hàng ngày, hiếm hoi chỉ xuất hiện vào đầu tuần ở vài nơi. Ngày cưới, cô dâu cũng chỉ mặc áo dài khi làm lễ gia tiên... Rất nhiều phụ nữ biện luận cho việc mặc trang phục khác mà không phải áo dài lo do công việc hàng ngày cần nhanh nhẹn, năng động, áo dài vướng víu, gò bó khó làm việc, hay cần phải thời trang hơn, áo dài đơn điệu, xưa cũ quá…Tôi thật sự buồn cho những giải thích ấy. Nếu thật sự yêu áo dài, thấy được cái đẹp đầy nữ tính của chính mình trong chiếc áo dài thì chắc chắn phụ nữ Việt sẽ sẵn sàng xuất hiện trong chiếc áo dài thường xuyên như trước đây.
Xin đừng để một ngày nào đó, những tâm hồn thuần Việt nuối tiếc thở than: “Áo dài ơi, đã xa rồi còn đâu…”
Theo các giáo viên, nền nếp, ý thức học tập không phải tự nhiên mà có, phải qua quá trình rèn luyện, phấn đấu. Chính vì vậy, học sinh cần phải biết thích nghi, biến khó khăn thành cơ hội cho mình. Giáo viên chỉ đóng vai trò truyền đạt, hướng dẫn học sinh trong quá trình học tập.
Thầy Võ Hoài Nhân Trung, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu gợi mở: "Đối với dạy học trực tuyến thì giáo viên chỉ là người hướng dẫn các em phương pháp, còn học sinh sẽ là người thực hành, vận dụng các phương pháp để học tập tốt. Điều cốt lõi vẫn là ý thức học tập của học sinh, các em phải chủ động tìm kiếm tài liệu cũng như qua hoạt động thực tế, thí nghiệm để chiếm lĩnh kiến thức cho riêng bản thân".
Nhân vật trung tâm của quá trình học tập vẫn là học sinh. Học sinh nên tận dụng những ngày học trực tuyến ở nhà trở thành cơ hội trong học tập, bằng chính sự tự học. Việc tự học ở nhà của học sinh sẽ bao gồm các công việc như: Giải các bài tập, giải các bộ đề mà giáo viên đã giao, ôn lại kiến thức đã học ở các bộ môn… Nếu cần sự hỗ trợ của giáo viên, thì học sinh hãy mạnh dạn liên hệ để được sự trợ giúp hiệu quả trong quá trình tự học.
Ngoài ra, để học sinh có nền nếp và ý thức học tập tốt thì không thể nào không nhắc đến vai trò của phụ huynh. Các bậc phụ huynh phải xác định điểm mạnh, điểm yếu của con mình để có giải pháp học trực tuyến phù hợp
TL :
Điều đó gợi cho em sự giúp đỡ và tấm lòng nhân hậu cho thấy sự tôn trọng và đầy nhiệt huyết .
HT
Vừa qua, cô Hiệu trưởng đã nêu một chủ đề "Lớp học là nhà của em". Trong thời gian qua lớp học là nơi mà em yêu thích nhất. Lớp học cũng chính là nơi mà em được đến để học tập tiếp thu những kiến thức bổ ích. Vì vậy em luôn xem đó là ngôi nhà nhỏ. Lớp em là lớp 5/3. trường Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Lớp em nằm ở lầu ba của trường. Tuy lớp nhỏ nhưng được sắp xếp đồ đạc rất gọn gàng, ngăn nắp. Cửa ra vào được sơn màu kem, sáng sủa. Phòng của chúng em luôn thoáng mát nhờ trường trồng rất nhiều cây xanh. Trong lớp, những chậu hoa nhỏ xinh xắn được xếp ngay ngắn. Dãy bàn ghế ngay ngắn, thẳng tắp luôn sạch sẽ nhờ bàn tay của cô bảo mẫu lao chùi mỗi ngày. Trước mặt chúng em là bác bảng xanh to lớn. Bức ảnh Bác Hồ được treo ngay ngắn trên bức tường được quét sơn màu hồng nhạt. Lớp em rất đẹp mắt nhờ sự khéo léo của cô và các bạn đã trang trí làm lớp học trở nên sinh động hơn. Cô giáo em như người mẹ hiền thứ hai. Cô luôn dạy cho chúng em những kiến thức bổ ích. Cô giúp chúng em học tập tốt hơn và yêu kiến thức mà chúng em đã được học. Chúng em ở lớp luôn đoàn kết, thương yêu và đùm bọc lẫn nhau. Chúng em luôn chia sẽ với nhau những niềm vui, nỗi buồn với nhau, giúp đỡ nhau học tập thật tốt. Các bạn như anh em ruột thịt của nhau. Lớp học như một ngôi nhà, một gia đình ấm áp. Vào ngày cuối tuần các bạn phân công nhau trực nhật để lớp của chúng em luôn sạch đẹp. Những buồn vui của bạn bè, kỷ niệm của tuổi học trò. Hình ảnh của lớp học là hình ảnh mà chúng em yêu quý nhất. Chúng em luôn giữ gìn lớp học sạch, đẹp. Những giờ học trên lớp, cô giáo luôn tạo cho chúng em những tiết học vui tươi sinh động, giúp cho chúng em hiểu bài hơn.
Em rất yêu lớp học của em. Hình ảnh lớp học sẽ in sâu vào kí ức tuổi học trò trong lòng của mỗi người. Dù mai này có rời xa mái trường, xa ngôi nhà nhỏ em vẫn sẽ luôn nhớ về nó.
Vừa qua, cô Hiệu trưởng đã nêu một chủ đề "Lớp học là nhà của em". Trong thời gian qua lớp học là nơi mà em yêu thích nhất. Lớp học cũng chính là nơi mà em được đến để học tập tiếp thu những kiến thức bổ ích. Vì vậy em luôn xem đó là ngôi nhà nhỏ. Lớp em là lớp 5/3. trường Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Lớp em nằm ở lầu ba của trường. Tuy lớp nhỏ nhưng được sắp xếp đồ đạc rất gọn gàng, ngăn nắp. Cửa ra vào được sơn màu kem, sáng sủa. Phòng của chúng em luôn thoáng mát nhờ trường trồng rất nhiều cây xanh. Trong lớp, những chậu hoa nhỏ xinh xắn được xếp ngay ngắn. Dãy bàn ghế ngay ngắn, thẳng tắp luôn sạch sẽ nhờ bàn tay của cô bảo mẫu lao chùi mỗi ngày. Trước mặt chúng em là bác bảng xanh to lớn. Bức ảnh Bác Hồ được treo ngay ngắn trên bức tường được quét sơn màu hồng nhạt. Lớp em rất đẹp mắt nhờ sự khéo léo của cô và các bạn đã trang trí làm lớp học trở nên sinh động hơn. Cô giáo em như người mẹ hiền thứ hai. Cô luôn dạy cho chúng em những kiến thức bổ ích. Cô giúp chúng em học tập tốt hơn và yêu kiến thức mà chúng em đã được học. Chúng em ở lớp luôn đoàn kết, thương yêu và đùm bọc lẫn nhau. Chúng em luôn chia sẽ với nhau những niềm vui, nỗi buồn với nhau, giúp đỡ nhau học tập thật tốt. Các bạn như anh em ruột thịt của nhau. Lớp học như một ngôi nhà, một gia đình ấm áp. Vào ngày cuối tuần các bạn phân công nhau trực nhật để lớp của chúng em luôn sạch đẹp. Những buồn vui của bạn bè, kỷ niệm của tuổi học trò. Hình ảnh của lớp học là hình ảnh mà chúng em yêu quý nhất. Chúng em luôn giữ gìn lớp học sạch, đẹp. Những giờ học trên lớp, cô giáo luôn tạo cho chúng em những tiết học vui tươi sinh động, giúp cho chúng em hiểu bài hơn.
Em rất yêu lớp học của em. Hình ảnh lớp học sẽ in sâu vào kí ức tuổi học trò trong lòng của mỗi người. Dù mai này có rời xa mái trường, xa ngôi nhà nhỏ em vẫn sẽ luôn nhớ về nó.