K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 9 2023

Chuyến tham quan di tích lịch sử K9 Đá Chông là một trải nghiệm thú vị cho những ai quan tâm đến lịch sử và văn hóa của khu vực này.

Khi đến tham quan Đá Chông, bạn sẽ có cơ hội khám phá câu chuyện về tác phẩm nghệ thuật tự nhiên này. Bạn sẽ được nghe các câu chuyện và truyền thuyết về Đá Chông từ các hướng dẫn viên địa phương, những người có kiến thức sâu về lịch sử và văn hoá của khu vực này. Họ sẽ giải thích về nguồn gốc, ý nghĩa và tầm quan trọng của Đá Chông trong việc bảo tồn di sản văn hóa của K9.

Khu di tích lịch sử K9 ở Đá Chông, huyện Ba Vì, Hà Nội là một địa danh quan trọng trong lịch sử và văn hóa Việt Nam, có mối liên hệ mật thiết với Chủ tịch Hồ Chí Minh từ khi ông còn sống cho đến khi qua đời.

Vào tháng 5 năm 1957, Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm Trung đoàn 36, Sư đoàn 308 cũng như Đá Chông bên sông Đà. Ông dừng lại nghỉ và ăn trưa trên một ngọn đồi có ba mỏm đá nhọn tạo nên hình mũi chông. Ông đã đề xuất xây dựng một nhà làm việc tại đây cho mục đích chống lại cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân từ Mỹ.

Trước nguy cơ của cuộc chiến tranh bằng không quân từ Mỹ vào miền Bắc, vào năm 1959 Bộ Quốc phòng đã ra lệnh xây dựng khu căn cứ Trung ương tại Đá Chông. Ngôi nhà hai tầng trong khu căn cứ này được hoàn thành vào ngày 15 tháng 3 năm 1960 và sau đó được đổi tên thành Khu căn cứ K9. Trong thời gian từ năm 1960 đến năm 1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh và cấp lãnh đạo Đảng và Chính phủ đã thường xuyên làm việc tại đây. Khu căn cứ K9 còn trở thành nơi tiếp đón các vị khách quốc tế, như bà Đặng Dĩnh Siêu, phu nhân Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai và ông Hà Vĩ, Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam.

Sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời vào ngày 2 tháng 9 năm 1969, Khu căn cứ K9 được chọn là nơi để giữ gìn thi hài của ông. Từ đó, khu vực này được đổi tên thành Khu căn cứ K84 và phục vụ như một nơi trọng điểm để chỉnh hình và bảo quản thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh, cũng như tổ chức các hoạt động viếng thăm và tưởng niệm Chủ tịch.

Nếu bạn quan tâm đến lịch sử và văn hóa, chuyến tham quan di tích lịch sử K9 Đá Chông là một trải nghiệm tuyệt vời để hiểu sâu hơn về vùng đất này và giá trị của nó.

11 tháng 10 2024

Hay

 

 

 

 

12 tháng 9 2023

Mỗi chuyến đi đều đem đến nhiều kỉ niệm đẹp đẽ. Với em, chuyến đi đáng nhớ nhất và nghỉ hè năm ngoái. Em đã có dịp đến thăm thành phố Đà Lạt cùng với bố mẹ.

Mấy hôm trước, bố đã đặt vé máy bay cho các thành viên trong gia đình. Sáu giờ sáng, mọi người đã có mặt đầy đủ ở sân bay. Chuyến bay sẽ khởi hành lúc tám giờ. Đây là lần đầu tiên em được đi máy bay nên cảm thấy vô cùng háo hức. Sau khi cùng với bố mẹ làm xong thủ tục, gia đình em lên máy bay. Vì là cuối tuần nên sân bay rất đông người. Khi máy bay cất cánh, em cảm thấy rất thích thú. Em xin được ngồi gần cửa sổ để ngắm nhìn cảnh vật bên dưới. Thật thú vị làm sao!

Máy bay di chuyển hơn một tiếng là đến Đà Lạt. Mọi người nhận hành lí rồi ra ngoài chờ. Bố gọi một chiếc xe tắc-xi để về khách sạn. Trên đường đi, em được ngắm nhìn khung cảnh thành phố. Về đến khách sạn, mọi người trong gia đình nhận phòng, nghỉ ngơi và tắm giặt.

Những ngày sau đó, em được tham quan những điểm nổi tiếng của Đà Lạt. Điểm du lịch đầu tiên là thác Pren. Nước từ trên cao xối xuống như một tấm rèm màu trắng khổng lồ. Tiếng thác đổ đều đều, triệu triệu bụi nước li ti óng ánh. Càng tiến vào gần thành phố, khung cảnh càng hấp dẫn hơn. Giữa rừng thông, thấp thoáng những ngôi nhà mái nhọn, lợp ngói đỏ tươi trông như những lâu đài huyền bí.

Hôm sau, gia đình em được đi thăm rất nhiều cảnh đẹp của Đà Lạt như hồ Xuân Hương, thác Cam Ly, đồi Cù, Đồi thông hai mộ, thung lũng Tình Yêu, hồ Đa Thiện, thiền viện Trúc Lâm…Mọi người trong gia đình đã chụp rất nhiều ảnh kỉ niệm. Em còn được đi chợ Đà Lạt. Trong chợ có bán rất nhiều loại hoa, trái cây… Em được thưởng thức rất nhiều món ăn nổi tiếng của Đà Lạt.

Gia đình em có thêm kỉ niệm đẹp đẽ bên nhau. Quả là một chuyến tham quan tuyệt vời. Không chỉ vậy, em còn cảm thấy yêu thêm đất nước yêu dấu, tươi đẹp của mình.

16 tháng 12 2022

Tham khảo:
Hải Dương là vùng đất sản sinh ra nhiều bậc đại khoa, tiến sĩ nho học đứng đầu trong cả nước. Trấn Hải Dương xưa có 637 tiến sĩ, 12 trạng nguyên. Sau chia tách địa giới hành chính, toàn tỉnh có 486 tiến sĩ, 11 trạng nguyên. Văn miếu Mao Điền không chỉ là nơi lưu danh những bậc hiền tài mà còn là địa chỉ giáo dục, khích lệ hậu thế noi gương học tập, tạo ra một mạch nguồn văn hóa không ngừng chảy. Văn miếu Mao Điền là một trung tâm đào tạo nhân tài, tôn vinh học vấn, tạo nguồn lực xây dựng đất nước và tồn tại cho đến ngày nay.
 

Văn miếu Mao Điền ngày nay thuộc làng Mậu Tài, xã Cẩm Điền, huyện Cẩm Giàng là một trong số ít văn miếu còn tồn tại ở Việt Nam. Nguyên được lập ra để tổ chức các kỳ thi Hương của trấn Hải Dương xưa nhưng vào thời nhà Mạc đã bốn lần tổ chức khoa thi Hội.

 

Từ giữa thế kỷ 15, với chủ trương mở mang việc học hành và đào tạo nho sĩ, nhà Lê sơ đã cho xây dựng một loạt những trường học (trường quốc lập), trong đó có trường thi hương Mao Điền (huyện Cẩm Giàng) và Văn miếu Vĩnh Lại (huyện Đường An). Qua hơn 300 năm, đến năm 1801 dưới thời Tây Sơn, Văn miếu được di chuyển từ Vĩnh Lại về Mao Điền cùng với Trường thi hương trấn Hải Dương và trở thành nơi đào tạo hàng nghìn cử nhân, tiến sỹ Nho học, đứng hàng đầu cả nước.

Nhìn từ xa, Văn miếu Mao Điền trông như một toà thành lớn, nổi bật giữa màu xanh của những ruộng lúa Xuân mới cấy. Qua cổng Tam quan đồ sộ là khoảng sân rộng dẫn lên cây cầu đá cong cong duyên dáng. Bên hồ nước xanh, cây gạo cổ thụ có tuổi đời hơn 200 năm vẫn đang trổ lộc non trong tiết Xuân ấm áp.  Sảnh chính của văn miếu với gian nhà giữa và gác chuông, gác trống hai bên, ở sân có cây gạo cổ thụ hàng trăm năm tuổi. Ngoài có đài nghiên, tháp Bút, Nghi Môn, Thiên Quang Tinh, Khái Thánh thờ thân Phụ và thân Mẫu của Khổng Tử. Tiếp đến là gác Chuông, gác Trống đối xứng với nhau và nằm ở phía hai đầu hồi dãy nhà giải vũ. Tiếp đến là hai gác chuông xây cất rất hoành tráng.

Ngay từ khi mới xây dựng, Văn Miếu đã là một công trình uy nghi, bề thế và thâm trầm cổ kính với thời gian. Phần chính gồm hai toà nhà lớn 7 gian, mái cong vút chạm trổ hình rồng phượng áp sát vào nhau. Kiến trúc xây theo kiểu chữ Nhị, rộng 10 mẫu (3,6 ha), các hạng mục được quy hoạch đẹp mắt, cân đối, hài hòa từ trong ra ngoài.

Nhà ngoài là nơi tụ hội bái lễ của các bậc quan trường học giả. Hai bên là hai dãy nhà giải vũ 5 gian đối diện nhau, do nằm ở hai hướng Đông và Tây nên người dân nơi đây vẫn quen gọi là nhà Đông vu, Tây vu. Đông vu là nhà truyền thống còn Tây vu là nhà khách. Hai bên vách treo danh sách 637 vị tiến sĩ quê Hải Dương đỗ đạt trong các thời kỳ khoa cử Việt Nam.

 

Bài trí thờ tự tại di tích trước đây được sắp xếp theo mô hình của Văn miếu Quốc Tử giám Hà Nội. Ngoài Bái đường có 01 ban thờ công đồng để nho sinh xa, gần đến lễ bái. Ngoài việc thờ Khổng Tử như trước còn phối thờ thêm 08 vị Đại khoa người Việt, trong đó đúc tượng đồng 5 Danh nhân là: Đức Khổng Tử, Tư nghiệp Quốc Tử giám Chu Văn An, Lưỡng quốc Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi, Anh hùng dân tộc, Danh nhân Văn hóa thế giới Nguyễn Trãi, Trình Quốc công Nguyễn Bỉnh Khiêm. Các tượng được đặt trong khám gỗ sơn son, thếp vàng đẹp đẽ. Đồng thời lập bài vị cho 04 danh nhân còn lại là: Đại danh y, Thái học sinh Tuệ Tĩnh, Thần toán Việt Nam Vũ Hữu, Nhập nội Hành khiển Phạm Sư Mệnh, Nghi Ái quan Nguyễn Thị Duệ.

Xưa kia Hải Dương nằm ở phía đông kinh thành Thăng Long nên gọi là xứ Đông. Đây là vùng “đất học” vì thế triều Lê đã coi đây là một trong những trung tâm văn hoá giáo dục của cả nước, tiến hành tổ chức nhiều kỳ thi Hội. Hàng năm đến kỳ thi, sĩ tử ở khắp nơi tề tựu về đây dựng lều chõng kín khắp cả khu cánh đồng Tràn phía trước. Trong số các sĩ tử đó có nhiều người Hải Dương đã tham dự và hiển đạt, như danh sĩ Nguyễn Bỉnh Khiêm (1535).

Trong quá trình tồn tại, Văn Miếu Mao Điền từ vị trí là trường học của riêng trấn Hải Dương đã trở thành trường thi của cả vùng, góp phần giáo dục và đào tạo nhân tài cho địa phương và cho đất nước. Tại miền Bắc Việt Nam, Văn miếu Mao Điền có quy mô và lịch sử lâu đời đứng thứ 2, chỉ sau Văn miếu Quốc Tử Giám. Văn miếu Mao Điền được lập ra để thờ Khổng Tử và các bậc đại nho theo truyền thống của Việt Nam, Trung Quốc và một số nước Đông Á khác.

 

Trải qua thời gian, Văn Miếu Mao Điền bị tàn phá do chiến tranh và thiên tai, bị hư hại nhiều. Từ một di tích lịch sử có thắng cảnh đẹp, Văn Miếu trở thành một nơi hoang phế. Từ năm 2002, chính quyền tỉnh Hải Dương đã khởi công xây dựng, tu bổ lại Văn miếu. Năm 1993, Văn miếu Mao Điền được Nhà nước công nhận di tích và xếp hạng cấp quốc gia.

Tháng 2 âm lịch hàng năm, tỉnh Hải Dương lại mở hội Văn Miếu Mao Điền. Người Hải Dương ở khắp nơi lại tề tựu về dự lễ hội, báo công, dâng hương tưởng nhớ các bậc danh nhân, tiên hiền của đất nước. Không khí lễ hội tưng bừng mà trang nghiêm. Truyền thống ấy còn giữ gìn tới ngày nay. Chẳng những người Mao Điền, Cẩm Giàng mà khắp vùng, khách thập phương hân hoan đón chờ ngày lễ.

Trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, cứ vào tháng 2 và tháng 8 âm lịch hằng năm, quan tổng đốc cùng các quan lại, cử nhân, tiến sĩ… lại về Văn miếu Mao Điền làm lễ nêu cao cương thường, thể hiện tinh thần tôn sư trọng đạo, khuyến khích lớp trẻ học tập và rèn luyện nhân phẩm. Ngày nay, Văn miếu Mao Điền trở thành địa chỉ giáo dục quan trọng cho các thế hệ trẻ về lịch sử, văn hóa, truyền thống khoa bảng và được coi là nơi tôn vinh đạo học của tỉnh Đông. Sự ra đời, tồn tại của Văn miếu Mao Điền suốt hơn 2 thế kỷ qua chứng minh Hải Dương là vùng đất học, đất danh nhân, đất văn hiến.

Hiện nay, Văn miếu là địa chỉ “khuyến học, khuyến tài” giáo dục mọi thế hệ học sinh tỉnh Hải Dương và học sinh cả nước về phát huy tinh thần “tôn sư trọng đạo” và hiếu học của người tỉnh Đông. Những ngày đầu Xuân mới, nhiều gia đình đưa con em đến thăm Văn miếu Mao Điền để xin chữ đầu năm lấy may, thắp hương tưởng nhớ các bậc hiền tài được thờ tự tại Văn miếu và cầu mong các vị tiên hiền phù hộ cho mọi người bền gan vững chí phấn đấu, rèn đức, luyện tài góp phần xây dựng đất nước Việt Nam vững mạnh, phồn vinh.
Lược bớt đi để ngắn gọn hơn nhé!ha

 

Tham khảo:

1. Mở bài

- Giới thiệu khái quát về chuyến tham quan di tích lịch sử, văn hóa: địa điểm đến là nhà tù Hỏa Lò

+ Bày tỏ cảm xúc của em khi được trực tiếp tham gia chuyến đi: rất vui vì học được thêm rất nhiều điều

2. Thân bài

- Kể lại cụ thể diễn biến của chuyến tham quan (trên đường đi, lúc đến điểm tham quan, trình tự các điểm đến thăm, những hoạt động chính trong chuyến đi…).

+ Thời tiết: Hôm đó là thứ bảy - một ngày đẹp trời đầy nắng và gió tạo tâm trạng thoải mái và dễ chịu

+ Địa điểm: Nhà tù Hỏa Lò nằm ở số 1 phố Hoả Lò, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Nơi đây được mệnh danh là “địa ngục trần gian” - được thực dân Pháp xây dựng để giam giữ các chiến sĩ cách mạng quan trọng của Việt Nam.

+ Đến nơi: Đầu tiên là mua vé vào cửa. Sau đó, chúng tôi lần lượt có các khu vực nhà giam gồm có một nhà dùng cho việc canh gác; một nhà dùng làm bệnh xá; một nhà dùng làm nhà thương bố thí; hai nhà dùng để giam bị can (chưa thành án); một nhà dùng để làm phân xưởng thợ mộc, sắt, may, da; năm nhà dùng để giam tù nhân đã thành án; bốn trại xà lim để giam tử tù, tù nhân nguy hiểm, tù nhân vi phạm nội quy nhà tù. Ở mỗi khu vực nhà giam đều có những bảng chú thích để người xem hiểu rõ hơn.

- Thuyết minh, miêu tả và nêu ấn tượng của em về những nét nổi bật của di tích lịch sử, văn hóa đó (thiên nhiên, con người, công trình kiến trúc…)

+ Đặc biệt ấn tượng nhất khi đến nhìn tham quan nhà giam dành cho tù nhân phạm tội tử hình. Chiếc máy chém dành cho phạm nhân tử hình sẽ khiến bất cứ ai nhìn thấy lạnh sống lưng

+ Qua đó tôi hiểu được một phần nào sự hi sinh của các chiến sĩ cách mạng cho Tổ quốc và tội ác chiến tranh của thực dân Pháp 

=> chân quý nền hòa bình ngày hôm nay

Những nhà giam nhỏ bé, chật hẹp với bốn bức tường dày không có gì lọt qua được cũng khiến tôi cảm thấy ám ảnh. 

3. Kết bài

Nêu cảm xúc, suy nghĩ của em về chuyến tham quan, di tích lịch sử văn hóa: em đã học được rất nhiều điều, hiểu biết thêm về lịch sử và sự tàn ác của chiến tranh. Có dịp em sẽ dẫn gia đình đến thăm nhà tù Hỏa Lò một lần nữa

19 tháng 8 2023

Trong các năm học dưới mái trường Tiểu học thân yêu, em cũng được cùng trường và bạn bè đi chơi nhiều nơi hơn nhưng về kỉ niệm đi dã ngoại ở đền vua Đinh, vua Lê ở Hoa Lư, Ninh Bình luôn để lại trong em nhiều ấn tượng sâu sắc.

Vào một buôi sớm đầu thu, tiết trời còn đang se lạnh. Ngay lúc đằng đông còn ửng hồng như thoa phấn, ông mặt trời đang quấn mình trong tấm chăm mây thì bác đồng hồ già nua gọi em dậy sớm. Em choàng tỉnh dậy , đánh răng, rửa mặt, xách cặp chất đầy đồ ăn, nước uống và dắt xe tới trường. Trong lòng em thật háo hức vì hôm nay được đi chơi với trường. Càng nghĩ em càng đạp nhanh hơn.

Cổng trường chật ních ko thiếu dáng ai, hàng xe