Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1. Trích trong Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long.
Hoàn cảnh: trong một chuyến đi thực tế lên vùng núi Lào Cai những năm 1970 của tác giả.
2. Phương thức biểu đạt: tự sự.
Lời bộc bạch và sự khiêm tốn của anh thanh niên.
3. Lời văn gián tiếp: Câu "Chú ấy nói... Hàm Rồng.
4. Quan điểm sống của anh thanh niên trong đoạn trích thật đáng trân trọng. Anh vui với việc được cống hiến và hết mình vì công việc. Hơn thế, anh còn rất khiêm tốn và nỗ lực lập công góp phần xây dựng đất nước. Anh thanh niên là hình tượng tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam trong những năm xây dựng chủ nghĩa xã hội.
. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
“Đối với cháu thật là đột ngột, không ngờ lại là như thế. Chú lái máy bay có nhắc đến bố cháu, ôm cháu mà lắc “Thế là một – hòa nhé!”. Chưa hòa đâu bác ạ. Nhưng từ hôm ấy cháu sống thật hạnh phúc. Ơ, bác vẽ cháu đấy ư? Không, không, đừng vẽ cháu! Để cháu giới thiệu với bác những người khác đáng cho bác vẽ hơn.”
( Trích: Lặng lẽ Sa Pa – Nguyễn Thành Long – Ngữ văn 9)
Câu 1. Hãy nêu tình huống trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long ? Cho biết vai trò của tình huống ấy đối với việc thể hiện nhân vật và chủ đề của truyện?
* Tình huống trong truyện Lặng lẽ Sa Pa là cuộc gặp gỡ tình cờ, ngắn ngủi và thú vị của người thanh niên làm việc một mình ở trạm khí tượng trên đỉnh Yên Sơn 2600 mét với ông họa sĩ, cô kĩ sư .
* Tác dụng:
- Nhân vật anh thanh niên hiện lên một cách tự nhiên, khách quan.
- Anh thanh niên được soi chiếu, đánh giá, cảm nhận từ các nhân vật khác, tạo tính khách quan khi miêu tả và xây dựng chân dung nhân vật.
- Các nhân vật xuất hiện một cách tự nhiên, chân thành, cởi mở, qua đó làm nổi bật chủ đề của tác phẩm.
- Các nhân vật xuất hiện một cách tự nhiên, chân thành, cởi mở, qua đó làm nổi bật chủ đề của tác phẩm.
Câu 2: Những từ in đậm trong câu: “Ơ, bác vẽ cháu đấy ư ?” thuộc từ loại nào? Nêu công dụng của những từ loại ấy trong câu trên.
* Từ “Ơ” là thán từ, bộc lộ cảm xúc ngạc nhiên.
* Từ “ư” là tình thái từ, được dùng để hỏi.
Câu 3: Trong đoạn trích, nhân vật anh thanh niên từ chối khi họa sĩ vẽ mình, muốn giới thiệu cho bác những người đáng vẽ hơn. Những người đó là ai? Chi tiết này giúp em hiểu điều gì về anh thanh niên?
Những người mà anh thanh niên giới thiệu để ông họa sĩ vẽ đó là:
*Anh cán bộ nghiên cứu bản đồ sét.
*Ông kĩ sư vườn rau su hào.
*Anh từ chối khi ông họa sĩ vẽ mình và giới thiệu cho ông vẽ những người khác vì anh có đức tính khiêm tốn.
Câu 1: Đoạn văn trên là lời của nhân vật anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn nói với nhân vật nào, nói trong hoàn cảnh nào?
Đáp án: Đoạn văn trên là lời của nhân vật anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn nói với nhân vật ông Họa sĩ, nói trong hoàn cảnh trong cuộc gặp gõ ngắn ngủi 30 phút
Câu 2: Chỉ ra lời dẫn gián tiếp được sử dụng trong đoạn văn trên.
Đáp án: Lời dẫn giấn tiếp trong đoạn văn là : " Nhờ cháu có góp phần phát hiện một đám mây khô mà ngày ấy, tháng ấy, không quân ta hạ được bao nhiêu phản lực Mĩ trên cầu Hàm Rồng "
- Lời dẫn:
+ "nhờ cháu có góp phần phát hiện một đám mây khô mà ngà ấy, tháng ấy, không quân ta hạ được bao nhiêu phản lực."
→→ Thuộc cách dẫn gián tiếp.Vì: lời dẫn không được đặt trong dấu ngoặc kép, là lời của chú lái máy bay nhưng được anh thanh niên thuật lại
+ "Thế là một - hoà nhé !"
→→ Thuộc cách dẫn trực tiếp.Vì: lời dẫn được đặt trong dấu ngoặc kép, thể hiện đây là lời nói nguyên văn của nhân vật
Câu 1
Anh thanh niên với bác hoạ sĩ
Hoàn cảnh : cuộc gặp gỡ nói chuyện trong ba muoiwphuts giưa anh thanh niên cô kĩ sư và bác hoạ sĩ
Câu 2
Câu 3
Niềm hạnh phúc của anh thanh niên còn là được sống, được cống hiến và làm việc cùng những người thân yêu nhất vì mục đích xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Câu 4
Trong tác phẩm, "những người khác đáng cho bác vẽ hơn" mà "cháu" đề cập đến là: ông kĩ sư vườn rau và anh cán bộ nghiên cứu bản đồ sét.
Vì anh cho rằng những cống hiến của mình còn nhỏ bé, chưa xứng đáng để vẽ. Còn anh cán bộ nghiên cứu sét và ông kĩ sư vườn rau đã có nhiều công hơn, cống hiến được nhiều hơn, họ hy sinh hạnh phúc cá nhân của họ nên họ xứng đáng được vẽ hơn.
Câu 5
ĐB:Chỉ sử dụng danh từ chung chứ k phải 1 cái tên cụ thể
Để nói lên ngụ ý rằng:những con người đang ngày ngày thầm lặng cống hiến cho đất nước không phải là một người, một nhân vật cụ thể. Mà trên dải đất Việt Nam này có rất nhiều người đang ngày ngày cống hiến như vậy. Và các nhân vật trong câu chuyện này là một trong những đại diện cho những gương mặt ấy.
Câu 6
Từ "ơ" :thán từ
Bộc lộ cảm xúc ngạc nhiên
"ư" tình thái từ
Dùng đẻ hỏi
Câu 7
Câu 8
Xét về mục đích nói ''Không Không Đừng vẽ cháu'' thuộc kiểu câu cầu khiến.
Câu văn nói về nhân vật là :nhận xét về nhân vật,tính cách qua lời nói hành động,hiểu nhân vật là một người ko thích ai tò mò về đời sống riêng tư của mình