Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Toán :
144*44+18*46*8-44*32-44*58
= 144*44+144*46-44*32-44*58
=144(44+46)-44(32+58)
=144*100-44*100
=100(144-44)
=100*100 = 10000
Tiếng việt : chữ " Trăng " và chữ " Trăn "
1.Đáp Án: Tàu điện làm gì có khói
2. Đáp Án: Cầm búa bằng cả 2 tay
3. Đáp Án: Bạn chịu khó đợi chim bay đi nhé
4. Đáp Án: Con của con mèo (còn gọi là mèo con).
5. Đáp Án: Con sông
6. Đáp Án: Vì đây là lớp học trong trại mồ côi.
7. Đáp Án: Tương lai…
8. Đáp Án: Lời cám ơn…
9. Đáp Án: Ngày mai…
1 Tàu điện ko có khói
2 Cầm búa bằng 2 tay
3 Đợi chim bay đi đã
4 Mèo con
5 Con sông nhé
6 Lớp học của trại trẻ mồ côi
7 Tương Lai .....
8 Lời cám ơn............
9 Ngày Mai................
BÀI LÀM
Một giọng thơ lạ. Có thể nói như vậy về bài thơ Về ngôi nhà đang xây của tác giả Đồng Xuân Lan - Hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Khánh Hòa
Chỉ riêng cái tên bài thơ thôi cũng phần nào nói lên điều ấy. Cái đề tài khơi nguồn cảm xúc mới nghe đã qua thấy có vẻ chẳng “ nên thơ” chút nào. Rồi nhạc thơ. Tự do mà rơi. Lúc vần. Lúc không. Tự nhiên và đôi khi cũng “ dở dang” như chính ngôi nhà đang xây. Hấp dẫn theo một nét khác so với các bài thơ trong sách.
Bút pháp bài thơ thực ra cũng không có gì mới. Thiên nhiều về tả. Có cảm giác bài thơ giống như một bài văn miêu tả mẫu mực về ngôi nhà đang xây dở: có giới thiệu đối tượng cần tả, tả chi tiết và có kết thúc phù hợp. Song cách miêu tả lại vô cùng độc đáo:
Chiều đi học về
Chúng em qua ngôi nhà xây dở
Giàn giáo tựa cái lồng che chở
Trụ bê tông nhú lên như một mầm cây
Bác thợ nề ra về còn huơ huơ cái bay:
Tạm biệt!
Cái độc đáo và đặc sắc của nghệ thuật miêu tả trong bài thơ là do nghệ thuật so sánh được tác giả vận dụng rất tự nhiên, “ nói ra” rất tự nhiên. Chiều các em đi học về qua ngôi nhà đang xây dở và dừng lại xem. Các em quan sát thấy những gì? Thấy được biết bao điều thú vị! Này là giàn giáo trông giống như một cái lồng bao bọc, che chở cho toàn bộ khu nhà. Này là những trụ bê tông vươn lên nom giống hệt những mầm cây.
Tất cả hiện lên thật sinh động trong con mắt trẻ em. Nó không còn là những sự vật cứng nhắc, vô tri vô giác nữa mà dường như cũng có một sự sống, một linh hồn ẩn chứa trong đó. Bác thợ nề thì thật là vui tính, thân thiện khi chào tạm biệt các em – những đứa trẻ không quen biết - đang mê mải ngắm nhìn công trình chưa hoàn thiện của bác. Ngôi nhà tựa vào nền trời sẫm biếc Thở ra mùi vôi vữa nồng hăng Ngôi nhà giống bài thơ sắp làm xong Là bức tranh còn nguyên màu vôi, gạch. Ngôi nhà như một sinh linh khổng lồ, đang “ tựa” mình vào nền trời sẫm biếc. Con người thân thiện. Cảnh vật cũng thân thiện, chan hoà với nhau qua cách nhân hóa tài tình. Góc nhìn em đang đứng ngắm khiến ngôi nhà hiện lên càng thêm nổi bật. Ngôi nhà đứng đó nghỉ ngơi sau một ngày vất vả, “ thở” ra mùi vôi vữa nồng hăng. Những từ ngữ “ tựa”, “ thở” khiến cho ngôi nhà cũng như biết cọ quậy, giống như một anh chàng khổng lồ đáng yêu trên mặt đất. Cách miêu tả chân thực mà lại rất đỗi sinh động! Nhưng trong mắt em, ngôi nhà còn giống nhiều cái khác nữa. Nó giống như một “ bài thơ sắp làm xong”, giống như một “ bức tranh còn nguyên mày vôi, gạch”. Nghĩa là nó cũng có vần, có điệu, có màu sắc, đường nét …
Nghĩa là trong mắt em ngôi nhà cũng không khác gì một công trình nghệ thuật. Cách ví von, so sánh, liên tưởng đã cho thấy một sự quan sát, cảm nhận tinh tế và một tâm hồn đầy chất thơ trong em.
Bầy chim đi ăn về
Rót vào ô cửa chưa sơn vài nốt nhạc.
Ngôi nhà không lẻ loi một mình giữa trời chiều tím sẫm. Nó còn có những chú chim sau một ngày đi kiếm ăn về làm bầu bạn, hót líu lo. Tác giả thật khéo léo khi diễn tả điều đó qua câu thơ “ rót vào ô cửa chưa sơn vài nốt nhạc”. Chiếc cửa sổ chưa sơn như một khuông nhạc còn dang dở, đợi bầy chim về để ngân nga thành một giai điệu. Cái hay không chỉ nằm trong hình ảnh mà còn nằm cả trong cách dùng từ “ rót”. Nhạc điệu, tiếng chim hót thông qua từ “ rót” mà bỗng chốc trở nên sống động như một dòng chảy. Thật và gần gũi đến mức tưởng như nhìn thấy, sờ thấy được cả những âm thanh vốn vô hình ấy. Và bầy chim thì như những nhạc sĩ tài ba đang tạo nên những bản nhạc của riêng mình.
Nắng đứng ngủ quên
Trên những bức tường
Làn gió nào về mang hương
Ủ đầy những rãnh tường chưa trát vữa
Có phải vì bản nhạc hay quá, ngọt ngào như lời ru mà khiến nắng “ đứng ngủ quên” và gió thì mang hương về “ ủ đầy những rãnh tường chưa trát vữa” hay tại ngôi nhà đang xây dở như mời mọc nắng, gió về hứa hẹn cho một ngày hoàn thành tốt đẹp? Chẳng biết được song ta thấy sự sum vầy của những người bạn chim, nắng, gió đã làm cho ngôi nhà đang xây dở như ấm áp lên rất nhiều. Nghệ thuật nhân hoá được sử dụng một cách khéo léo tiếp tục làm cho các câu thơ cũng như quang cảnh nơi đây thêm sinh động và một lần nữa cho thấy sự cảm nhận vô cùng tinh tế và nhạy cảm của người quan sát. Em đứng ngắm ngôi nhà, nhận ra được biết bao vẻ đẹp trong cái dang dở của nó. Cũng thật người lớn khi em chiêm nghiệm một điều:
Bao ngôi nhà đã hoàn thành
Điều qua những ngày xây dở.
Một điều đơn giản nhưng không phải ai cũng nghĩ được: mọi thành công đều phải xuất phát từ những cái bắt đầu, những cái còn dang dở. Nếu không có cái bắt đầu, cái dang dở hôm nay thì không bao giờ có được cái hoàn thiện mai sau. Nhiều người cho rằng sự thành công cuối cùng mới là đẹp mà quên đi mất một điều là những cái góp phần nên thành công cũng rất đẹp. Như ngôi nhà dang dở cũng có một vẻ đẹp riêng của nó. Đến khổ thơ cuối, ta lại bắt gặp một hình ảnh so sánh thú vị:
Ngôi nhà như trẻ nhỏ
Lớn lên với trời xanh…
Ngôi nhà chưa xong em ví nó giống như một đứa trẻ nhỏ đang từng ngày, từng giờ lớn dần lên với “ trời xanh”, với cái mênh mông, to lớn của vũ trụ. Đọc đến đây, chất “ người lớn” trong nhà thơ đang đặt mình vào cảm xúc của một em nhỏ được bộc lộ rõ. Hoá ra ngôi nhà đang xây dở vừa là một cái gì đó có thật, vừa là một cái gì đó trừu tượng. Nó tượng trưng cho một cuộc sống mới, hiện đại và hạnh phúc, đang dần dần được hình thành và phát triển trên đất nước ta. Bài thơ vì vậy mà trở nên sâu sắc hơn ta tưởng. Nó không đơn thuần chỉ là viết về một ngôi nhà đang xây dở nữa mà còn là viết về “ hạnh phúc con người” – giống như chủ điểm của bài thơ. Một triết lí, một ý nghĩa sâu xa như vậy, với một đề tài như vậy, quả thật, không dễ viết thành thơ chút nào, xong Đồng Xuân Lan đã làm được điều đó. Nhà thơ gửi gắm một suy nghĩ mới mẻ trong một phong cách thơ hiện đại mà hấp dẫn, chất “ trẻ con” và chất “ người lớn” hoà quyện nhịp nhàng, không gò bó và không lên gân.
Do vậy mà bài thơ nhận được sự đồng cảm không chỉ ở các độc giả nhỏ tuổi và được yêu mến không chỉ bởi các độc giả nhỏ tuổi mà còn ở đông đảo bạn đọc nói chung.
Ngôi nhà tựa vào nền trời sẫm biếc
Thở ra mùi vôi vữa nồng hăng
Ngôi nhà giống bài thơ sắp làm xong
là bức tranh còn nguyên màu vôi, gạch.
a. Đoạn thơ trên được trích trong bài thơ "về ngôi nhà đang xây" Của tác giả Đồng Xuân Lan
b. Những biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên là gì? Tìm những từ ngữ thể
hiện các biện pháp đó.
người ta nhân hóa :
a Ngôi nhà như một sinh linh khổng lồ, đang “ tựa” mình vào nền trời sẫm biếc.
Con người thân thiện. Cảnh vật cũng thân thiện, chan hoà với nhau qua cách nhân hóa rất tài tình. Góc nhìn em đang đứng ngắm khiến ngôi nhà hiện lên càng thêm nổi bật. Ngôi nhà đứng đó nghỉ ngơi sau một ngày vất vả, “ thở” ra mùi vôi vữa nồng hăng. Những từ ngữ “ tựa”, “ thở” khiến cho ngôi nhà cũng như biết cọ quậy, giống như một anh chàng khổng lồ đáng yêu trên mặt đất. Cách miêu tả chân thực mà lại rất đỗi sinh động!
Ngôi nhà giống bài thơ sắp làm xong, chỉ cách ví von
Là bức tranh còn nguyên màu vôi gạch
Ngôi nhà tựa vào nền trời sẫm biếc
Thở ra mùi vôi vữa nồng hăng
Ngôi nhà giống bài thơ sắp làm xong
Là bức tranh còn nguyên màu vôi, gạch
-Mới đầu nghe qua nhan đề của bài thơ, chúng ta chẳng có vẻ gì là thấy nó chứa đựng một chút chất thơ nào cả.Rồi đến nhịp thơ , lúc vần , lúc không rất tự nhiên và nó ''dang dở'' như chiếc nhà đang xây vậy .
-Đặc sắc nghệ thuật miêu tả vô cùng tự nhiên , tự nhiên ở chỗ nghệ thuật so sánh được sử dụng rất tự nhiên , nó như đang nói ra hết những gì ta đang thấy một cách vô cùng tự nhiên. Này là giàn giáo trông giống như một cái lồng bao bọc, che chở cho toàn bộ khu nhà. Này là những trụ bê tông vươn lên nom giống hệt những mầm cây.
-Tất cả hiện lên thật sinh động trong con mắt trẻ em. Nó không còn là những sự vật cứng nhắc, vô tri vô giác nữa mà dường như cũng có một sự sống, một linh hồn ẩn chứa trong đó.Bác thợ nề thì thật là vui tính, thân thiện khi chào tạm biệt các em – những đứa trẻ không quen biết - đang mê mải ngắm nhìn công trình chưa hoàn thiện của bác. Ngôi nhà tựa vào nền trời sẫm biếc Thở ra mùi vôi vữa nồng hăng. Ngôi nhà giống bài thơ sắp làm xong. Là bức tranh còn nguyên màu vôi, gạch
=>Cách miêu tả vô cùng chân thực, tự nhiên mà lại rất đỗi sinh động , các vật miêu tả được tác giả''thổi hồn'' vào khiến cho bức tranh càng sống động hơn nữa.Qua đó, nhà thơ muốn gửi gắm một suy nghĩ mới mẻ trong một phong cách thơ hiện đại mà hấp dẫn, chất “ trẻ con” và chất “ người lớn” hoà quyện nhịp nhàng, không gò bó , khuôn mẫu.
Mình chỉ trả lời vài câu thôi, thông cảm!
Câu 2: Vì người cuối cùng không có tóc.
Câu 3: Vì Bobby ném bóng vào tường.
Câu 4: Con gái thứ năm tên là Mary.
Câu 5: Tàu điện không có khói.
Câu 7: Tuổi của mình.
Câu 16: Con đường
Câu 22: Con người ( Mình giải thích ra cho dễ hiểu nhé )
Sáng là lúc mới sinh ra tập bò thì đi bằng 4 chân.Chiều đi bằng 2 chân có nghĩa là mình đã lớn đi bằng đôi chân của mình.Đêm đi bằng 3 chân có nghĩa là khi đó mình đã già phải chống gậy nên đi tất cả bằng 3 chân. Mình làm nhằng chỗ này thôi!
Câu 30: Tôi là lửa
Câu 44: Tôi là lửa.
Có vài câu mình làm sai mong bạn thông cảm nhé. k cho mình nha.
bài làm
Trong bài thơ "Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ" của Nguyễn Khoa Điềm, hai câu thơ sau đã dựng lên một hình ảnh thơ đặc sắc:
“Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ con nằm trên lưng”.
.Mặt trời của bắp là mặt trời tự nhiên. Còn em cu Tai là mặt trời của mẹ.Mặt trời - vị thần tư nhiên mang lại ánh sáng. Sự ấm áp cho những cây bắp trên đỉnh Ka-lưi - đang tỏa rạng trên lưng đồi phía xa. Còn mặt trời của bà mẹ Tà-ôi là đứa con thân yêu đang nằm yên ngủ trên lưng gầy. Dùng hình ảnh ẩn dụ “mặt trời của mẹ con nằm trên lưng” ngầm so sánh hình ảnh người con với mặt trời, nhà thơ khẳng định vai trò của người con đối với người mẹ. Có lẽ, với mẹ, con chính là lẽ sống, là ánh sáng, là niềm tin, là động lực... Hình ảnh mặt trời “nằm trên lưng” khiến hình ảnh người mẹ chói lòa trong ánh sáng của lòng yêu thương, sự trìu mến. Đặc biệt, hai câu thơ còn có sự đối xứng nhịp nhàng: “Mặt trời của bắp” - “Mặt trời của mẹ”. Điều đó góp phần tạo nên vẻ đẹp thẩm mĩ cho hình thức thơ.Mặt trời của tự nhiên, của bắp thì trên cao và xa. Còn em cu Tai, mặt trời của mẹ thì gần gũi, ngay trên lưng mẹ. Tình cảm của mẹ đối với con là vô bờ. Mẹ mang mặt trời bé con trên lưng và làm tất cả để cho mặt trời đó mãi mãi rạng rỡ.
*Ryeo*
So sánh hình ảnh người con với mặt trời, khẳng định vtrof của đứa bé với ng mẹ . Đứa con là : Động lực , ánh sáng , niềm tin tưởng của ng mẹ , Và " Mặt trời nhỏ đang nằm trên lưng " khiến đứa trẻ bé nhỏ bỗng sáng lòa bởi những hy vọng , yêu thương của người mẹ . Phép đối lập : “Mặt trời của bắp” - “Mặt trời của mẹ” :
+Mặt trời - mang lại ánh sáng , sưc sống cho những cây bắp trên đỉnh núi Ka-lưi thì đang tỏa sáng ở phía xa xa .
+Mặt trời của mẹ Tà-ôi - đứa con thân yêu đang nằm yên ngủ trên lưng.
1. vì cô bé thứ 3 có những việc làm và cử chỉ rất giống vs mẹ : đặt đôi dép ở góc nhà , nghển cổ ra xem dây phơi quần áo đã khô chưa, đưa tay lên vuốt tóc giống hệt mẹ . còn cô bé thứ 1 và thứ 2 chỉ giống về hình thức bề ngoài
2. a) gió thổi ào ào , cây cối nghiêng ngả , bụi cuốn mù mịt , một trận mưa ập tới
b) tay chân Hùng săn chắc vì Hùng rất chăm chỉ luyện tập
c) không khí tĩnh mịch và mọi vật như ngừng chuyển động
~ học tốt ~
a)Cái “chong chóng” mà nhà thơ nói đến ở đoạn thơ trên là cái quạt điện.
b)Trên Tháp Bút bên hồ Gươm có khắc ba chữ Hán: Tả Thanh Thiên (viết lên trời xanh). Từ hình ảnh ngọn Tháp Bút khổng lồ hướng lên bầu trời, nhà thơ đã sáng tạo nên hình ảnh rất đẹp về một cây bút “viết thơ lên trời cao”. Hình ảnh kì vĩ và nên thơ này đã thể hiện trí tưởng tượng phong phú và tình yêu Hà Nội cùng lòng tự hào dân tộc của nhà thơ.
c)Khi nói đến “xanh cây”, “trăng vàng” và “hoa” ở Hà Nội, Trần Đăng Khoa không chỉ miêu tả cảnh thiên nhiên thủ đô mà còn nhằm khẳng định tinh thần lạc quan và phong cách sống đẹp của người Hà Nội. Dù kẻ thù bắn phá dữ dội nhưng không thể hủy diệt được sự sống, không thể xóa được nét đẹp văn hóa của người Hà Nội.
d)ca ngợi, thích thú, tự hào
e)Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” và những hình ảnh, thước phim về biển đảo khiến em càng thêm yêu Tổ quốc và kính yêu những con người đang ngày đêm bám biển, không cho Trung Quốc xâm phạm lãnh hải Việt Nam, giữ gìn ngư trường truyền thống của cha ông ta. Em rất cảm động và biết ơn các chú cảnh sát biển và bộ đội biên phòng; biết ơn bà con ngư dân ở Trường Sa và Hoàng Sa bởi họ đã dũng cảm làm nhiệm vụ, bất chấp sự nguy hiểm tính mạng. Đó là những con người yêu nước rất đáng được ngợi ca. Em mong các bác, các chú sẽ luôn mạnh khỏe và giữ vững tinh thần.
Trăng - trăn
Mk hứa sẽ tk lại, thanks !
chữ TRĂNG, TRĂN