Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Những sự biến dạng.
- Vật bị nén lại. Ví dụ: lò xo lá tròn bị nén khi dùng tay ép lại.
- Vật bị kéo dãn. Ví dụ: Lò xo treo thẳng đứng bị vật nặng kéo xuống, dãn dài ra.
Những sự biến đổi của chuyển động
- Vật đang chuyển động bị dừng lại. Ví dụ: xe đang đi thì phanh gấp, dừng lại.
- Vật đang đứng yên, bắt đầu chuyển động. Ví dụ: Quả bóng đang đứng yên, bị chân đá vào nên nó bắt đầu chuyển động.
- Vật chuyển động nhanh lên. Ví dụ: Viên bi từ trên đỉnh máng nghiêng chuyển động xuống chân máng nghiêng, nó chuyển động nhanh dần lên.
- Vật chuyển động chậm lại. Ví dụ: Viên bi a lăn trên mặt bàn chậm dần rồi dừng lại.
- Vật đang chuyển động theo hướng ban đầu chịu tác dụng của lực chuyển hướng chuyển động.
a) sự biến dạng là một hiện tượng dẫn đến sự thay đổi của một cơ thể hoặc vật , có thể là vĩnh viễn hoặc có thể đảo ngược. Trong một biến dạng vĩnh viễn , cơ thể không trở về trạng thái tự nhiên, ngược lại, nếu đó là một biến dạng có thể đảo ngược , cơ thể trở lại trạng thái bình thường.
-ví dụ: cái đất nặn bị biến dạng.
B) -ví dụ 1; ném đất nặn thì nó bị biến dạng
-ví dụ 2: cái khúc gõ bị vỡ do bị cắt
- ví dụ 3: nhựa bị biến dạng khi tiếp xúc với nhiệt độ cao
Biến dạng là gì:
Trong vật lý, biến dạng là một hiện tượng dẫn đến sự thay đổi của một cơ thể hoặc vật , có thể là vĩnh viễn hoặc có thể đảo ngược. Trong một biến dạng vĩnh viễn , cơ thể không trở về trạng thái tự nhiên, ngược lại, nếu đó là một biến dạng có thể đảo ngược , cơ thể trở lại trạng thái bình thường.
VD: dùng tay nén lò xo làm lò xo biến dạng
b)đá quá bóng làm quả bóng biến dạng
nén là xo bằng tay làm nó bị biến dạng
bóp lốp xe làm lốp xe biến dạng
- Chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
Ví dụ: Bình nước màu khi được ngâm vào chậu nước nóng thì mực nước màu trong ống dâng lên cao, chứng tỏ nước màu nở ra khi nóng lên.
- Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau
Ví dụ: Ngâm ba bình rượu, dầu, nước có cùng thể tích ban đầu vào nước nóng, mực nước dâng lên trong các ống có độ cao khác nhau, chứng tỏ các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
Lưu ý: Sự nở vì nhiệt của nước rất đặc biệt. Khi nhiệt độ tăng từ 00C đến 40C thì nước co lại chứ không nở ra. Chỉ khi nhiệt độ tăng từ 40C trở lên, nước mới nở ra.
- Chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
Ví dụ: Khi nhiệt độ tăng, thanh ray đường sắt nở dài ra và bị cong đi.
- Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
Ví dụ: Ba thanh kim loại nhôm, đồng, sắt có chiều dài ban đầu là 100cm, khi nhiệt độ tăng thêm 500C thì độ tăng chiều dài của các thanh này là:
Ba khối kim loại nhôm, đồng, sắt có thể tích ban đầu 1000 cm3, khi nhiệt độ tăng thêm 500C thì độ tăng thể tích của các khối này là:
- Chất khí nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
Ví dụ: Lắp chặt nút cao su có gắn ống thủy tinh với giọt nước màu trong ống vài bình cầu thủy tinh, để nhốt một lượng khí ở trong bình. Xoa hai tay vào nhau cho nóng lên rồi áp chặt vào bình cầu. Giọt nước màu dâng lên trong ống thủy tinh, chứng tỏ không khí nở ra khi nóng lên. Thôi không áp tay vào bình nữa, giọt nước màu tụt xuống thấp, chứng tỏ không khí co lại khi lạnh đi.
- Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau.
Ví dụ: Ba bình đựng không khí, hơi nước, khí ôxi có thể tích ban đầu là 1000 cm3. Độ tăng thể tích của ba chất khí khi nhiệt độ của nó tăng thêm 500C là:
Sự ngưng tụ là quá trình ngược lại với sự bay hơi.
Sự ngưng tụ phụ thuộc vào nhiệt độ, nhiệt độ càng thấp thì sự ngưng tụ diễn ra càng nhanh.
Ví dụ: mùa đông ta thấy sương đọng trên lá cây nhiều hơn mùa hạ do nhiệt độ mùa đông thấp hơn mùa hạ.
Sự ngưng tụ phụ thuộc vào áp suất, áp suất càng lớn thì sự ngưng tụ càng nhanh.
Ví dụ: Nén khí làm tăng áp suất đến giá trị nào đó thì sự ngưng tụ diễn ra.
- Hai lực cân bằng là hai lực mạnh như nhau có cùng phương nhưng ngược chiều , tác dụng vào cùng một vật
VD : Hai đội A và B chơi kéo co nếu dây vẫn đứng yên thì lực do đội A và đội B cùng tác động lên đây là hai lực cân bằng