Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đổi : \(60dm^3=0,06m^3\)
\(0,5lít=0,5dm^3=0,0005m^3\)
a) Khối lượng của khối nhôm đó là:
\(m=D.V=2700.0,06\left(m^3\right)\)
b) Khối lượng của 0,5 lít xăng là :
\(m=D.V=700.0,0005=0,35\left(kg\right)\)
câu 1 :
khi mặt trời mọc nhiệt dộ tăng nên sương mù bay hơi và tan dần
câu 2 :
a,
500 độ C = (500 độ C + 0 độ C ) = (500.1,8 + 32 ) độ F = 932 độ F
b,
1131 độ F = ( 1099 độ F + 32 độ F ) = (610,5 + 0) độ C = 610,5 độ c
câu 3 :
mình ko biết vẽ trên máy tính
Câu 7. Một học sinh muốn đưa một vật có khối lượng 30kg lên độ cao 1m.
a. Nếu học sinh đó dùng tay nâng trực tiếp thì cần dùng một lực tối thiểu là bao nhiêu?
\(F=P=10.m=10.30=300\left(N\right)\)
b. Nếu dùng một tấm ván có chiều dài 2m cao 1m thì cần dùng một lực bao nhiêu?
\(F=\frac{P.h}{l}=\frac{300.1}{2}=150\left(N\right)\)
c. Nếu học sinh muốn dùng một lực bằng một nửa độ lớn ở câu b thì phải dùng một tấm ván có chiều dài bao nhiêu?
\(F=\frac{150}{2}=75\left(N\right)\)
\(s=\frac{P.h}{F}=\frac{300.1}{75}=4\left(m\right)\)
8. Để đo chiều dài của một vật (ước lượng khoảng hơn 30 cm), nên chọn thước nào trong các thước đó cho sau đây ?
- Thước có giới hạn đo 20 cm và độ chia nhỏ nhất 1 mm.
- Thước có giới hạn đo 20 cm và độ chia nhỏ nhất 1 cm.
- Thước có giới hạn đo 50 cm và độ chia nhỏ nhất 1 mm.
- Thước có giới hạn đo 1m và độ chia nhỏ nhất 5 cm.
9. Hai lực nào sau đây được gọi là cân bằng?
A. Hai lực cùng phương, cùng chiều, mạnh như nhau tác dụng lên hai vật khác nhau.
- Hai lực cùng phương, cùng chiều, mạnh như nhau tác dụng lên cùng một vật.
C. Hai lực cùng phương, ngược chiều, mạnh như nhau tác dụng lên hai vật khác nhau.
D. Hai lực có phương trên cùng một đường thẳng, ngược chiều, mạnh như nhau tác dụng lên cùng một vật.
10. Trọng lượng của một vật 20 g là bao nhiêu?
A. 0,02 N. |
B. 0,2 N. |
C. 20 N. |
D. 200 N. |
Đổi: \(20g=0,02kg\)
\(P=10.m=10.0,02=0,2\left(N\right)\)
=> Chọn B
11. Khi treo một quả nặng vào đầu dưới của một lò xo thì chiều dài lò xo là 98 cm. Biết độ biến dạng của lò xo khi đó là 2 cm. Hỏi chiều dài tự nhiên của lò xo là bao nhiêu?
A. 102 cm. |
B.100 cm. |
C.96 cm. |
D.94 cm |
Chiều dài tự nhiên:
\(l_o=l-l'=98-2=96\left(cm\right)\)
=> Chọn C
12. Một vật đặc có khối lượng là 8000 g và thể tích là 2 dm3. Trọng lượng riêng của chất làm vật này là bao nhiêu ?
A. 4 N/m3. |
B. 40 N/m3. |
C. 4000 N/m3. |
D. 40000 N/m3. |
Đổi: \(8000g=8kg\)
\(2dm^3=0,002m^3\)
Trọng lượng riêng chất làm nên vật:
\(d=10.D=10.\frac{m}{V}=10.\frac{8}{0,002}=40000\left(N/m^3\right)\)
=> Chọn D
Mình cũng học lớp 6 nên mình đoán bài này ở trong sách giáo khoa
Bạn kham khảo
Bài 24-25.1. Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không liên quan đến sự nóng chảy?
A. Bỏ cục nước đá vào một cốc nước
B. Đốt một ngọn nến
C. Đốt một ngọn đèn dầu
D. Đúc một cái chuông đồng
Lời giải:
Chọn C
Sự nóng chảy là sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng, đốt một ngọn đèn dầu không xảy ra sự chuyển thể trên nên nó không phải là sự nóng chảy.
Bài 24-25.2. Trong các câu so sánh nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ đông đặc của nước dưới đây, câu nào đúng?
A. Nhiệt độ nóng chảy cao hơn nhiệt độ đông đặc
B. Nhiệt độ nóng chảy thấp hơn nhiệt độ đông đặc
C. Nhiệt độ nóng chảy có thể cao hơn, có thể thấp hơn nhiệt độ đông đặc
D. Nhiệt độ nóng chảy bằng nhiệt độ đông đặc
Lời giải:
Chọn D
Nhiệt độ nóng chảy, và đông đặc của nước là giống nhau, cùng ở 0oC,chỉ khác nhau ở chiều thay đổi trạng thái từ rắn sang lỏng hay từ lỏng sang rắn. Nước đá sẽ chuyển từ thể rắn sang thể lỏng ở 0oC, và nước cũng sẽ chuyển từ thể lỏng sang thể rắn (nước đá) ở 0oC.
Bài 24-25.3. Tại sao người ta không dùng nước mà phải dùng rượu để chế tạo các nhiệt kế dùng để đo nhiệt độ không khí
Lời giải:
Vì :
+ Nước dãn nở vì nhiệt một cách rất đặc biệt. Khi tăng nhiệt độ từ 0oC đến 4oC thì nước co lại chứ không nở ra. Chỉ khi nhiệt độ tăng từ 4oC trở lên nước mới nở ra. Chính sự dãn nở không đều đó nên người ta không chế tạo nhiệt kế nước.
+ Nhiệt độ đông đặc của rượu rất thấp và nhiệt độ của khí quyến thường không xuống thấp hơn nhiệt độ này.
Bài 24-25.4. Bỏ vài cục nước đá từ trong tủ lạnh vào một cốc thủy tinh rồi theo dõi nhiệt độ của nước đá, người ta lập được bảng sau đây:
Thời gian (phút) | 0 | 2 | 4 | 6 | 8 | 10 | 12 | 14 | 16 | 18 | 20 |
Nhiệt độ(oC) | -6 | -3 | -1 | 0 | 0 | 0 | 2 | 9 | 14 | 18 | 20 |
1. Vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian
2. Có hiện tượng gì xảy ra đối với nước đá từ phút thứ 6 đến phút thứ 10
Lời giải:
1. Vẽ đồ thị
2. Hiện tượng xảy ra từ phút thứ 6 đến phút thứ 10 là: nước đá nóng chảy, trong quá trình này nhiệt độ không thay đổi.
Bài 24-25.5*. Bỏ vài cục nước đá vào một cốc thủy tinh. Dùng nhiệt kế theo dõi nhiệt độ của nước đá, và cứ sau 1 phút lại ghi nhiệt độ của nước đá một lần, cho tới khi nước đá tan hết. Lập bảng theo dõi sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian và vẽ đường biểu diễn sự thay đổi này. Nhận xét và rút ra kết luận.
Lời giải:
Kết quả tùy thuộc điều kiện làm thí nghiệm tuy nhiên có một đặc điểm chung là ở 1 giai đoạn nóng chảy nhiệt độ luôn bằng không.
Bài 24-25.6. Hình 24-25.1 vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian khi đun nóng một chất rắn
1. Ở nhiệt độ nào chất rắn bắt đầu nóng chảy
2. Chất rắn này là chất gì?
3. Để đưa chất rắn từ 60oC tới nhiệt độ nóng chảy cần bao nhiêu thời gian?
4. Thời gian nóng chảy của chất rắn là bao nhiêu phút?
5. Sự đông đặc bắt đầu vào phút thứ mấy?
6. Thời gian đông đặc kéo dài bao nhiêu phút?
Lời giải:
1.Ở nhiệt độ 80oC chất rắn này bắt đầu nóng chảy.
2. Chất rắn này là Băng phiến
3.Để đưa chất rắn từ 60oC tới nhiệt độ nóng chảy cần thời gian ≈ 4 phút
4. Thời gian nóng chảy của chất rắn là 2 phút
5. Sự đông đặc bắt đầu vào phút thứ 13
6. Thời gian đông đặc kéo dài 5 phút
Bài 24-25.7*. Có khoảng 98% nước trên bề mặt Trái Đất tồn tại ở thể lỏng và khoảng 2% tồn tại ở thể rắn: Hãy giải thích tại sao có sự chênh lệch lớn như thế?
Lời giải:
Vì nhiệt độ ở phần lớn bề mặt Trái Đất lớn hơn nhiệt độ đông đặc của nước. Mặt khác, khi nhiệt độ hạ thấp xuống dưới nhiệt độ đông đặc thì cũng chỉ có lớp nước ở trên đông đặc còn ở dưới nước vẫn ở thể lỏng (xem thêm giải thích trong SGK vật lí 6, bài sự nở vì nhiệt của chất lỏng)
Bài 24-25.8. Trong trường hợp sau đây liên quan tới sự nóng chảy?
A. Sương đọng trên lá cây
B. Khăn ướt sẽ khô khi được phơi ra nắng
C. Đun nước đổ đầy ấm, nước có thể tràn ra ngoài
D. Cục nước đá bỏ từ tủ đá ra ngoài, sau một thời gian, tan thành nước
Lời giải:
Chọn D
Vì cục nước đá bỏ từ tủ ra ngoài, sau một thời gian nó sẽ chuyển từ thể rắn sang thể lỏng nên nó liên quan tới sự nóng chảy.
Bài 24-25.9. Trong thời gian sắt đông đặc, nhiệt độ của nó
A. Không ngừng tăng
B. Không ngừng giảm
C. Mới đầu tăng, sau giảm
D. Không đổi
Lời giải:
Chọn D
Trong thời gian đông đặc thì nhiệt độ của vật không thay đổi.
Bài 24-25.10. Đun nóng băng phiến, người ta thấy nhiệt độ của băng phiến tăng dần. Khi tăng tới 80oC thì nhiệt độ của băng phiến dừng lại không tăng. Mặc dù vẫn tiếp tục đun. Hỏi khi đó băng phiến tồn tại ở thể nào?
A. Chỉ có thể ở thể lỏng
B. Chỉ có thể ở thể rắn
C. Chỉ có thể ở thể hơi
D. Có thể ở cả thể rắn và thể lỏng
Lời giải:
Chọn D
Khi tăng tới 80oC thì nhiệt độ của băng phiến dừng lại không tăng, mặc dù vẫn tiếp tục đun. Vậy khi đó băng phiến đang nóng chảy nên tồn tại có thể cả thế rắn và thể lỏng. Vậy chọn câu D.
Bài 24-25.11. Câu phát biểu nào sau đây là sai?
A. Đông đặc và nóng chảy là hai quá trình ngược nhau
B. Một chất nóng chảy ở nhiệt độ nào thì cũng đông đặc ở nhiệt độ ấy
C. Trong khi đang nóng chảy hoặc đông đặc, thì nhiệt độ của nhiều chất không thay đổi
D. Cả ba câu trên đều sai
Lời giải:
Chọn D
Các phát biểu A,B,C đều đúng nên phát biết D. cả ba câu trên đều sai là đáp án sai.
Bài 24-25.12. Câu nào sau đây nói về nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ đông đặc là đúng?
A. Bất cứ chất nào cũng đông đặc ở một nhiệt độ xác định là nhiệt độ nóng chảy của chất đó
B. Một chất đã đông đặc ở nhiệt độ xác định, thì phải nóng chảy ở một nhiệt độ khác cao hơn
C. Một chất đã đông đặc ở nhiệt độ xác định, thì phải nóng chảy ở một nhiệt độ khác thấp hơn
D. Nhiệt độ nóng chảy của một chất luôn bằng nhiệt độ đông đặc của chất đó
Lời giải:
Chọn D
Vì tính chất của nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ đông đặc là: Nhiệt độ nóng chảy của một chất luôn bằng nhiệt độ đông đặc của chất đó.
Bài 24-25.13. Tại sao người ta dùng nhiệt độ của nước đá đang tan làm cột mốc để đo nhiệt độ trong thang đo nhiệt độ?
Lời giải:
Vì khi nước đá đang tan nhiệt độ của nó không đổi là ở 0oC khi áp suất khí quyển chuẩn là (1atm)
Bài 24-25.14. Tại sao ở các nước hàn đới ( nằm sát Bắc cực hoặc Nam cực) chỉ có thể dùng nhiệt kế rượu, không thể dùng nhiệt kế thủy ngân để đo nhiệt độ ngoài trời?
Lời giải:
Vì ở những nước này, nhiệt độ ngoài trời có thể thấp hơn nhiệt độ đông đặc của thủy ngân. Khi nhiệt độ ngoài trời thấp rượu vẫn chưa bị đông đặc nên vẫn đo được, còn thủy ngân với nhiệt độ đó đã bị đông đặc.
Hơi nhiều hề mình không rảnh để đọc từng câu bạn cứ xem câu nào đúng thì ghi nha
1. Chọn những từ hay số thích hợp để điền vào các chỗ trống trong các câu sau:
a) Đối với thủy ngân, nhiệt độ nóng chảy là -39\(^oC\) ứng với -38.2\(^oF\). Nhiệt độ sôi là 357\(^oC\) ứng với 674.6\(^oF\).
b) Đối với rượu, nhiệt độ nóng chảy là -117\(^oC\) ứng với -178.6\(^oF\). Nhiệt độ sôi là 80\(^oC\) ứng với 176\(^oF\).
c) Đối với nước, nhiệt độ nóng chảy là 0\(^oC\)ứng với 32\(^oF\). Nhiệt độ sôi là 100\(^oC\) ứng với 212\(^oF\).
d) Như vậy nhiệt độ sôi của nước nhỏ hơn nhiệt độ sôi của thủy ngân nhưng lại lớn hơn nhiệt độ sôi của rượu.
e) Phần lớn ở các chất, trong suốt thời gian nóng chảy hay thời gian sôi thì nhiệt độ của chúng không thay đổi.
2. Ta có thể nói sự sôi là sự bay hơi và ngược lại sự bay hơi là sự sôi có được không? Tại sao?
- Ta biết sự sôi và sự bay hơi đều là sự chuyển thể từ thể lỏng sang thể hơi.
* Thì ta có thể nói sự sôi là sự bay hơi. Vì sự bay hơi xảy ra ở bất kì nhiệt độ nào, nên tại nhiệt độ sôi sự bay hơi có thể xảy ra.
* Còn ta không thể nói sự bay hơi là sự sôi được. Vì tại nhiệt độ bình thường vẫn có thể xảy ra sự bay hơi nhưng không thể xảy ra sự sôi được.
3. Em hãy quan sát và mô tả hiện tượng sẽ xẩy ra với nước ở trong bình kể từ khi bắt đầu đun cho tới khi sôi. Giải thích?
- Khi đun nhiệt độ của nước trong bình tăng dần. Vì bếp lửa đã nung nóng bình nước.
- Đến một lúc nào đó ta nghe nước "reo", tyrong thời gian đầu này ta thấy các bọt khí xuất hiện ở đáy bình, rồi từ từ nổi lên, nhưng chúng lại nhỏ dần và có thể biến mất trước khi tới mặt nước. Vì khi đó lớp nước dưới nóng lên thì nở ra, nhẹ hơn nên nó chuyển động lên trên tạo ra tiếng "reo". Đồng thời ở đáy bình có sẵn một ít khí lọt vào các kẽ hở nhỏ (trước khi đổ nước vào), lớp khí này nóng lên, nở ra và nhẹ hơn nên cũng nổi lên. Nhưng khi gặp lớp nước lạnh ở phía trên nó lại ngưng tụ thành chất lỏng tan vào trong nước.
- Sau đó ta thấy các dòng nước chuyển động từ dưới lên trên rồi lại từ trên xuống. Vì khi đó lớp nước dưới được nung nóng nhiều, nhẹ nổi lên, lớp nước trên chìm xuống chiếm chỗ. Cứ thế nước trong bình nóng đều lên. Đồng thời hơi nước bay lên từ mặt thoáng mỗi lúc một nhiều hơn. Vì nhiệt độ càng cao thì tốc độ bay hơi càng nhanh.
- Khi nước nóng đến 100, tạ thấy các bọt khí (là nước đã hóa thành hơi) xuất hiện từ đáy bình và trong lòng nước nổi lên càng nhiều, càng to dần đến mặt thoáng thì vỡ ra. Như vậy khi đó nước hóa thành hơi cả ở mặt thoáng và cả trong lòng nước. Ta nói nước sôi.
4. Ở trên đỉnh núi cao 3000m, ta có thể luộc chín một quả trứng không? Tại sao?
- Ở độ cao 3000m, ta không thể luộc chín mooth quả trứng được. Bởi vì ta biết ở độ cao 3000m thì nhiệt độ sôi của nước là 90\(^oC\). Nhưng trứng chỉ có thể chín được ở 100\(^oC\) mà thôi.
5. Kết quả theo dõi sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian khi đun nóng một chất được ghi vào bảng sau:
Thời gian (phút) | 0 | 5 | 10 | 15 | 20 | 25 |
Nhiệt độ (oCoC) | -5 | 0 | 0 | 50 | 100 | 100 |
a) Cho biết chất đó là chất gì?
b) Cho biết chất đó ở trạng thái nào ững với từng thời gian trên.
Giải:
a) Chất đó là nước. Vì trên đồ thị cho biết nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của nó là 0\(^oC\) và 100\(^oC\). Mà chỉ có nước mới có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi như vậy.
b) 5 phút đầu ở thể rắn, đồ thị biểu diễn đường AB.
x + 12 = -25 - (44 : 4 + 6)
x + 12 = -25 - (256 : 4 + 6)
x + 12 = -25 - (64 + 6)
x + 12 = -25 - 70
x + 12 = -95
x = -95 - 12
x = -107