K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 2 2022

Hạ Tri Chương sinh năm 659, người Vĩnh Hưng, Việt Châu (nay là Tiêu Sơn, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc).[1]. Ông là cháu 18 đời của danh tướng Đông Ngô Hạ Tề.

Hạ Tri Chương từ nhỏ đã nổi tiếng văn từ, lúc lai kinh chuẩn bị ứng thí cũng lừng danh đất kinh thành. Năm Chứng Thánh (695), ông đỗ Tiến sĩ, được triều đình bổ dụng là Quốc tử giám tứ môn bác sĩ, sau được bổ làm Thái thường bác sĩ. Năm Khai Nguyên 13, ông được bổ làm Lễ bộ thị lang kiêm Tập hiền viện học sĩ, sau đổi làm Thái tử tân khách, Kiểm hiệu Công bộ thị lang, Bí thư giám, rất được Đường Huyền Tông vị nể. Sau hơn 50 năm sinh sống, học tập và làm quan ở kinh đô Trường An, đầu đời Thiên Bảo, ông xin từ quan về quê làm đạo sĩ. Khi đó ông đã ngoài 80 tuổi. Khi ông rời kinh đô, vua có tặng thơ, thái tử và các quan đều đưa tiễn. Ông mất năm 85 tuổi.

7 tháng 2 2022

- Hạ Tri Chương (659-744), tự Quý Chân, hiệu Tứ Minh cuồng khách, quê ở Vĩnh Hưng, Việt Châu (nay thuộc huyện Tiêu Sơn, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc).

- Ông đỗ tiến sĩ năm 695, sinh sống, học tập và làm quan trên 50 năm ở kinh đô Trường An, rất được Đường Huyền Tông vị nể. Sau đó, ông xin từ quan về làm đạo sĩ.

- Ông là bạn vong niên của thi hào Lí Bạch.

- Ông thích uống rượu, tính tình hào phóng, ông còn để lại 20 bài thơ.

16 tháng 11 2019

Hạ Tri Chương là một nhà thơ nổi tiếng của Trung Quốc vào đời Đường. Ông là bạn vong niên với Lý Bạch. Hầu hết các sáng tác của ông đều thể hiện tình cảm yêu thương sâu nặng với quê hương. Một trong những bài thơ mang cảm hứng chủ đạo về nỗi niềm nhớ quê hương của tác giả là Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê (Hồi hương ngẫu thư):

Thiếu tiểu li gia, lão đại hồi

Hương âm vô cải, mấn mao tồi

Nhi đồng tương kiến, bất tương thức

Tiểu vấn: khách tòng hà xứ lai?

Ngay nhan đề bài thơ đã thể hiện niềm xúc động dâng trào khi tác giả trở về với mảnh đất đã sinh ra mình mà gần hết cuộc đời nay mới trở lại. Tình cảm nhớ quê luôn thường trực trong lòng tác giả, nhưng phải đến khi đứng trên mảnh đất nơi chôn nhau cắt rốn, tình cảm ấy không thể nén được và trào dâng

Thiếu tiểu li gia, lão đại hồi

(Khi đi trẻ, lúc về già)

Quê hương chính là cội nguồn của mỗi cá nhân, gia đình, thậm chí cả dòng họ. Được sinh ra nhưng tuổi ấu thơ đã phải rời gia đình, quê hương sống nơi đất khách quê người. Vậy là tác giả ngay từ nhỏ đã phải làm quen với phong tục tập quán và kể cả lũ bạn hoàn toàn mới lạ. Sự hoà đồng có lẽ cũng nhanh, nhưng nó vẫn không phải là quê nhà, là sinh khí âm dương hội tụ của mẹ cha để sinh ra mình. Điều đó có ảnh hưởng rất nhiều đến nhận thức của nhà thơ. Nỗi niềm nhớ quê đã trở thành thường trực đau đáu trong lòng. Quê hương trong bài thơ là cố hương. Tác giả xa cách không phải là 3 năm, 15 năm mà là hơn nửa thế kỉ, gần một đời người. Đành rằng cuộc sống chốn Tràng An náo nhiệt, ồn ào, sung túc. Công danh có thành đạt đến mức nào, cái chất quê, cái máu, cái hồn trong ông vẫn không hề thay đổi. Có nỗi đau nào hơn nỗi đau “li gia”. Tuy vậy, ta thấy rằng với tác giả, vui sướng vô cùng là cuối đời còn được hồi hương.

Cuộc đời đầy sóng gió và cát bụi, mái tóc còn xanh mướt ngày nào khi xa quê thì nay, chính trên mảnh đất này mái tóc ấy đã bạc phơ. Dẫu cho tóc bạc, da mồi, địa vị công danh thay đổi. Nhưng cái cốt cách, cái linh hồn của đất mẹ quê cha vẫn nguyên đó.

Hương âm vô cải, mấn mao tồi

(Giọng quê vẫn thế, tóc đà khác bao)

Lời nói, giọng quê vẫn không thay đổi, ấy chẳng phải là sự gắn bó với quê hương đó sao. Thật vậy truyền thống văn hoá của gia đình, dân tộc quê hương không dễ gì thay đổi được. Nó được ăn sâu trong máu, trong tâm hồn tác giả. Lý Bạch trên bước đường chống kiếm lãng du xa quê từ nhỏ nhưng ánh trăng nơi quán trọ đã gợi trong ông những kỉ niệm thân thương nhất về quê hương, ánh trăng làm sống dậy một thời gắn bó từ thuở nằm nôi. Hạ Tri Chương cũng vậy, ông sinh ra và lớn lên trong tình yêu thương hết mực của cha mẹ, của quê hương, chỉ có những kẻ bạc tình mới nỡ nhắm mắt quên đi nguồn cội.

Càng cảm động nhường nào khi trên đỉnh danh vọng cao sang mà hình ảnh quê hương không hề phai nhạt. Ta hiểu rằng về với quê có lẽ là ước nguyện lớn nhất của đời ông. Ước nguyện ấy đã biến thành hiện thực, bao năm ly biệt nay trở về với quê hương, trong lòng sao tránh khỏi cảm xúc dâng trào. Có lẽ ngay từ đầu ngõ tác giả đã thốt lên con đã về đây hỡi người mẹ hiền quê hương, ông như muốn ôm trọn cả quê hương vào lòng với những dòng nước mắt sung sướng.

Nhưng về tới quê hương một nghịch lý đã xảy ra:

Nhi đồng tương kiến, bất tương thức

Tiếu vấn: khách tòng hà xứ lai?

(Trẻ con nhìn lạ không chào

Hỏi rằng: khách ở chốn nào lại chơi?)

Thời gian xa quê dài dằng dặc, bạn bè cùng trang lứa ngày xưa ai còn ai mất. Quê hương đã có thay đổi gì chưa. Đời sống của bà con như thế nào? Bao nhiêu câu hỏi cứ dội về hiện hữu. Sau tiếng cười nói ồn ào của lũ trẻ, lòng tác giả không khỏi man mác. Trong con mắt lũ trẻ thì mình là khách lạ, đó là một thực tế bởi khi ông từ giã quê hương thì làm gì đã có chúng. Sau nụ cười tinh nghịch của trẻ thơ là những giọt nước mắt chua cay và sung sướng. Ta là khách lạ! Xa quê gần một đời người nay mới trở lại, ta dù lạ với lũ trẻ thơ như quá đỗi thân thuộc với mảnh đất quê hương. Sung sướng hơn bao giờ hết nhà thơ đang đứng trên mảnh đất quê hương, ông đã thực hiện được tâm nguyện của mình “sống chết với quê hương”. Tình cảm ấy đẹp quá, thiêng liêng quá!.

Cảm ơn nhà thơ Hạ Tri Chương, chính ông đã đánh thức trong lòng độc giả những tình cảm gắn bó với quê hương. Nó làm thức tỉnh bao kẻ đang muốn từ bỏ quê hương. Đồng thời củng cố, khắc sâu hơn niềm tin yêu quê hương gia đình của mỗi con người. Và dĩ nhiên không có tình cảm gắn bó với quê hương sẽ không lớn nổi thành người.

 
3 tháng 12 2019

Số phận người phụ nữ chìm nổi, lênh đênh. Trong bài thơ trên, tác giả đã dùng 7 chữ của câu đầu để miêu tả tổng quát về người phụ nữ phong kiến, xinh đẹp nhưng lại không được tôn trọng nhiều." Hồng nhan họa thủy!" Mặc dù vậy, trải qua bao nhiêu đau khổ, người phụ nữ vẫn son sắc, vẫn ngoan hiền nghe theo lời cha mẹ sắp đặt. CHo ta thấy, phẩm chất của họ thật tốt đẹp, thật thủy chung chỉ qua 4 câu thơ của Hồ Xuân Hương. 

7 tháng 12 2016

Tết sắp đến, những cơn gió lạnh cùng những cánh én như báo tin về mùa xuân sắp tới. Ai cũng vui mừng mong chờ được đến lúc đoàn tụ, sum họp, được về với gia đình để cùng nhau ôn lại những kỉ niệm đẹp và dành cho nhau những lời chúc phúc yêu thương nhất. Và nhất là với những người xa quê thì họ luôn canh cánh trong lòng những tình cảm của mình. Chỉ có khi trở về với quê hương, họ mới có thể cảm nhận được những mảnh tình cảm còn thiếu của mình. Và nhà thơ Hạ Tri Chương cũng như vậy. Sau bao nhiêu những tháng ngày xa cách, ông cũng được trở về với quê hương nơi sinh ra mình với những tình cảm được chôn giấu trong lòng.Nếu như hai câu thơ đầu giọng thơ có chứa sự tự hào thì ở hai câu tiếp theo, giọng thơ lại mang theo sự chua xót khi tác giả thực sự trở lại quê hương của mình. Đặt chân lên mảnh đất của quê hương, tác giả đã được nhìn thấy những cảnh vật thân thương và gần gũi của quê hương mình. Thế những, lũ trẻ con nhìn thấy ông lại không hề biết ông là ai, còn hỏi rằng ông là khách ở chốn nào. Chua xót thay,, trở về quê hương, trở về nhà của chính mình nơi mà mình đã được sinh ra và lớn lên mà lại bị hỏi là khách ở chốn nào. Đó chính là nỗi buồn của những người xa quê lâu năm như chính tác giả vậy. Những hình ảnh đó có lẽ cũng giống như ông khi ông còn nhỏ. Lúc ấy, ông cũng cùng với những đứa trẻ khác cùng nhau chơi ở ngoài đình và cũng nhìn những người lạ mặt đi từ nơi khác tới. Nay khi tuổi đã già, mái tóc đã không còn đen, làn da không còn hồng hào khỏe mạnh và đôi mắt cũng không còn trong sáng nữa thì lại bị coi như những người lạ tới thăm quê hương.Bài thơ “ hồi hương ngẫu thư” là một trong số những bài thơ mang tình cảm chân thực về cuộc sống và những trải nghiệm trong cuộc đời của tác giả. Điều đó khiến chúng ta cảm nhận được tình yêu to lớn dành cho quê hương của mình. Qua đây, chúng ta cũng cảm nhận được hoàn cảnh trớ trêu mà chỉ có những người đã phải trải qua mới có thể hiểu được. Đó chính là những thay đổi và cũng là những trớ trêu của số phận khi chúng ta bị xa cách bởi thời gian và nơi chốn. Từ bài hồi hương ngẫu thư của hạ chi chương. Mà em càng hiểu, và yêu quê hương của mình.Quê hương có một vị trí quan trọng trong lòng mỗi người. Mỗi người dân Việt Nam đều có tình cảm thiêng liêng gắn bó với quê hương xứ sở của mình. Đối với những con người lao động, nhất là người nông dân, họ đã gắn bó mật thiết với quê hương. Từ lúc cất tiếng khóc chào đời, rồi tuổi thơ đẹp đẽ, những công việc lao động, rồi cuộc sống gia đình, cho tới lúc chết họ đã sống gắn liền với làng quê. Tình cảm yêu quê hương đất nước là một truyền thống tốt đẹp và đáng quý của dân tộc Việt Nam. Cho dù có ở nơi xa nhưng mỗi người vẫn luôn nhớ về quê nhà của mình. Quê hương như một người mẹ hiền ôm ta vào lòng và dành cho ta những gì tốt đẹp nhất. Quê mẹ là nơi ấp ủ tình yêu thương, nơi nuôi ta lớn, dạy dỗ, an ủi che chở cho ta. Quê hương - hai tiếng thân thương mỗi lần nghe thấy chúng ta không khỏi xúc động bồi hồi. Tình yêu quê hương đã ăn sâu vào máu thịt, đi sâu vào lòng mỗi con người. Vì vậy nếu ai chưa nhận thức chưa có tình cảm gắn bó với xứ sở của mình thì hẳn họ chưa được coi là trưởng thành. Quê hương đi vào lòng con người một cách rất tự nhiên. Người ta có thể nhớ tới quê hương đất nước của mình chỉ qua một món ăn bình dị hay một địa danh đã gắn liền với những kỷ niệm đẹp...

7 tháng 12 2016

Cảm nghĩ về bài Hồi hương ngẫu thư của Hạ Tri Chương văn 7

Tết sắp đến, những cơn gió lạnh cùng những cánh én như báo tin về mùa xuân sắp tới. Ai cũng vui mừng mong chờ được đến lúc đoàn tụ, sum họp, được về với gia đình để cùng nhau ôn lại những kỉ niệm đẹp và dành cho nhau những lời chúc phúc yêu thương nhất. Và nhất là với những người xa quê thì họ luôn canh cánh trong lòng những tình cảm của mình. Chỉ có khi trở về với quê hương, họ mới có thể cảm nhận được những mảnh tình cảm còn thiếu của mình. Và nhà thơ Hạ Tri Chương cũng như vậy. Sau bao nhiêu những tháng ngày xa cách, ông cũng được trở về với quê hương nơi sinh ra mình với những tình cảm được chôn giấu trong lòng.

Thiếu tiểu li gia lão đại hồi
Hương âm vô cải, mấn mao tồi
Dịch thơ
Khi đi trẻ lúc về già
Giọng quê không đổi tóc đà khác bao

Mở đầu bài thơ là hai câu thơ nói về tình cảnh của tác giả lúc đó. Khi tác giả li khai quê hương để tạo lập con đường công danh là khi người vẫn còn là một thanh niên có mang đầy những hoài bão và ước mơ của tuổi trẻ, mang những cố gắng cho con đường sự nghiệp, người thanh niên ấy đã quyết tâm đi tới những miền đất mới để có thể cố gắng cống hiến sức lực cho triều đình và cho tổ quốc. Những công việc cùng những lý tưởng ấy đã cuốn người thanh niên học tập và làm việc tại nơi xứ người, đi xa khỏi quê hương đến cả nửa đời người.

 

Thiếu tiểu li gia lão đại hồi

Trong cùng một câu thơ nhưng lại có rất nhiều những cặp từ ngữ trái nghĩa nhau thể hiện sự thay đổi một cách hoàn toàn, từ trẻ cho tới già, từ li sau đó lại hồi. Tất cả những thứ mà tuổi trẻ đã theo đuổi và không hề chú ý tới thì nay, khi đã về già, những con người ấy lại nhớ về những thứ gì bình dị nhất, những gì đã gắn bó với mình trong suốt những ngày ấu thơ với những điều tưởng chừng như gần gũi mà lại thật quan trọng.

Hương âm vô cải mấn mao tồi

Dù đã đi xa quê cả nửa cuộc đời thế nhưng những thanh âm thuộc về quê hương với những giọng nói của quê hương không hề có sự thay đổi. Những điều đó đi theo ông như luôn gợi nhớ tất cả những gì thuộc về quê hương của người đàn ông đã đi nơi xứ người bao nhiêu năm. Chỉ với hai câu thơ nhưng chúng ta đã cảm nhận được sự tự hào của tác giả khi nói về quê hương của mình và những mong đợi khi tác giả được trở về với quê hương vào nửa cuối cùng của cuộc đời con người.

Nhi đồng tương kiến bất tương thức
Tiểu vấn: khách tòng hà xứ lai?
(trẻ con nhìn lạ không chào
Hỏi rằng: khách ở chốn nào lại chơi?)

Nếu như hai câu thơ đầu giọng thơ có chứa sự tự hào thì ở hai câu tiếp theo, giọng thơ lại mang theo sự chua xót khi tác giả thực sự trở lại quê hương của mình. Đặt chân lên mảnh đất của quê hương, tác giả đã được nhìn thấy những cảnh vật thân thương và gần gũi của quê hương mình. Thế những, lũ trẻ con nhìn thấy ông lại không hề biết ông là ai, còn hỏi rằng ông là khách ở chốn nào. Chua xót thay,, trở về quê hương, trở về nhà của chính mình nơi mà mình đã được sinh ra và lớn lên mà lại bị hỏi là khách ở chốn nào. Đó chính là nỗi buồn của những người xa quê lâu năm như chính tác giả vậy. Những hình ảnh đó có lẽ cũng giống như ông khi ông còn nhỏ. Lúc ấy, ông cũng cùng với những đứa trẻ khác cùng nhau chơi ở ngoài đình và cũng nhìn những người lạ mặt đi từ nơi khác tới. Nay khi tuổi đã già, mái tóc đã không còn đen, làn da không còn hồng hào khỏe mạnh và đôi mắt cũng không còn trong sáng nữa thì lại bị coi như những người lạ tới thăm quê hương.

Bài thơ “ hồi hương ngẫu thư” là một trong số những bài thơ mang tình cảm chân thực về cuộc sống và những trải nghiệm trong cuộc đời của tác giả. Điều đó khiến chúng ta cảm nhận được tình yêu to lớn dành cho quê hương của mình. Qua đây, chúng ta cũng cảm nhận được hoàn cảnh trớ trêu mà chỉ có những người đã phải trải qua mới có thể hiểu được. Đó chính là những thay đổi và cũng là những trớ trêu của số phận khi chúng ta bị xa cách bởi thời gian và nơi chốn.

Mh chỉ bt thế thôi vui

22 tháng 8 2019

Bài tùy bút của thể hiện tình cảm yêu mến và những hình ảnh ấn tượng bao quát chung của tác giả về Sài Gòn trên các phương diện:

     + Thiên nhiên, khí hậu, thời tiết, cuộc sống sinh hoạt của thành phố, cư dân và phong cách con người

- Có thể chia làm ba đoạn:

     + Phần 1 (từ đầu… tông chi họ hàng): Nêu ấn tượng của tác giả về Sài Gòn và tình yêu của tác giả

     + Phần 2 (tiếp… leo lên hơn trăm triệu): Cảm nhận và bình luận về phong cách của người Sài Gòn

+ Phần 3 (còn lại): Khẳng định tình yêu của tác giả với Sài Gòn

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
3 tháng 1

- Một số chi tiết thể hiện sự hòa quyện giữa cảm xúc, suy nghĩ của tác giả với vẻ đẹp của thiên nhiên, tạo vật trong văn bản là: 

+ Một ngày đầu tháng Tám, đi dạo những vùng trồng lúa đó, ta sẽ thấy ngào ngạt mùi lúa chín xen với mùi cỏ, mùi đất của quê hương làm cho ta nhẹ nhõm và đôi khi...phơi phới. 

+ Ta vừa nhai nhỏ nhẹ, vừa ngẫm nghĩ đến tính chất thơm của cốm thoang thoảng mùi lúa đòng đòng, tính chất ngọt của cốm phiêu phiêu như khí trời trong sạch và ta sẽ thấy rằng ăn một miếng cốm vào miệng là ta nuốt cả hương thơm của những cánh đồng quê của ông cha ta vào lòng.

=> Tác dụng: Hình ảnh sinh động, có hồn hơn qua ngôn từ miêu tả, đồng thời thể hiện được vẻ đẹp tâm hồn tinh tế, nhạy cảm tác giả. Đó là cả tấm lòng quý trọng, lưu giữ nét đẹp truyền thống dân tộc.

23 tháng 11 2021

Tham khảo

Cảm ơn nhà thơ Hạ Tri Chương, chính ông đã đánh thức trong lòng độc giả những tình cảm gắn bó với quê hương. Nó làm thức tỉnh bao kẻ đang muốn từ bỏ quê hương. Đồng thời củng cố, khắc sâu hơn niềm tin yêu quê hương gia đình của mỗi con người.Hạ Tri Chương là một nhà thơ nổi tiếng của Trung Quốc vào đời Đường. Ông là bạn vong niên với Lý Bạch. Hầu hết các sáng tác của ông đều thể hiện tình cảm yêu thương sâu nặng với quê hương. Một trong những bài thơ mang cảm hứng chủ đạo về nỗi niềm nhớ quê hương của tác giả là Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê (Hồi hương ngẫu thư):

 

Thiếu tiểu li gia, lão đại hồi

 

Hương âm vô cải, mấn mao tồi

 

Nhi đồng tương kiến, bất tương thức

 

Tiểu vấn: khách tòng hà xứ lai?

 

     Ngay nhan đề bài thơ đã thể hiện niềm xúc động dâng trào khi tác giả trở về với mảnh đất đã sinh ra mình mà gần hết cuộc đời nay mới trở lại. Tình cảm nhớ quê luôn thường trực trong lòng tác giả, nhưng phải đến khi đứng trên mảnh đất nơi chôn nhau cắt rốn, tình cảm ấy không thể nén được và trào dângThiếu tiểu li gia, lão đại hồi

 

(Khi đi trẻ, lúc về già)

 

     Quê hương chính là cội nguồn của mỗi cá nhân, gia đình, thậm chí cả dòng họ. Được sinh ra nhưng tuổi ấu thơ đã phải rời gia đình, quê hương sống nơi đất khách quê người. Vậy là tác giả ngay từ nhỏ đã phải làm quen với phong tục tập quán và kể cả lũ bạn hoàn toàn mới lạ. Sự hoà đồng có lẽ cũng nhanh, nhưng nó vẫn không phải là quê nhà, là sinh khí âm dương hội tụ của mẹ cha để sinh ra mình. Điều đó có ảnh hưởng rất nhiều đến nhận thức của nhà thơ. Nỗi niềm nhớ quê đã trở thành thường trực đau đáu trong lòng. Quê hương trong bài thơ là cố hương. Tác giả xa cách không phải là 3 năm, 15 năm mà là hơn nửa thế kỉ, gần một đời người. Đành rằng cuộc sống chốn Tràng An náo nhiệt, ồn ào, sung túc. Công danh có thành đạt đến mức nào, cái chất quê, cái máu, cái hồn trong ông vẫn không hề thay đổi. Có nỗi đau nào hơn nỗi đau “li gia”. Tuy vậy, ta thấy rằng với tác giả, vui sướng vô cùng là cuối đời còn được hồi hương.

 

     Cuộc đời đầy sóng gió và cát bụi, mái tóc còn xanh mướt ngày nào khi xa quê thì nay, chính trên mảnh đất này mái tóc ấy đã bạc phơ. Dẫu cho tóc bạc, da mồi, địa vị công danh thay đổi. Nhưng cái cốt cách, cái linh hồn của đất mẹ quê cha vẫn nguyên đó.

 

Hương âm vô cải, mấn mao tồi

 

(Giọng quê vẫn thế, tóc đà khác bao)Lời nói, giọng quê vẫn không thay đổi, ấy chẳng phải là sự gắn bó với quê hương đó sao. Thật vậy truyền thống văn hoá của gia đình, dân tộc quê hương không dễ gì thay đổi được. Nó được ăn sâu trong máu, trong tâm hồn tác giả. Lý Bạch trên bước đường chống kiếm lãng du xa quê từ nhỏ nhưng ánh trăng nơi quán trọ đã gợi trong ông những kỉ niệm thân thương nhất về quê hương, ánh trăng làm sống dậy một thời gắn bó từ thuở nằm nôi. Hạ Tri Chương cũng vậy, ông sinh ra và lớn lên trong tình yêu thương hết mực của cha mẹ, của quê hương, chỉ có những kẻ bạc tình mới nỡ nhắm mắt quên đi nguồn cội.

 

     Càng cảm động nhường nào khi trên đỉnh danh vọng cao sang mà hình ảnh quê hương không hề phai nhạt. Ta hiểu rằng về với quê có lẽ là ước nguyện lớn nhất của đời ông. Ước nguyện ấy đã biến thành hiện thực, bao năm ly biệt nay trở về với quê hương, trong lòng sao tránh khỏi cảm xúc dâng trào. Có lẽ ngay từ đầu ngõ tác giả đã thốt lên con đã về đây hỡi người mẹ hiền quê hương, ông như muốn ôm trọn cả quê hương vào lòng với những dòng nước mắt sung sướng.

 

     Nhưng về tới quê hương một nghịch lý đã xảy ra:

 

Nhi đồng tương kiến, bất tương thức

 

Tiếu vấn: khách tòng hà xứ lai?

 

(Trẻ con nhìn lạ không chào

 

Hỏi rằng: khách ở chốn nào lại chơi?)

Thời gian xa quê dài dằng dặc, bạn bè cùng trang lứa ngày xưa ai còn ai mất. Quê hương đã có thay đổi gì chưa. Đời sống của bà con như thế nào? Bao nhiêu câu hỏi cứ dội về hiện hữu. Sau tiếng cười nói ồn ào của lũ trẻ, lòng tác giả không khỏi man mác. Trong con mắt lũ trẻ thì mình là khách lạ, đó là một thực tế bởi khi ông từ giã quê hương thì làm gì đã có chúng. Sau nụ cười tinh nghịch của trẻ thơ là những giọt nước mắt chua cay và sung sướng. Ta là khách lạ! Xa quê gần một đời người nay mới trở lại, ta dù lạ với lũ trẻ thơ như quá đỗi thân thuộc với mảnh đất quê hương. Sung sướng hơn bao giờ hết nhà thơ đang đứng trên mảnh đất quê hương, ông đã thực hiện được tâm nguyện của mình “sống chết với quê hương”. Tình cảm ấy đẹp quá, thiêng liêng quá!.

 

     Cảm ơn nhà thơ Hạ Tri Chương, chính ông đã đánh thức trong lòng độc giả những tình cảm gắn bó với quê hương. Nó làm thức tỉnh bao kẻ đang muốn từ bỏ quê hương. Đồng thời củng cố, khắc sâu hơn niềm tin yêu quê hương gia đình của mỗi con người. Và dĩ nhiên không có tình cảm gắn bó với quê hương sẽ không lớn nổi thành người.

 

 

 

 

 

 

 

11 tháng 8 2016

  Hồ Xuân Hương là một hiện tượng đặc biệt trong văn học Việt Nam được mệnh danh là “bà chúa thơ Nôm”. Thơ của bà rất độc đáo với phong cách thơ châm biếm sâu cay đồng thời cũng rất giản dị, mộc mạc trong hình ảnh. “Bánh trôi nước” là một bài thơ như vậy. Nhà thơ mượn hình ảnh nhỏ bé của chiếc bánh trôi nước đê nói lên thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến, một xã hội không bình đẳng đầy áp bức bất công.

Tác giả mở đầu bài thơ bằng mô tip ca dao quen thuộc:

Thân em vừa trắng lại vừa tròn

“Thân em…” là mở mở đầu của biết bao câu ca dao nói về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Ở đây, trong hoàn cảnh cụ thể của bài thơ, “thân em” được ví với chiếc bánh trôi nước “vừa trắng lại vừa tròn”. Tác giả mượn hình ảnh mộc mạc của chiếc bánh trôi nước nhỏ bé để nói lên vẻ đẹp của người phụ nữ. Họ không chỉ có vẻ đẹp về hình thức mà còn trắng trong trong tâm hồn và trịa về nhân phẩm. Chỉ qua một câu thơ thôi tác giả đã cho ta thấy được đánh giá cũng như quan điểm của mình về hình ảnh người phụ nữ trong xã hội cũ.

Câu thơ tiếp theo:

Bảy nổi ba chìm với nước non.

Hình ảnh người phụ nữ hoàn hảo như thế nhưng số phận họ ra sao? “Ba chìm bảy nổi” ở đây là một hình ảnh được tác giả vận dụng rất hay, rất hợp lí để nói về số phận của những người phụ nữ. Trong xã hội cũ, họ chẳng là gì cả, không được tự quyết định về số phận của mình, chỉ biết sống vì người khác theo quan niệm tam tòng tứ đức. Cuộc sống của họ lênh đênh chìm nổi như chiếc bánh trôi nước vậy.

Cảm nghĩ về bài “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương

 

Ở câu thơ thứ ba:

 

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Ở đây tác giả sử dụng biện pháp đảo ngữ rất tài tình. Nó nói lên sự phụ thuộc của người phụ nữ. Dù số phận có ra sao người phụ nữ cũng phải cam chịu không được phản kháng, không được tự định đoạt. Đó là một đạo lí rất vô lí trong xã hội cũ, nhằm trói buộc những người phụ nữ chân yếu tay mềm.

Câu thơ cuối

Mà em vẫn giữ tấm lòng son.

Dù phải chịu bao bất công nhưng ở câu thơ vẫn ngời sáng lên nét đẹp của người phụ nữ, một nét đẹp tươi sáng thuần hậu của phụ nữ Việt Nam. Giọng thơ đầy quả quyết mang nét tự hào nói lên tấm lòng son sắt của bao thế hệ phụ nữ Việt, là tiếng chuông cảnh tỉnh những người đàn ông để họ đừng đánh mất đi những giá trị quý báu này.

Bài thơ “Bánh trôi nước” là một bài thơ đặc sắc của nhà thơ Hồ Xuân Hương. Bài thơ biểu hiện lòng thương cảm và niềm tự hào với số phận người phụ nữ đồng thời lên án xã hội cũ đầy bất công

28 tháng 12 2017

“Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son”

Bánh trôi nước-một loại bánh dân dã, bình thường thấy quanh năm, được Hồ xuân Hương miêu tả một cách sinh động về màu sắc, hình dáng như là chiếc bánh đang tự nói về chính mình:

“Thân em vừa trắng lại vừa tròn”

Qua đó, người phụ nữ Việt Nam có thể hóa thân vào những chiếc bánh dân dã đáng yêu ấy. Bà không dùng “khuôn mặt hình trái xoan”, hay “đôi mày hình lá liễu” để mô tả vẻ đẹp quý phái của phụ nữ , trái lại bà dùng hình tượng “tròn”, “trắng” để cho ta có thể liên tưởng đến một vẻ đẹp mạnh mẽ, xinh xắn .Bên cạnh đó, điệp từ “vừa” càng làm tăng thêm sự tự hào về vẻ đẹp ngoại hình của người phụ nữ Việt Nam. Người phụ nữ Việt Nam mạnh khỏe, xinh xắn, đáng yêu là thế, còn cuộc đời của họ thì sao? Trong xã hội phong kiến xưa, số phận người phụ nữ cũng lênh đênh chìm nổi như chiếc bánh trôi nước trong nồi.

“Bảy nổi ba chìm với nước non”

Cuộc đời long đong, gian truân đầy sóng gió dường như đã dành sẵn cho người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến, nghe như một tiếng than thầm, cam chịu, nhưng cũng phảng phất vẻ cao ngạo của họ. Cũng nổi , cũng chìm, nhưng lại nổi chìm “với nước non” .

“Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn”

Lời thơ có vẻ trở nên cam chịu, người phụ nữ xưa vốn không có một vai trò gì trong xã hội. Họ không tự quyết định được số phận của mình, cuộc đời họ từ khi mới sinh ra cho đến lúc lìa đời là một cuộc sống hoàn toàn phụ thuộc. Khi còn nhỏ thì phụ thuộc vào cha mẹ, khi lấy chồng thì phụ thuộc vào chồng, chồng mất thì phụ thuộc vào con cái. Họ không có cuộc sống của riêng họ, cuộc sống của họ chỉ để tô điểm thêm cho cuộc sống của người khác. Thế nhưng, thơ của Hồ xuân Hương lại phảng phất chút phớt lờ, bất cần. Thấp thoáng đâu đó trong thơ bà có chút phảng kháng, chống cự lại những quan điểm bất công thời ấy. Nếu như trong ca dao, người phụ nữ được ví: “Thân em như tấm lụa đào – Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai” chỉ để thể hiện thân phận lênh đênh , thì trong thơ của Hồ xuân Hương ngoài việc miêu tả số phận người phụ nữ còn khẳng định nhân cách, vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ

“Mà em vẫn giữ tấm lòng son”

Cuộc đời có bạc bẽo, bất công ,cuộc sống có gian khổ , long đong như thế nào chăng nữa, người phụ nữ vẫn giữ được sự son sắt, thủy chung cùng những phẩm chất tốt đẹp của mình. Đó là sự khẳng định của bà và đó cũng chính là phẩm chất cao quý của người phụ nữ Việt Nam.

Với hình tượng cái bánh trôi nước, Hồ xuân Hương đã nói lên được vẻ đẹp, phẩm chất trong trắng, son sắt của người phụ nữ, đồng thời cũng đã đề cập đến một vấn đề xã hội rộng lớn đối với người phụ nữ – sự bình đẳng giới. Đây cũng chính là vấn đề mà xã hội tốt đẹp của chúng ta đang xây dựng. Cám ơn bà đã để lại cho đời một bài thơ thật đẹp.