Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Vật nuôi cho phôi:
- Phải cho phôi có chất lượng di truyền tốt.
Vật nuôi nhận phôi:
- Phải khỏe mạnh, sinh sản bình thường, có năng suất cao về 1 hoặc 1 vài tính trạng.
- Phải có khả năng sinh sản tốt, sức khỏe tốt, sức sản xuất cao.
Các biện pháp phòng, trị bệnh cho vật nuôi trong chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP:
- Đúng điều kiện vệ sinh: đây là một yếu tố rất quan trọng trong chăn nuôi, các trang trại nuôi cần có đầy đủ các trang thiết bị vệ sinh, tiêu độc, khử trùng cũng như các quy trình vệ sinh, tiêu độc, khử trùng trong quá trình nuôi để đảm bảo ngăn ngừa dịch bệnh xâm nhập, lây lan, cũng như tiêu diệt các mầm bệnh.
- Đúng loại: nghĩa là loại thuốc thú y, kháng sinh, vắc xin và thức ăn sử dụng trong chăn nuôi phải trong danh mục được phép sử dụng, được phép lưu hành, không sử dụng các loại bị cấm sử dụng hoặc sử dụng không đúng đối tượng cho vật nuôi;
- Đúng cách: nghĩa là việc sử dụng vắc xin, kháng sinh, thuốc thú y phải theo đúng liều lượng và đúng lúc. Việc sử dụng kháng sinh, thuốc cần theo hướng dẫn của kỹ sư chăn nuôi thú y và của nhà sản xuất và sử sụng theo đúng thời điểm để đảm bảo hiệu quả phòng ngừa và điều trị bệnh động vật.
Quy trình sản xuất thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho vật nuôi:
* Quy trình sản xuất thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh dạng bột:
- Bước 1: Lựa chọn nguyên liệu
- Bước 2: Làm sạch, sấy khô, nghiền nhỏ nguyên liệu
- Bước 3: Phối trộn nguyên liệu
- Bước 4: Đóng bao, bảo quản, tiêu thụ sản phẩm
* Quy trình sản xuất thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh dạng viên:
- Bước 1: Lựa chọn nguyên liệu
- Bước 2: Làm sạch, sấy khô, nghiền nhỏ nguyên liệu
- Bước 3: Phối trộn nguyên liệu
- Bước 4: Làm ẩm nguyên liệu, tăng nhiệt độ, ép viên
- Bước 5: Hạ nhiệt độ, làm khô
- Bước 6: Đóng bao, bảo quản, tiêu thụ sản phẩm
Chuồng nuôi phải phù hợp với đặc điểm sinh lí của từng loại vật nuôi vì:
- Đảm bảo thuận tiện nhất cho việc chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lí vật nuôi và thu gom, xử lí chất thải chăn nuôi.
- Đảm bảo được lâu dài và ổn định, chi phí xây dựng thấp nhất.
* Thành tựu về ứng dụng công nghệ sinh học trong chọn giống:
- Giống lúa DR1, DR2: chịu rét, đẻ nhánh khỏe và tập trung, thấp cây, ngắn ngày, năng suất đạt 8 – 9 tấn/ha.
- Nhân giống khoai tây, dâu tây, hoa lan bằng kĩ thuật nuôi cấy mô ở Lâm Đồng
* Thành tựu của việc ứng dụng công nghệ vi sinh trong sản xuất phân bón vi sinh:
- Phân vi sinh cố định đạm: phân Nitragin, phân Azogin
- Phân vi sinh vật chuyển hóa lân: Phân Photphobacterin, phân lân hữu cơ vi sinh
- Phân vi sinh vật phân giải chất hữu cơ: Estrasol, Mana, …
+ Thành tựu của việc ứng dụng công nghệ vi sinh trong sản xuất chế phẩm vi sinh vật phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng.
- Chế phẩm vi khuẩn trừ sâu: thuốc trừ sâu Bt
- Chế phẩm vi rút trừ sâu N.P.V
- Chế phẩm nấm trừ sâu
- Gà Đông Tảo: Những con có đầu to, mào đỏ, dái tai to, tích gà đỏ xệ đều đồng thời bộ lông mượt và tươi màu. Thân hình gà bệ vệ, dáng đứng thẳng di chuyển nhanh nhẹn, linh hoạt. Đặc biệt không nên chọn gà trống có chân quá to vì điều này sẽ khiến chúng khó đạp mái. Do đó, chỉ cần chọn những chú gà Đông Tảo có chân tròn, to vừa, cân đối là được. Gà giống trưởng thành có mức cân nặng lý tưởng từ 4-5 kg.
- Trâu đực: Những con có ngoại hình cân đối, tầm vóc và khối lượng lớn, trông vạm vỡ, khoẻ mạnh, tính chất nhanh nhẹn, hăng hái. Đầu và cổ to, rắn chắc. Ngực sâu và nở nang. Vai rộng, lưng thẳng và dài. Bụng thon gọn, không xệ, mông dài, rộng, săn chắc. Bốn chân to, khoẻ, đi không chụm khoeo hay chữ bát. Móng chân khít. Bộ phận sinh dục phát triển, cân đối, dịch hoàn cân đối, mềm mại, nhưng không quá sa xuống.
Những tác hại khi vật nuôi bị thiếu chất khoáng là:
- Thiếu hụt hoặc mất cân đối Ca, P ảnh hưởng xấu đến sự phát triển bộ xương.
- Thiếu Mn (manganese) ảnh hưởng xấu đến sự phát triển khớp xương, súc vật yếu chân, đi lại khó khăn.
- Thiếu Zn (kẽm) ảnh hưởng xấu đến sự phát triển lớp tế bào niêm mạc da, gây bệnh sừng hóa trên da (parakeratosis), giảm hoạt lực tinh trùng, giảm sức đề kháng bệnh.
- Thiếu Se (selenium) ảnh hưởng xấu đến sự phát triển cơ, thiếu Se gây ra nội tạng tiết dịch, hoại tử thoái hóa cơ, còn gọi là bệnh trắng cơ.
- Thiếu Fe (sắt), Cu (đồng) và Co (cobalt) ảnh hưởng xấu đến sự tạo máu, sự tổng hợp hemoglobin, làm cho vật nuôi thiếu máu; thiếu myoglobin, thịt nạc thiếu sắc tố đỏ, bạc màu, chất lượng kém.
- Thiếu I (iodine) ảnh hưởng xấu đến sự phát triển tuyến giáp và sự tổng hợp kích tố thyroxin. Nếu thiếu iod lâu ngày sẽ đưa đến sinh trưởng chậm, vật nuôi bị trụi lông, bướu cổ, sức đề kháng bệnh giảm sút, năng suất sinh trưởng, đẻ trứng cũng như tiết sữa giảm sút. Sau đây là hình ảnh của gia cầm và heo bị thiếu chất khoáng điển hình.