Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nắng lên.Nắng chan mỡ gà trên những cánh đồng lúa chín rất đều,rất gọn nhẹ các xã viên cúi xuống , 1 tay nắm khóm lúa,1 tay cắp giật.1nắm,2nắm xoèn xoẹt lúc chất ại dồn thành từng đống .Tiếng xe kút kít nặng nề chở lúa về làng. Máy tuốt lúa lù lù đứng giữa sân kho kêu tành tặch .Người ta nhét những khóm lúa vào miệng nó .nó nhằn nhằn 1 thoáng rồi phì rơm ra bụi .Bụi mù mịt , thóc rào rào rơi xuống gầm máy.
danh từ dc gạch chân
Bài làm
~ Danh từ mik sẽ gạch chân. ~
Nắng lên.Nắng chan mỡ gà trên những cánh đồng lúa chín rất đều,rất gọn nhẹ các xã viên cúi xuống , 1 tay nắm khóm lúa,1 tay cắp giật.1nắm,2nắm xoèn xoẹt lúc chất ại dồn thành từng đống .Tiếng xe kút kít nặng nề chở lúa về làng. Máy tuốt lúa lù lù đứng giữa sân kho kêu tành tặch .Người ta nhét những khóm lúa vào miệng nó . Nó nhằn nhằn 1 thoáng rồi phì rơm ra bụi .Bụi mù mịt , thóc rào rào rơi xuống gầm máy.
# Chúc bạn học tốt #
Một giọng hát dân ca, ngân nga bát ngát như cánh cò trên đồng lúa miền Nam chạy tới chân trời, có lúc rụt rè, e thẹn như khóe mắt người yêu mới gặp, có lúc tinh nghịch, duyên dáng như những đôi chân nhỏ thoăn thoắt gáng lúa chạy trên những con đường làng trộn lẫn bóng tre và bóng nắng... Có lẽ là không phải là một người con gái đã hát trên đài. Đó chính là quê hương ta đang lên tiếng hát. Tiếng ngân nga dội lên từ lòng đất, ở trong đó có một góc vườn có đôi cây sầu đông và một dàn bầu đong đưa quả nặng, một ngày đã xa, mẹ ta đã chôn chúng rau của ta thuở mới lọt lòng.
b ) TN : Những ngày hè đổ lửa
c ) Câu rút gọn : Đói cho sạch , rách cho thơm
Thành phần được lược bỏ ( rút gọn ) : Chủ ngữ
Tác dụng : Nhắc nhở , răn dạy chung tất cả mọi người
Chúc bn học tốt ^_^ !
Dàn ý bài văn tả cách đồng lúa quê em
I. Mở bài
Giới thiệu cảnh định tả: Đó là một vùng trung du, đồi núi nối đuôi nhau, có một dải đất chạy dài dưới hai chân đồi tạo thành một cánh đồng nhỏ hẹp. Cánh đồng nhỏ hẹp ấy như một dải lụa xanh chạy dài từ quốc lộ Một đến tận các chân đồi. Ngắm cánh đồng vào buổi sáng thật là đẹp.
II. Thân bài
- Khi bình minh xuất hiện, cánh đồng được bao phủ bởi một lớp sương mù dày đặc.
- Khi mặt trời lên cao, sương tan dần, cánh đồng hiện lên, màu xanh của lúa đang thì con gái che kín cả mặt ruộng, đẹp như một tấm thảm xanh.
- Gió xuân từ trên đồi cao tràn về thung lũng tạo nên những đợt sóng lúa đuổi nhau vội vàng.
- Đây đó, xuất hiện bóng người ra thăm ruộng lúc ẩn lúc hiện, làm cho những chú chim bắt sâu lúa giật mình bay vọt lên cao.
- Dọc các chân đồi người ta xẻ ruộng thành những bậc thang để trồng bắp cải, su hào...
- Xuyên qua giữa cánh đồng là tỉnh lộ nối từ quốc lộ.
- Một đến thị trấn Kim Tân trung tâm của huyện, những chiếc xe bò đang chở phân ra đồng bón thúc cho lúa.
- Dải lụa xanh ấy quanh năm vụ nối vụ, mùa nối mùa. Hết lúa lại khoai, ngô, sắn, rau màu... Cánh đồng luôn được nhuộm mới những sắc màu của cuộc sống.
III. Kết bài
Nắng đã lên cao mà em vẫn tần ngần ngắm mãi dải lụa xanh này không biết chán. Màu xanh hôm nay, màu xanh của niềm tin hy vọng, chắc chắn sẽ báo hiệu một mùa gặt bội thu.
Tỉ lệ đúng=tỉ lệ sai(=50%)
.
(Sáng nay em thức giấc sớm hơn thường nhật bởi những âm thanh rộn rã của thôn quê đang vào mùa gặt. Cả cánh đồng vàng xuộm cũng bừng tỉnh dưới những tia nắng đầu tiên của ngày hè oi ả với cái mùi ẩm ẩm, nồng nồng, dằm dặm mà có lẽ lũ bạn nội thành của em chẳng bao giờ cảm nhận được)
2. Thân bài:
a. Tả bao quát
- Cánh đồng lúa từ xa xa như thế nào (tấm thảm khổng lồ), có điểm gì nổi bật khác với thường ngày? (rộn rã, đông vui, sắc màu, trù phú)
b. Tả chi tiết
- Từng cây lúa uốn cong trĩu hạt vàng
- Hương thơm thoang thoảng trong gió nhè nhẹ
- Mới đây cánh đồng còn phủ một màu xanh mà bây giờ đã thành màu vàng rực rỡ
c. Quang cảnh ngày mùa
- Mọi người đều tấp nập ra đồng thu hoạch lúa
- Những chiếc máy gặt ăn lúa rào rào, mọi người trò chuyện bàn tán về năng suất lúa rôm rả, vui vẻ
- Cánh đồng là thành quả lao động mệt nhọc của người nông dân
- Những chú chim sẻ tinh nghịch thỉnh thoảng lại sà xuống nhặt những hạt thóc rơi vãi
3. Kết bài:
- Nhận xét của em trước vẻ đẹp của cánh đồng lúa vào mùa gặt
- Tình cảm của em đối với cánh đồng và quê hương như thế nào?
- Em có suy nghĩ gì về công sức của người nông dân khi làm ra hạt gạo?
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
1. Có nên học lệch?
a. Giải thích + Biểu hiện: Thế nào là học lệch? Là học thiên về một môn học nào đó, bỏ bê những môn khác. Tập trung, dành thời gian và công sức chỉ học môn học mà mình cho là quan trọng.
b. Nguyên nhân:
- Khách quan: Do chương trình nặng, cồng kềnh, học sinh không thể tải hết nhiều môn cùng lúc dẫn tới học lệch.
- Chủ quan:
+ Do định hướng của phụ huynh, gia đình, chỉ cần học các môn chính, môn quan trọng.
+ Do học sinh chỉ học những môn để thi đại học, thi tốt nghiệp. Dẫn tới học lệch theo khối, học những môn chính.
c. Tác hại:
- HS không có tri thức toàn diện, học chỉ để đối phó với kì thi, không nhằm làm giàu vốn tri thức.
- Cả xã hội chạy theo những môn học thức thời, những môn "hot", nên dẫn tới sự khuyết thiếu trong nhận thức, đạo đức và lối sống.
- Tạo nên sự mất cân bằng giữa các ngành nghề: tình trạng thừa thầy thiếu thợ, học sinh chỉ theo đuổi những môn sau này có nghề "hot", ổn định, thu nhập cao,...
d. Giải pháp:
- Giảm tải những kiến thức cồng kềnh, nặng nề.
- Phụ huynh để con tự chọn những môn học ưa thích phù hợp với khả năng.
- Học sinh học đều các môn, không nên chỉ định hướng học những môn chính, có trong kì thi.
e. Phản đề: Nếu vẫn tiếp diễn tình trạng học lệch không có sự điều chỉnh kịp thời thì sẽ gây sự mất cân bằng giữa các ngành nghề và học sinh phát triển thiếu toàn diện. Ngược lại, nếu có sự điều chỉnh hợp lí, các môn học đều được coi trọng và học đều thì sẽ tạo nên sự phát triển toàn diện về nhân cách và trí tuệ cho học sinh.
g. Liên hệ bản thân: Bản thân em quan điểm như thế nào về tình trạng học lệch? Hiện tại em có đang học lệch không? Tình trạng đó xuất phát từ mong muốn và khả năng của em hay do sự định hướng, gượng ép của gia đình?
2.
(1) Buổi sớm, nắng sáng. (2) Những cánh buồm nâu trên biển được chiếu vào rực hồng như đàn bướm múa lượn giữa trời xanh. (3) Mặt trời xế trưa bị mây che lỗ đỗ. (4) Những tia nắng dát vàng một vùng biển tròn làm nổi bật những cánh buồm duyên dáng như ánh đèn chiếu vào sân khấu đang chiếu cho các nàng tiên biển múa vui. (5) Chiều nắng, mát dịu.
Câu (2), (3) là câu bị động.
Chuyển thành câu chủ động:
(2) Những cánh buồm nâu trên biển có nắng chiếu vào rực hồng như đàn bướm múa lượn giữa trời xanh.
(3) Mặt trời xế trưa có mây che lỗ đỗ.
- Tiếng suối trong như tiếng hát xa.
Chủ ngữ: Tiếng suối
Vị ngữ: Trong như tiếng hát xa
- Em như chim bồ câu tung cánh giữa trời.
Chủ ngữ: Em
Vị ngữ: Như chim bồ câu tung cánh giữa trời
- Hàng trăm con voi đồ sộ như những tảng đá xám nục nịch kéo đến.
Chủ ngữ: Hàng trăm con voi
Vị ngữ: đồ sộ như những tảng đá xám nục nịch kéo đến.
- Lúc em bị ốm phải nghỉ học, bạn Mai đã chép bài giúp em.
Chủ ngữ 1: em
Vị ngữ 1: bị ốm phải nghỉ học
Chủ ngữ 2: bạn Mai
Vị ngữ 2: đã chép bài giúp em.
- Mưa rào rào trên sân gạch,mưa đồm độp trên phên nứa.
Chủ ngữ 1: Mưa
Vị ngữ 1: rào rào trên sân gạch
Chủ ngữ 2: Mưa
Vị ngữ 2: đồm độp trên phên nứa.
- Nắng lên,nắng chan mỡ gà trên những cánh đồng lúa chín.
Chủ ngữ 1: nắng
Vị ngữ 1: lên
Chủ ngữ 2: Nắng
Vị ngữ: chan mỡ gà trên những cánh đồng lúa chín.