K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 12 2021

Tham khaor

 

Là con người Việt Nam, đã chứng kiến trang sử ngàn năm đánh đuổi giặc ngoại xâm, bảo vệ lãnh thổ bờ cõi Tổ quốc, độc lập, có những nền văn hóa, truyền thống không giống các nước láng giềng. Đó là vì những sự hi sinh xương máu, giành độc lập của biết bao anh hùng, chiến sĩ, cha ông ta để tô thắm màu cờ, nhắc nhở chúng ta rằng dù có thời bình, chúng ta phải quyết liệt bảo vệ lãnh thổ, giang sơn, bờ cõi. Những câu nói, dẫn chứng ấy đã chắc nịch tuyên bố rằng: :"chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia là thiêng liêng và bất khả xâm phạm của dân tộc Việt Nam ta, từ đời Vua Hùng, Âu Lạc cho đến Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Ngô Quyền, Trần Hưng Đạo, Lý Thường Kiệt, Quang Trung,..đến thời lịch sử chống đế quốc cao cả thiêng liêng, đưa cả dân tộc Việt Nam bước ra ải đày thuộc địa, nô lệ, mà cái tên thiêng liêng Hồ Chí Minh mà con cháu đời sau luôn ghi nhớ. Bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên- Sông núi nước Nam cũng hùng hồn khẳng định chân lí ở 2 câu thơ đầu:

                                   " Sông núi nước Nam vua Nam ở "

                                   " Rành rành định rõ ở sách trời "

Ngày nay, Việt Nam ta đang trên quan hệ rất tốt với nhiều qg trên thế giới, tất cả những xâm phạm lãnh thổ, lãnh hải, chúng ta đều nhẹ nhàng bỏ qua, ko dùng vũ lực như các nước phương Tây mà đều kêu gọi, yêu cầu bằng công việc ngoại giao, nhắc nhở. Đó là sự khôn khéo, sắc sảo mà Việt Nam dùng từ xưa đến nay để thu phục những kẻ hiếu chiến. Vấn đề nóng nhất từ trước đến nay vẫn là việc xâm phạm lãnh hải trên biển Đông, khu vực biển hợp pháp cảu nước ta. Cá nhân em thấy rất phẫn nộ về việc này. Là học sinh, em sẽ học thật giỏi, biết yêu quê hương đất nước nhiều hơn và có quyền tự hào về trang sử của dân tộc mình, có thể mở một buổi ngoại khóa về luận biện, phản biện, về chủ quyền, lãnh thổ và về lòng yêu nước....Những việc làm nhỏ như vậy cũng có thể truyền cảm hứng cho nhiều bạn trẻ khác. Chúng em là thế hệ mầm non tương lai của đất nước, sẽ hứa ko phụ sức thầy cô cha mẹ và quê hương để phát triển xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.

10 tháng 10 2021

Tham khảo:

undefined

1 tháng 11 2021

bạn tham khảo nhé:

Yêu nước và tự hào dân tộc là một trong những tình cảm thiêng liêng nhất của mỗi người dân Việt Nam. Tình cảm ấy thấm đẫm trong tâm hồn dân tộc và dạt dào lai láng trên những trang thơ văn.Nam quốc sơn hà (Sông núi nước Nam) là một áng thơ như thế!Sông núi nước Nam là của người Nam, đó là tư tưởng của hai câu thơ đầu của bài thơ. Tư tưởng này đối với chúng ta ngày nay tự nhiên như cơm ăn, nước uống. Nhưng ngày ấy, cái thời mà bọn phong kiến phương Bắc đã từng biến nước ta thành quận huyện và đang cố sức khôi phục lại địa vị thống trị, thì tư tưởng ấy mới thực sự thiêng liêng và có ý nghĩa biết chừng nào! Lòng tự tôn dân tộc hun đúc qua mấy mươi thế kỉ đã hoá thành tư thế đứng thẳng làm người, mặt đối mặt với kẻ thù. Đọc câu thơ, lòng ta không khỏi rưng rưng xúc động.Dám đánh và quyết tâm đánh thắng giặc thù. Đó chính là biểu hiện tập trung nhất, cao độ nhất của lòng yêu nước trong hoàn cảnh lúc bấy giờ.Sau này, trong văn chương nước nhà, ta còn bắt gặp không ít những áng thơ văn dạt dào sâu lắng tình yêu quê hương đất nước mình như thế trong đó Sông núi nước Nam mãi xứng đáng là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất về lòng yêu nước và tự hào dân tộc.

20 tháng 11 2019

Ko biếc, chỉ bít là có quyền giữ gìn sự trong trắng và bảo vệ bản thân mình, còn nhà nước thì chỉ bít là giúp ko có chiến tranh thôi! Hihihihihihihihihihihihihi!

21 tháng 10 2018

rong kháng chiến chống giặc ngoại xâm ông cha ta đã để lại biết bao nhiêu bài thơ bất hủ khẳng định được chủ quyền và nền độc lập của nhân dân ta. Chính vì thế mà bọn xâm lược có là ai đi chăng nữa thì nhân dân ta vẫn đoàn kết kiên cường chống lại chúng. Cùng ra đời trong cùng một thời điểm hai bài thơ Sông núi nước Nam và Phò giá về kinh tuy có những nét khác sau nhưng lại cũng có những nét tương đồng nhất định.

Trước hết cả hai bài thơ đều thể hiện một tinh thần đấu tranh chống giặc ngoại xâm kiên cường và bất khuất. bất cứ loại giặc nào, nước lớn hay nước nhỏ thì đều sẽ phải rút kiếm lui binh mà chạy về nước mà thôi.

Nam Quốc Sơn hà có thể hiện sự kiên cường ý chí bất khuất và quả cảm ấy:

“Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm? 
Chúng nay sẽ bị đánh tơi bời. ”

Và đúng là như vậy không chỉ là bài thơ mà ngay cả lịch sử cũng đã chứng minh được quân và dân ta đã đánh cho lũ giặc cướp nước kia tơi bời khiến cho chúng chạy không kịp nữa, hồn bay phách lạc mà xéo lên nhau chạy thôi. Câu thơ thể hiện ý chí quyết tâm đánh bại quân xâm lược bảo vệ đất nước của nhân dân ta.

Phò giá về kinh cũng thể hiện rõ nét ý chí kiến cường và khẳng định sự thất bại của bọn xâm lược ấy qua hai câu thơ:

“Chương Dương cướp giáo giặc, 
Hàm Tử bắt quân thù. ”

Các địa danh được gợi lên rất cụ thể để từ đó cho thấy được nhân dân ta đã đánh chúng tơi bời như thế nào. Đó chính là kết cục cho một cuộc chiến tranh phi nghĩa. Những con người nhỏ bé đã đứng lên với ý chí của mình cướp giáo giặc ở Chương Dương, bắt quân thù ở Hàm Tử.

Nét tương đồng thứ hai chính chủ quyền và độc lập của nhân dân ta vốn từ xưa đã có bây giờ bọn giặc lại dám sang xâm lược một cách trắng trợn như thế là không thể được. cả hai bài thơ đều nói về chủ quyền ấy tuy nhiên bài Nam quốc sơn hà nói rõ hơn:

“Sông núi nước Nam, vua Nam ở, 
Rành rành định phận tại sách trời. ”

Đó là sách trời đã định sẵn chủ quyền ấy. Có thể nói về phần này thì câu thơ có phần nghiêng về phía thần linh nhiều hơn. Nhưng dù sao đi nữa thì chúng ta đều biết rằng tác giả nói như thế để khẳng định chủ quyền của dân tộc mình.

Hay trong phò giá về kinh cũng thế, hai câu thơ cuối bài cũng thể hiện chủ quyền dân tộc:

“Thái bình nên gắng sức, 
Non nước ấy nghìn thu”

Qua chữ “non nước ngàn thu” như muốn thể hiện sự lâu bền của đất nước có từ xa xưa rồi. Và cho đến ngày nay thì nó vẫn thế cho nên nếu xâm lược thì nhân dân Việt Nam sẽ dốc hết sức mình để giữ vững nền độc lập ấy.

Qua đây ta thấy hai bài thơ trên đều có những nét tương đồng nhất định. Đó chính là việc khẳng định và ý chí quyết tâm chống lại bọn xâm lược để bảo vệ đất nước ta. Đồng thời còn một nét tương đồng mà ta cần phải biết đến nữa đó chính là lòng yêu nước của Trần Quang khải và Lý Thường Kiệt.

21 tháng 10 2018

Cảm ơn :))))))

ĐỀ 1.     Cho câu thơ: “ Nam quốc sơn hà Nam đế cư”Câu 1: Chép tiếp những câu thơ còn lại để hoàn thành bài thơ? Chép lại phần dịch thơ? Nêu tên bài thơ và tên tác giả?Câu 2: Bài thơ được làm theo thể thơ nào? Nêu hiểu biết của em về thể thơ đó?Câu 3: Em hiểu “ Nam đế, thiên thư” là gì? Tác giả sử dụng từ “Nam đế” nhằm thể hiện điều gì?Câu 4: Tìm từ ghép Hán Việt có...
Đọc tiếp

ĐỀ 1.     Cho câu thơ: “ Nam quốc sơn hà Nam đế cư”
Câu 1: Chép tiếp những câu thơ còn lại để hoàn thành bài thơ? Chép lại phần dịch thơ? Nêu tên bài thơ và tên tác giả?
Câu 2: Bài thơ được làm theo thể thơ nào? Nêu hiểu biết của em về thể thơ đó?
Câu 3: Em hiểu “ Nam đế, thiên thư” là gì? Tác giả sử dụng từ “Nam đế” nhằm thể hiện điều gì?
Câu 4: Tìm từ ghép Hán Việt có yếu tố : cư (ở) và quốc (nước) ?
Câu 5: Viết đoạn văn nêu suy nghĩ của em về quan điểm sau: ”Chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia là thiêng liêng và bất khả xâm phạm của dân tộc Việt Nam”. (Là học sinh em có suy nghĩ gì về việc giữ gìn và bảo vệ chủ quyền đất nước trong giai đoạn hiện nay).

2
2 tháng 10 2021

CÂU1a:

Nam quốc sơn hà Nam đế cư 

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

CÂU1b:

Sông núi nước Nam vua Nam ở

Vằng vặc sách trời chia xứ xở

Giặc dữ cớ sao đến đây

Chúng mày nhất định phải tan vỡ.

CÂU1c:

-Tên bài thơ là:Nam Quốc Sơn Hà

- tác giả:Lê thước

CÂU2

-bài thơ thuộc thể thơ:Thất ngôn tứ tuyệt

CÂU3:

-------Nam Đế :vua của nước Nam

-------Thiên Thư :sách trời

2 tháng 10 2021

bạn mở sgk ra nha