Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Sau khi bước ra trận để đối đầu cùng lũ giặc Ân , mẹ của Gióng chân tay run rẩy , vì sợ con mình sẽ chết dưới tay giặc nhưng không , Chàng tráng sĩ đã cho những lũ giặc chết dưới tay mình chứ không phải dưới tay giặc , bỗng roi sắt gãy . Bà mẹ run sợ hơn , không chỉ bà mẹ...mà cả 1 ngôi làng đang run sợ nhưng ai cũng đặt niềm tin vào Thánh Gióng . Khi nhổ được 1 cây tre bên chặng đường , cả làng rất kinh ngạc ! Sau đó , Thánh Gióng đã phá tan lũ giặc , đám tàn quân đua nhau chạy . Tráng sĩ đã đuổi đến chân núi Sóc...Cả làng mừng rỡ nhưng không thấy Gióng trở về! Bỗng họ thấy trên trời Gióng đang bay cùng chú ngựa của mình . Vua đã rất nhớ ơn Gióng và đã lập miếu thờ ngay tại quê nhà Gióng...
Mình viết không hay cho lắm và thấy nó hơi xàm :( Hoặc không cậu có thể tham khảo thêm ở h.vnn nhé
Tiếng quân đội của giặc Ân đang rầm rầm đổ tới chân núi Châu. Tôi không chút lo ngại, nói lời tạm biệt mẹ:
-Mẹ đừng lo cho con nhé! Nhất định lầm này con sẽ mang tin vui về cho đất nước. Con xin hứa!
Mẹ tôi rưng rức nước mắt, tôi thực sự hiểu tấm lòng của mẹ, nhưng tôi phải đi giải cứu nền độc lập cho đất nước, nếu cứu được nước, cũng như tôi đã cứu được mẹ, tôi đã trả ơn cho mẹ suốt những ngày tháng khổ nhọc qua. Tôi bèn nói:
-Mẹ không cần phải lo... Mẹ nghĩ xem nếu con to lớn như này, ai trông cx thấy khoẻ mạnh, thì nhất định con sẽ thắng mà mẹ. Mẹ đừng khóc nữa, con cx buồn theo đấy! Mẹ cứ ngồi im trong nhà đừng đi đâu cả mẹ nhé, rất nguy hiểm đấy! Bây giờ, giặc đã gần tới chân núi Châu rồi, con phải đi ngay bây giờ mẹ ạ!
-Nhưng con phải nhớ, đánh xong là phải về ngay vs mẹ nhé. Chỉ cần con không bị lms thôi!
-Vậy con đi mẹ nhé! Nhưng... nếu con không quay trở lại thì xin mẹ đừng buồn nhé...
-Con nói vậy là sao? Mẹ không hiểu...
Tôi buồn bã, lắc đầu:
-Con xl mẹ, bấy lâu nay con đã không nói vs mẹ, thực ra con là tướng nhà Trời, cho nên con mới lớn lên phi thường như thế này. Ngọc Hoàng cử con xuống đây để cứu dân. Bởi vậy sau khi con đánh giặc Ân xong con sẽ bay về trời vì sau khi đánh xong con cx đã hoàn thành nhiệm vụ Ngọc Hoàng giao cho con.
-Con đi rồi.... mẹ biết ở vs ai....
-Mẹ đừng lo, con sẽ nhờ Ngọc Hoàng đầu thai cho một người khác làm con, mẹ yên tâm người này sẽ ngoan hơn... chứ không như con, con bất hiếu...
-Không... Con không bất hiếu, có được đứa con như vậy là mẹ đã thấy vui sướng lắm rồi... Vậy oy con cứ đi đi, k con sẽ bị nhà vua xử trảm đấy, nhanh lên con
-Vâng, tạm biệt mẹ! Con yêu mẹ- Tôi ôm mẹ rồi bước ra khỏi cửa và lên ngựa bắt đầu làm một nhiệm vụ khó khăn
Đánh thắng giặc Ân tôi bay về trời và những gì đúng như tôi đã nói vs mẹ. Tôi thầm nghĩ về mẹ của tôi...
chắc ông muốn để lại cho quê hương mik 1 thứ j đó để họ có thể nhớ đến mik
Theo văn học thì nó là như thế này
Hình tượng bay bổng diệu kì nhằm kì vĩ hóa, tô đậm chất lãng mạn để bất tử hóa về vẻ đẹp của người anh hùng sinh ra phi thường, ra đi đánh giặc phi thường, bay về trời hóa thành bất tử, sống mãi trong lòng mọi người. Con người vĩ đại không nhận công danh, ơn vua lộc nước, không màng danh lợi, tất cả để lại cho đất nước, cho nhân dân.
Từ mượn : tráng sĩ, sứ giả, trượng, oai phong, lẫm liệt, giặc, bờ coi, xâm phạm, roi, thợ rèn
Có vô vàn truyền thuyết trong kho tàng dân gian Việt Nam nhưng để lại cho em ấn tượng đặc biệt nhất có lẽ là Thánh Gióng. Gióng tựa như một hình tượng tiêu biểu, người anh hùng chống giặc ngoại xâm sống mãi trong lòng nhân dân ta. Gióng chiến đấu bằng cả tấm lòng yêu nước, với sức mạnh phi thường của mình. Gióng không chỉ đại diện cho tinh thần đoàn kết của toàn dân mà còn tượng trưng cho sức mạnh của thiên nhiên. Gióng là một người rất dũng cảm, khỏe mạnh và có nhiều sức mạnh nhiệm màu. Không những vậy Gióng còn là một vị anh hùng không màng danh lợi một lòng vì nước vì dân. Đánh thắng giặc Gióng bay về trời về với cõi bất biến nhưng sẽ sống mãi trong lòng nhân dân ta. Bản thân em là học sinh, em cần quyết tâm học giỏi, rèn luyện thể lực để xứng đáng với người anh hùng Thánh Gióng.
+ Yêu quê hương, đất nước
+ Cho thấy một em bé lên ba cũng có thể giúp dân đánh giặc
+ Nhân dân luôn đặt việc đánh giặc lên hàng đầu
---------------------------------CHÚC BẠN HỌC GIỎI----------------------------------------
THAM KHẢO
1. Mở bài:
* Giới thiệu chung:
- Truyện xảy ra vào đời Hùng vương thứ sáu, ở làng Gióng, tỉnh Bắc Ninh (cũ), nay thuộc ngoại thành Hà Nội.
- Cậu bé làng Gióng có công đánh đuổi giặc Ân, được nhân dân suy tôn là Thánh Gióng.
2. Thân bài:
* Diễn biến của truyện :
- Hai vợ chổng già không có con.
- Một hôm bà vợ ra đổng, thấy vết chân lạ rất to, liền dặt bàn chân vào ướm thử.
- Bà thụ thai, sinh ra một đứa con trai.
- Lên ba tuổi, đứa bé không biết đi, không biết nói.
- Giặc Ân xâm phạm bờ cõi nước ta.
- Vua sai sứ giả tìm người tài giỏi cứu nước.
- Cậu bé chợt cất tiếng nói, bảo mẹ gọi sứ giả vào, nhờ sứ giả tâu với vua cấp cho mình giáp sắt, roi sắt, ngựa sắt để đi đánh giặc.
- Cậu bé lớn nhanh như thổi, cả làng góp gạo nuôi cậu.
- Sứ giả mang các thứ đến. Cậu bé vươn vai thành tráng sĩ, cưỡi ngựa sắt xõng lên đánh đuổi quản thù. Roi sắt gãy, cậu nhổ tre đánh tiếp.
- Đuổi giặc đến chân núi Sóc, tráng sĩ cởi giáp sắt bỏ lại, cưỡi ngựa bay lên trời.
3. Kết bài:
* Kết thúc truyện:
- Vua ghi nhớ công lao cứu nước của Gióng, phong cho là Phù Đổng Thiên vương và lập đến thờ.
- Tháng tư hằng năm, làng mở hội lớn.
- Tre ở làng Gióng có màu vàng óng là vì ngựa sắt phun lửa.
- Ao hồ liên tiếp là do vết chân ngựa phi để lại.
- Một làng có tên là làng Cháy do lửa từ miệng ngựa phun ra.
Em rất biết ơn Thánh Giosng . Câu chuyện cho em cảm nhận răng : " Mình sẽ là người có ích cho đất nước !" . Điều em ấn tượng chính là em chưa bao giờ nghe về 1 chàng trai trẻ mà dánh hết được giặc ngoại xâm cả . Bác Hồ nói :" Các vua Hùng đã có công dựng nước thì phải gìn giữ ". Qua câu chuyện , em nên giữ gìn đất nước và là người có ích cho xã hội .
Bài viết
Từ thuở còn trong nôi, em đã được bà kể cho nghe nhiều câu chuyện lắm. Nhưng câu chuyện mà em nhớ nhất là truyện Thánh Gióng.
Truyện kể rằng: Đời Hùng Vương thứ sáu, ở một làng kia có hai vợ chồng ông lão, chăm chỉ làm ăn lại có tiếng là phúc đức. Nhưng đến lúc sắp già mà vẫn chứa có nấy một mụn con. Một ngày kia bà vợ ra đồng trông thấy một bước chân to, bèn đặt chân mình vào ướm thử. Về nhà bà mang thai. Nhưng không ngờ, khác với người thường, đến mười hai tháng sau bà mới sinh ra một cậu bé mặt mũi khôi ngô. Cậu bé ra đời là niềm mơ ước cả đời của hai vợ chồng nên ông bà mừng lắm. Nhưng chẳng biết làm sao, dù đã ba tuổi nhưng cậu bé Gióng (tên cậu do ông bà đặt) vẫn chẳng biết nói, biết cười, cứ đặt đâu nằm đó. Ông bà buồn lắm.
Cũng năm ấy, giặc Ân sang xâm lược bờ cõi nước ta. Chúng gây bao nhiêu tội ác khiến dân chúng vô cùng khổ sở. Thế giặc mạnh, nhà vua bèn sai người đi khắp nước cầu hiền tài. Đi đến đâu sứ giả cũng rao:
- Ai có tài, có sức xin hãy ra giúp vua cứu nước.
Nghe tiếng rao, cậu Gióng đang nằm trên giường bèn cất tiếng:
- Mẹ ơi! Mẹ ra mời sứ giả vào đây cho con.
(Ngày xưa khi để cho em nghe đến chỗ này, bao giờ bà cũng thêm vào: Tiếng nói đầu tiên của cậu Gióng là tiếng nói yêu nước đấy. Phải nhớ lấy cháu ạ!)
- Nghe tiếng con, vợ chồng lão nông dân thấy lạ đành mời sứ giả vào nhà. Cậu Gióng liền yêu cầu sứ giả về chuẩn bị ngay: roi sắt, ngựa sắt, áo giáp sắt để cậu đi phá giặc.
Càng lạ hơn, từ lúc cậu Gióng gặp sứ giả, cậu cứ lớn nhanh như thổi. Cơm ăn mấy cậu cũng không no, áo vừa mặc xong đã sứt chỉ. Vợ chồng ông bà nọ đem hết gạo ra nuôi mà không đủ bèn nhờ hàng xóm cùng nuôi cậu Gióng. Trong làng ai cũng mong cậu đi giết giặc cứu nước nên chẳng nề hà gì.
Giặc đã đến sát chân núi Trâu. Người người hoảng sợ. Cũng may đúng lúc đó, sứ giả mang những thứ cậu Gióng đã đề nghị đến nơi. Cậu bèn vươn vai đứng dậy như một tráng sỹ, khoác vào áo giáp, cầm roi rồi nhảy lên ngựa phi thẳng tới trận tiền. Bằng sức mạnh như cả ngàn người cộng lại, chẳng mấy chốc cậu đã khiến lũ giặc kinh hồn bạt vía. Đang đánh nhau ác liệt thì roi sắt gãy, cậu bèn nhổ ngay từng bụi tre ở bên đường quật vào lũ giặc. Quân giặc bỏ chạy toán loạn nhưng rồi cũng bị tiêu diệt không sót một tên.
Dẹp giặc xong, cậu Gióng không quay về kinh để nhận công ban thưởng mà thúc ngựa đến núi Sóc, bỏ lại áo giáp sắt, một người một ngựa bay thẳng về trời. Nhiều đời sau người ta còn kể, khi ngựa thét lửa, lửa đã thiêu trụi một làng nay làng ấy gọi là làng Gióng. Những vết chân ngựa ngày xưa nay đã thành những ao hồ to nhỏ nối tiếp nhau.
Câu chuyện về người anh hùng Thánh Gióng đã không chỉ còn là niềm yêu thích của riêng em, mà nó đã là niềm say mê của bao thế thệ học trò.
Bạn định làm cho chúng tớ phải hư mắt mỏi tay hả