K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 12 2018

tự làm mẹ đi chứ đăng làm đéo gì

25 tháng 9 2018

Vào thời xã hội phong khiến đã có rất nhiều ng phải khổ cực.Ruộng đất nằm cho tay địa chủ và lãnh chúa .Họ lại giao cho nông dân hoặc nông nô cày cấy để thu thuế.Lập bộ máy nhà nc đó vừa đg đầu để cai trị ,bọc lột ,đàn áp các giai cấp khác .Nhà vua và các triều đại khác ăn ở xa hoa lãng phí, ko tôn trọng ng dân như thế ko đáng để mọi ng tôn trong

18 tháng 5 2021

Em tham khảo nhé !

Quan phụ mẫu là người quản lí, chăm lo cho cuộc sống của những người nông dân, ngay chính cái tên "phụ mẫu" đã nói lên được vai trò, trách nhiệm to lớn ấy. Tuy nhiên, trong "Sống chết mặc bay", thái độ và hành động của những viên quan phụ mẫu lại mang đến cho độc giả những cảm nhận vô cùng khác biệt. Đó không phải những vị quan biết chăm lo cho nhân dân mà là những kẻ máu lạnh, tàn nhẫn đến đáng sợ. Trước nguy cơ vỡ đê, khi nhân dân đang phải cong mình chống lũ thì những kẻ tự xưng là cha mẹ của nhân dân lại chìm đắm trong thú vui bài bạc. Thậm chí, khi có người bẩm báo về tình trạng đê điều khẩn cấp, chúng không những không quan tâm mà còn lớn tiếng chửi bới, đe dọa "Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng , thời ông bỏ tù .....! Có biết không?". Có thể nói Sống chết mặc bay đã mang đến cho người đọc những cảm nhận chân thực về nỗi khổ cực của người dân nghèo cũng như bộ mặt tàn nhẫn, vô lương tâm của giai cấp thống trị.

18 tháng 5 2021

#TK

Sống chết mặc bay là tác phẩm đi đầu trong phong trào truyện ngắn hiện đại Việt Nam. Để đạt được thành công đó không thể thiếu đi linh hồn của truyện ngắn - nhân vật. Và trong tác phẩm này, nhân vật được tác giả khắc họa rõ nét nhất chính là quan phụ mẫu. Quan phụ mẫu - kẻ ăn bổng lộc triều đình để phụ trách việc đê điều, vậy mà khi nước dâng cuồn cuộn, mưa tầm mưa tã lại bỏ mặc con dân mà tận hưởng cuộc sống xa hoa, an nhàn. Đối lập với hình ảnh đó, là cảnh tượng người dân cơ cực, khốn đốn vật lộn với cơn lũ. Mà đâu phải các vị "phụ mẫu" ấy không biết, mà rõ rằng đình vững chãi vậy, đê có sập cũng chẳng hề gì nên mới mải mê cờ bạc từ khi đê "thẩm lậu" tới khi nước cuốn thành vực sâu. Qua nghệ thuật tăng cấp và tương phản, Phạm Duy Tốn đã khắc họa rõ nét bản chất xấu xa; không chỉ hách dịch mà còn vô trách nhiệm, vô nhân tính của tên quan phụ mẫu. Quan phụ mẫu chính là nhân vật đại diện cho tầng lớp quan lại trong xã hội phong kiến đương thời.

4 tháng 4 2022

Tham khảo
Đến với nền văn học Việt Nam, chúng ta không khỏi ngỡ ngàng trước một kho tàng đồ sộ, phong phú trong đó có nhiều thể loại, nhiều nội dung khác nhau. Những tác phẩm viết về người phụ nữ trong xã hội cũ đã để lại trong lòng người đọc nhiều cảm xúc sâu đậm. Với cách thể hiện giản dị mà tinh tế, những tác phẩm văn học dân gian và văn học trung đại đem lại cho chúng ta biết bao suy nghĩ cùng  sự đồng cảm với số phận bất hạnh, đặc biệt là người phụ nữ. Cuộc sống của họ luôn chịu những thiệt thòi, nhiều mất mát và hi sinh. Bởi họ sống trong một chế độ phong kiến bất công với bao thành kiến lạc hậu.Chúng ta đã từng rất tự hào với kiệt tác của đại thi hào Nguyễn Du là “Truyện Kiều”. Trong đó, tác giả đã khắc họa tài sắc tuyệt đỉnh của Thúy Kiều, một người con gái với đầy đủ  mọi tài năng: cầm, kì, thi, họa; một sắc đẹp sánh tựa vẻ đẹp bất tận của thiên nhiên (hoa ghen, liễu hờn). Với việc miêu tả như thế, nhà thơ đã cảnh báo trước số phận của Thúy Kiều. Một tương lai đầy bất trắc, một cuộc sống đầy sóng gió sẽ đến với Kiểu. Đúng vậy, cuộc đời Kiều luôn phải đối mặt với bao biến cố ghê gớm, chịu đựng bao sự vùi dập của các thế lực phong kiến tàn bạo, tiêu biểu là thế lực quan lại và đồng tiền. Kiều phải hi sinh tình yêu đẹp đẽ, sâu đậm của mình để  bán mình chuộc cha, đặt chữ hiếu lên hàng đầu…Từ đó, cuộc đời nàng bước vào kiếp đoạn trường với 15 năm chìm nổi lênh đênh. Nhưng từ trong chính sự vùi dập tàn bạo của các thế lực phong kiến đó, Kiều không bao giờ buông xuôi phó mặc mà luôn ý thức sâu sắc giá trị nhân phẩm của mình, điều đó tạo nên vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật, sống mãi cùng thời gian.

4 tháng 4 2022

tham khảo

Thân phận người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến là một đề tài được rất nhiều nhà thơ, nhà văn lựa chọn làm đề tài sáng tác của mình. Qua các tác phẩm ấy, trước mắt chúng ta hiện lên hình ảnh những con người với vẻ ngoài xinh đẹp, cũng như nhân cách cao đẹp, thế nhưng số phận lại bị phụ thuộc vào rất nhiều người khác. Sự bó buộc của xã hội phong kiến, sự tàn ác của những thế lực đen tối đã khiến cho cuộc đời của họ đầy những chông gai, sóng gió. Nhưng dù khó khăn đến đâu, ở họ vẫn luôn ánh lên một vẻ đẹp của nhân cách, của tình yêu thương, của niềm lạc quan, niềm tin vào cuộc sống.

 

 

phunuvietnamngayxua

 

 

Người phụ nữ thuở xưa, thường không được tự làm chủ cuộc sống của mình. Quan niệm “tam tòng, tứ đức” khiến cho họ từ khi sinh ra cho đến khi từ rã cuộc sống, luôn phải sống, phải lo lắng, hi sinh cho rất nhiều người khác. Hồ Xuân Hương là một nhà thơ nữ tiêu biểu, và dĩ nhiên, những lời thơ của bà cũng là những lời bộc bạch, những lời lên tiếng bảo vệ cho người phụ nữ Việt Nam thuở xưa:

“Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son…”
Họ là những người đẹp về cả ngoại hình  và tâm hồn. Đầu tiên, đó là những người con gái trong trắng, xinh đẹp. Thế nhưng, họ cũng giống như hình ảnh của viên bánh trôi nước. Cuộc sống của họ phụ thuộc vào quá nhiều điều, quá nhiều người. Họ không có quyền tự quyết định cuộc sống của mình. Chỉ có một thứ họ có thể tự quyết định, đó là, dù cho khó khăn đến đâu, vất vả đến đâu, họ vẫn quyết tâm giữ tấm lòng son sắt, thủy chung của mình. Chính Hồ Xuân Hương cũng phải tức giận mà thốt lên rằng:

“Giá đây đổi phận làm trai được

Thì sự anh hùng há bấy nhiêu?”
Họ là phái yếu, nhưng họ cũng có khả năng làm được những điều mà nam giới làm. Thế nhưng xã hội không cho phép. Có mấy ai dám ngông ngênh nói như Hồ Xuân Hương. Không nói đến văn hay, nhiều người còn quan niệm con gái không cần đi học, không cần biết chữ. Vậy thì họ làm sao có thể làm chủ được số mệnh của mình?
Tuy vậy, sống trong hoàn cảnh nghèo khó, nhưng họ vẫn là những người phụ nữ thương chồng, thương con, biết chăm lo, vun vén cho cuộc sống gia đình. Họ vất vả, tảo tần những không một lời oán thán. Tú Xương – một nhà thơ rất bất mãn với tình cảnh đất nước lúc bấy giờ, cũng như với những gò bó của xã hội phong kiến, đã lên tiếng “bênh vợ”, cũng như bênh cho cả một xã hội phụ nữ không được lên tiếng, không được bảo vệ:

“ Quanh năm buôn bán ở mom sông

Nuôi đủ năm con với một chồng”

Xã hội phong kiến bất công, xã hội mà con người trở thành nô lệ của đồng tiền, khiến cho người phụ nữ phải vất vả, tần tảo đi chợ sớm hôm nuôi chồng, nuôi con. Thế nhưng họ coi đó là niềm vui, niềm hạnh phúc chứ không phải là gánh nặng. Ta bỗng nhớ đến hình ảnh mẹ cò trong câu ca dao của ông cha ta thuở trước:

“Con cò mà đi ăn đêm

Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao”

Họ là những người giàu đức hi sinh. Dù có gian khổ đến mấy nhưng họ không một lời oán trách.

Thế nhưng, có mấy người thương vợ được như Tú Xương. Thuở xưa, chế độ đa thê vô cùng phổ biến. Một người phụ nữ có thể phải chịu làm lẽ cho một gia đình giàu có nào đó. Họ phải chịu sự ghen ghét của người vợ cả và những người vợ lẽ khác. Cuộc sống chung chồng ấy, thật vô cùng cực khổ. Hồ Xuân Hương đã phải thốt lên rằng: “Chém cha cái kiếp lấy chồng chung!”. Nhưng bà cũng không tránh khỏi guồng quay của số phận, cũng phải đi làm vợ lẽ người ta, chỉ có thể hưởng một hạnh phúc không trọn vẹn. Sự ngang tàng, bướng bỉnh, vùng lên của bà, cũng chỉ là một hạt cát giữa sa mạc.

Đại thi hào Nguyễn Du đã từng viết:
“Thương thay thân phận đàn bà

Dù rằng bạc mệnh vẫn là lời chung”

Đó là những đau khổ mà người phụ nữ trong thời đại phong kiến. Họ đẹp, đẹp cả về ngoại hình và nhân cách. Thế nhưng cuộc sống của họ không do họ làm chủ, phải sống kiếp sống lênh đênh, trôi dạt, không định trước được tương lai của mình. Tuy nhiên, họ vẫn vượt lên nhưng đau đớn, tủi nhục ấy, để kiếm tìm hạnh phúc cho mình.

11 tháng 5 2021

Nhà văn Phạm Duy Tốn đã khắc họa chân thực tình cảnh của người nông dân trong tác phẩm “Sống chết mặc bay”. Truyện mở đầu bằng một tình huống hết sức căng thẳng, gay cấn là người dân đang cùng nhau gắng sức hộ đê: “Dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều đến giờ, hết sức giữ gìn, kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp, nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khuỷu chân, người nào người nấy ướt như chuột lột”. Đọc đến đây, có ai mà không cảm thấy xót xa thay cho những người dân đang rơi vào một hoàn cảnh thật là khổ sở, éo le. Trước tình thế thảm hại của người dân, bậc quan phụ mẫu lại ung dung ngồi đánh bài trong tình. Sự đối lập giữa khung cảnh ngoài đê và trong đình càng làm rõ sự khổ cực đó. Trong khi nhân dân ra sức chống chọi lại với thiên tai, kẻ làm “cha mẹ” của dân lại chỉ biết ngồi đánh bài thật sung sướng. Như vậy, chúng ta thấy rằng tình cảnh khổ cực của nhân dân không chỉ do thiên tai gây nên mà trước hết và trực tiếp hơn cả là do thái độ thờ ơ vô trách nhiệm, vô nhân đạo của những kẻ cầm quyền đương thời.

11 tháng 5 2021

Truyện ngắn '' Sống chết mặc bay '' của tác giả Phạm Duy Tốn đã để lại cho tôi bao dư âm khó quên . Một bên là người dân đang lam lũ , cực chống chọi lại với cơn bão . Còn một bên là viên quan phụ mẫu và những quan khác thì ngồi nhàn nhã trong đình đánh tổ tôm . Ôi ! Con người trong xã hội phong kiến thật là thảm . Cuộc sống của nhân dân có ấm no , có cực khổ đều phụ thuộc vào lương tâm của người làm cha , làm mẹ dân . Trong xã hội cũ , cuộc sống của nhân dân là một vấn đề rất lớn , cuộc sống của họ không chứa đựng sự công bằng mà toàn là những điều bất công . Cuộc sống của những con người trong giai cấp phong kiến là một cuộc sống tràn đầy sự đau thương , mất mát , luôn bị áp bức , bóc lột . Được sống trong xã hội ngày nay , một xã hội có đủ sự công bằng cho một công dân , mọi người dân đều được sống ấm no hạnh phúc mà không bị bóc lột . Tôi cảm thấy rất vui vì điểu đó , vui vì xã hội không còn như trước .

Tham khảo:
Hình  ảnh người phụ nữa trong xã hội xưa và nay vừa có những điểm giống lại có cả những điểm khác. Trước hết dù ở thời đại nào đi nũa thì họ vẫn mang trong mình những phẩm chất cao đẹp. Đó là vẻ đẹp truyền thống: chăm chỉ, giàu đức hi sinh, yêu thương chồng con. Hình anh người phụ nữa để lại trong ta những ấn tượng vè sự cam chịu số phận, về việc bị xã hội phong kiến với những định kiens trói buộc: tam tòng tứ đức, trọng nam hinh nữ, ... Họ còn có số phận lênh đênh, bấp bênh, chìm nổi, không được nắm trong tay quyền sống của mình.  Cuộc sống của chính mình những lại nằm trong tay kẻ khác. Đối lập với hình ảnh người phụ nữ trong xã hội cũ, người phụ nữ ngày nay đã có quyền tự quyết định lấy số phận, cuộc đời của mình. Họ không phải lênh đệnh, lận đận, số phận hẩm hiu. Tiếng nói của họ được đề cao, được lắng nghe. Người phụ nữ ngày nay có những quyền bình đẳng như nam giới, thậm chí họ còn giữ vai trò quan trọng trong câc cơ quan lớn.  Ở họ có cả những nét đẹp hiện đại và truyền thống giao thoa. Như vậy, hình ảnh người phụ nữ VN xưa và nay đều đáng trân trọng, tôn vinh.

8 tháng 11 2021

cảm ơn bạn nha

8 tháng 5 2016

Tick mk nha

Trong hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, biết bao tên xâm lược đã nhòm ngó, hi vọng chiếm được mảnh đất nhỏ bé, kiên cường của dân tộc Việt Nam ta. Bọn chúng đến đây, kéo theo bọn tay sai bợ đỡ, đua nhau làm khổ dân ta. Chúng ta hãy dừng lại ở những năm hai mươi đầu thế kỉ XX. Bộ mặt xấu xa tàn bạo của bọn thực dân, phong kiến đã được các nhà văn ghi lại bằng ngòi bút sắc sảo của mình. Hai văn bản sống chết mặc bay và Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu đã phần nào thể hiện rõ vấn đề nêu trên.

Trước hết, chúng ta dừng lại ở phạm vi giai cấp phong kiến lúc bấy giờ. Dưới chế độ phong kiến, quan lại có trách nhiệm với các “con dân” như cha, mẹ của dân. Song, trong thực tế, dân gian đã có lời ca dao oán thán:

Con ơi! Nhớ lấy câu này

Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan.

Nghe ca dao, có thể chúng ta chưa tin. Có lẽ, ta sẽ theo bước chân tác giả Phạm Duy Tốn đến với “làng X, thuộc phủ X” vì nước sông Nhị Hà đang lên to quá, mà khúc đê vỡ! Nhưng đã có Nhà nước lo. Nhà nước đã cử một ông quan phụ mẫu (cha mẹ của dân) đến làng X để giúp dân hộ đê rồi. Văn bản Sống chết mặc bày của Phạm Duy Tốn đã vẽ lại toàn bộ công cuộc đi giúp dân hộ đê của quan phụ mẫu đã xứng đáng với sự mong chờ mòn mỏi của dân chưa?

Quan đi hộ đê mà không cùng xuống chỗ đê xung yếu để hướng dẫn, chỉ huy dân, lại ở nơi cao ráo an toàn:

"... Thế thời nào quan cha mẹ ở đâu?... Thưa ràng đang ở trong đình kia, cách đó chừng bốn, năm trăm thước. Đình ấy cũng ở trên mặt đê, nhưng cao mà vững chãi, dẫu nước to thế nữa cũng không việc gì. ”

Quan đi giúp dân “hộ đê”, mà chuẩn bị đồ dùng thức đựng, kẻ hầu người hạ như đi hội: đèn thắp sáng trưng, nha lệ lính tráng, kẻ hầu người hạ đi lại rộn ràng. Quan ngồi ở tư thế: Chân phải duỗi thẳng ra để cho tên người nhà quỳ dưới đất mà gãi. Tên nữa... chực hầu điếu đóm. Một tên lính lệ đứng bên cầm quạt, chốc lại phẩy. Chung quanh sập... thầy đề, thầy đội nhất, thầy thông nhì, chánh tổng... cùng ngồi hầu bài. Đồ dùng của quan cái gì cũng có: bát yến hấp đường phèn... khói bay nghi ngút, tráp đồi mồi, trong ngập đầy trầu vàng, cau đậu, rễ tía; ống thuốc bạc, đồng quản bút, tăm bông... trông mà thích mắt.

Quan đi giúp dân “hộ đê”, mà lại ngồi ở trên đình cao, không quan tâm gì đến đê điều. Thật vô trách nhiệm! Hơn thế nữa, quan lại ngồi say mê chơi tổ tôm để ăn tiền. Cho nên “ngoài kia, tuy mưa gió ầm ầm, dân phu rối rít”, “nhưng trong này xem chừng tĩnh mịch, nghiêm trang lắm”.

Nhưng đáng chú ý nhất, đáng phê phán nhất là thái độ vô trách nhiệm đến vô nhân đạo của quan phụ mẫu. Khi hai lần có người vào bẩm báo tình hình nguy cấp của khúc đê, quan không những thờ ơ, mà còn gắt, quát, dọa bỏ tù thằng nào vào bẩm báo. Lần một: “Ngài cau mặt, gắt: mặc kệ”. Lần thứ hai quan lớn đỏ mặt tía tai, quát, dọa “ông cách cổ bỏ tù chúng mày”. Và cuối cùng đê vỡ “nước tràn lềnh láng, xoáy thành vực sâu, nhà cửa trôi băng, lúa má ngập hết; kể sống không cóchỗ ở;kè chết không nơi chôn... ”.

Qua nhân vật quan phụ mẫu trong Sống chết mặc bay có thể hình dung toàn bộ hệ thông quan lại vô trách nhiệm đến vô nhân đạo, toàn bộ chế độ phong kiến thời đó thật tồi tệ, tàn nhẫn. Đó là những bọn người làm tay sai, bợ đỡ thực dân, đi ngược lại quyền lợi của nhân dân.

Bọn quan lại phong kiến thì vô trách nhiệm với dân đến lạnh lùng, mất tính người như thế. Phía trên bọn quan lại ấy là lũ thực dân trơ tráo, bỉ ổi di cướp nước người.

Với ngòi bút sắc sảo, với trí tưởng tượng phong phú, tác giả Nguyễn Ái Quốc dã cho ta thấy rõ bộ mặt thực dân giả dối của Va-ren - tên quan Toàn quyền Đông Dương trong vụ hắn rêu rao sang Việt Nam để đem tự do cho Phan Bội Châu, đế lừa phỉnh dư luận.

Thực ra, muôn chăm sóc nhà cách mạng Phan Bội Châu thì chỉ cần một mệnh lệnh từ nước Đại Pháp sang Hà Nội là đủ. Nhưng tên Va-ren này đã vòng vo giả dối: Hắn xuống tàu từ Mác-xây (Pháp) đến Sài Gòn: đã bốn tuần lễ rồi. Lại từ Sài Gòn ra Huế; từ Huế ra Hà Nội: biết bao ngày nữa. Trong khi đó “Phan Bội Châu vẫn nằm tù”. Thực ra, hắn có quan tâm gì đến cụ Phan? Hắn đi ngao du; hưởng lạc sang xứ Đông Dương - nơi hắn làm toàn quyền để hưởng các vinh hạnh tiếp rước, đón mời... của dân bản xứ. Tóm lại, có lợi cho bản thân hắn.

Nhưng sâu sắc nhất là khi Nguyễn Ái Quốc miêu tả cuộc chạm trán giữa tên Va-renvà nhà cách mạng Phan Bội Châu khi hắn đến Hà Nội và vào Hỏa Lò. Ta hây lắng nghe tác giả bình luận. “Ôi thật là một tấn kịch! Ôi thật là một cuộc chạm trán! Con người đã phản bội giai cấp vô sản Pháp, tên chính khách đã bị đồng bọn đuổi ra khỏi tập đoàn, kẻ đã ruồng bỏ quá khứ, ruồng bỏ lòng tin, ruồng bỏ giai cấp mình, lúc này đang đối mặt với Người kia”(chỉ Phan Bội Châu).

Hắn ba hoa liên tục, trong lúc cụ Phan im lặng. Hắn nói những gì: hắn dụ dỗ, mua chuộc nhà cách mạng hãy đầu hàng cách mạng, đầu hàng nhân dân, phản bội Tổ quốc (như hắn)...

Kết quảra sao? “Nhưng lạ chưa! Những lời nói của Va-ren hình như lọt vào tai (Phan) chẳng khác gì “nước đổ lá khoai” và cái im lặng dửng dưng của Phan suốt buổi gặp gỡ hình như làm cho Va-ren sửng sốt cả người”.

Để kết thúc tác phẩm của mình, Nguyễn Ái Quốc đã đưa ra hai nhân chứng: Anh lính dõng An Nam cứ quả quyết rằng: “Có thấy đôi ngọn râu mép người tùnhếch lên một chút rồi lại hạ xuống ngay, và cái dó chỉ diễn ra có một lần thôi”. “Một nhăn chứng thứ hai (xin không nói tên) lại quả quyết rằng: Phan Bội Châuđã nhổ vào mặt Va-ren... ”, chi tiết này là đòn nốc ao cuối cùng quyết định khiến cho tên Va-ren trơ trẽn kia đo ván, lủi khỏi Hỏa Lò.

Với hai bút pháp khác nhau: Ớ tác giả Phạm Duy Tôn là tự sự xen biểu cảm, trữ tình. Ớ tác giá Nguyễn Ái Quốc là tự sự châm biếm. Cả hai bút pháp đều thành công trong việc xây dựng hai bộ mặt điển hình xấu xa của thực dân và phong kiến Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX. Hai tác phẩm giúp em hiểu biết thêm rất nhiều về một giai đoạn của đất nước Việt Nam, Tổ quốc của em.