K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 4 2023

Môn lịch sử là một trong những môn học quan trọng trong chương trình giáo dục phổ thông. Tuy nhiên, phương pháp, kỹ thuật dạy - học, đánh giá và kiểm tra trong môn học này đã bị lạc hậu và cần phải đổi mới để phù hợp với xu hướng giáo dục hiện đại. Trong bài tham luận này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về sự cần thiết của đổi mới phương pháp, kỹ thuật dạy - học và kiểm tra đánh giá trong môn lịch sử.

Đổi mới phương pháp, kỹ thuật dạy - học trong môn lịch sử

Trong quá trình giảng dạy, giáo viên thường chỉ sử dụng phương pháp truyền thống như giảng bài, giao bài tập và đặt câu hỏi cho học sinh. Tuy nhiên, những phương pháp này không đảm bảo tính tương tác và tính ứng dụng trong thực tế.

Để đổi mới phương pháp, giáo viên cần áp dụng phương pháp học tập hành động, bao gồm các hoạt động như thảo luận nhóm, trò chơi giáo dục, tìm hiểu nghiên cứu và thực tế. Kỹ thuật này sẽ giúp học sinh hiểu rõ hơn về lịch sử, văn hóa và truyền thống trong quá khứ, đồng thời hình thành tính kỷ luật, sáng tạo và thành quả.

Đổi mới kiểm tra đánh giá trong môn lịch sử

Đánh giá và kiểm tra là một phần không thể thiếu trong quá trình học tập. Tuy nhiên, cách thức kiểm tra và đánh giá trong môn lịch sử hiện nay còn nhiều hạn chế. Hầu hết các bài kiểm tra đơn giản chỉ xoay quanh các bài học và dữ liệu cơ bản.

Để đổi mới kiểm tra và đánh giá, giáo viên cần sử dụng phương pháp đánh giá đa dạng và phức tạp hơn. Nó có thể bao gồm đánh giá trung bình kỳ, đánh giá cuối kỳ và bài kiểm tra kiến thức thực tế. Ngoài ra, giáo viên cần đảm bảo tính khách quan và ứng dụng của bài kiểm tra.

Kết luận

Việc đổi mới phương pháp, kỹ thuật dạy - học, kiểm tra và đánh giá trong môn lịch sử là cần thiết để giúp học sinh phát triển bản thân và học tập hiệu quả hơn. Giáo viên cần thực hiện những thay đổi này để đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục hiện đại và giúp học sinh đạt được mục tiêu học tập của mình.

18 tháng 6 2018

Căn cứ vào hoàn cảnh lịch sử, xã hội và văn hóa

- Công cuộc đổi mới do ĐCS lãnh đạo từng bước chuyển sang nền kinh tế thị trường, tạo điều kiện tiếp xúc văn hóa

   + Văn học dịch, báo chí, các phương tiện truyền thông khác mạnh mẽ ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển mạnh mẽ, ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của văn học

   + Đất nước phát triển thúc đẩy nền văn học phát triển phù hợp với nghiệp vụ đổi mới, hoàn cảnh khách quan

5 tháng 9 2018

Đáp án A

Bạn tham khảo :

I. GTVĐ
Một trong những nhiệm vụ quan trọng của giáo dục - đào tạo là hình thành và phát triển nhân cách con người, dạy người, dạy chữ, dạy những tri thức về tự nhiên, xã hội. Vì thế mà sách Trung Dung đã dạy rằng: “Học cho rộng. Hỏi cho thật kỹ. Suy nghĩ cho thật cẩn thận. Phân biệt cho rõ ràng. Làm việc cho hết sức. Như thế mới thành người”.
II. GQVĐ
1. Giải thích vấn đề.
- Học cho rộng: là khi học ta phải học cho thật rộng, vì kiến thức là bao la như biển cả đại dương, cho nên đã học là phải tìm hiểu thật nhiều, biết cho rộng thì mới đáp ứng được việc trở thành người hiểu biết rộng.
- Hỏi cho thật kỹ: là khi học không những cần học cho rộng mà còn phải học cho sâu sắc những điều mình biết, như thế mới là học, tránh cái gì cũng biết một cách hời hợt, chỉ biết cái bề ngoài mà không hiểu cho kỹ, cho sâu sắc cái bên trong.
- Suy nghĩ cho thật cẩn thận: là trên thinh thần học cho kỹ, cho sâu thì trong quá trình học yêu cầu phải suy nghĩ cho thật kĩ, thật cẩn thận, sâu sắc vấn đề mình học.
- Phân biệt cho rõ ràng: là ta phải biết phân biệt rõ ràng giữa đúng – sai, tốt – xấu, thiện - ác, điều gì nên nói, điều gì không cần nói, việc gì nên làm, việc gì không nên làm,...
- Làm việc cho hết sức: là khi ta đã học rộng, học kĩ, suy nghĩ cẩn thận, phân biẹt rõ ràng thì cần phải làm việc cho hết sức, cho toàn vẹn, cho chu đáo. Đem hết những hiểu biết của mình mà làm việc thì hiệu quả cộng việc sẽ cao.
=> Nếu làm được như vậy thì “Như thế mới thành người”
2. Phân tích, chứng minh, bình luận.
a. Phân tích.
- Trên cơ sở của việc giải thích thì ta phân tích theo từng ý như trên, làm cho vấn đề được sáng tỏ hơn
b. Chứng minh.
- Lấy dẫn chứng từ chính bản thân mình trong quá trình học tập, nghiên cứu, tìm hiêu và trong quá trình thực hành.
- Dẫn chứng từ những người xung quanh.
c. Bình luận.
- Trong xã hội ngày nay vẫn còn nhiều người trong qua trình học tập và thực hành (học->hành) đã: học chưa rộng, hỏi chưa thật kỹ, suy nghĩ chưa cẩn thận vì thế không phân biệt được rõ đâu là đúng, đâu là sai, đâu là tốt, đâu là xấu, ... cho nên khi làm việc, khi hành động sẽ không hết sức, không đạt hiệu quả mong muốn. Và vì thế cũng chưa thành người. (tức là người đã trưởng thành về nhân cách, năng lực)
- Tất nhiên, cũng đã có nhiều người trong xã hội xưa-nay đã làm được như vậy.
3. Mở rộng.
III. KTVĐ
- Khẳng định sự đúng đắn, ý nghĩa giáo dục, vai trò, tầm quan trọng và tác động của lời dạy trên đối với mọi người trong quá trình học tập, lao động, công tác...
- Bài học bản thân.

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:(1) Vấn đề nhìn nhận đánh giá đúng vị trí, vai trò của lịch sử là vô cùng quan trọng bởi vì lịch sử chính là điểm tựa của chúng ta, là nơi hội tụ, kết tinh những giá trị tinh thần vô giá của dân tộc. Lịch sử giúp cho chúng ta có quyền tự hào và tin tưởng vào truyền thống anh hùng, bất khuất, mưu trí, sáng tạo...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:

(1) Vấn đề nhìn nhận đánh giá đúng vị trí, vai trò của lịch sử là vô cùng quan trọng bởi vì lịch sử chính là điểm tựa của chúng ta, là nơi hội tụ, kết tinh những giá trị tinh thần vô giá của dân tộc. Lịch sử giúp cho chúng ta có quyền tự hào và tin tưởng vào truyền thống anh hùng, bất khuất, mưu trí, sáng tạo của tổ tiên và hy vọng vào tiền đồ, tương lai tươi sáng của dân tộc. Chính vì vậy, tất cả chúng ta cần phải hăng hái, tự giác học lịch sử nước nhà để có thể đón nhận được những thông tin, tiếp thu được những kinh nghiệm quí báu từ xa xưa vận dụng vào cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng Tổ quốc.

(2) Lịch sử không chỉ truyền dạy cho chúng ta nguồn gốc con Rồng, cháu Tiên mà lịch sử còn tiếp thêm sức mạnh cho chúng ta, truyền lại cho chúng ta quá khứ vẻ vang của dân tộc. Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, thời nào đất nước ta cũng xuất hiện những nhân tài có công trị nước yên dân, xây dựng cuộc sống thanh bình, hạnh phúc. Đặc biệt là những khi Tổ quốc bị xâm lăng, từ những người nông dân áo vải bình dị đã sản sinh ra nhiều anh hùng hào kiệt có lòng yêu nước nồng nàn, có tài cầm quân thao lược đánh Bắc, dẹp Nam giữ yên bờ cõi, trở thành tấm gương sáng, để lại tiếng thơm cho muôn đời.

(TS. Phạm Ngọc Trung, Học viện Báo chí và Tuyên truyền)

Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào?

Câu 2. Trong đoạn (2), tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận nào?  

Câu 3. Nêu nội dung chính của đoạn trích

Câu 4: Anh/chị hãy nêu vai trò của môn lịch sử trong trường THPT theo quan điểm riêng của mình.Trả lời trong khoảng 5-7 dòng. 
 

0
13 tháng 9 2018

Dàn ý của bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ:

- Giới thiệu khái quát về đoạn thơ, bài thơ

- Phân tích cụ thể khổ thơ, đoạn thơ

- Nêu nét đặc sắc nghệ thuật của khổ thơ, bài thơ

- Đánh giá khái quát và khẳng định giá trị riêng của đoạn thơ, bài thơ

10 tháng 12 2021

em xin lỗi, emko biết. Em mới học lớp 5 à.