K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 10 2021

Trong vườn nhà em trồng một cây mít, cây cao khoảng 4 mét, tán lá xum xuê, xanh tốt che rợp bóng râm cho cả một góc vườn. Thân cây mít to lớn mà một vòng tay em ôm không xuể, bao bọc lấy thân cây là lớp vỏ rất dày, xù xì màu xám đậm. Lá mít to tròn, bề mặt nhẵn bóng, mặt dưới của lá in hằn những đường gân. Quả mít tròn như quả bóng nhưng lớp vỏ lại chi chít gai nhọn. Khi còn non mít có màu xanh, khi chín mít ngả màu sang nâu và có mùi thơm vô cùng đặc trưng. Khác với lớp vỏ xù xì, những múi mít lại vàng ươm, thơm ngon và bổ dưỡng vô cùng. Khi đố nhau về quả mít, trẻ con chúng em thường hỏi nhau bằng câu "Quả gì mà gai chi chít. Xin thưa rằng quả mít".

19 tháng 3 2018

A, 

Bài tham khảo 1

Khu vườn nhà em có rất nhiều loại cây, nào cây na, cây ổi, cây mít nhưng cây em thích nhất vẫn là cây đu đủ vì nó là kỉ niệm duy nhất để em nhớ về ông. Ông em đã mất rồi nên em không còn được nhìn thấy ông nữa, em chỉ biết rằng cây đu đủ này chính là do ông em trồng nên. Ông phải đi mua hạt giống tận một nơi xa khác để về ươm lên thành một cây đu đủ to lớn như bây giờ.

Cây đu đủ nhà em không cao lắm chừng khoảng hai mét thôi, cành lá của nó trông rất đặc biệt. Em yêu nó rất nhiều và cũng nhớ đến ông rất nhiều. Thân cây đu đủ không to đùng như cây ổi, cây mít, không có nhiều cành nhiều trẽ như cây na mà nó chỉ có một thân cây duy nhất, nó nhỏ hơn những thân cây kia rất nhiều, thân của nó chỉ nhỏ khoảng hai nắm tay người lớn phần gốc của nó phình to hơn. Đến phần ngọn thì chúng nhỏ dần lại, càng lên ngọn lại càng nhỏ. Thân của nó có những vằn vằn mờ mờ ngang thân cây.

Cành lá của nó cũng rất lạ so với những cành lá khác. Nó rất ít cành và cành của nó cũng rất nhỏ, những cái cành như những cánh tay dài thẳng tắp mà nhỏ búp măng đẹp như tay của một cô gái xinh đẹp. chiếc lá của nó rất lạ, hình lá không giống với bất kì một cây nào. Những chiếc lá mang to nhưng lại chia thành những phiến lá nhỏ hơn trông thật là, nó giống như bàn tay của một người nông dân lực điền tuy nhiên lại rất mỏng. Đôi lúc nhìn nó giống như những cánh quạt của những bậc vua quan của những triều đại thời xưa. Lá đẹp nhất khi sương sớm đến, những hạt sương vương đầy trên những chiếc lá như làm nó tươi xanh đẹp hẳn lên. Những hạt nước nhỏ không làm cho lá thấm nước, cứ dính đầy trên đấy đợi nắng đến mới chịu rời khỏi lá cây theo nắng bay đi. Những ngày mưa chiếc lá nghiêng xuống cho dòng nước chảy xuống đất, đên khi mưa tạnh rồi còn vài hát vẫn cố níu kéo mà bám vào chiếc lá nhỏ từng giọt tí tách chậm rãi.

Những mùa quả đến những quả xanh ngon mọc bám thành chùm trên thân cây của đu đủ. Khi chín nó có màu vàng , bổ ra có những hạt đen mềm nhìn như những hạt vòng vậy. đặc biệt khi ấy đu đủ mềm và mát ngon lắm.

Em thấy yêu thêm cây đu đủ nhà em, nó không những mang đến những quả trái cây ngọt lành mát dịu, không những làm đẹp cho khu vườn xinh tươi nhà em mà còn giúp em nhớ về ông.

Bài tham khảo 2

Trong rất nhiều những cây đu đủ được trồng trong nhà em thích nhất đó là cây đu đủ, nó được bố em trồng trước nhà và chăm bón rất cẩn thận.

Cây đu đủ có thân cây to nhưng thuộc loại thân mềm bên trong có những sợi xơ được kết nối với nhau, những sợi xơ đó được kết nối theo một trật tự và tạo nên những mạch kết nối riêng, hình ảnh thân cây đu đủ cao và dài nó rất thẳng, thân của nó có màu xanh, và lá của cây đủ đủ có hình ngôi sao, lá to và có nhiều bản, trong cây đủ đủ có ngọn đủ đủ đó là nơi chứa những hoa đu đủ và những lá đu đủ, quả đu đủ thường ra ở chỗ trên thân cây, cây đu đủ có rất nhiều nhựa, mỗi lần chỉ cần dùng tay cậy nó là nhựa đu đủ lại chảy ra nhựa đó là những hình ảnh của cây đu đủ, đu đủ có màu xanh khi nó chưa chín và khi chín nó có màu vàng, hình ảnh của quả đu đủ thường được mọc theo từng chùm, và những chùm đó ra rất nhiều quả, quả của cây đu đủ có dạng giống quả hồ lô, nó dài, trong quả cũng chứa rất nhiều nhựa, ông hay còn gọi là tàu đu đủ bên trong rỗng nó chỉ là có một cái vỏ bao bên ngoài là một cái ống hút, nó được mọc ra từ thân cây đu đủ, ngọn đu đủ thường tỏa ra các nhánh khác nhau.

Rễ của cây đủ đủ có màu xám nó rất dài và thường thì cứ hễ trời mưa là rễ nó nổi lên bởi nó thuộc loại rễ ăn nổi, quả đu đủ khi xanh động tay vào rất ngứa, và hình ảnh đó đã tạo nên những nét gần gũi cho con người, hình ảnh cây đu đủ đã thể hiện được những loại quả ngon bởi quả đu đủ có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, quả đu đủ khi xanh có thể dùng đê luộc, khi chín có thể dấm để ăn như một loại quả có rất nhiều vitamin, hình ảnh của cây đu đủ rung rinh trước nhà tạo cho em nhiều ấn tượng tốt, khi nó rất sai quả và quả của nó chín ăn rất thơm và cực kì ngon. Hoa đu đủ có màu trắng, nó thường ả theo từng chùm và mỗi chùm có rất nhiều quả hình ảnh của cây đu đủ tạo nên những ấn tượng mạnh mẽ bởi hương thơm của hoa đu đủ cũng tạo nên những ấn tượng mạnh mẽ khi có cơn gió bay qua thì hương đu đủ đã tạo nên những nhịp điệu riêng và tạo nên những ấn tượng mạnh mẽ.

Em rất thích cây đu đủ ở trước nhà em, nó mang một vẻ đẹp bình dị và có nhiều ấn tượng mạnh mẽ, cây đu đủ sai và rung rinh trước nhà tạo cho em không gian sống rất trong lành và thoải mái.

Bài tham khảo 3

Ngay ở giữa vườn, ba em trồng một dãy năm cây đu đủ. Cây nọ cách cây kia độ hơn một mét.

Đó là giống đu đủ lùn, dễ sống và rất mau ra trái. Cây chỉ cao hơn đầu em một chút. Thân cây màu nâu mốc. Dấu vết của những cuống lá đã rụng in chi chít trên thân. Cuống lá là một ông rỗng và dài, mọc từ thân ra.

Chúng em thường lấy cuống lá, cắt ngắn độ gang tay, vát nhọn một đầu làm kèn thổi rất vui tai. Lá đu đủ lớn giống như một bàn tay khổng lồ. Từ nách các cuống lá, những bông đu đủ màu trắng ngà, lớn như ngón cái đá nhú ra. Trái non bé xíu, lọt thỏm giữa những cách hoa. Trái lớn rất nhanh, màu xanh thẫm. Hàng chục trái lớn nhỏ đeo chi chít, san sát bên nhau xung quanh ngọn trông thật thích mắt.

Lúc đu đủ chín cây, hái xuống để một vài ngày, trái sẽ có màu vàng thẫm vị ngọt và thơm, ăn rất bổ. Cây đu đủ là loại cây rất quen thuộc với mọi người.

Em rất thích hàng cây đu đủ của nhà em.

Bài tham khảo 4

Gia đình em có một mảnh vườn nho nhỏ ở phía sau nhà. Trong vườn ba em đã trồng nhiều loại cây ăn quả như cam, xoài, nhãn, ổi, mít,... Tuy nhiên, em lại thích nhất cây đu đủ lớn ở góc vườn.

Thân cây đu đủ tròn và cao như cây cột. Trên cây có nhiều "vết sẹo" do những cuống lá già rụng để lại. Đu đủ không có cành chỉ có lá. Mỗi lá có một cuống hình tròn, rỗng. Em có thể lấy cuống lá này làm thành một cái kèn thổi chơi. Phiến lá rộng, chia nhỏ làm năm nhánh và xòe rộng ra như một bàn tay. Hoa đu đủ có cánh dày, màu trắng, mọc từng chùm.

Những cây đu đủ này rất sai quả. Quả mọc chi chít quấn quanh thân cây và nằm hầu hết ở phần trên của thân cây giống như đàn heo con đang tranh nhau bú. Những quả ở phía trên vừa nhỏ vừa có màu xanh non. Những quả ở phía dưới lớn hơn và vỏ có màu xanh đậm. Quả đu đủ dài, một đầu lớn, một đầu nhỏ. Khi quả chín, vỏ có màu vàng cam và ấn tay vào thấy hơi mềm. Khi ăn đu đủ, em lấy dao gọt hết vỏ đi rồi xẻ dọc quả ra. Ruột đu đủ chín có màu vàng hoặc đỏ, ai nhìn cũng có cảm giác ngon lành. Phía trong của ruột có nhiều hạt màu đen, cần gạt bỏ đi trước khi ăn. Hạt này có thể giữ lại rồi đem gieo thành cây mới. Đu đủ chín ăn rất ngọt và có một mùi thơm riêng biệt. Đó là một loại thức ăn ngon và bổ dưỡng.

Khi đứng trước cây đu đủ đang sum sê những quả, lòng em dạt dào niềm vui. Nó là thành quả của bao ngày gieo trồng, vun xới. Nó chứa đựng nhiều mồ hôi và công sức của ba em nên em yêu quí nó vô cùng. Em thầm biết ơn ba đã đem đến cho em những mùa trái ngọt từ cây đu đủ thân quen.

B,

ả chiếc bàn học của em mẫu 1

Cuối năm học lớp Ba, bố tôi cũng đã cho thợ đến tân trang lại cái bàn của chị Hai cho tôi vì nó không phù hợp với lứa tuổi của chị nữa. Cái bàn giờ đây như vừa ở tiệm đồ gỗ về vậy: đẹp, xinh xắn đến dễ thương.

Chiếc bàn của em nhìn khá gọn gàng. Nó cũng vừa đủ chỗ cho một đứa trẻ như em ngồi học mà thôi. Mặt bàn là một tấm gỗ Cẩm Lai càng dùng lâu càng láng bóng. Với lại vừa rồi bác thợ mới thay áo mới cho nó trông nó càng bóng hơn, lại thơm cái mùi véc-ni dễ chịu nữa chứ. Mỗi lúc học bài mệt em thường gối má lên mặt bàn để cảm nhận ở nó sự tươi mát và hương thơm dìu dịu như hương huệ, hương nhài. Dưới bàn là một học tủ có ba ngăn, đó chính là cái kho sách truyện thiếu nhi và những đồ chơi của em. Mỗi ngăn em đựng một thứ, ngăn nắp, gọn gàng.

Chiếc bàn được đặt ngay ngắn cạnh cửa sổ có nắng gió hương hoa từ ngoài vườn thổi vào. Trên mặt bàn, góc phải, thường có một lọ hoa nhỏ nhỏ xinh xinh và một bông hồng nhung em hái từ ngoài vườn hoa vào cắm lên đó. Với em chiếc bàn thật gần gũi thân thương.

Văn mẫu tả chiếc bàn học của em 2

Năm nay em đã lên lớp Bốn. Do em phải học bài và làm nhiều bài tập về nhà, bố mẹ đã sắp xếp cho em một góc học tập ngăn nắp, thoáng mát. Đặc biệt hơn cả là cái bàn học xinh xắn đặt kề cửa sổ nhìn ra vườn cây xanh rợp bóng.

Bàn được làm bằng gỗ tạp, chưa phải là gỗ tốt nhưng nhờ được đánh véc-ni nên rất bóng loáng, cùng màu nâu sẫm như ghế và giá sách. Mặt bàn hình chữ nhật, bề dài đúng một sải tay em, bề rộng vừa đủ ba gang, hơi xuôi về phía em đặt ghế, tạo tư thế thoải mái khi em ngồi viết. Độ bóng của véc-ni càng làm nổi rõ những đường vân gỗ rất đẹp. Mép bàn phía trước có một đường rảnh dài, lõm xuống giúp em đựng bút, thước, tẩy... khỏi bị lăn xuống theo độ dốc của bàn. Bên dưới mặt bàn là một ngăn hộc khá rộng, em có thể kéo ra đóng vào dễ dàng khi nắm vào cái tay cầm bằng sắt. Trong ngăn hộc này, em đựng dụng cụ học môn kĩ thuật, bộ đò dùng học toán, nhiều hộp phấn viết bảng trắng lẫn màu, thậm chí có cả mớ dây thun tết hình con rết, nắm sỏi tròn để chơi ô quan... Bốn chân bàn là những thanh gỗ vuông to và cứng cáp, các góc mép được bào nhẵn. Ba thanh gỗ dẹp hơn đóng thành hình chữ H ở chân bàn phía gần mặt đất giữ cho các chân bàn được vững vàng chắc chắn hơn.

Mỗi khi học xong em thường thu dọn sách vở và các thứ trên mặt bàn cho gọn ghẽ rồi lau bàn bằng khăn vải mềm. Không bao giờ em lơ đễnh hay cố ý viết, vẽ bậy lên mặt bàn. Vì vậy mà dùng đã nửa năm bàn vẫn còn mới.

Em yêu quý cái bàn này lắm bởi ngày nào nó cũng cùng em học tập miệt mài. Áp má lên mặt bàn, em nghe mát rượi như có ngọn gió nào thổi từ khu rừng xa xưa nơi cây gỗ này sinh sống. Em tưởng như nghe được lời gió thì thầm nhắc nhở: "Cô chủ ơi, gắng học lên! Chúng tôi tin tưởng nhiều ở cô đấy nhé!".

Văn mẫu lớp 4: Tả chiếc bàn học của em 3

Khi bước vào học lớp Một, mẹ đã mua cho em một cái bàn ngồi học ở nhà thật gọn gàng và xinh xắn.

Bàn học của em được đặt ở ngay bên cửa sổ nhìn ra vườn cây. Tuy chỉ bằng gỗ bình thường nhưng bàn đã được đánh bóng và được phủ lên một màu nâu trông rất đẹp. Bàn có hình chữ nhật, dài một mét, rộng hơn nửa mét. Trên bàn phủ một tấm kính trắng, em lồng thời khóa biểu và mấy tấm ảnh của em cùng gia đình dưới tấm kính. Mọi thứ để trên bàn đều gọn gàng và ngăn nắp. Phía bên phải bàn em để cặp sách, ở giữa là lọ hoa hồng bằng ni lông màu đỏ tươi. Bàn có bốn chân vững chắc, không cao lắm, vừa tầm ngồi của em nên tạo cảm giác thoải mái khi ngồi học. Bàn có một ngăn kéo nhỏ, bên trong em để sách vở và đồ dùng học tập. Chân bàn và ngăn kéo đều được đánh vẹc-ni nhẵn bóng. Những tháng ngày qua bàn học giúp em ngồi học thật thoải mái, mỗi khi học xong em còn được nghe tiếng chim hót, tiếng gió thổi xào xạc ở ngoài vườn cây giúp cho tinh thần em thêm sảng khoái.

Em rất yêu cái bàn học này, nó đã trở thành người bạn thân thíết cùng em sớm tối học hành. Mỗi khi học xong em đều lau chùi rất cẩn thận và không bao giờ vẽ bậy, bôi bẩn lên bàn.

Bài tham khảo 4

Kể từ ngày chị Hai bước vào trường trung học phổ thông, em vào lớp Một, chị nhường lại cho em chiếc bàn nhỏ trong phòng học của chị. Ba đã mua cho chị một chiếc bàn mới cao hơn, vừa tầm với chị.

Và chiếc bàn nhỏ đã từng gắn bó với chị bấy lâu, nay được chuyển về góc học tập trong phòng em, nó đã trở thành ngườỉ bạn thân thiết của em từ dạo đó. Cuối năm học lớp Ba vừa qua, ba em đã cho thợ đến tân trang lại chiếc bàn. Trông nó giờ đây như vừa mới ở tiệm đồ gỗ về vậy, đẹp và xinh xắn đến dễ thương. Những chỗ bị trầy xước, loang lổ trên mặt bàn, góc bàn đã biến mất. Thay vào đó là một lớp áo mới vừa bóng vừa trơn lại thơm cái mùi Véc ni thật dễ chịu. Ngày nào em cũng dùng một tấm vải mỏng xoa nhẹ lên mặt bàn, chân bàn nên “tấm áo mới” của nó lúc nào cũng bóng loáng. Em còn để ở góc bàn một lọ hoa nho nhỏ và cắm vào đấy những bông đồng tiền xinh xinh. Chiếc bàn của em nhìn khá gọn gàng. Nó cũng chỉ đủ chỗ cho hai đứa trẻ như em ngồi mà thôi. Chiếc bàn được đặt ngay cửa sổ có nắng gió, hương hoa từ ngoài vườn theo gió đưa vào. Mặt bàn là một tấm gỗ cẩm lai, càng dùng lâu càng thêm bóng. Mỗi lúc học bài mệt, em thường gối má lên mặt bàn để cảm nhận hương thơm dìu dịu lâu ngày của vecni. Dưới mặt bàn là một cái hộc tủ lớn được gắn một cái nắm tay tròn mạ kền dùng để kéo ra, đóng vào. Ngăn bàn ấy chứa cả một “kho báu” của riêng em. Bên phải là những quyển sách giáo khoa và các tài liệu học tập. Ở giữa là những quyển tập và bên trái là ngăn đựng các đồ dùng học tập. Phía trước mặt bàn, ba gắn thêm một cái giá sách nhỏ xinh xắn rất kiểu cách, em dùng để các loại truyện thiếu nhi. Nhiều nhất là loại truyện tranh “Đô-rê-mon”, “Conan”…. Chiếc bàn được gắn chung với một cái ghế bằng gỗ thao lao cũng bóng loáng như mặt bàn vậy. Chỉ khác là nó không có những vân hoa như mặt bàn cẩm lai. Chiếc bàn đã trở thành người bạn thân của em như hình với bóng, chỉ trừ lúc em đến trường mà thôi.

Em rất yêu chiếc bàn của mình bởi nó chính là “bệ phóng” đưa em đến với những thành công trên con đường học tập.

Bài tham khảo 5

Năm nay, trường em được Sở Giáo dục cấp một số kinh phí sửa sang lại các lớp học và xây thêm một số phòng học mới. Chúng em vinh dự được học ở lớp mới với những bộ bàn ghế hai chỗ ngồi thật xinh xắn và tiện lợi.

Bàn học của chúng em được làm bằng chất liệu gỗ ván ép cao cấp. Mặt bàn được lợp một lớp dầu bóng trông mới đẹp làm sao! Em ngồi tì lên mặt bàn thấy mát lạnh và thơm thơm mùi gỗ mới. Mặt bàn rộng khoảng sáu mươi phân và dài độ một mét rưỡi nên ngồi học rất thoải mái. Kiểu bàn mới bây giờ không làm nghiêng thoai thoải như trước đây mà tạo thành một mặt phẳng song song với mặt đất và rất vừa với tầm ngồi viết, không phải ngóng lên hay gò lưng lại gò bó như kiểu bàn năm chỗ ngồi. Nó gọn và nhẹ tạo điều kiện để chúng em xê dịch hoặc sắp xếp lại theo yêu cầu của từng tiết học, tiết kiệm được rất nhiều thời gian. Phía trước mặt bàn, người ta khoét một rãnh khuyết chỗ chúng em để bút khỏi bị lăn xuống đất. Ở dưới mặt bàn người ta chia ra hai ngăn vừa đủ để chúng em bỏ cặp vào thoải mái gọn gàng. Cái ghế hai chỗ ngồi cũng thật là đẹp, cũng bóng loáng như mặt bàn. Nó rất nhẹ, mỗi đứa chúng em chỉ cần cầm một tay cũng có thể nhấc lên, không phải như loại ghế năm chỗ ngồi, muốn di chuyển đi đâu, phải ba, bốn đứa ì à ì ạch mới nhấc được. Vì vậy, được trang bị bộ bàn ghế mới, chúng em rất phấn khởi. Buổi sinh hoạt lóp lần nào, cô giáo chúng em cũng đều căn dặn: “cần giữ gìn và bảo vệ bàn ghế cho sạch đẹp, không vẽ bậy, cào xước làm hỏng mặt bàn. Đó là ý thức trách nhiệm bảo vệ của công của mỗi học sinh.

Bài tham khảo 6

Từ khi chuyển đến nhà mới, mẹ đã mua cho em một bộ bàn ghế cá nhân để ngồi học ở nhà.

Đó là một chiếc bàn nhỏ xinh xắn được làm bằng gỗ thao lao. Mặt bàn là một hình chữ nhật, chiều dài khoảng một mét hai, chiều rộng khoảng bảy mươi phân được quét bởi một lớp véc ni màu gạch sậm, bóng loáng. Phía dưới mặt bàn là một cái tủ con con được chia làm nhiều ngăn, em dùng để các đồ chơi hàng ngày và một số đồ dùng học tập. Cái tủ được thiết kế hằng hai cánh cửa lùa nên rất tiện sử dụng. Phía trên mặt bàn, trước chỗ ngồi học là một cái giá sách tí hon được làm bằng gỗ dán ép có nhiều ngăn. Mỗi ngăn em sắp xếp các loại sách khác nhau: sách giáo khoa, sách tư liệu tham khảo, sách truyện thiếu nhi… theo thứ tự nhất định. Cạnh cái tủ sách là một bình hoa nhỏ mà em thường cắm vào đó một vài bông hồng tươi hái từ vườn hoa trước sân nhà. Em thường trang trí bàn học tập ở nhà của em như vậy đó. Nó là cái thế giới riêng trong phòng em. Các bạn đến thăm em cũng thường ao ước có một cái bàn như thế để học. Bàn học của em được kê ngay bên cửa sổ nhìn ra ngoài vườn hoa phong lan của bố mẹ. Mỗi buổi sáng, em thường thấy mấy chú bướm cứ nhởn nhơ đi tìm hoa hút mật.

Em rất yêu phòng học của mình nơi có chiếc bàn đã từng gắn bó với em bao kỉ niệm buồn vui của thuở thiếu thời.

Bài tham khảo 7

“Đến giờ rồi, học bài thôi”. Ai nói thế nhỉ? Nhìn xung quanh không thấy một bóng người. Lạ thật! Tiếng nói lại cất lên: “Đến giờ rồi, học bài thôi!”, vọng từ góc học tập của em.

À, ra là cậu Bàn. Em vội ngước nhìn đồng hồ treo tường. “Mười chín giờ ba mươi rồi ư?” Thảo nào cậu ta nhắc mình là phải. Em vội bước vào góc học tập cạnh cửa sổ nơi cậu Bàn đã “tọa lạc” ba năm nay và bây giờ cậu đang cùng em bước sang năm thứ tư của bậc Tiểu học. Chiếc bàn chỉ độ hai chỗ ngồi và rất vừa tầm với lứa tuổi của em. Nó được đóng liền với ghế. Mặt bàn là một hình chữ nhật, chiều dài độ một mét và chiều rộng khoảng sáu mươi phân, được làm bằng một thứ gỗ quý. Hon ba năm rồi, tấm áo khoác của cậu tuy có sờn đôi chỗ nhưng vẫn bóng loáng như ngày mới về. Chẳng có ngày nào em quên vuốt ve, vỗ về cậu bằng một chiếc chổi lông và chiếc khăn bông. Trên mặt bàn lúc nào cũng có một lọ hoa tươi nho nhỏ, có thể là một bông hồng nhung Đà Lạt hoặc một vài nhành layơn rực thắm để góc bàn. Dưới mặt bàn là một chiếc tủ có khóa được gắn chung với bàn. Tủ có hai tầng và ba ngăn. Tất cả sách truyện thiếu nhi, nhiều nhất là truyện tranh Đôrêmôn, Conan, Ninja loạn thị, kế đến là truyện cổ tích, truyện Anđécxen… được xếp vào tầng trên, ở dưới có ba ngăn. Ngăn bên phải là những cuốn tập học, ngăn giữa là sách giáo khoa. Còn lại ngăn bên trái, em để các đồ dùng học tập và mấy con búp bê, xe điện tử… Chúng được xếp gọn gàng và ngăn nắp đâu vào đấy.

Chiếc bàn đã gắn bó với em suốt ba năm qua, và bây giờ lại cùng em cần mẫn, miệt mài bên những bài toán khó, những đoạn văn hay, những truyện kể hấp dẫn, san sẻ cùng em những niềm vui trong học tập​​​

  •  
20 tháng 10 2018

Bước vào năm học mới, mẹ mua cho em một cây bút chì, trông nó thật xinh xắn và dễ thương.

Cây bút còn thơm mùi gỗ và nước sơn. Nó dài hơn một gang tay, thân bút tròn và to hơn chiếc đũa. Bút chì sơn màu vàng óng. Trên màu vàng ấy, nổi bật một hàng chữ xanh: BÚT CHÌ HỒNG HÀ.

Một đầu bút chì có miếng tẩy nhỏ màu hồng phấn. Em quay đầu kia lên xem thấy ruột bút chì nhỏ, tròn, đen nằm chính giữa chạy dài theo thân gỗ. Em lấy cái chuốt bút chì gọt nhẹ và xoay tròn trên cây bút, những mảnh gỗ mỏng, nhỏ dài chạy ra để lộ ruột bút chì đen nhánh. Em liền cầm bút vẽ thử một chú chuột Mickey trên trang giấy trắng. Nét bút đen, đậm nhạt theo nét vẽ hiện dần lên trông thật đẹp mắt.

Không biết từ lúc nào, chiếc bút chì đã trở thành người bạn thân thiết của em. Mỗi ngày đến lớp bút giúp em gạch hàng, chữa bài hoặc vẽ mỹ thuật. Sử dụng xong em đều cẩn thận cho bút vào hộp để khỏi bị gãy ngòi.

22 tháng 3 2019

Trường em trồng rất nhiều những loài cây bóng mát như cây bàng, cây hoa sữa, cây sấu,...nhưng em yêu thích nhất là cây phượng vĩ ở góc sân, nơi chất chứa biết bao kỉ niệm của tuổi học trò.

Cây phượng vĩ nằm ở ngay gần cổng trường, cao hơn dãy nhà học bốn tầng. Cây đã đứng đó từ bao lâu rồi em không biết, chỉ biết là, từ khi em vào trường, cây đã to lắm rồi. Thân cây to, sần sùi màu nâu thẫm mang theo dấu ấn nắng mưa của thời gian nên trên thân có những vết nấm mốc, đôi chỗ bị tróc một ít vỏ cây. Gốc cây xù xì, nổi lên trên mặt đất những chiếc rễ to như những con trăn nhỏ. Từng chiếc rễ giống như những chiếc ghế ngồi lí tưởng để lũ học trò chúng em ngồi mỗi giờ ra chơi. Phía trên, những cành cây to, rắn chắc tỏa ra tứ phía như những cánh tay người. Bao trùm lên đó là tán lá rộng, xòe ra.

Lá cây phượng to nhưng mỏng, chia ra làm các nhánh lá nhỏ li ti, thưa thớt. Lá có màu xanh nhạt, lá già thì ngả vàng. Mỗi khi chị gió nhẹ thoảng qua, từng đợt "mưa lá" lại rũ xuống mặt đất, tạo nên những thảm lá nhỏ trên một góc sân. Lũ học trò chúng em thỉnh thoảng lại nhặt những chiếc lá cây rụng cành, tuốt ra rồi tung lên làm pháo bông hoặc đem ép vào những trang sách. Khi đến mùa hè hoa phượng nở, những chùm hoa đỏ rực nở rộ, bông nào bông đấy đua sắc đỏ rực rỡ dưới ánh nắng mặt trời. Hoa phượng có năm cánh ôm lấy ở giữa là nhụy hoa. Từng bông phượng như những đốm lửa nhỏ, từng chùm hoa phượng lại giống như những bó đuốc đang cháy rực rỡ trên cành.

Người ta vẫn thường nói, hoa phượng gắn liền với tuổi học trò, với sự chia ly. Phải chăng vì hoa phượng thường nở đúng vào mùa hè, mùa của tựu trường. Cây phượng đã đứng đó, chứng kiến biết bao lứa học trò trưởng thành, bao cuộc chia ly của những em học sinh tốt nghiệp, bao nụ cười, bao giọt nước mắt. Cây phượng đã gắn bó với chúng em từ rất lâu rồi. Vào mỗi giờ ra chơi, chúng em lại rủ nhau ngồi dưới gốc phượng trò chuyện, tâm sự, từng tốp học sinh đứng đá cầu, nhảy dây dưới gốc cây. Biết bao kỉ niệm tươi đẹp đều ở dưới bóng cây này.

Cây phượng như một người bạn gắn liền với tuổi học trò của em. Màu đỏ của hoa phượng lại khiến em bồi hồi mỗi khi nhớ về. Dù bao năm trôi qua, cây vẫn cứ tươi tốt như vậy, chống chọi lại bao mưa, nắng của cuộc đời. Dù đi đâu xa, em cũng sẽ không bao giờ quên hình ảnh cây phượng nơi góc sân trường năm nào.

22 tháng 3 2019

                                                             BÀI LÀM

              Tết vừa qua,bố cho tôi lên Nhật Tân xem vườn đào nổi tiếng của Hà Nội.Hôm ấy là sáng 25 Tết,trời lành lạnh và tạnh ráo

      Dọc hai bên con đường nhựa,những luống đào chạy dài tít tắp.Đào bạt ngàn.Lúc đầu,tôi như choáng ngợp giữa vườn đào mênh mông nhưng sau quen dần,vừa chạy chơi vừa tìm kiếm một cây đẹp để nói bố mua.Tôi dừng chân  trước một cây đào đứng khiêm nhường phía cuôi của một luống.Cây không cao,chỉ vượt một chút qua đầu tôi nhưng các cành uốn lượn trông thật đẹp.Cây đã được bàn tay ai đó chăm sóc đặc biệt

      Gốc đào chỉ to hơn cổ tay tôi một chút và càng lên cao thân càng nhỏ dần.Thân nâu xám và bóng ,có chỗ sủi nhựa quánh như keo đặc.Cách mặt đất chừng 4 tấc,đào đã bắ đầu tỏa nhánh.Ai đó đã khéo léo uốn nắn các cành chụm lại tạo thành hình một con hạc đang hếch mỏ lên trời.Trước Tết một tháng,đào đượ tỉa hết lá nhưng nay trên mỗi cành,nhanh đã chi chít những nụ hồng, chấm hồng  và đó đây,những bông hoa năm cánh đang mảnh mai nở nụ cười hồng trong nắng sớm.Sương chưa tan hẳn,còn lấm tấm trên cành,trên nụ,trên hoa.Dưới ánh nắng sớm,nụ và hoa như sáng hơn,tươi hơn.Người đi ngắm cảnh,người chọn,mua hoa cười nói râm ran,áo quần đủ kiểu,đủ màu.Khuôn mặt ai nấy cũng hồng hào,rạng rỡ như bông đào đang nở.

        Tết đến,mọi nhà đều thích có một cây đào,nhành đào.Cây đào,nhành đào thắm tươi sẽ đem lại niềm vui,hạnh phúc và bình an cho mỗi người.

                                                                                                                                                Tác giả bài văn

                                                                                                                                          PHẠM KHÁNH NGÂN    

               Mình không chép trên mạng hay ở đâu đâu nha,mình tự làm đó!

https://vndoc.com/van-mau-lop-4-ta-mot-loai-cay-an-qua-ma-em-thich/download

21 tháng 3 2019

Nhìn hoa phượng vĩ trên cây

Nhớ thời cắp sách thơ ngây đến trường

Hè về lưu luyến vấn vương

Chuyền nhau lưu bút thân thương trao lời

           Sân trường em có biết bao loài cây từ bằng lăng, cây bàng, rồi cả những loài hoa trong bồn nhưng ấn tượng sâu sắc với em hơn cả là cây phượng vĩ trong sân trường. Từ 5 trước, khi em lần đầu tiên bước chân vào ngôi trường thân yêu này, cây phượng vĩ đã đứng sừng sững trong sân từ lúc nào.

            Nhìn từ xa cây  phượng vĩ chẳng khác gì một chiếc ô xanh khổng lồ tỏa bóng mát xuống sân trường. Nghe các thầy cô kể lại, cây đã đứng che mưa, chắn gió cho nơi này gần hai mươi năm nay. Biết bao kỉ niệm từ những ngày mới thành lập trường tới bây giờ cây đều chứng kiến hết cả.

            Thân cây phượng vĩ cao lớn, bề mặt sần sùi, nổi lên nhiều khối u, chúng  em thường lại gần ôm lấy thân cây, một vòng tay của chúng  em cũng không thể ôm trọn được một vòng cây. Cành lá của cây xanh mướt, xum xuê và tản ra nhiều tán xung quanh. Lá cây nhỏ li ti, xanh mướt, hình ảnh từng chiếc lá phượng nhỏ li ti bay là là trong gió tạo nên khung cảnh mĩ lệ, thật khó quên. Rễ cây to lớn, sần sũi, cắm sâu vào dưới lòng đất để hút chất dinh dưỡng, một phần rễ trồi lên trên mặt đất thành những khối u. Đang độ vào hè nên từng tán cây đã bắt đầu lấp ló sắc đỏ rực rỡ của hoa phương. Hoa phượng cánh mỏng manh, màu sắc đỏ thắm thật sự thu hút chúng em. Cứ vào độ này, lồng xe đạp của chúng em lại đặt vài nhành phượng vào làm kỉ niệm.

            Cây phượng giống như một nhân chứng của thời gian, mặc cho thời gian trôi chảy, bao thế hệ học sinh đã tới rồi rời đi, cây phượng vẫn đứng sừng sững tại nơi này. Đã năm năm kể từ khi em bước chân vào ngôi trường này, biết bao kỉ niệm, bao vui buồn ở đây đều có cây phượng là chứng nhân cả. Kỉ niệm những buổi ra chơi, chúng em chơi đùa xung quanh cây phượng, những ngày thi vất vả, đem sách ra ngồi dưới gốc cây phượng, cây như vỗ về những áp lực, mệt mỏi của chúng em.

            Sau này xa trường rồi, ngoài thầy cô, bạn bè và những kỉ niệm đã có ở nơi này, có lẽ cây phượng cũng là một phần kỉ niệm sâu sắc mà cả đời này em cũng chẳng thể nào quên được.

29 tháng 10 2017

văn thì bảo toán

29 tháng 10 2017

Mưa đến quá nhanh. Gió thổi mỗi lúc một mạnh, cơn mưa ào ào kéo tới. Mưa sầm sập. Mưa trút nước ào ào. Đất trời mù mịt trong màn mưa trắng xóa. Mưa trút xuống mái nhà, tuôn ào ào xuống cái máng nước, chảy tràn ra đầy sân, đầy ngõ. Mưa rơi bùng bùng trên lá sen xanh. Mưa gõ trống bong bong vô hồi kì trận trên lá chuối tơ. Cây cối hả hê đón cơn mưa rào đầu hạ, được tắm mát và uống nước thỏa thích Khóm chanh khép lá, khóm bưởi khép cành như đứng rung bảo vệ chở che chùm trái lúc lỉu. Khóm dừa, lũy tre xõa tóc bơi trong mưa gió. Cây lá trong vườn được tắm gội, mắt lá sáng bừng lên mơn mởn xanh. Mưa làm hồi sinh vạn vật.

Lộp độp, lộp độp. Mưa rồi. Cơn mưa ào ào đổ xuống làm mọi hoạt động dường như ngừng lại. Mưa ào ạt. Mưa như trút nước xối xuống tầm tã. Đất trời mù mịt, trắng xóa trong màn mưa. Cây cối hả hê đứng tắm mát trong mưa. Cây cỏ sáng ngời lên xanh biếc. Gió thổi mạnh, mưa quất vào cửa sổ, mưa dội xuống mái nhà, xuống mặt sân ầm ầm. Nước chảy cuồn cuộn khắp các rãnh cống. Tiếng sấm ì ầm từ Tam Đảo, Ba Vì xa xa vọng lại. Thật mát mẻ và thích thú biết bao. Một lát sau, mưa ngớt dần rồi tạnh hẳn.

Ánh nắng lại chiếu sáng rực rỡ trên những thảm cỏ xanh. Nắng lấp lánh như đùa giỡn, nhảy nhót với những gợn sóng trên dòng sông Nhuệ. Mấy chú chim không rõ tránh mưa ở đâu giờ đã đậu trên cành cây cất tiếng hót véo von. Chị gà mái tơ lông vàng mượt vừa đi vừa kêu "coóc.. COÓC...". Chú gà trống khoác bộ áo tía sặc sỡ, chiếc mào đỏ rực, cái đuôi vàng điểm đen uốn cong dạo bước đi theo người đẹp. Đàn gà con líu ríu chạy theo gà mẹ đi tìm mồi quanh sân quanh vườn. Chú mèo khoang ngồi cạnh cửa sổ, nâng bàn tay trắng muốt lên rửa mặt; cái đuôi tam thể uốn cong, lâu lâu lại rung lên làm duyên.

Sau cơn mưa, có lẽ cây cối, hoa lá là tươi đẹp hơn tất cả. Được tắm mát và uống nước hả hê sau những tháng ngày nắng hạn. Gió thổi, lá reo. Ánh nắng làm cho ngọn cây, vòm lá lấp lánh, biêng biếc. Cây bưởi, cây chanh, cây hồng xiêm như được khoác áo mới màu xanh tươi mỡ màng. Sau cơn mưa, vườn bà em sum sê cây trái. Những chùm cam chanh trĩu quả căng tròn mọng nước ngọt.

Con đường trước cửa đang khô dần. Trên đường, xe cộ qua lại nườm nượp như mắc cửi. Trẻ con đi học về nói cười lao xao. Những gánh quà rong xúm xít người vây quanh. Cái ghế đá trên công viên đã có nhiều người ngồi chơi ngắm cảnh. Vài ba cô thiếu nữ ăn mặc thật đẹp, nắm tay nhau dạo bước trên các lối viền quanh luống hoa. Góc phố, mấy cô bé đang chơi nhảy dây. Những bím tóc tun ngủn vung vẩy theo từng nhịp chân nhảy.

Không khí mát lành. Bầu trời sáng trong, bao la.



 

Trường tôi có trồng nhiều cây, mỗi cây có vẻ đẹp và biểu lộ những nét đẹp riêng. Cây phượng nở hoa đỏ rực báo hiệu mùa hè về. Cây thông, cây phi lao vươn cao thẳng tắp được trang trí thêm những bóng đèn điện để chào đón mùa Noel về. Chậu hoa mai ở ngay cổng trường có sắc hoa vàng rực rỡ chào đón mùa xuân, nhưng em thích cây bàng hơn, Bàng là những cái dù khổng lồ ở sân trường che nắng cho chúng mình nô đùa đặc biệt che cái nắng chang chang vào buổi chào cờ mỗi thứ hai.

Từ cổng vào bạn sẽ thấy hàng cây sao đứng xếp hàng như đội quân tập nghi thức Đội. Những cây Bàng trông như những bà mẹ với dáng đứng thẳng và xòe ra những tán lá xanh mát. Đến gần, nổi bật trước ta là thân cây cao to, những tán lá dày đặc, xanh ngắt che rợp cả một khoảng đất rộng.

Gốc cây to màu nâu xỉn, nhô lên những cái mắt to như gáo dừa. Mấy rễ lớn trồi lên như cái ghế tự nhiên mời gọi chúng tôi ngồi lên đề nghỉ chân.

Thân cây to gần một vòng tay ôm, vỏ màu xám, nham nhám, nhiều vết trầy xước. Trên cao có nhiều cành lớn chìa ngang hoặc chênh chếch tạo thành nhiều tầng tán lá.

Lá bàng mọc từng chùm từng năm chiếc một, lá to bằng bàn tay, hình bầu dục, gân lá giống như khung xương con cá. Tán lá từng tầng từng tầng xếp đều che bóng mát tựa như mái ngói vảy cá.

Mùa thu là từ màu xanh thẫm chuyển sang màu đỏ pha nâu. Khi gió thổi mạnh, những chiếc lá lìa cành chao đảo rơi xuống. Mùa đông lá bàng cong cong như những chiếc bánh đa nướng cháy.

Khi xuân sang, chồi non lộc mới nhú lên, những lá non xòe khắp các cành trông như một bày chim.

Tôi không thể quên ơn cây bàng đã cho tôi giấc ngủ tuổi thơ những ngày tôi còn học bán trú, mỗi trưa tiếng lá kêu xào xạc, lá bàng phe phẩy như như có ai quạt cho chúng tôi ngủ trọn giấc trưa.

Ngồi từ lớp học, đôi khi tôi hay mơ màng nhìn qua ngọn, những cây bàng về phía xa xăm một nóc nhà thờ Dòng Mân Côi đẹp nguy nga và lộng lẫy. Ở đấy, có các cô giáo dạy dỗ tôi những ngày chập chững bước vào đời. Nhớ về những buổi tôi, bạn bè và các cô trong trường dâng hoa cho Đức mẹ. Những buổi tập vất vả với đoàn dâng hoa lên đến cả ngàn người.

Cảnh đẹp hùng vĩ ngay giữa thành phố Hồ Chí Minh này làm sao tôi tả hết được bằng lời văn trong khi lòng tôi tràn ngập những kỷ niệm trên và dưới tán cây bàng trường tôi.

8 tháng 4 2021

Bài văn tả cây cối - Tả cây hoa

Tả cây hoa hồng

Nếu như mùa xuân là mùa của muôn hoa thì mùa đông mới là mùa của hoa hồng.

Hoa hồng nhung là "nữ chúa các loài hoa". Hoa hồng nhung không mọc xùm xòa thành bụi, thành khóm tự nhiên mà được trồng riêng lẻ. Rễ cây nhỏ và dài, ngày đêm tận tụy hút chất dinh dưỡng từ lòng đất mẹ nuôi cây. Thân cây mảnh mai, trông có vẻ yếu ớt nhưng thật ra lại rất cứng cáp, chẳng thế mà nó có thể đỡ trên mình cả một thảm hoa dày đặc. Những chiếc lá xanh bóng khỏe được mẹ thiên nhiên ban cho những đường răng cưa làm hoa càng thêm kiêu sa. Những nụ hoa như những bàn tay nhỏ xíu vẫy vẫy trong nắng sớm. Hồng cần mẫn chắt chiu từng giọt nắng của ba mùa xuân, hạ, thu để sang đông đâm bông hồng đỏ thắm. Đầu tiên là một nụ hoa, sau đó như gọi nhau, từng tầng lớp hoa đồng loạt bung ra khoe sắc đỏ thắm dịu dàng. Một bông hồng nhung nở ra có vài tầng lớp hoa, kết tròn khum khum lại như e ấp, thẹn thùng. Dưới nắng sớm mùa đông, bông hồng nhung nào cũng có vẻ kiêu hãnh vì chúng là loài hoa duy nhất đọng những giọt sương đêm mát lành trong mùa lạnh giá này.

Tả cây hoa hồng

Hồng đâm bông mang đến sự ngọt ngào cho mùa đông. Nói đến hoa không thể không nhắc đến hoa hồng. Hoa hồng không những là chúa tể các loài hoa mà còn được rất nhiều người yêu thích. Hoa hồng còn được tôn làm sứ giả của tình yêu trên toàn thế giới. Hoa hồng nhung đỏ thắm như màu máu được tượng trưng cho sự nồng nàn, son sắt trong tình yêu. Hoa hồng có thật nhiều màu nhưng có lẽ màu đỏ là màu duy nhất được dùng để diễn tả tình yêu.

Cám ơn thiên nhiên đã ban tặng cho chúng ta một loài hoa đẹp kiêu sa như hồng nhung. Em yêu hoa hồng nhung không chỉ vì nó đẹp mà nó còn là sứ giả của tình yêu, một sự son sắt vững bền.

8 tháng 4 2021

Nếu như mùa xuân là mùa của muôn hoa thì mùa đông mới là mùa của hoa hồng.

Hoa hồng nhung là "nữ chúa các loài hoa". Hoa hồng nhung không mọc xùm xòa thành bụi, thành khóm tự nhiên mà được trồng riêng lẻ. Rễ cây nhỏ và dài, ngày đêm tận tụy hút chất dinh dưỡng từ lòng đất mẹ nuôi cây. Thân cây mảnh mai, trông có vẻ yếu ớt nhưng thật ra lại rất cứng cáp, chẳng thế mà nó có thể đỡ trên mình cả một thảm hoa dày đặc. Những chiếc lá xanh bóng khỏe được mẹ thiên nhiên ban cho những đường răng cưa làm hoa càng thêm kiêu sa. Những nụ hoa như những bàn tay nhỏ xíu vẫy vẫy trong nắng sớm. Hồng cần mẫn chắt chiu từng giọt nắng của ba mùa xuân, hạ, thu để sang đông đâm bông hồng đỏ thắm. Đầu tiên là một nụ hoa, sau đó như gọi nhau, từng tầng lớp hoa đồng loạt bung ra khoe sắc đỏ thắm dịu dàng. Một bông hồng nhung nở ra có vài tầng lớp hoa, kết tròn khum khum lại như e ấp, thẹn thùng. Dưới nắng sớm mùa đông, bông hồng nhung nào cũng có vẻ kiêu hãnh vì chúng là loài hoa duy nhất đọng những giọt sương đêm mát lành trong mùa lạnh giá này.

Hồng đâm bông mang đến sự ngọt ngào cho mùa đông. Nói đến hoa không thể không nhắc đến hoa hồng. Hoa hồng không những là chúa tể các loài hoa mà còn được rất nhiều người yêu thích. Hoa hồng còn được tôn làm sứ giả của tình yêu trên toàn thế giới. Hoa hồng nhung đỏ thắm như màu máu được tượng trưng cho sự nồng nàn, son sắt trong tình yêu. Hoa hồng có thật nhiều màu nhưng có lẽ màu đỏ là màu duy nhất được dùng để diễn tả tình yêu.

Cám ơn thiên nhiên đã ban tặng cho chúng ta một loài hoa đẹp kiêu sa như hồng nhung. Em yêu hoa hồng nhung không chỉ vì nó đẹp mà nó còn là sứ giả của tình yêu, một sự son sắt vững bền.

Bạn tham khảo nhé

5 tháng 4 2018

Tả cây bàng

Trong sân trường em có rất nhiều loại cây, trong đó em yêu thích nhất là cây bàng được trồng trước cửa lớp 4E./(1)

          Em không biết cây được trồng từ khi nào, nhưng từ khi em vào lớp 1 đã thấy cây bàng được trồng ở đó/(2). Dưới gốc cây, các thầy, cô trồng rất nhiều cây hoa Chiều tím để che đi những phần rễ gồ ghề/(3). Phía dưới gốc bàng được quét một lớp vôi trắng để mối không ăn mất thân cây/(4). Thân cây chia thành 2 nhánh vươn cao lớn hơn cả dãy lớp học/(5).  Trên thân là những cành lớn, cành nhỏ vươn đều ra bốn phía/(6).

Mùa xuân đến mang theo những cơn mưa nhỏ giúp những chồi non của cây bàng đâm ra mơn mởn/(7). Những chiếc lá xanh non mọc thành chùm, mỗi chùm lá có từ 3 đến 5 lá, xòe to tròn như  bàn tay/(8).

Sang hè, lá bàng chuyển sang màu xanh đậm, đan kín vào nhau/(9). Nhìn từ xa, cây bàng giống như một chiếc ô xòe tán rộng, che mát cả một khoảng sân trường/(10). Dưới vòm lá, chim hót líu lo và ve cũng bắt đầu râm ran ca hát/(10). Lẫn trong vòm xanh ấy còn có những đốm hoa li ti năm cánh, màu vàng nhạt/(12). Sau một thời gian, những bông hoa ấy lại nhường chỗ cho những quả bàng xanh, rồi chín vàng/(13). Quả bàng không ngon, nhưng mềm và có vị riêng của mình/(14).

 Mùa thu đến, những chiếc lá bắt đầu chuyển sang vàng, màu đỏ rồi rụng dần/(15). Để mùa đông chỉ còn trơ lại những cành bàng khẳng khiu/(16).

Bốn năm trôi qua, dưới bóng cây bàng ấy em đã có biết bao kỉ niệm với bạn bè: nô đùa, chơi trò chơi hay ngồi đọc sách báo/(17). Thi thoảng lại có những cơn gió nhẹ ùa về, giúp xua đi cái oi bức của mùa hè/(18). Còn một năm nữa, em sẽ cùng các bạn thường xuyên chăm sóc cho cây để có thể lưu giữ thật nhiều kỉ niệm đẹp hơn nữa/(19).

5 tháng 4 2018

Cây vú sữa ba trồng đầu hồi nhà thuở em còn là đứa trẻ lên ba, nay đã qua hai mùa trái ngọt. Mùa nào cũng sai bông trĩu quả. Và bây giờ, nó đang bước sang mùa thứ ba ở độ sung sức của tuổi trưởng thành.

Gốc cây to như bắp về người lớn với những chiếc rễ ăn sâu xuống đất, tạo cho cây vú sữa một dáng dứng vững chãi. Từ mặt đất lên chừng một mét, thân cây chia thành hai nhánh lớn, vươn thẳng lên cao ước chừng gần bằng nóc nhà em. Vòm lá sum suê toả bóng mát xuống cả một góc sân rộng, tạo thành một chỗ vui chơi lý tưởng cho hai chị em và lũ bạn cùng xóm. Những trò chơi đánh đáo, cướp cờ, bịt mắt bắt dê... thường tổ chức dưới gốc cây vú sữa này. Những lúc mệt mỏi sau những trò chơi thú vị, bổ ích, chúng em lại quây quần bên chiếc bàn nhỏ đặt dưới gốc cây, bày sẵn hai hàng vú sữa mà trước lúc đi làm, ba đã hái cho.

Nhà em trồng khá nhiều cây ăn trái: cam, bưởi, quýt, sa-bô-chê, táo... mỗi loại được trồng trên một bờ dài thẳng tắp. Tổng cộng có đến một mẫu vườn nhưng chỉ có một cây vú sữa “lò rèn” đặc biệt, không những sai quả mà hương vị của nó còn vượt hơn hẳn giống vú sữa thường thấy ở các vườn cây khác trong vùng. Quả nhiều bao nhiêu cũng không bán. Mùa nào cũng vậy, khi vú sữa chín, ba thường chọn một chục quả ngon nhất, đặt lên bàn thờ tổ tiên, cúng vái đất đai nhà cửa và tưởng nhớ đến người mẹ “kì diệu" trong truyện cổ tích đã hoá thân thành cây vú sữa tuyệt vời này. Còn lại ba dùng để biếu các bác, các chú thân quen trong hai cơ quan của ba và mẹ, và dành cho hai chị em bồi dưỡng hàng ngày.

Mùa thứ ba này, nhìn cây vú sữa, em cảm tưởng như cây thấp xuống và xoè rộng ra hơn mọi năm. Các cành lớn cành nhỏ lúng lẳng những trái là trái, ước tính đến vài trăm. Trái nào trái nấy căng tròn như những trái cam đường bóng láng. Có những cành chỉ nhỉnh hơn ngón chân cái chút xíu mà có đến bảy, tám trái chín mọng, treo từ trong ra ngoài, làm cho cành cây cong vòng hơn cả gọng vó. Nhiều lúc gặp phải những ngọn gin chướng thổi qua, tưởng như chúng sẽ bị gãy gập cá xuống. Nhưng vú sữa vốn dẻo và dai, bền vững như tình mẹ trong truyện cổ tích.

Đúng là một giống cây ăn trái không những quý hiếm mà còn mang một biểu tượng tuyệt vời về tình mẹ. Mỗi lần cầm trái vũ sữa trên tay, dẫu chưa ăn mà em cảm nhận được cái hương vị ngọt ngào chảy ra từ những “bầu sữa kỳ diệu" ấy của người mẹ ôi! Tinh yêu của mẹ thật như “biển hồ lai láng” mà suốt cả cuộc đời chúng em không bao giờ đền đáp được.

9 tháng 1 2022

Mỗi loài hoa có một vẻ đẹp riêng, một ý nghĩa riêng…Hoa mai mang đến cho mảnh đất Phương Nam một sắc vàng của sự đầm ấm. Hoa ban mang một màu trắng giản dị cho vùng núi cao Tây Bắc. Riêng đối với người dân miền Bắc thì hoa đào là biểu tượng cho cái Tết đầm ấm, cho một mùa xuân tràn trề yêu thương và hạnh phúc.

Đào mùa đông cành lá khẳng khiu, thân cây sần sùi, trông không hề có sức sống. Nhưng khi mùa xuân về thì cây đào khác hẳn. Thân cây “mập” lên, cành lá tỏa ra xum xuê. Những chiếc lá bé xíu màu xanh bích nhô lên ở đầu cành như nói:”Xuân về rồi! Xuân về rồi!”. Đào mùa xuân tràn trề nhựa sống, một vẻ đẹp tuy giản dị nhưng cũng rất lộng lẫy, chẳng thế mà người ta bảo: “Thấy hoa đào nở là thấy Tết”. Những nụ hoa đào tuy nhỏ xíu nhưng ấp ủ và che chở cho những cánh hoa còn đang e ấp, thẹn thùng. Đến gần ráp ngày tết là những cái nụ dần dần hé nở, các cánh hoa vươn lên, tỏa ra như vừa tỉnh dậy sau một giấc ngủ dài. Cánh nọ xếp lên cánh kia như nương tựa vào nhau để sống, như những người thân không thể tách rời nhau. Nhị hoa màu vàng tươi một sắc vàng của sự phú quý, giàu sang. Hoa đào đẹp đến vậy là phải cám ơn thân cây mẹ. Ai mà biết được trong cái lốt vỏ sần sùi cũ kĩ ấy lại mang một tình mẫu tử rất thiêng liêng và cao quý. Suốt ba mùa đông, thu, hạ, đào chắt chiu từng giọt nắng, từng hạt sương, từng chất dinh dưỡng từ lòng đất mẹ để ấp ủ cho một sức sống mãnh liệt khi mùa xuân về.

Không như hoa mai mang đến sắc vàng cho người phương Nam, hoa đào từ lâu đã là biểu tượng của cái tết ở miền bắc. Màu sắc đỏ thắm của hoa đào đã tô điểm cho mùa xuân trên từng dãy phố, con đường, từng ngõ nhỏ làng quê; xua tan đi cái rét của miền Bắc và mang đến niềm vui, may mắn trong một năm mới an khang thịnh vượng.

24 tháng 2 2018

Dàn ý của một bài văn miêu tả cây cối

Bài văn miêu tả cây cối thường có ba phần:

1. Mở bài: giới thiệu cây định tả.

2. Thân bài:

a) Tả bao quát hình ảnh của cây.

b) Tả từng bộ phận của cây (hoặc tả từng thời kì phát triển của cây)

3. Kết bài:

- Nêu ích lợi của cây. Tình cảm của em đối với cây.

- Ấn tượng của cây đối với mọi người.

>> Tham khảo chi tiết dàn bài: Lập dàn ý miêu tả một cây ăn quả quen thuộc lớp 4

Những bài văn mẫu tả cây ăn quả

Bài tham khảo 1- Cây mít trong vườn nhà ông bà

Hè năm ngoái em về quê ngoại chơi và thấy cây mít ông bà trồng từ lâu đã bắt đầu sai trĩu quả trông rất thích mắt.

Em đứng lặng ngắm cây mít. Thân cây khá to cỡ hơn một vòng tay em ôm lận. Thân màu nâu sẫm, khi đứng cạnh trông em trở nên bé nhỏ so với nó. Cành lá sum suê, vươn rộng tỏa bóng mát cả một góc vườn. Dưới gốc cây ông em còn đóng một cái xích đu be bé để dành riêng cho hai chị em em ngồi. Những ngày hè nóng nực, chỉ cần ra vườn ngồi nghỉ dưới gốc cây sẽ thấy rất mát mẻ và dễ chịu.

Lá mít rất to, dày, xanh đậm. Mặt trước của lá sáng bóng còn mặt đằng sau thì ngược lại, xanh nhạt hơn. Từ thân cây, nảy ra những trái mít non. Lúc đầu chúng be bé màu xanh cỡ cái cốc rồi lớn dần lên đến khi có thể ăn được thì to hơn cái ấm tích của bà. Khi chín, vỏ mít chuyển màu sáng màu sậm. Nhìn bên ngoài vỏ mít sần sùi nhiều gai là thế nhưng bên trong thì vô cùng thơm ngon.

Khi mít chín thì thơm lan tỏa khắp vườn. Mùi thơm ấy ngọt ngào len lỏi từ vườn vào trong nhà. Em háo hức lắm nên cứ giục ông ra thăm cây liền. Ông nở nụ cười thân thương rồi đến cây mít, nhẹ nhàng cắt bỏ cuống rồi ôm quả vào lòng. Ông vui lắm đấy vì cây mít ông trồng từ lâu đã có thể hái cho các cháu ăn. Bổ quả mít ra, những múi mít vàng ươm nằm xen kẽ với xơ mít trông rất hấp dẫn. Mùi thơm khi bổ tăng lên gấp bội.

Cả nhà quây quần dưới hiên ngồi ăn mít và trò chuyện thật vui vẻ. Những múi mít ngọt đậm, thơm lừng khiến ai ăn cũng phải tấm tắc khen. Hạt mít có thể luộc hoặc rang ăn rất bùi và ngon. Vào những trưa hè đầy nắng, em rất thích nằm dưới gốc mít nghe bà kể chuyện và xem ông tỉa lá vì đã có tán lá rợp rộng tỏa bóng mát dễ chịu. Mong rằng mỗi năm em đều được về quê và được thu hoạch hoa quả trong vườn cùng ông bà.

Bài tham khảo 2 - Cây xoài vườn nhà em

Trong vườn nhà em trồng rất nhiều cây ăn quả khác nhau. Mỗi loài cây đều có một đặc điểm và một công dụng riêng. Nhưng em thích nhất là cây xoài. Bởi cây có nhiều kỉ niệm gắn bó với em hơn cả.

Cây xoài nhà em rất cao. Gốc cây to bằng một vòng tay em, những nhánh nhỏ xum xuê chi chít lá như một chiếc ô xanh mát rượi. Lá xoài cứng, to, dài hơn cái điều chỉnh ti vi một chút, xanh tốt quanh năm. Đến mùa hè, xoài bắt đầu đơm hoa kết trái. Hoa xoài có màu trắng ngà, nhỏ xíu, kết thành chuỗi dài như hoa bàng. Những trái xoài non trông giống như những viên bi nõn ngọc.

Rồi ngày tháng qua đi, những quả xoài lớn dần, trông vui mắt như đàn gà con. Quả mọc thành chùm, chia thành những nhánh nhỏ màu xanh non, khi chín có màu vàng. Quả xoài chín ăn ngon lắm! Nước chan hòa, ngọt sắc, vị ngọt mê ly. Những quả xoài đầu mùa như gieo sự náo nức cho mọi người.

Đứng ngắm nhìn cây xoài lòng em chợt miên man nghĩ tới ngày xoài chín. Còn gì thích bằng được ăn những quả xoài mà do chính tay em cùng bố mẹ đã bỏ công chăm sóc. Em luôn mong cây xanh tốt và hàng năm cho ra thật nhiều trái thơm ngon để cả nhà cùng được thưởng thức. Em rất yêu quý cây xoài nhà mình!

Bài tham khảo 3 - Cây cam ông trồng

Vườn nhà em trồng rất nhiều cây ăn quả: cây xoài, cây mít, cây ổi,... nhưng em thích nhất là cây cam được ông trồng giữa vườn.

Cây được ông lấy giống từ miền nam về. Cây không cao lắm, nhưng tán cây xoè rộng ra, trông xa như chiếc ô xanh khổng lồ. Thân cây khá lớn, cả một vòm tay em ôm mới xuể. Toàn thân cây khoác lên chiếc áo màu nâu xỉn. Ngay từ mặt đất cây đã được phân thành hai cành lớn. Lá cam to hơn lá chanh, mỗi cuống lá thường có một chiếc gai nhọn. Hôm trước em sơ ý đụng phải chiếc gai, chiếc gai đã làm em đau lắm.

Cây cam đã được trồng hơn 4 năm nên cây đã lớn. Nhờ có sự chăm bón chu đáo và tỉ mỉ của ông nên cây rất tươi tốt. Thân, cành, lá xanh bóng. Trong những cuống lá xuất hiện từng chùm hoa cam. Hoa cam trắng muốt, nhụy vàng. Đặc biệt nhất là mùi hương của cây cam, hương thơm ngan ngát tỏa khắp khu vườn. Rồi đã đến mùa trái rộ, quả cam to, mập và chắc.

Khi đã lớn quả cam to bằng quả bóng nhỏ, xanh thẫm. Mỗi cành có dăm ba quả. Nhìn quả cam lủng lẳng trên cành, em rất thích. Quả chín vào cuối năm, cả cây vàng rực lấn át cả màu xanh của lá. Vị cam ngọt đậm đà ẩn bên trong những múi cam mọng nước. Cam là loại trái cây chứa nhiều vi-ta-min. Khi cam chín, mẹ em lại hái những quả cam chín mọng, rửa sạch sẽ thắp hương sau đó cả gia đình quây quần thưởng thức vị ngọt của cam.

Em rất thích ăn cam. Em tự nhủ sẽ giúp ông chăm bón cây cam cho cây cam tươi tốt hơn.

>> Bài tham khảo: Văn mẫu lớp 4: Tả cây cam mà em yêu thích

Bài tham khảo 4

Nhà ông bà nội em có một vườn cây ăn quả, gồm nhiều loại cây, trong đó em rất thích những cây bưởi. Đây là giống bưởi Diễn nổi tiếng thơm ngon. Vườn bưởi này được trồng khá lâu rồi, vì ông bà em sinh sống ở đất Diễn đã lâu đời.

Cây bưởi cao khoảng hơn một mét, chia thành nhiều cành nhỏ tỏa ra xung quanh. Thân cây to bằng cổ chân, màu rêu xám. Vỏ cây mốc thếch. Rễ cây đâm sâu xuống lòng đất, hút chất dinh dưỡng nuôi cây. Cành cây như những cánh tay to khỏe, rắn chắc, nâng đỡ tán lá và quả. Lá bưởi to như bàn tay người lớn, hơi dài, thắt lại ở giữa như cái nậm rượu.

Vào mùa xuân, từng chùm hoa trắng muốt, hương thơm thoang thoảng theo gió, lấp ló trong những tán lá xanh mơn mởn. Khi có cơn gió thoảng qua, những cánh hoa trắng rơi lả tả quanh gốc cây. Chúng em thường nhặt hoa bưởi để chơi đồ hàng, hoặc để đầu giường cho thơm. Cuối mùa xuân, hoa kết thành những quả bưởi con. Quả bưởi lớn nhanh như thổi.

Lúc đầu, chúng bé bằng hòn bi, sau đó, to bằng quả chanh, rồi bằng nắm tay người lớn, và bằng quả bóng lúc nào không biết. Mỗi cây bưởi có từ hàng chục, đến hàng trăm quả, trông rất đẹp mắt. Mùa thu là mùa bưởi chín. Lúc đó, từng quả bưởi nặng trĩu cành, màu vàng ươm, có mùi thơm ngọt. Gọt lớp vỏ mỏng bên ngoài, ta thấy xuất hiện lớp cùi trắng ngà, rồi đến múi bưởi tròn căng, mọng nước, nhưng bóc rất dóc vỏ. Tép bưởi không bị nát và chảy nước.

Cây bưởi không chỉ cho ta quả ăn, mà còn có nhiều công dụng khác. Cây bưởi làm cây cảnh ngày Tết, quả bưởi để bày mâm ngũ quả, làm quà cho họ hàng, bạn bè. Lá và vỏ bưởi dùng để gội đầu, làm lá xông giải cảm, hoặc luộc ốc rất thơm. Hoa bưởi để ướp bột sắn, cho ta mùi thơm thoang thoảng, dịu mát. Giống bưởi Diễn rất đặc biệt. Phải đến gần Tết mới được ăn.

Bưởi Diễn, là đặc sản nổi tiếng của đất Diễn. Trước Tết Nguyên Đán khoảng 1 tháng, bà nội em thường trẩy bưởi xuống, bôi vôi vào cuống quả bưởi, để dưới gầm giường, hoặc dưới đất cho bưởi xuống đường. Đến Tết là thời điểm ăn bưởi Diễn ngon nhất. Trông quả bưởi Diễn héo nhăn nheo, xấu xí, nhưng ăn ngọt lịm, thanh mát. Điều đặc biệt nữa là, bưởi Diễn rất thơm, mùi thơm dễ chịu.

Em rất thích thú khi thấy những chú chim non ríu rít nhảy nhót trên cành. Dường như, chúng cũng muốn thưởng thức đặc sản này. Em sẽ chăm sóc vườn bưởi thật tốt, để giống bưởi Diễn đặc sản quê hương em không bị mất dần theo thời gian.

>> Tham khảo chi tiết: Lập dàn ý cho bài văn miêu tả cây bưởi lớp 4

Bài tham khảo 5

Khu vườn nhà em trồng rất loại cây ăn quả như vải, nhãn, ổi, na, mít,... Nhưng cây vải được trồng từ rất lâu từ thời ông nội đến nay vẫn sai trĩu quả khiến em rất yêu thích.

Cây vải nhà em cao hơn mái nhà, tán cây xòe rộng lan tỏa bóng mát mỗi khi mùa hè về. Tuy nhiên tán và cành cây của nó không lớn, khẳng khiu nhưng có độ dẻo dai rất cao nên khi leo lên đó không bị gãy. Thân cây vải xù xì, sờ vào cảm giác nham nhám và sần sùi. Chỉ cần một vòng tay của em là đã có thể ôm lấy thân cây vải một cách dễ dàng. Nó không có bộ rễ to đồ rộ và mọc tràn lan trên mặt đất. Rễ của cây vải mọc rất khiêm tốn, chỉ có một vài rễ ngoi lên mặt đất mà thôi.

Lá của cây vải có màu xanh thẫm, có hơi hướng giống với lá của cây nhãn. Mỗi khi mùa thu về lá của cây vải bắt đầu ngả màu và sang màu đông thì nó khô héo và rụng xuống cội. Đến khi mùa xuân đến thì những chiếc lá lại bắt đầu nhú lên, đâm chồi nảy lộc non. Chờ đến khi mùa hạ đến thì cành lá sum xuê và tỏa bóng mát rợp khắp. Cây vải có hoa màu trắng bé xíu chen chúc nhau giấu sau từng tán lá xanh.

Từng cụm từng cụm cứ khép kín vào nhau, khi có gió thổi qua thì những cánh hoa bé xíu mỏng manh lại rơi rụng xuống mặt đất. Chờ thời kì thụ phấn thì bắt đầu đơm quả bé tí xíu. Quả vải cứ thế lớn lên từng ngày. Vỏ của quả vải không trơn mịn mà sờ vào hơi nhám. Vải là loại quả đặc trưng của mùa hè, khi ăn hơi nóng so với những loại quả khác. Tuy nhiên vẫn có rất nhiều người mê mẩn quả vải này. Vì hương vị thơm lừng, cùi vải dày và ngọt lịm khiến người ăn không thể cưỡng lại được.

Mùa vải của gia đình em năm nào cũng có rất nhiều quả, từng chùm, từng chùm cứ chụm vào nhau trĩu cả cành. Có khi ba em phải buộc từng chùm vào lại với nhau vì sợ cành cây sẽ bị gãy. Cả nhà em ai cũng thích ăn vải. Khi mùa vải chín, mẹ thường hái những chùm quả to và tròn nhất đặt lên bàn thờ ông để tưởng nhớ công lao trồng và chăm sóc vải của ông. Mỗi lần nhìn cây vải em lại thấy nhớ ông nhiều vô kể.

Bài tham khảo 6

Trong vườn nhà em có rất nhiều cây ăn quả. Nào là cây na, cây xoài, cây ổi, cây mít,… Nhưng trong đó, em thích nhất là cây na ở bên cạnh bờ ao nhà em.

Cây na đứng bên cạnh bờ ao bèo nên khá tươi tốt. Cành lá xum xuê che rợp một góc vườn. Lá na hình giống như quả trứng, bằng ba ngón tay của em. Lá màu xanh nhạt, mỏng và mọc đơn so le. Gốc cây na bằng bắp chân người lớn. Cành na màu nâu và to hơn cánh tay em một chút. Sau những ngày mưa xuân rả rích, là cũng là lúc cây na đâm chồi nảy lộc.

Từ trong những búp na non, những nụ hoa na như những hạt đậu bắt đầu nhú ra. Na ra hoa rộ vào đầu tháng ba. Khi vườn hoa xuân tràn ngập ánh nắng mới. Hoa cây na màu xanh rêu. Năm cánh xoay quanh một cái cuống dài, giống như những hoa móng rồng hay hoa ngọc lan nhưng mộc mạc và giản dị hơn nhiều. Hương hoa không thơm như ngọc lan nhưng dịu dàng man mác như hương cau hương bưởi. Mùi hương quyến rũ gọi bao nhiêu ong bướm kéo đến quanh cây.

Cứ đến tháng tư, tháng năm âm lịch, trái na lúc lỉu trên các cành cao. Dần dần hoa rụng để lại các mầm non và quả na nhú lên. Quả to bằng hòn bi ve, rồi lớn dần lên. Mỗi ngày trôi qua, những quả na lớn trước là các na anh chị. Những quả na nhỏ hơn là na em. Cuống na màu nâu xỉn. Trái na to và vỏ có nhiều mắt màu xanh nhạt, xen kẽ nhau trông như cái mai rùa. Chúng lúc lỉu trên cành cứ thế mà lớn với cái nắng ong ong cuối xuân, với những cơn mưa đầu hạ.

Thế mà đã đến đầu tháng bảy rồi. Đây là lúc các trái na chín, các mắt na to dần lên. Lúc đấy, bà em thường gọi là “na mở mắt”. Na chín thoang thoảng mùi hương dịu dàng. Mùi hương phảng phất lan tỏa khắp cả nhà. Mẹ dành chục quả na to nhất để biếu bà nội. Bà bao giờ cũng phần cho em một quả. Bẻ đôi trái na ra, em thấy từng múi na trắng ngà như những múi mít con. Lớp cùi dày và ngọt bọc lấy hạt na đen kít. Ăn na có vị ngọt sắc như đường phèn.

Em rất yêu cây nhà em. Vì nó đã mang lại cho mọi người những mùa na ngon và bổ dưỡng. Em sẽ chăm sóc cho cây thật cẩn thận.

Bài tham khảo 7

Mùa xuân đã về rồi. Mưa xuân phơi phới bay. Những tàu lá chuối hớn hở ngửa bàn tay xanh lên trời đón những làn mưa bụi. Những tàu lá chuối phập phồng ngời lên như ngọc bích. Góc vườn nhà bà ngoại cạnh ao cá, cậu Chiêm trồng nhiều chuối, phần lớn là chuối tiêu (chuối lùn). Chuối mẹ, chuối con, chuối anh, chuối chị, chuối em mọc kề bên nhau, che chở cho nhau cùng đón mưa nắng.

Thân chuối tròn có nhiều bẹ cuộn lại, kết lại. Bẹ ngoài cùng mốc đen hoặc xanh nhạt. Tàu chuối mọc đều trên ngọn cây. Tàu lá chuối to nhỏ, dài ngắn khác nhau, tựa như những tấm lụa màu xanh thẫm, xanh biếc, xanh xanh, xanh ngọc bích phấp phới đung đưa cùng làn gió. Đọt chuối cuộn lại như một cái bút lông khổng lồ màu xanh ngọc rất xinh, lúc nào cũng rung rung như đang vẽ lên trời.

Chuối con núp bên chuối mẹ màu tím thẫm lúc nào cũng tưởng như vểnh tai lên nghe ngóng vợ chồng đôi chim chìa vôi trò chuyện. Có nhiều hoa chuối trong vườn màu tím thẫm, màu đỏ tươi lấp ló trên ngọn, hoặc nhọn hoắt, hoặc nở xoè. Những nải chuối non màu vàng nhạt, bé tí, xinh xinh hiện ra. Lúc nào em thăm vườn cũng thấy ong bướm dập dìu, lượn vòng hút mật hoa.

Có nhiều cây chuối mẹ thân còng lại vì mang một buồng chuối hàng chục nải, quả to bằng cổ tay trẻ em lên hai. Những lá chuối già cụp xuống như những bàn tay người mẹ hiền che chở đàn con thơ. Bà ngoại sống nhờ vào vườn rau, vườn chuối. Chuối xanh bà nấu bún ốc, bún đậu cho con cháu ăn. Nải chuối chín bà bày lên bàn thờ. Buồng chuối chín bà dành cho các cháu.

Năm nào bà cũng có mấy chục buồng chuối hàng trăm nải chín đem bán. Cây chuối thảo hiền đã đền đáp công ơn khó nhọc chăm bón của bà. Đêm đêm nằm ngủ, em thường thao thức nghe tiếng thì thầm của vườn chuối.

>> Tham khảo chi tiết: Văn mẫu lớp 4: Tả cây chuối vườn nhà em

Bài tham khảo 8

Gia đình em có một mảnh vườn nho nhỏ ở phía sau nhà. Trong vườn ba em đã trồng nhiều loại cây ăn quả như cam, xoài, nhãn, ổi, mít,... Tuy nhiên, em lại thích nhất cây đu đủ lớn ở góc vườn.

Thân cây đu đủ tròn và cao như cây cột. Trên cây có nhiều "vết sẹo" do những cuống lá già rụng để lại. Đu đủ không có cành chỉ có lá. Mỗi lá có một cuống hình tròn, rỗng. Em có thể lấy cuống lá này làm thành một cái kèn thổi chơi. Phiến lá rộng, chia nhỏ làm năm nhánh và xòe rộng ra như một bàn tay. Hoa đu đủ có cánh dày, màu trắng, mọc từng chùm.

Những cây đu đủ này rất sai quả. Quả mọc chi chít quấn quanh thân cây và nằm hầu hết ở phần trên của thân cây giống như đàn heo con đang tranh nhau bú. Những quả ở phía trên vừa nhỏ vừa có màu xanh non. Những quả ở phía dưới lớn hơn và vỏ có màu xanh đậm. Quả đu đủ dài, một đầu lớn, một đầu nhỏ. Khi quả chín, vỏ có màu vàng cam và ấn tay vào thấy hơi mềm. Khi ăn đu đủ, em lấy dao gọt hết vỏ đi rồi xẻ dọc quả ra. Ruột đu đủ chín có màu vàng hoặc đỏ, ai nhìn cũng có cảm giác ngon lành. Phía trong của ruột có nhiều hạt màu đen, cần gạt bỏ đi trước khi ăn. Hạt này có thể giữ lại rồi đem gieo thành cây mới. Đu đủ chín ăn rất ngọt và có một mùi thơm riêng biệt. Đó là một loại thức ăn ngon và bổ dưỡng.

Khi đứng trước cây đu đủ đang sum sê những quả, lòng em dạt dào niềm vui. Nó là thành quả của bao ngày gieo trồng, vun xới. Nó chứa đựng nhiều mồ hôi và công sức của ba em nên em yêu quí nó vô cùng. Em thầm biết ơn ba đã đem đến cho em những mùa trái ngọt từ cây đu đủ thân quen.

24 tháng 2 2018

Nhà em có rất nhiều cây ăn quả khác nhau, nó được ông em trồng, trong đó em thấy có cây bưởi được ông chăm sóc nhiều nhất và em cũng rất thích ăn bưởi.

Cây bưởi được ông em trồng ở trước cổng, em chứng kiến nó từ khi nó mới được trồng đến khi nó lớn lên và ra quả, khi được trồng nó mới chỉ bé đến đầu gối em, cây của nó nhỏ xíu, lá to, và mơn mởn… ngày nào ông em cũng tưới nước cho nó, nó lớn lên và xanh mướt, mỗi ngày em đều quan sát nó và em thấy nó lớn nhanh như thổi, ông em còn bón phân cho nó nữa, hình ảnh của cây bưởi luôn trong tâm trí của em, cây bưởi lớn và tươi non, mỗi khi cây bưởi có sâu là ông em lại chăm chút ngồi bắt sâu cho nó, cứ đà như vậy nó phát triển nhanh lắm, ông em còn thường xuyên tưới vôi vào để trị những con sâu to, khi nó lớn lên thân của nó to ra, có màu nâu, thân hình hơi xù xì, bởi màu nâu của thân cây nên tạo nên những cành to và cũng có màu nâu, lá của nó to, có mùi thơm, hoa của nó có màu trắng, những nụ hoa bưởi khi gặp những cơn gió là nó nở ra những vị thơm mát và tràn đầy sức sống, khi cây bưởi lớn lên nó bắt đầu ra lộc và đâm hoa nảy lộc.

Hình ảnh của cây bưởi luôn hiện lên trước cổng nhà em, những ngọn bưởi vươn lên và phát triển phấp phơ trong những làn gió, ông em thường tỉa cành cho nó, những ngọn của nó vươn lên hướng vào ánh nắng mặt trờ ông em tỉa đi để cho nó ra nhiều cành, mỗi cành lớn lên thì sẽ có rất nhiều quả, quả bưởi nhà em rất to, nó tròn và khi ra quả thì nó màu xanh khi chín nó có màu vàng, lõi của quả bưởi màu hồng, mỗi khi gọt bưởi mùi vị thơm dịu mát của nó lại hiện lên, nó làm cho không khí thoang thoảng hương thơm, những mùi vị đó tạo nên những cảm giác nhẹ nhàng và có hương vị dễ chịu, mỗi khi có mưa to là rễ của nó lại lộ ra, rễ của nó dài có màu xám, cả cây nhìn tổng quan thì rất lớn, quả sai sum xuê, cùng với rất nhiều nụ hoa sắp nở ra hoa, hình ảnh của cây bưởi đẹp và mang những nét đậm đà của quê hương, ngày tết thường thì sẽ thờ bằng chuối và bồng, nó có tác dụng rất lớn trong ẩm thực và trang trí.   

Em rất thích cây bưởi trước cổng nhà em bởi nó mang một vẻ đẹp bình dị và em rất thích mùi hương bưởi nó thơm và dịu mát, cây bưởi to lên làm chỗ che mát cho em vui chơi.

13 tháng 2 2022
Tả cây hoa cúc

Cứ mỗi dịp Tết đến, nhà em lại tràn ngập các loại hoa, quả để đón Tết. Trong số những loại hoa mà mẹ em mua, em thích nhất là chậu cây hoa cúc đại đóa của mẹ em. Cây hoa không chỉ đẹp và còn rực rỡ.

Mẹ em mua chậu cây này cách đây không lâu, từ khi mẹ mới mang chậu cây về, em đã vô cùng ấn tượng trước vẻ đẹp dễ thương mà rực rỡ của nó. Hoa được chia làm nhiều cành to, thân cây xanh thẫm, dày, cứng cáp. Trên thân mọc ra những chiếc lá xanh ngắt, mỏng manh, từ gốc cho đến tận đầu cành. Mỗi một thân hoa lớn lại có hai, ba cành tỏa ra khiến chậu hoa trông đầy đặn, mà càng rực rỡ hơn. Cúc đại đóa khác với loại cúc bình thường. Thay vì tỏa rộng và xẹp dần ở giữa nhụy hoa, những cánh hoa lại chụm về một điểm chính giữa, khiến bông hoa to dần từ trong ra ngoài, che kín đi nhụy hoa nhỏ nhắn, tựa như những cục bông vàng. Cánh hoa nhỏ, mỏng manh, vàng tươi, xếp chụm vào nhau tỏa sắc chói lóa, bông nào bông nấy đều như mái túc xù của người thiếu nữ vậy. Bông to thì đã nở rộ, còn bông nhỏ thì mới chúm chím nhỏ nhắn nơi đầu cành, chờ thời điểm để bung tỏa những cánh hoa của mình. Những bông hoa đua nhau khoe sắc, hương hoa nhè nhẹ bay bổng trong không gian, mang đến cho người ta một cảm giác dễ chịu vô cùng.

Hoa cúc mang màu vàng tươi, mẹ em bảo rằng, nó rất hợp với không khí ngày Tết trong gia đình, tượng trưng cho sự đầy đủ, hạnh phúc, tươi mới, tràn đầy sức sống của một năm mới an lành. Để cây thêm sinh động và rực rỡ hơn, em đặt thêm những món đồ trang trí ngày Tết đỏ thắm trên những cành cây, cành lá. Màu vàng của hoa cùng với màu đỏ của đồ trang trí khiến chậu cây càng tráng lệ, tràn ngập không khí của Tết. Những ngày trước Tết, em chăm chỉ tưới nước cho cây để cây luôn được tươi tốt, mẹ bảo rằng cây phải tươi thì đầu năm mới may mắn.

Đến đêm giao thừa, những bông hoa cuối cùng cũng đã nở rộ, cả chậu hoa đua nhau khoe sắc như cũng đang chào mừng một năm mới đến. Chậu hoa cúc đại đóa ấy đã khiến cho nhà em thêm sức sống tươi mới, đầy màu sắc hơn vào những ngày Tết vui vẻ, vì là vào mùa xuân nên nó càng rực rỡ hơn. Sắc hoa như tô điểm cho mùa xuân thêm tươi đẹp, mùa của sức sống mới, của sự sống mới đang tràn đầy trong vạn vật.

Chậu hoa cúc đại đóa của mẹ quả thật mang một vẻ đẹp vừa rực rỡ lại vừa tràn đầy sức sống. Nó đã tô điểm cho nhà em vào những ngày Tết thiêng liêng. Em rất yêu thích hoa cúc đại đóa. Em mong rằng Tết năm sau, nhà em sẽ lại có một chậu hoa cúc đại đóa khác .

Tham khảo nhé nhớ tick

 

13 tháng 2 2022

tham khảo

SẦU RIÊNGSầu riêng là loại trái quý, trái hiếm ở miền nam. Hương vị của nó hết sức đặc biệt, mùi thơm đậm bay rất xa, lâu tan trong không khí. Còn hàng chục mới tới nơi để sầu riêng, hương đã ngào ngạt xông vào cánh mũi. Sầu riêng thơm mùi mít chín quyện với hương bưởi, béo cái béo của trứng gà, ngọt cái vị ngọt của mật ong già hạn. Hương vị quyến rũ đến kì lạ. Hoa sầu riêng trổ vào cuối năm. Gió đưa hương thơm ngát như hương cau, hương bưởi tỏa khắp khu vườn. Hoa đậu từng chùm, màu tím ngắt. Cánh hoa nhỏ như vẩy cá, hao hao giống cánh sen con, lác đác vài nhụy li ti giữa những cánh hoa. Mỗi cuống hoa ra một trái. Nhìn trái sầu riêng lủng lẳng dưới cành trông như những tổ kiến. Mùa trái rộ vào độ tháng tư, tháng năm ta. Đứng ngắm cây sầu riêng tôi cứ nghĩ mãi về cái dáng của giống cây kì lạ này. Thân nó khẳng khiu, cao vút, cành ngang thẳng đuột, thiếu cái dáng cong, dáng nghiêng, chiều quằn, chiều lượn của cây xoài, cây nhãn. Lá nhỏ xanh vàng, hơi khép lại, tưởng như lá héo. Vậy mà khi trái chín, hương tỏa ngạt ngào, vị ngọt đến đa mê

HT