K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 2 2020

Danh sĩ, nhà văn hóa lớn, hiệu Ức Trai, cháu ngoại Tư Đồ Trần Nguyên Đán - tôn thất nhà Trần - con danh sĩ Nguyễn Ứng Long tức Nguyễn Phi Khanh. Quê làng Nhị Khê, huyện Thượng Phúc, tỉnh Hà Đông (nay là thôn Nhị Khê, xã Quốc Tuấn, huyện Thượng Phúc, thuộc tỉnh Hà Tây).

Năm Canh thìn 1400 ông đỗ Thái học sinh, đời nhà Hồ, lúc 20 tuổi. Làm Ngự sử đài chánh chưởng. Năm Đinh hợi 1407, nhà Minh sang cướp nước ta, cha ông bị chúng bắt giải về Kim Lăng, ông đi theo đến Nam Quan gặp cha. Cha ông khuyên ông hãy trở về lo việc báo thù cho cha, rửa hận cho nước, ông vâng lời nhưng khi trở về, ông bị chúng bắt giam lỏng ở phía Nam thành Đông Quan (Hà Nội).

Năm Mậu tuất 1418 ông cùng Trần Nguyên Hãn trốn vào Lam Sơn, tham dự cuộc khởi nghĩa do Lê Lợi lãnh đạo. Suốt 10 năm kháng chiến cứu nước, ông đã ra tài về chiến lược quân sự, ngoại giao giúp cuộc kháng chiến thành công.

Năm Đinh vị 1427 ông được liệt vào hàng Đại phu, coi sóc các việc chính trị và gồm coi việc ở Viện Khu mật. Năm sau (Mậu thân 1428) Lê Lợi lên ngôi, phong ông tước Quan Phục Hầu và cho theo họ vua, nên cũng gọi là Lê Trãi.

Đến khi Lê Thái tổ mất, ông bị bọn nịnh thần gièm pha nên phải cáo quan, ẩn dật ở Côn Sơn, thuộc Chí Linh, tỉnh Hải Dương (nay vẫn thuộc Hải Dương). Năm Giáp dần 1434, Lê Thái tông lại triệu ông ra, tỏ vẻ tin dùng, ông đành trở lại triều đình lo việc chính trị, văn hóa. Nhưng không bao lâu Lê Thái tông đi duyệt binh ở Hải Dương, ngụ nơi Vườn Vải (Lệ Chi viên) của ông, rồi đột ngột bệnh mất tại đấy. Đám gian thần nhân đó ghép ông vào tội đã khiến nàng hầu Nguyễn Thị Lộ giết vua, rồi bắt ông giam vào ngục.

Năm Nhâm tuất, ngày 16-8 Ất lịch (19-9-1442) ông bị giết với cả ba họ, thọ 62 tuổi.

Sang đời Lê Thánh tông, nỗi oan của ông được giải, vua truy phong là Tế Văn Hầu, và các con cháu còn sót lại (Nguyễn Anh Võ, Tô Giám, Tô Kiên...) đều được trọng dụng.

Tâm sự ông u uất, nghìn sau như còn thấy tiếng thở dài của ông trong bài thơ Oan ngục bằng chữ Hán và bài Tự Thán bằng Quốc âm:

Chiếc thuyền lơ lửng bên sông,

Biết đem tâm sự ngõ cùng ai hay.

Chắc chi thiên hạ đời này,

Mà đem non nước làm rầy chiêm bao.

Đã buồn về trận mưa rào,

Lại đau về nỗi ào ào gió đông.

Mây trôi nước chảy xuôi dòng,

Chiếc thuyền lơ lửng trên sông môt mình.

Các tác phẩm của ông còn truyền tụng:

- Bình Ngô đại cáo

- Bài văn bia Vĩnh Lăng ỏ Lam Sơn

- Quân trung từ mệnh tập

- Ức Trai dư địa chí

- Quốc âm thi tập

- Ức Trai di tập

- Ngọc Đường di cảo

- Gia huấn ca

Nay đền thờ ông vẫn còn rực rỡ ở quê hương. Hai câu đối của Phạm Quí Thích tán tụng công nghiệp ông:

Sự nghiệp văn chương khai quốc thủ

Kì thường đới lê cố gia thanh.

Công tồn khai quốc Lam Sơn lục;

Khánh điển truyền gia cố ấp từ.

Các danh sĩ từ trước đến nay đều ca ngợi công nghiệp ông. Trong Khiếu Vịnh thi tập của Hà Nhậm Đại đời Hậu Lê có bài thơ quốc âm đề vịnh:

Giấc mộng hai nơi khéo tỏ tường,

Tới non sông gặp đức Cao hoàng.

Hịch thư nhiều thuở tài mau mắn,

Pháp độ trăm đường sức sửa sang.

Công giúp hồng đồ cao tợ núi,

Danh ghi thanh sử sáng bằng gương.

Họa kia gây bởi văn hoàng lỗi,

Xà nọ lời đâu chỉn lạ nhường.

29 tháng 3 2018

Những ý lớn cần có.Tự phát triển ý thành bài nhé ! :)
- Giới thiệu chung về Nguyễn Trãi ,câu nói được nói ra như thế nào ? (Nếu có)
- Giải thích chung câu nói :

  • Muốn có của ăn của để, muốn thành đạt thì phải có nỗ lực của bản thân.Không có gì không làm mà có

- Phân tích :

  • Một người muốn biết thì phải học,cũng như những đứa trẻ khi mới được sinh ra chúng phải học để lớn. học để biết và học để làm người
  • Không có gì là tự dưng mà có, không được người khác chỉ bảo thì cũng do chính bản thân con người tự tìm kiếm học hỏi
  • Và hơn hết cuộc sống con người luôn muốn hướng theo hướng tích cực có của ăn của để.Vậy làm sao để có?
  • Sẽ có nếu con người biết cách tìm tòi, học hỏi, không ngại khó ngại khổ, không ỉ lại đùn đẩy cho người khác.

- Ý nghĩa lớn của câu nói :

  • Học làm nên sự nghiệp, học nuôi sống bản thân nhưng học mà không làm thì cũng không thể phục vụ chính mình

- Lời khuyên của câu trên :

  • Tự biết cách để hoàn thiện bản thân.
  • Học để thấm sâu xã hội, để làm thầy và để phục vụ chính bản thân chúng ta.

- Liên hệ đến một số câu ca dao, tục ngữ :

  • Đi một ngày đàng học một sàng khôn
  • Có công mài sắt, có ngày nên kim
  • Đi một ngày đàng,học một sàng khôn.
  • ...

29 tháng 3 2018

mk cần bài văn chứ ko thích dàn bài

29 tháng 3 2018

khuyên : làm thầy hay làm thợ đều phải học

              được ăn cơm no , được mặc áo ấm bởi siêng làm

29 tháng 3 2018

ý mk là viết bài văn nghị luận giải thích cơ

19 tháng 2 2020

lời cảm ơn tưởng chừng đơn giản nhưng nó lại có ý nghĩa vô cùng to lớn trong cs.Một lời cảm ơn chân thành mang lại cho ng nghe một niềm xúc động nho nhỏ, kéo mọi ng lại gắng nhau hơn.Lời cảm ơn cũng thể hiện thái độ, sự biết ơn của mk đối vs ng đã giúp đỡ ta

26 tháng 3 2017

Nhưng tôi yêu mùa xuân nhất là vào khoảng sau ngày rằm tháng giêng, Tết hết mà chưa hết hẳn, đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong, cỏ không mướt xanh như cuối đông, đầu giêng, nhưng trái lại, lại nức một mùi hương man mác. Thường thường, vào khoảng đó trời đã hết nồm, mưa xuân bắt đầu thay thế cho mưa phùn, không còn làm cho nền trời đùng đục như màu pha lê mờ. Sáng dậy, nằm dài nhìn ra cửa sổ thấy những vệt xanh tươi hiện ở trên trời, mình cảm thấy rạo rực một niềm vui sáng sủa. Trên giàn hoa lí, vài con ong siêng năng đã bay đi kiếm nhị hoa. Chỉ độ tám chín giờ sáng, trên nền trời trong có những làn sáng hồng hồng rung động như cánh con ve mới lột.”
Một giọng hát dân ca, ngân nga bát ngát như cánh cò trên đồng lúa miền Nam chạy tới chân trời, có lúc rụt rè, e thẹn như khóe mắt người yêu mới gặp, có lúc tinh nghịch, duyên dáng như những đôi chân nhỏ thoăn thoắt gánh lúa chạy trên những con đường làng trộn lẫn bóng tre và bóng nắng... có lẽ không phải là một người con gái đã hát trên đài. Đó chính là quê hương ta đang lên tiếng hát. Tiếng ngân nga dội lên từ lòng đất, ở trong đó một góc vườn có đôi cây sầu đông và một giàn bầu đong đưa quả nặng, một ngày đã xa, mẹ ta đã chôn nhúm rau của ta thuở ta mới lọt lòng. Đó là tiếng ngân của mặt đất, của dòng sông, của những xóm làng và những cánh đồng sau một ngày lao động và chiến đấu.”

Khi đã khôn lớn, trưởng thành, khi các cuộc đấu tranh đã tôi luyện con thành người dũng cảm, có thể có lúc con sẽ mong ước thiết tha được nghe lại tiếng nói của mẹ, được mẹ dang tay ra đón vào lòng. Dù có lớn khôn, khỏe mạnh như thế nào đi chăng nữa, con sẽ vẫn tự thấy mình chỉ là một đứa trẻ tội nghiệp, yếu đuối và không được chở che. Con sẽ cay đắng khi nhớ lại những lúc đã làm cho mẹ đau lòng... Con sẽ không thể sống thanh thản, nếu đã làm cho mẹ buồn phiền. Dù có hối hận, có cầu xin linh hồn mẹ tha thứ... tất cả cũng chỉ vô ích mà thôi. Lương tâm con sẽ không một phút nào yên tĩnh. Hình ảnh dịu dàng và hiền hậu của mẹ sẽ làm tâm hồn con như bị khổ hình.”

Những năm tháng xa quê, giông tố cuộc đời tưởng chừng cuốn bay tất cả, nhưng trong tâm tư tôi những dòng sông quê mênh mông vẫn cuồn cuộn chảy, những dòng kênh biêng biếc vẫn lặng lờ trôi. Tôi yêu những cánh đồng bao la vàng rực ngày mùa, mù mù khói rạ, thơm vị mía lùi và trắng xóa sương mù sau tết. Yêu cả tiếng chuông chùa ngân thăm thẳm canh khuya. Tôi yêu ánh nắng chiều tà trải màu vàng tái trên rẫy khoai mì, nghiêng nghiêng bên triền núi. Biết bao đêm trăn trở tôi viết bao trang về con rạch nhỏ cạn lờ chảy qua bến Miễu, cát vàng xâm xấp nước. Tôi yêu màu đá xám đen, tấm phên xác xơ che nắng cho người đập đá. Tôi nhớ ngọn cỏ phất phơ giữa đồng nước lớn, cây cà na trái nặng chùm chùm, cây gáo mồ côi, cây gáo đôi im lìm xa ngoài đồng bãi.”

26 tháng 3 2017
Nhưng tôi yêu mùa xuân nhất là vào khoảng sau ngày rằm tháng giêng, Tết hết mà chưa hết hẳn, đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong, cỏ không mướt xanh như cuối đông, đầu giêng, nhưng trái lại, lại nức một mùi hương man mác. Thường thường, vào khoảng đó trời đã hết nồm, mưa xuân bắt đầu thay thế cho mưa phùn, không còn làm cho nền trời đùng đục như màu pha lê mờ. Sáng dậy, nằm dài nhìn ra cửa sổ thấy những vệt xanh tươi hiện ở trên trời, mình cảm thấy rạo rực một niềm vui sáng sủa. Trên giàn hoa lí, vài con ong siêng năng đã bay đi kiếm nhị hoa. Chỉ độ tám chín giờ sáng, trên nền trời trong có những làn sáng hồng hồng rung động như cánh con ve mới lột.”
Một giọng hát dân ca, ngân nga bát ngát như cánh cò trên đồng lúa miền Nam chạy tới chân trời, có lúc rụt rè, e thẹn như khóe mắt người yêu mới gặp, có lúc tinh nghịch, duyên dáng như những đôi chân nhỏ thoăn thoắt gánh lúa chạy trên những con đường làng trộn lẫn bóng tre và bóng nắng... có lẽ không phải là một người con gái đã hát trên đài. Đó chính là quê hương ta đang lên tiếng hát. Tiếng ngân nga dội lên từ lòng đất, ở trong đó một góc vườn có đôi cây sầu đông và một giàn bầu đong đưa quả nặng, một ngày đã xa, mẹ ta đã chôn nhúm rau của ta thuở ta mới lọt lòng. Đó là tiếng ngân của mặt đất, của dòng sông, của những xóm làng và những cánh đồng sau một ngày lao động và chiến đấu.”

Khi đã khôn lớn, trưởng thành, khi các cuộc đấu tranh đã tôi luyện con thành người dũng cảm, có thể có lúc con sẽ mong ước thiết tha được nghe lại tiếng nói của mẹ, được mẹ dang tay ra đón vào lòng. Dù có lớn khôn, khỏe mạnh như thế nào đi chăng nữa, con sẽ vẫn tự thấy mình chỉ là một đứa trẻ tội nghiệp, yếu đuối và không được chở che. Con sẽ cay đắng khi nhớ lại những lúc đã làm cho mẹ đau lòng... Con sẽ không thể sống thanh thản, nếu đã làm cho mẹ buồn phiền. Dù có hối hận, có cầu xin linh hồn mẹ tha thứ... tất cả cũng chỉ vô ích mà thôi. Lương tâm con sẽ không một phút nào yên tĩnh. Hình ảnh dịu dàng và hiền hậu của mẹ sẽ làm tâm hồn con như bị khổ hình.”

Những năm tháng xa quê, giông tố cuộc đời tưởng chừng cuốn bay tất cả, nhưng trong tâm tư tôi những dòng sông quê mênh mông vẫn cuồn cuộn chảy, những dòng kênh biêng biếc vẫn lặng lờ trôi. Tôi yêu những cánh đồng bao la vàng rực ngày mùa, mù mù khói rạ, thơm vị mía lùi và trắng xóa sương mù sau tết. Yêu cả tiếng chuông chùa ngân thăm thẳm canh khuya. Tôi yêu ánh nắng chiều tà trải màu vàng tái trên rẫy khoai mì, nghiêng nghiêng bên triền núi. Biết bao đêm trăn trở tôi viết bao trang về con rạch nhỏ cạn lờ chảy qua bến Miễu, cát vàng xâm xấp nước. Tôi yêu màu đá xám đen, tấm phên xác xơ che nắng cho người đập đá. Tôi nhớ ngọn cỏ phất phơ giữa đồng nước lớn, cây cà na trái nặng chùm chùm, cây gáo mồ côi, cây gáo đôi im lìm xa ngoài đồng bãi.”