Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Dùng từ Hán-Việt để đặt tên riêng (người, địa danh) ở Việt Nam là do hai nguyên nhân:
- Chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa: Việt Nam cùng với Nhật Bản, Triều Tiên, Hàn Quốc nằm trong vùng chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa, do đó tên riêng thường được đặt bằng từ gốc Hán, mang một ý nghĩa nào đó.
- Nghe trang trọng hơn: Cùng một ngữ nghĩa, nhưng khi dùng từ Hán-Việt thì sẽ trang trọng hơn.
Trong vùng ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa: Không riêng gì Việt Nam mà Hàn Quốc và Nhật Bản cũng dùng nhiều từ Hán. So với tiếng Nhật và tiếng Hàn thì tỷ lệ từ không phải Hán (thuần Việt) của ta còn nhiều hơn.
Ví dụ: Người Hàn có từ "kijia" (ký giả), còn người Việt gọi là "nhà báo". Người Hàn gọi các đô thị lớn như Pusan, Daegu, v.v... là "gwangyeoksi" (quảng vực thị), còn người Việt gọi là "thành phố lớn, thuộc trung ương" (ít yếu tố Hán, nhiều yếu tố Việt hơn).
Điều này cũng tương tự như các tên gọi phương Tây trong vùng ảnh hưởng của văn hóa Latin - Hy Lạp - Do Thái, rất nhiều danh từ có nguồn gốc từ những thứ tiếng này. Chẳng hạn như người Anh có tên riêng là "James", người Pháp có tên "Jaques", người Nga có tên "Yakov", tất cả đều có nguồn gốc từ tên "Jacob" trong tiếng Do Thái.
Từ Hán-Việt còn làm cho tên gọi nghe trang trọng hơn. Ví dụ như có người đặt tên con là "Đẹp", nhưng người khác lại thích đặt tên con là "Mỹ". Cái này tùy thuộc vào thẩm mỹ mỗi người.
Ngoài ra, người ta không nên dùng từ thuần Việt trong các ngữ cảnh trang trọng. Chẳng hạn như ta không thể nói "Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và bà xã đi thăm Chile" mà phải dùng từ "phu nhân".
Đó là chuyện ảnh hưởng văn hoá. Phần lớn từ ngữ chúng ta dùng trong tiếng Việt đều là tiếng Hán Việt, cho dù nhiều lúc bạn dùng nhiều quá rồi tưởng nó là từ thuần Việt. Hơn nữa, chúng ta dùng tiếng Hán Việt nghĩa là những từ tiếng Việt được "cải biên" từ tiếng Hán chứ có phải dùng tiếng Hán đâu.
Có một số điều chúng ta phải chấp nhận, đó là thời trước văn hóa Trung Hoa phát triển hơn chúng ta nhiều, vì thế chúng ta mới phải mượn từ ngữ của họ như thế. Tuy nhiên, vị thế của một dân tộc không chỉ dựa trên những điều như có mượn từ tiếng nước khác hay không. Nói về những nước tương tự như nước ta thì Hàn Quốc, Nhật Bản đều có mượn từ ngữ từ Trung Quốc. Tên người Nhật vẫn dùng kanji, tên người Hàn vẫn dùng hanja đó thôi, nhưng có ai dám nói nước Nhật nước Hàn yếu hay thuộc về Trung Quốc đâu. Nói xa hơn một chút các thứ tiếng châu Âu như Pháp, Ý, Tây Ban Nha đều mượn từ tiếng Latin, thậm chí tiếng Anh còn mượn nhiều hơn, mượn từ cả tiếng Pháp, tiếng Đức. Tên người trong các thứ tiếng đó cũng là mượn từ tiếng Latin, Hi Lạp, v.v... Mình ví dụ nhé, Peter là một tên rất thông dụng trong tiếng Anh, trong tiếng Pháp là Pierre, tiếng Đức là Peter, tiếng Czech là Petr, v.v... đều là mượn từ tiếng Hy Lạp πετρος (petros) nghĩa là "đá". Chẳng phải những nước đó toàn là những cường quốc sao?
P.S.: Mình nghĩ Mao không có liên quan gì đến chuyện ngôn ngữ, dân tộc hay văn hóa Trung Quốc hết. Ông ta chỉ là một kẻ từng lãnh đạo Trung Quốc, vậy thôi.
Vì văn hóa Hán đã ăn sâu, có ảnh hưởng lớn đến văn hóa Việt Nam với 1000 năm Bắc thuôc, Chữ Hán là loại chữ tượng hình nhưng nội dung ý nghĩa của nó lại có nội hàm rất lớn, có chiều sâu. Tiếng việt thường hay mượn âm tiếng Hán (Từ Hán Việt) khi tiếng Việt đơn thuần không thể thể hiện hết nội dung ý nghĩa bên trong. Hơn nữa âm Hán Việt đọc lên nghe thanh thoát và hay hơn từ Việt có ý nghĩa tương đương. Cân nhắc khi dùng từ là một vấn đề. Em tên Thanh Lâm nhưng nếu gọi em là Rừng xanh em nghe thế nào? Nếu ai đó bảo " Rừng xanh bát ngát" chẳng lẽ em nói Thanh Lâm bát ngát à? Tùy từng ngữ cảnh cụ thể, dùng từ hán việt có ý nghĩa hơn từ tiếng việt đơn thuần.
CÂU 1 Câu " trong đời sống của mình , việc gì bác tự làm đc thì không cần ... Trong đời sống của mình là thành phần gì của câu
Thành phần trạng ngữ
Câu 2 Nêu nội dung của đoạn trích trên
Đoạn văn chứng minh sự giản dị của Bác qua những việc làm và quan hệ với mọi người bằng luận cứ chân thật và dẫn chứng cụ thể, thuyết phục.
Kiều Công Tiễn cho người cầu cứu nhà Nam Hán vì :
- Biết mình không thể đủ sức chống lại được Ngô Quyền.
- Hi vọng nhờ quân Nam Hán bảo vệ quyền lực mới cướp được của mình.
Kiều Công Tiễn cho người cầu cứu nhà Nam Hán vì :
- Biết mình không thể đủ sức chống lại được Ngô Quyền.
- Hi vọng nhờ quân Nam Hán bảo vệ quyền lực mới cướp được của mình.
Thanks