K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 11 2018

Lớp mấy hả bạn

15 tháng 11 2018

I. CÁC BỘ PHẬN HỢP THÀNH CỦA VĂN HỌC VIỆT NAM

Văn học Việt Nam được hợp thành từ hai bộ phận văn học chính: Văn học dân gian và văn học viết.

1. Văn học dân gian

1.1. Đặc điểm:

- Văn học dân gian ra đời từ rất sớm, khi chưa có chữ viết.

- Các sáng tác dân gian mang tính tập thể, truyền miệng: là tiếng nói tình cảm, kết tinh trí tuệ chung của nhân dân được truyền từ đời này sang đời khác.

- Các đặc trưng cơ bản: Tính tập thể, tính truyền miệng, tính thực hành...

1. 2. Các thể loại chính: thần thoại, sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười, tục ngữ, câu đố, ca dao, truyện thơ... và các loại hình diễn xướng như chèo, tuồng, dân ca (sân khấu dân gian).

1.3. Vị trí, ý nghĩa:

- Văn học dân gian là cuốn “Bách khoa toàn thư” của cuộc sống lao động và tình cảm của nhân dân, có giá trị về nhiều mặt.

- Văn học dân gian là một bộ phận quan trọng của nền văn học dân tộc, là cơ sở, nền tảng cho văn học viết hình thành và phát triển.

2. Văn học viết

2.1. Đặc điểm

- Là những sáng tác của giới trí thức, ra đời khi đã có chữ viết, được lưu giữ bằng văn tự (chữ viết).

- Là những sáng tác của cá nhân nên mang dấu ấn phong cách của từng tác giả.

- Tuy ra đời muộn (khoảng thế kỉ X), song văn học viết trở thành bộ phận văn học chủ đạo trong nền văn học nước nhà.

- Văn học viết Việt Nam được chia thành hai thời kỳ lớn: Văn học trung đại (từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX), văn học hiện đại (từ đầu thế kỉ XX đến nay).

2.2. Chữ viết: trong suốt thời kì hình thành và phát triển, văn học viết được viết bằng chữ Hán, chữ Nôm và chữ Quốc ngữ.

- Văn học viết bằng chữ Hán: Là những tác phẩm được viết theo văn tự của người Hán song được đọc theo cách riêng của người Việt, gọi là cách đọc Hán Việt. Đây là bộ phận văn học, gồm các sáng tác trung đại, cận đại và cả một số tác phẩm thời hiện đại (Ví dụ: Nhật kí trong tù và thơ chữ Hán viết trong thòi kì thơ kháng chiến của Hồ Chí Minh).

Văn học viết bằng chữ Nôm: Số lượng sáng tác không nhiều song nhiều tác phẩm có giá trị văn học rất lớn như Truyện Kiều của Nguyễn Du, văn thơ Nguyễn Trãi.... là những đỉnh cao của văn học dân tộc và có vị trí trong văn học thế giới.

- Văn học viết bằng chữ Quốc ngữ: Chữ Quốc ngữ là thứ chữ sử dụng chữ cái La tinh để ghi âm tiếng Việt. Văn học viết bằng chữ Quốc ngữ ra đời muộn nhất trong ba bộ phận của văn học viết nhưng lại có vị trí độc tôn trong văn học hiện đại.

- Ngoài ra còn có một bộ phận văn học đặc biệt, viết bằng tiếng Pháp, là những sáng tác của Nguyễn Ái Quốc, xuất bản trên đất Pháp những năm đầu thế kỉ XX.

2. 3. Hệ thống thể loại:

- Văn học trung đại có ba nhóm thể loại chủ yếu:

+ Văn xuôi gồm: truyện, kí, tiểu thuyết chương hồi...

+ Thơ: thơ cổ phong, thơ Đường luật, từ khúc,...

+ Văn biền ngẫu: là hình thức trung gian giữa thơ và văn xuôi, được dùng nhiều trong phú, cáo, văn tế.

- Văn học hiện đại: các loại hình và loại thể văn học chủ yếu

+ Tự sự: Tiểu thuyết, truyện ngắn (bút kí, tuỳ bút. phóng sự).

+ Trữ tình: thơ trữ tình, trường ca...

+ Kịch: kịch nói, kịch thơ.

II. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA VĂN HỌC VIẾT VIỆT NAM

Văn học viết Việt Nam gắn chặt với lịch sử, chính trị, văn hoá, xã hội của đất nước phát triển qua ba thời kì lớn:

- Văn học từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX - gọi là văn học trung đại.

- Văn học từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945.

- Văn học từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến nay.

Thời kỳ văn học từ đầu thế kỉ XX đến nay cùng nằm trong một xu hướng phát triển chung của quá trình hiện đại hoá ván học được gọi chung là văn học hiện đại.

1. Văn học trung đại (VHTĐ)

- Văn học viết bằng chữ Hán đã xuất hiện từ thời Bắc thuộc, song phải đến thế kỉ thứ X, khi dân tộc ta giành được chủ quyền từ các thế lực đô hộ phương Bắc thì văn học mới chính thức trở thành một dòng văn học. Nó chịu ảnh hưởng trực tiếp của văn hoá, văn học Trung Quốc, mang tư tưởng Nho, Phật, Lão, có các hình thức thể loại gần giống với văn học Trung Quốc, trong đó đặc biệt phát triển là thơ Đường Luật.

Một số tác phẩm tiêu biểu: Bình Ngô Đại cáo (Nguyễn Trãi), Truyền kì mạn lục (Nguyễn Dữ), Hoàng Lê nhất thống chí (Ngô gia văn phái), Chinh phụ ngâm (Đặng Trần Côn), Thượng kinh kí sự (Lê Hữu Trác).

- Văn học viết bằng chữ Nôm: ra đời khoảng thế kỉ XIII, bắt đầu phát triển từ thế kỉ XV, với các tác phẩm tiêu biểu (Quốc âm thi tập Nguyễn Trãi - TK XV), Hồng Đức quốc âm thi tập (Lê Thánh Tông và Hội Tao Đàn - TK XVI), Bạch Vân quốc ngữ thi tập (Nguyễn Bỉnh Khiêm - TK XVII), Truyện Kiều (Nguyễn Du - TK XVIII - XIX), Chinh phụ ngâm (bản dịch của Đoàn Thị Điểm - TK XIX), Xuân Hương thi tập (Hồ Xuân Hương), thơ Bà Huyện Thanh Quan, các sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu...

Đây là những sáng tác có quan hệ gần gũi với văn học dân gian, có tính dân tộc và giữ vai trò quan trọng trong việc dân chủ hoá nền văn học trung đại. Đỉnh cao của văn học viết bằng chữ Nôm là Truyện Kiều của Nguyễn Du.

2. Văn học hiện đại (VHHĐ)

Chủ yếu được viết bằng chữ Quốc Ngữ, có một số điểm khác biệt lớn so với văn học trung đại:

- Về tác giả: xuất hiện đội ngũ sáng tác chuyên nghiệp, lấy việc viết văn, sáng tác thơ làm nghề nghiệp.

- Về đời sống văn học: nhờ có báo chí và kĩ thuật in ấn hiện đại, tác phẩm văn học đến đời sống nhanh hơn, mối quan hệ với độc giả vì thế mật thiết hơn, đời sống văn học sôi nôi, năng động hơn.

- Về thể loại: Một vài thể loại của văn học trung đại vẫn tiếp tục tồn tại song không giữ vai trò chủ đạo, các thể loại thơ mới, tiểu thuyết, kịch dần thay thế và trở thành hệ thống.

- Về thi pháp: lối viết sùng cổ, ước lệ, phi ngã của văn học trung đại không còn, lối viết hiện thực, đề cao cá tính, đề cao "cái tôi" cá nhân dần được khẳng định.

● VHHĐ được chia thành 2 giai đoạn chính:

2.1. Giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám 1945

- Là giai đoạn chuyển biến từ thời trung đại sang hiện đại, được tiếp thu văn học Pháp và Phương Tây. Đặc biệt trong giai đoạn nóng bỏng của lịch sử đấu tranh giành độc lập dân tộc.

- Là giai đoạn được đánh giá một ngày bằng ba mươi năm, văn học có nhiều cách tân đổi mói với ba dòng văn học: văn học hiện thực, ghi lại không khí ngột ngạt của xã hội thực dân nửa phong kiến, dự báo cuộc cách mạng xã hội sắp diễn ra; văn học lãng mạn khám phá, đề cao “cái tôi” cá nhân, đấu tranh cho hạnh phúc và quyền sống cá nhân, văn học cách mạng phản ánh và tuyên truyền cách mạng, góp phần đắc lực vào công cuộc đấu tranh cách mạng của dân tộc.

2.2. Giai đoạn 1945 đến nay

Đây là giai đoạn văn học có sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng, coi trọng tính dân tộc, tính đại chúng; phục vụ đắc lực cho sự nghiệp chống Pháp và chông Mĩ; phản ánh một cách sâu sắc công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, phản ánh được tâm tư, tình cảm của con người Việt Nam trước những vấn đề mới mẻ của thời đại.

III. CON NGƯỜI VIỆT NAM QUA VĂN HỌC

Văn học Việt Nam thể hiện tư tưởng, tình cảm, quan niệm về chính trị, văn hóa, đạo đức, thẩm mĩ của con người Việt Nam qua nhiều thời kì trong nhiều mối quan hệ đa dạng. Trong đó, tập trung chủ yếu trong bốn mối quan hệ:

1. Quan hệ với thế giới tự nhiên: con người Việt Nam yêu thiên nhiên, tôn trọng và mở rộng tâm hồn trước thiên nhiên.

2. Quan hệ với quốc gia, dân tộc: con người Việt Nam luôn có lòng yêu nước, sắn sàng, hi sinh vì độc lập của đất nước.

3. Quan hệ với xã hội: con người Việt Nam luôn giàu lòng nhân ái, vị tha.

4. Quan hệ với bản thân: người Việt Nam luôn có ý thức về bản thân, về danh dự, lòng tự trọng, lương tâm...ý thức đó luôn gắn bó với ý thức cộng đồng. Mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể luôn luôn thống nhất, gắn bó hài hòa.

B. GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI BÀI TẬP

1. Vẽ sơ đồ các bộ phận văn học Việt Nam

Trả lời:

Lưu ý: Theo sơ đồ trên, HS có thể biểu diễn thêm các sơ đồ nội dung cụ thể hơn của từng bộ phận. Ví dụ:
- Văn học trung đại: văn học được viết bằng chữ Hán và chữ Nôm, chữ Quốc ngữ

- Văn học hiện đại: văn học trước 1945, sau 1945

- Văn học dân gian có thể chia thành 12 thể loại như trong SGK

Câu 2: Trình bày quá trình phát triển của văn học viết Việt Nam

Trả lời:

* Gắn chặt với lịch sử chính trị, văn hóa, xã hội của đất nước.

* Đến nay, văn học viết Việt Nam đã trải qua ba thời kì phát triển lớn. Thời kì đầu thuộc loại hình văn học trung đại. Hai thời kì sau thuộc phạm trù văn học hiện đại.

- Văn học trung đại: gồm hai thành phần là văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm.

+ Văn học chữ Hán tồn tại đến cuối TK XIX đầu thế kỉ XX; chịu ảnh hưởng của học thuyết Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo; tiếp nhận một phần hệ thống thể loại và thi pháp văn học cổ - trung đại Trung Quốc. Văn học chữ Hán có nhiều thành tựu rực rỡ.

+ Văn học chữ Nôm: Bắt đầu phát triển mạnh mẽ từ thế kỉ XV; đạt tới đỉnh cao ở cuối thế kỉ XIX. Văn học chữ Nôm chịu ảnh hưởng của văn học dân gian khá sâu sắc. Thơ chữ Nôm phát triển hơn văn xuôi chữ Nôm.

- Văn học hiện đại:

+ Tiếp xúc với các nền văn học châu Âu. Chủ yếu được viết bằng chữ quốc ngữ. Số lượng tác giả, tác phẩm và người đọc tăng nhanh. Nhiều nhà văn, nhà thơ có thể sống bằng nghề. Đời sống văn học sôi động hơn nhờ có báo chí và kĩ thuật in ấn hiện đại. Lối viết hiện thực lấn át lối viết ước lệ; cái tôi cá nhân dần được khẳng định; nhiều thể loại văn học mới ra đời thay thế hệ thống thể loại cũ.

+ Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, nhiều nhà văn, nhà thơ đi theo cách mạng, cống hiến tài năng cho sự nghiệp văn học cách mạng của dân tộc.

+ Sau năm 1975, văn học phán ánh sâu sắc công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, miêu tả trung thực sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và những tâm tư tình cảm của con người Việt Nam trước ngưỡng cửa hội nhập.

Câu 3: Dùng hiểu biết của mình để làm sáng tỏ nhận định: Văn học Việt Nam đã thể hiện chân thực, sâu sắc đời sống tư tưởng, tình cảm của con người Việt Nam trong nhiều mối quan hệ đa dạng.

Trả lời:

Phản ánh mối quan hệ với thiên nhiên

Ở khía cạnh này, các tác phẩm văn học Việt Nam đã khái quát lại quá trình ông cha ta nhận thức cải tạo và chinh phục thế giới tự nhiên. Thiên nhiên bên cạnh những khía cạnh dữ dội và hung bạo, nó còn là ngư­ời bạn. Vì vậy, nó hiện lên trong thơ văn thân thiết và gần gũi, t­ươi đẹp và đáng yêu. Nó đa dạng và cũng thay đổi theo quan niệm thẩm mĩ của từng thời.

Phản ánh mối quan hệ quốc gia dân tộc

Đây là nội dung tiêu biểu và xuyên suốt lịch sử phát triển văn học Việt Nam, phản ánh một đặc điểm lớn của lịch sử dân tộc: luôn phải đấu tranh chống lại các thế lực xâm lư­ợc để bảo vệ nền độc lập tự chủ của mình. Mối quan hệ quốc gia dân tộc đư­ợc văn học đề cập đến ở nhiều khía cạnh mà nổi bật là tinh thần yêu nư­ớc (tình yêu làng xóm, yêu quê cha đất tổ, căm ghét các thế lực giày xéo quê hư­ơng, ý thức về quốc gia dân tộc, ý chí đấu tranh, khát vọng tự do, độc lập…). Nhiều tác phẩm của dòng văn học này đã trở thành những kiệt tác văn chư­ơng bất hủ của đất nư­ớc ta.

Phản ánh mối quan hệ xã hội

Trong xã hội có giai cấp đối kháng, văn học Việt Nam cất lên tiếng nói tố cáo phê phán các thế lực chuyên quyền và bày tỏ sự cảm thông sâu sắc với những ngư­ời dân bị áp bức, bóc lột. Các tác phẩm thuộc mảng sáng tác này đã thể hiện ước mơ da diết về một xã hội dân chủ, công bằng và tốt đẹp. Nhìn thẳng vào thực tại để nhận thức, phê phán và cải tạo xã hội là một truyền thống cao đẹp, là biểu hiện rực rỡ của chủ nghĩa nhân đạo trong văn học nư­ớc ta.

Phản ánh ý thức về bản thân

Ở ph­ương diện này, văn học Việt Nam đã ghi lại quá trình lựa chọn, đấu tranh để khẳng định cái đạo lí làm ngư­ời của dân tộc Việt Nam trong sự kết hợp hài hoà hai phương diện: tâm và thân, phần bản năng và phần văn hoá, tư­ tư­ởng vị kỉ và tư tư­ởng vị tha, ý thức cá nhân và ý thức cộng đồng. Trong những hoàn cảnh lịch sử khác nhau, văn học có thể đề cao mặt này hay mặt khác. Song nhìn chung xu hướng của sự phát triển văn học dân tộc là xây dựng một đạo lí làm ng­ười với nhiều phẩm chất tốt đẹp nh­ư: nhân ái, thuỷ chung, tình nghĩa, vị tha, giàu đức hi sinh

7 tháng 11 2018

…....…..…./´¯/)….……... (\¯`\............................. …………/….//……….. …\\….\........................... ………../….//………… ….\\….\.......................... …../´¯/…./´¯\………../¯ `\….\¯`\......................... .././…/…./…./.|_……_| .\….\….\…\.\................ (.(….(….(…./.)..)..(..(. \….)….)….).).................... .\…………….\/…/….\. ..\/……………./............. ..\…………….. /……..\……………..…/.............. ….\…………..(………. ..)……………./................

bạn tham khảo https://hoc24.vn/hỏi-đáp/question/242124.html nhé ! mình có trả lời ở đó rồi !

Hệ Thống Văn Bản văn học dân gian ca dao tục ngữ thơ trung đại việt nam VD dân ca ca dao dân ca tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất thơ đường thơ hiện đại VD truyện,kí VD tùy bút văn bản nghị luận VD văn bản nhật dụng VD tục ngữ về con người và xã hội VD VD Chỗ mình ghi VD là bạn tự cho ví dụ các văn bản có liên quan đến chủ đề đó nhé . Điển hình là tục ngữ : tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất, tục ngữ về con người và xã hội

Mình vẽ không được đẹp, xin lỗi các bạn nha!

18 tháng 4 2018

mình nhìn mà muốn gãy cổ lun hà

10 tháng 11 2019

chăm đột xuất

12 tháng 4 2017

bạn tham khảo đi nha

https://hoc24.vn//hoi-dap/question/231570.html

16 tháng 4 2017

rđrt

10 tháng 4 2019

Hệ thống văn bản đã học

Tục ngữ

Tục ngữ về thiên nhiên và lao động xã hội

Tục ngữ về con người và xã hội

Thơ trữ tình

Sông núi nước nam

Phò giá về kinh

Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra

Bài ca Côn Sơn

Bánh trôi nước

Qua Đèo Ngang

Bạn đến chơi nhà

Sau phút chia li

Thơ trữ tình hiện đại

Cảnh khuya

Tiếng gà trưa

Rằm tháng giêng

Thơ Đường

Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh

Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê

Xa ngắm thác núi Lư

Bài ca nhà tranh bị gió thu phá

Tùy bút

Mùa xuân của tôi

Một thứ quà của lúa non: Cốm

Sài Gòn tôi yêu

Văn bản nhật dụng

Cổng trường mở ra

Cuộc chia tay của những con búp bê

Ca Huế sông Hương

Nghị luận

Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

Sự giàu đẹp của tiếng Việt

Đức tính giản dị của Bác Hồ

Ý nghĩa văn chương

22 tháng 4 2017

\(https://hoc24.vn/hoi-dap/question/231570.html\)

bn tham khảo nha

24 tháng 4 2020

Bài nào vậy bạn?