Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Từ đồng ngĩa ( gần nghĩa ) của giòn giã:
+ Rộn ràng.
+ Tưng bừng.
Từ đồng nghĩa ( gần nghĩa ) của từ cong:
+ Méo
Em hãy nêu những tính từ miêu tả hình dáng và tính cách của Dế Mèn.
Tả hình dáng: cường tráng, mẫm bóng, cứng, nhọn hoắt, hủn hoẳn, giòn giã, nâu bóng, bướng, đen nhánh, ngoàm ngoạp, cong, hùng dũng, trịnh trọng, khoan thai.
(đôi càng mẫm bóng, những càng vuốt nhọn hoắt, cái đầu nổi từng tảng rất bướng, hai cái răng đen nhánh nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy, sợi râu dài và uốn cong; lúc đi bách bộ thì người rung rinh một màu nâu bóng mỡ; hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp, chốc chốc lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu)
Từ đồng nghĩa ,gần âm: lực điền ( đồng nghĩa với: cường tráng), sắc nhọn (đồng nghĩa với: nhọn hoắt), đen đủi (đen nhánh), dũng mãnh (hùng dũng),...
.
Tả tính cách: Qua những tính từ chỉ tính cách và một số hành động của Dế Mèn, có thể nói Dế Mèn là chàng dế cường tráng, trẻ trung nhưng rất bướng, kiêu căng, xốc nổi, ngộ nhận về sức mạnh của mình.
Từ đồng nghĩa, gần âm: khỏe mạnh (đồng nghĩa với: cường tráng), trẻ măng (đồng nghĩa với: trẻ trung), bướng bỉnh (đồng nghĩa với: rất bướng), kiêu kỳ (kiêu căng), bốc đồng (xốc nổi),...
Qua việc xác định các tính từ được sử dụng và sự so sánh với những từ đồng nghĩa, gần âm khác; ta thấy được sự tinh tế trong việc sử dụng từ ngữ của nhà văn Tô Hoài, bởi không mội tính từ nào khác có thể thay thế được những từ ngữ đã được tác giả lựa chọn; việc thay như vậy nếu có diễn ra thì cũng làm mất đi vẻ tự nhiên, giàu sức gợi hình, gợi cảm của lời văn nguyên bản của tác phẩm.
Hãy like để cô biết em thích câu trả lời từ cô nhé!
a,vua có nghĩa là phổ biến nhất
cái còn lại mk chưa bik thông cảm cho mk
a) Vua : người đúng đầu nhà nước, thường lên cầm quyền bằng con đường kế vị
b) Vua thuộc danh từ
-Học tốt-
Tham khảo
Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc vào nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau.
– Từ đồng nghĩa có hai loại: những từ đồng nghĩa hoàn toàn (không phân biệt nhau về sắc thái ý nghĩa) và từ đồng nghĩa không hoàn toàn (có sắc thái ý nghĩa khác nhau, đây là từ gần nghĩa).
– Có hiện tượng từ đồng nghĩa bởi vì trong tiếng Việt có vốn từ ngữ vô cùng đa dạng, phong phú để gọi tên một sự vật. Do đó, có những từ cùng nghĩa hoặc gần nghĩa (nghĩa cơ bản giống nhau nhưng mỗi từ thường mang sắc thái riêng khi sử dụng ở các văn cảnh khác nhau)
1. từ chết có nghĩa là hư
2. từ chết có nghĩa là qua đời
3. .....
- Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh ( thường là chữ viết giống nhau, đọc giống nhau ) nhưng khác hẳn nhau về nghĩa.
Ví dụ: Đậu tương - Đất lành chim đậu – Thi đậu, Sợi chỉ - chiếu chỉ - chỉ đường - chỉ vàng.
- Từ nhiều nghĩa là từ có 1 nghĩa gốc và một hay một số nghĩa chuyển. Các nghĩa của từ bao giờ cũng có mối liên hệ với nhau.
VD1 :
Xe đạp : chỉ loại xe người đi, có 2 bánh, dùng sức người đạp cho quay bánh. Đây là nghĩa duy nhất của từ xe đạp.Vậy từ xe đạp là từ chỉ có một nghĩa .
VD2 : Với từ “Ăn’’:
- Ăn cơm : cho vào cơ thể thức nuôi sống ( nghĩa gốc).
- Ăn cưới : Ăn uống nhân dịp cưới.
- Da ăn nắng :Da hấp thụ ánh nắng cho thấm vào , nhiễm vào.
- Ăn ảnh : Vẻ đẹp được tôn lên trong ảnh.
- Tàu ăn hàng : Tiếp nhận hàng để chuyên chở.
- Sông ăn ra biển : Lan ra, hướng đến biển.
- Sơn ăn mặt : Làm huỷ hoại dần từng phần.
.....
Như vậy, từ “Ăn” là một từ nhiều nghĩa .
Từ nghĩa gốc là nghĩa của từ ấy lúc ban đầu
VD: chân theo nghĩa gốc tức là chân người,1 bộ phận cơ thể.