Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
*) Trong cấu trúc phân tử ADN: Nguyên tắc bổ sung được thể hiện
A = T và G= X
*) Trong tự nhân đôi của ADN: Các nucleotit tự do liên kết với các nucleotit trên hai mạch khuôn theo nguyên tắc bổ sung: A – T; G – X và ngược lại.
* Giống nhau:
- Đều được tổng hợp dựa trên khuôn mẫu của phân tử ADN dưới tác dụng của enzim.
- Đều xảy ra chủ yếu trong nhân tế bào tại các NST ở kì trung gian lúc NST ở dạng sợi mảnh.
- Đều có hiện tượng tách 2 mạch đơn ADN
- Đều diễn ra sự liên kết giữa các nu của môi trường nội bào với các nu trên mạch ADN theo NTBS.
* Khác nhau :
Quá trình nhân đôi ADN | Quá trình tổng hợp ARN |
- Xảy ra trên toàn bộ các gen của phân tử ADN | - Xảy ra trên 1 đoạn của ADN tương ứng với 1 gen nào đó |
- Quá trình nhân đôi ADN diễn ra trên cả 2 mạch của phân tử ADN theo 2 hướng ngược nhau. | - Chỉ có 1 mạch của gen trên ADN làm mạch khuôn
|
- Nguyên liệu dùng để tổng hợp là 4 loại nu : A,T,G,X | - Nguyên liệu dùng để tổng hợp là 4 loại nu : A, U, G, X
|
- Mạch mới được tổng hợp sẽ liên kết với mạch khuôn của ADN mẹ để tạo thành phân tử ADN con . | - Mạch ARN sau khi được tổng hợp sẽ rồi nhân rồi ra tb chất để tham gia vào qt tổng hợp protein. |
- Mỗi lần tổng hợp tạo ra 2 phân tử ADN con giống nhau | - Mỗi lần tổng hợp chỉ tạo ra 1 phân tử ARN |
- Tổng hợp dựa trên 3 nguyên tắc: NTBS ,khuôn mẫu, bán bảo toàn | - Tổng hợp dựa trên 2 nguyên tắc : khuôn mẫu và NTBS |
Tham khảo:
Prôtêin có một số chức năng chính sau:
- Thành phần cấu tạo chủ yếu của tế bào và cơ thể (nhân, màng sinh học, bào quan...).
- Dự trữ axit amin (prôtêin sữa, prôtêin hạt...)
- Xúc tác cho các phản ứng sinh hóa (enzim).
- Protein có chức năng vận động: các actin, myosin, là protein làm khung vận động của mô cơ và của rất nhiều tế bào khác.
- Vận chuyển các chất (Hemglobin trong máu), truyền xung thần kinh.
- Thu nhận thông tin (các thụ thể)
- Điều hòa sự trao đổi chất (hoocmon).
- Bảo vệ cơ thể (kháng thể).
→ Prôtêin đảm nhiệm nhiều chức năng liên quan đến toàn bộ hoạt động sống của tế bào, quy định các tính trạng và các tính chất của cơ thể sống.
Nhân đôi ADN là quá trình tạo ra hai phân tử ADN con có cấu trúc giống hệt phân tử ADN mẹ ban đầu. Quá trình nhân đôi ADN sẽ tuân thủ theo các nguyên tắc riêng liên quan đến gen mã di truyền. Các nguyên tắc nhân đôi ADN này sẽ cố định trong suốt những lần tái bản ADN sau này
A liên kết với T; G liên kết với X .
tk
Chức năng của protein giúp vận chuyển mang các chất trong máu vào trong hoặc ra khỏi tế bào. Các chất được vận chuyển bởi protein bao gồm vitamin, khoáng chất, đường trong máu, cholesterol và oxy. Ví dụ, huyết sắc tố (hemoglobin) là một loại protein mang oxy từ phổi đến các mô cơ thể.
Quá trình tự nhân đôi của ADN diễn ra theo những nguyên tắc sau: - Nguyên tắc bổ sung: Mạch mới của ADN con được tổng hợp dựa trên mạch khuôn của ADN mẹ. ... - Nguyên tắc giữ lại một nửa (bán bảo toàn): Trong mỗi ADN con có một mạch của ADN mẹ (mạch cũ), mạch còn lại được tổng hợp mới.
Xác định trình tự nuclêôtit trên mạch còn lại của ADN (gen):Trong phân tử AND, các nucleotit của hai mạch liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung: A liên kết với T; G liên kết với X .
Xác định trình tự ribonuclêôtit trên ARN:Trong quá trình phiên mã , ADN là mạch khuôn để tổng hợp nên phân tử ARN các đơn phân của mạch gốc liên kết với các ribonuclêôtit tự do môi trường nội bào theo nguyên tắc bổ sung
A mạch gốc liên kết với rU môi trường
T mạch gốc liên kết với rA môi trường
G mạch gốc liên kết với rX môi trường
X mạch gốc liên kết với rG môi trường
Ví dụ 1: Một gen chứa đoạn mạch có trình tự nuclêôtit là. . . A- G - X - T - T - A - G - X - A . . . .
Xác định trình tự nuclêôtit tương ứng trên mạch bổ sung.
Nếu NTBS bị vi phạm trong quá trình nhân đôi ADN và tổng hợp mARN thì ADN và mARN sẽ bị thay đổi -> protein bị thay đổi -> tính trạng thay đổi
Nếu NTBS bị vi phạm trong quá trình nhân đôi ADN và tổng hợp mARN thì ADN và mARN sẽ bị thay đổi -> protein bị thay đổi -> tính trạng thay đổi
1/ ADN được tổng hợp theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn
2/ ARN được tổng hợp theo nguyên tắc bổ sung
1. Quá trình nhân đôi ADN được diễn ra:
Nhờ các enzim tháo xoắn, 2 mạch đơn của phân tử ADN mẹ tách nhau dần tạo nên chạc chữ Y và để lộ ra 2 mạch khuôn, trong đó một mạch có đâu 3’-OH, còn mạch kia có đầu 5’-P.Enzim ADN-pôlimeraza lần lượt liên kết các nuclêôtit tự do từ môi trường nội bào với các nuclêôtit trên mỗi mạch khuôn theo nguyên tắc bổ sung. Mạch mới tổng hợp gồm 2 mạch đơn đóng xoắn lại với nhau tạo thành hai phân tử ADN con giống hệt nhau và giống với tế bào mẹ ban đầu.
- Quá trình ADN nhân đôi diễn ra theo 3 nguyên tắc:
+ Nguyên tắc khuôn mẫu
+ Nguyên tắc bổ sung
+ Nguyên tắc bán bảo toàn
2. Quá trình tổng hợp ARN: Các loại ARN đều dựa trên khuôn mãu là ADN dưới tác động của enzim. Khi bắt đều tổng hợp ARN, gen được tháo xoắn và tách dẫn hai mạch đơn, đồng thời ngay lập tức các Nu trên mạch vừa được tách ra liên kết với các Nu tự do trong môi trường nội bào để hình thành nên từng mạch ARN. Khi kết thúc, phân tử ARN liền tách khỏi gen và rời nhân đi ra tế bào chất để chuẩn bị thực hiện quá trình tổng hợp protein.
- Quá trình tổng hợp ARN diễn ra theo 2 nguyên tắc chính:
+ Nguyên tắc khuôn mẫu
+ Nguyên tắc bổ sung
a/
cơ chế tổng hợp ADN:
-đầu tiên phân tử ADN tháo xoắn,tách dần nhau ra thành hai mạch đơn.
- tiếp theo các nucleotit trên mỗi mạch đơn sẽ liên kết với các nu tự do trong môi trường nội bào.
- cuối cùng hai ADN con được tạo thành.
-ADN được tổng hơp theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tác bán bảo toàn.
b/
cơ chế tổng hợp ARN:
-đầu tiên phân tử ADN tháo xoắn,tách ra thành các mạch đơn nhờ enzim.
-ARN được tổng hợp dựa trên một đoạn ren của mạch của ADN nhờ sự liên kết của các nu tự do trong môi trường nội bào
-cuối cùng ARN tách ra khỏi ADN,rởi khỏi tế bào chất và đóng xoắn lại
-nguyên tắc tổng hợp ARN: cũng như ADN ,ARN được tổng hợp theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn.
Bạn tham khảo nhé!!!!
1. Quá trình nhân đôi ADN được diễn ra:
Nhờ các enzim tháo xoắn, 2 mạch đơn của phân tử ADN mẹ tách nhau dần tạo nên chạc chữ Y và để lộ ra 2 mạch khuôn, trong đó một mạch có đâu 3’-OH, còn mạch kia có đầu 5’-P.Enzim ADN-pôlimeraza lần lượt liên kết các nuclêôtit tự do từ môi trường nội bào với các nuclêôtit trên mỗi mạch khuôn theo nguyên tắc bổ sung. Mạch mới tổng hợp gồm 2 mạch đơn đóng xoắn lại với nhau tạo thành hai phân tử ADN con giống hệt nhau và giống với tế bào mẹ ban đầu.
- Quá trình ADN nhân đôi diễn ra theo 3 nguyên tắc:
+ Nguyên tắc khuôn mẫu
+ Nguyên tắc bổ sung
+ Nguyên tắc bán bảo toàn
2. Quá trình tổng hợp ARN: Các loại ARN đều dựa trên khuôn mãu là ADN dưới tác động của enzim. Khi bắt đều tổng hợp ARN, gen được tháo xoắn và tách dẫn hai mạch đơn, đồng thời ngay lập tức các Nu trên mạch vừa được tách ra liên kết với các Nu tự do trong môi trường nội bào để hình thành nên từng mạch ARN. Khi kết thúc, phân tử ARN liền tách khỏi gen và rời nhân đi ra tế bào chất để chuẩn bị thực hiện quá trình tổng hợp protein.
- quá trình tổng hợp ARN diễn ra theo 2 nguyên tắc chính:
+ Nguyên tắc khuôn mẫu
+ Nguyên tắc bổ sung
Khi bắt tự nhân đôi, ADn tháo xoán và tách dần 2 mạch đơn. Các nu trên mạch đơn vừa tách ra liên kết với các nu tự do trong môi trường nợi bào để dần hình thành mạch mới. Tổng hợp theo chiều ngược nhau. Khi quá trình tự nhân đôi kết thúc, 2 phân tử ADN con được tạo thành rồi đóng xoán và sau này chúng được phân chia cho hai tế bào con thông qua quá trình phân bào.
ADN được nhân đôi theo nhửng nguyên tắc:
- Nguyên tắc khuôn mẫu.
- Nguyên tắc bổ sung.
- Nguyên tắc bán bảo toàn( giữ lại một nữa)
+ Nguyên tắc khuôn mẫu: nghĩa là mạch mới tạo ADN con được tổng hợp dựa trên mạch
khuôn của ADN mẹ.
+ Nguyên tắc bổ sung: Sự liên kết các nu. ở mạch khuôn với các nu. tự do là cố định: A
liên kết với T hay ngược lại; G liên kết với X hay ngược lại.
+ Nguyên tắc giữ lại một nửa (bán bảo toàn): trong mỗi ADN con có 1 mạch của ADN mẹ
(mạch cũ), còn 1 mạch mới được tổng hợp.
Nguyên tắc bổ sung:
-Trong tự nhân đôi của ADN: Các nucleotit tự do liên kết với các nucleotit trên hai mạch khuôn theo nguyên tắc bổ sung: A –T; G –X và ngược lại.
-Trong phiên mã: Các nucleotit tự do liên kết với các nucleotit trên mạch gốc của gen theo nguyên tắc bổ sung: A -Tg; U -Ag; G -Xg; X -Gg.-Trong dịch mã: Các nucleotit trong các bộ ba đối mã của tARN liên kết với các nucleotit của bộ ba tương ứng trên mARN theo nguyên tắc bổ sung: A –U, G –X và ngược lại.
Trong quá trình phiên mã và dịch mã, NTBS bị vi phạm:
-Gen không đột biến.
-Vì nguyên tắc bổ sung bị vi phạm trong phiên mã và dịch mã không ảnh hưởng đến cấu trúc của gen, chỉ làm thay đổi cấu trúc của ARN và có thể làm thay đổi cấu trúc của protein...
Chúc bn hok tốt~~