K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 bí kíp giúp bạn ‘ăn điểm’ trong bài thi trắc nghiệm tiếng Anh.1. Tận dụng tối đa thời gianVới bài thi trắc nghiệm, bạn không  có nhiều thời gian để làm bài. Vì vậy  hãy quản lý quỹ thời gian của mình một cách chặt chẽ. Trước hết, bạn hãy đọc qua đề một lần và tới câu nào bạn chắc chắn đúng thì hãy khoanh ngay vào bài. Sau khi hoàn thành xong phần chắc chắn đúng, bắt đầu...
Đọc tiếp

4 bí kíp giúp bạn ‘ăn điểm’ trong bài thi trắc nghiệm tiếng Anh.

1. Tận dụng tối đa thời gian

Với bài thi trắc nghiệm, bạn không  có nhiều thời gian để làm bài. Vì vậy  hãy quản lý quỹ thời gian của mình một cách chặt chẽ. Trước hết, bạn hãy đọc qua đề một lần và tới câu nào bạn chắc chắn đúng thì hãy khoanh ngay vào bài. Sau khi hoàn thành xong phần chắc chắn đúng, bắt đầu tập trung vào những câu còn lại. Hãy nhớ, đừng bao giờ dành nhiều thời gian cho 1 câu hỏi, nếu câu nào bạn rất không chắc chắn thì khoanh ngẫu nhiên. Một lưu ý rất quan trọng nữa là bạn không bỏ sót bất kì câu hỏi nào.

2. Cách xử lý những câu không chắc chắn

Khi gặp câu hoàn toàn không hiểu gì, bạn hãy thiên về đáp án ít gặp nhất. Vì xác suất đúng trong trường hợp này cao hơn.

Trong các đáp án nếu thấy đáp án nào đó khác biệt với các đáp án còn lại thì bỏ đi. Thông thường những lựa chọn này đúng khoảng 50%. Sau đó hãy xét tới các trường hợp còn lại.

3. Chiến thuật làm bài cho phần đọc hiểu

Hãy dành khoảng 2 phút đọc từ đầu tới cuối để hiểu qua nội dung, không dừng lại khi gặp từ mới để suy nghĩ. Điều quan trọng nhất là cần nắm được: chủ đề bài này là gì, mỗi đoạn nói về điều gì? Thời gian của các sự kiện trong bài là quá khứ hay hiện tại.

Tiếp đó, bạn cần đọc kỹ từng câu hỏi và xem kỹ đáp án. Với mỗi câu hỏi hãy xem thông tin bạn cần tìm là ở đâu trong bài đọc. Sau đó hãy kiểm tra lại và xử lý câu khó.

4. Lưu ý dạng bài tìm lỗi

Các dạng bài tìm lỗi phổ biến: lỗi chọn từ (nghĩa của từ, từ loại), lỗi liên quan tới thời của động từ, lỗi thành ngữ, lỗi mệnh đề và dạng câu. Với câu tìm lỗi bạn cần đọc cả câu để nắm rõ nghĩa cần truyền đạt, thời và cấu trúc câu. Dựng câu đúng trên cơ sở đã phân tích, so sánh cụm từ gạch dưới với câu đúng mà mình vừa dựng được rồi xác định lỗi dựa trên  nhóm lỗi đã học.

Trên đây là một vài bí kíp nhỏ, hi vọng sẽ hữu ích cho bạn trong kỳ thi sắp tới. Chúc bạn thành công!

3
5 tháng 1 2018

Cảm ơn bạn nhiều nhé! 

29 tháng 3 2021

Thank you....

22 tháng 12 2019

2. Lỗi: dùng từ sai nghĩa

Sửa: thăm quan thành tham quan

4. Lỗi: dùng từ sai nghĩa

Sửa: yếu điểm thành điểm yếu

5. Lỗi: dùng từ sai nghĩa

Sửa: chứng thực thành chứng kiến

5 tháng 12 2016

To chi biet sửa thôi:cau1:em rat thich chuyen dan gian vi co nhieu chi tiet tuong tuong ki ao.tranh lập lai. Cau2:sửa thăm quan»tham quan.cau 3:sửa nhấp nháy »mâp máy cau4: sửa yếu

điểm»khuyết điểm .cau 5: đê bạt »bầu.cau6: chứng thực »chứng kiến

24 tháng 2 2022

êmm tham khảo"

Sáng nay, trong sự mong chờ của cả lớp thì cuối cùng tiếng chuông báo hiệu bắt đầu vào tiết cũng vang lên. Thay vì cố gắng đứng nói chuyện thêm chút nữa như thường lệ, thì cả lớp ngay lập tức ổn định chỗ ngồi. Điều kì lạ như vậy xảy ra, chính bởi hôm nay, chúng em sẽ viết bài tập làm văn cuối cùng của lớp 6. Ngay sau khi mọi người sẵn sàng thì cô giáo cũng tiến vào lớp. Thế là giờ tập làm văn cuối cùng cũng bắt đầu rồi.

Đầu tiên, như thường lệ, cô giáo kiểm tra sỉ số lớp, và dặn dò những điều cần chú ý khi viết bài. Sau đó bắt đầu viết đề lên bảng “Hãy tả lại tiết học mà em yêu thích nhất”. Sau khi cô viết đề xong, một vài tiếng xì xào vang lên. Nhưng rồi lớp học cũng nhanh chóng trở về yên lặng sau khi cô giáo gõ nhẹ viên phấn lên bảng. Thật ra, mọi người xì xào cũng không phải vì đề khó, mà là bởi vì đề có quá nhiều sự lựa chọn để viết. Một năm học chúng em đã học rất nhiều tiết, không sao đếm xuể, mỗi tiết lại có những kỉ niệm riêng. Bây giờ, chọn ra một tiết học yêu thích nhất thì thật khó tả. Tuy nhiên, bối rối cũng chỉ là chuyện của những phút đầu, sau đó mọi người nhanh chóng chọn được tiết học để miêu tả. Một vài bạn còn băn khoăn, trăn trở, nhưng sau tiếng nhắc nhở về thời gian của cô giáo thì cũng vội cúi xuống viết bài.

Như vậy, là tiết tập làm văn đã đi vào quỹ đạo. Các bạn học sinh chăm chú và nghiêm túc viết bài. Có bạn thỉnh thoảng lại gạch gạch, tẩy tẩy, rồi cắn bút suy nghĩ. Có bạn thì hí hoáy viết vội đến cúi cả người xuống bàn. Thấy thế, cô giáo đang đi vòng quanh lớp vội tiến lại, chỉnh lại tư thế ngồi cho bạn ấy. Cả lớp yên ắng vô cùng. Chỉ có tiếng bút viết, tiếng lật giấy và cả tiếng quạt quay đều trên trần nhà mà thôi. Bên ngoài cửa sổ, ánh nắng đã vàng ươm, chiếu vào lớp học sáng trưng. Những cơn gió mát rười rượi thổi vào lớp học, làm tung bay những tấm rèm màu thiên thanh. Gió thổi bay cả trang giấy, làm bạn học sinh phải vội vàng giữ lại. Thỉnh thoảng, vang lên tiếng líu ríu của chú chim nhỏ tò mò đứng trên bệ cửa sổ ngắm chúng em viết bài. Cứ thế, trong sự tập trung của chúng em, chín mươi phút tập làm văn trôi qua nhanh khó tả. Tiếng cô giáo nhắc nhở sắp hết bài khiến ai nấy đều vội vàng viết nốt phần còn lại. Và khi tiếng chuông vang lên, mọi người đồng loạt dừng bút, mang bài lên nộp cho cô giáo.Kết thúc giờ tập làm văn, ai cũng mỏi tay rã rời, khung cảnh cả hơn ba mươi bạn nhỏ cùng vẫy vẫy tay phải trông thật khôi hài. Dù có bạn làm được bài, có bạn viết chưa thật hay, nhưng trên khuôn mặt ai cũng là nụ cười rạng rỡ vì đã cố gắng hết sức mình.

Đề ôn tập tiếng Việt mà mình lười soạn quá, soạn giúp mình nha1. Từ là gì ?2. Cấu tạo từ tiếng Việt gồm mấy kiểu ? Nêu từng kiểu cấu tạo từ ? Chó vd minh họa3. Nghĩa của từ là gì ?4.Có mấy cách giải nghĩa của từ ? Cho vd minh họa5. Phân biệt từ thuần việt và từ mượn6. Nêu nguyên tắc sử dụng từ ngữ 7. Thế nào là hiện tượng chuyển nghĩa của từ8. Trong từ nhiều nghĩa có...
Đọc tiếp

Đề ôn tập tiếng Việt mà mình lười soạn quá, soạn giúp mình nha
1. Từ là gì ?

2. Cấu tạo từ tiếng Việt gồm mấy kiểu ? Nêu từng kiểu cấu tạo từ ? Chó vd minh họa

3. Nghĩa của từ là gì ?

4.Có mấy cách giải nghĩa của từ ? Cho vd minh họa

5. Phân biệt từ thuần việt và từ mượn

6. Nêu nguyên tắc sử dụng từ ngữ

7. Thế nào là hiện tượng chuyển nghĩa của từ

8. Trong từ nhiều nghĩa có những nghĩa nào ? Nêu cụ thể từng nghĩa. Cho 1 vd từ nhiều nghĩa và giải nghĩa

9. Có mấy lỗi dùng từ thường gặp? Nêu nguyên nhân và cách khăc phục từng loại lỗi

10. a) Đặc điểm của danh từ

b) Phân loại danh từ

11.Viết 1 đoạn văn ( 12-15 câu ) kể về 1 tiết học tốt mà em thích nhất ở lớp 6. Sử dụng ít nhất 1 từ láy, 2 từ ghép, 2 từ mượn và 1 số danh từ. Chú tích dưới đoạn văn

 

 

2
20 tháng 11 2016

từ là đc tạo bởi các tiếng và có nghĩa

2 kiểu đó là từ đơn và từ phức

phức tạo bởi từ ghép và từ láy

từ đơn :ăn, học,vui,....

từ phức :nhiều lắm

lỗi lặp từ

...

20 tháng 11 2016

Mình biết nhưng mình lười viết quá nên bạn tự làm nha! Mà đằng nào thì chả phải chép lại vào vở. ^.^

24 tháng 5 2021

tr/ch

s/x

r/d/gi

l/n

nguyên nhân là do ko phân biệt được nặng nhẹ khi phát âm

2 tháng 8 2023

a/ Nhà thơ Cô-ba-y-a-si Ít-sa là một trong những nhà thơ tiêu biểu nhất của thơ hai-cư Nhật Bản.
Sửa lỗi: Nhà thơ Cô-ba-y-a-si Ít-sa là một trong những nhà thơ tiêu biểu nhất của thơ haiku Nhật Bản.

b/ Đề tài, chủ đề, cảm hứng cũng như nội dung của các bài thơ hai-cư rất đa dạng, khác nhau.
Sửa lỗi: Đề tài, chủ đề, cảm hứng cũng như nội dung của các bài thơ haiku rất đa dạng, khác nhau.

c/ Bài thơ ''Thu hứng'' là một trong những thi phẩm nổi tiếng của Đỗ Phủ.
Sửa lỗi: Bài thơ ''Thu hứng'' là một trong những tác phẩm nổi tiếng của Đỗ Phủ.

d/ Nhà thơ đã mượn trí tưởng tượng của mình để tái hiện bằng ngôn từ một khung cảnh thiên nhiên tràn đầy sức sống.
Sửa lỗi: Nhà thơ đã sử dụng trí tưởng tượng của mình để tái hiện bằng ngôn từ một khung cảnh thiên nhiên tràn đầy sức sống.

e/ Được sinh ra trong một gia đình tri thức, từ nhỏ, nhà văn X đã là một cậu bé say mê đọc sách.
Sửa lỗi: Được sinh ra trong một gia đình tri thức, từ nhỏ, nhà văn X đã là một cậu bé say mê đọc sách.