K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 3 2016

a. Tóm tắt chiến dịch giải phóng Thăng Long vào Tết Kỉ Dậu của Quang Trung

            * Hoàn cảnh lịch sử

- Trong bước đường cùng, Lê Chiêu Thống cho người sang cầu cứu nhà Thanh.

- Sẵn đang có ý đồ bành tướng xuống phía nam, vua Thanh là Càn Long vội sai Tôn Sĩ Nghị đem 29 vạn quân tiến đánh nước ta.

- Quân Tây Sơn ở Bắc Hà lúc đó chỉ có hơn 1 vạn, Trước thế mạnh ban đầu của giặc, đã tạm thời rút về lập phòng tuyến ở Tam Điệp – Biện Sơn, chờ cơ hội phản công.

- Nhận được tin quân Thanh xâm lược, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, lấy hiệu là Quang Trung, thống lĩnh đại quan tiến ra Bắc, diệt giặc. Trên đường đi, nghĩa quân nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của nhân dân.

            * Diễn biến

- Đúng đêm 30 tết, từ Tam Điệp – Biện Sơn, 5 mũi tiến công của Tây Sơn được lệnh xuất kích.

- Mờ sáng ngày mùng 5 tết, quân Tây Sơn đồng loạt tổng công kích vào các đồn Ngọc Hồi (Thanh Trì, Hà Nội) và Đống Đa (Đống Đa, Hà Nội), nhanh chóng đập tan hệ thống phòng ngự then chốt nhất của địch, tiến vào giải phóng Thăng Long.

- Tôn Sĩ Nghị cùng tàn quân Thanh hoảng loạn cực độ, dẫm đạp lên nhau tháo chạy về nước. Đất nước hoàn toàn sạch bóng quân thù.

b. Chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa đã đi vào lịch sử như một chiến công hiển hách vào bậc nhất của dân tộc Việt Nam vì:

- Chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa là một trong những trận quyết chiến chiến lược tuyệt vời của lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của dân tọc ta. Chỉ trong thời gian ngắn, toàn bộ đạo quân viễ chinh 29 vạn của nhà Thanh đã bị đánh tan tành. Với trận thắng này, Tây Sơn đã đè bẹp ý chí xâm lược nước ta của quân Thanh, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo vệ độc lập dân tộc.

- Vì thế, chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa đã đi vào lịch sử như một chiến công hiển hách vào bậc nhất của dân tộc ta, mãi mãi là niềm tự hào của người Việt nam.

c. Phân tích sự lãnh đạo tài tình của Quang Trung trong việc đại phá quân Thanh

- Chiến thắng vang dội trong việc đại phá quân Thanh năm 1789 của dân tộc ta được đặt dưới sự lãnh đạo tài tình của Quang Trung. Phát huy sức mạnh của nhân dân, truyền thống yêu nước của dân tộc. Quang Trung đã lãnh đạo cuộc kháng chiến với nghệ thuật quân sự độc đáo. Đó là cuộc hành quân thần tốc, bất ngờ, táo bạo; tinh thần chủ động tiến công liên tục, áp đảo kẻ thù; tư tưởng đánh tiêu diệt; huy động sức mạnh của toàn dân tộc, giành chiến thắng hoàn toàn.

- Từ một lãnh tụ nông dân kiệt suất, Quang Trung – Nguyễn Huệ đã trở thành một vị anh hùng dân tộc, một thiên tài quân sự, tên tuổi của Quang Trung sáng ngời trong lịch sử dân tộc Việt Nam.

26 tháng 12 2017

Câu này đáp án sai rồi

13 tháng 3 2022

Tham khảo:

Trận Ngọc Hồi – Đống Đa (hay Chiến thắng Kỷ Dậu) là tên gọi do các nhà sử học Việt Nam dành cho loạt trận đánh chống ngoại xâm thắng lợi của nước Đại Việt thời Tây Sơn do vua Quang Trung lãnh đạo vào đầu năm Kỷ Dậu 1789, đánh tan đội quân Mãn Thanh do Tôn Sĩ Nghị chỉ huy - kéo sang biên giới và tràn vào lãnh thổ Đại Việt do sự cầu viện của vua Lê Chiêu Thống nhà Hậu Lê.

Trận Ngọc Hồi - Khương Thượng là chiến thắng quân sự tiêu biểu, thể hiện tài năng cầm quân của hoàng đế Quang Trung nhà Tây Sơn. Quân Thanh có quân số đông hơn 2-3 lần (tùy theo các thống kê khác nhau), có cả ưu thế về địa hình (quân Thanh phòng thủ trong thành lũy trong khi quân Tây Sơn phải hành quân từ xa đến), lại cộng thêm cả quân Lê Chiêu Thống hỗ trợ. Nhưng bất chấp những khó khăn đó, vua Quang Trung đã hành quân thần tốc và đánh tan lực lượng quân Thanh và Lê Chiêu Thống, chiếm lại được kinh đô Thăng Long chỉ trong vòng 5 ngày. Chiến thắng này đã giữ vững sự tồn tại của nước Đại Việt trước họa xâm lược, chấm dứt kế hoạch xâm chiếm của nhà Thanh. Lê Chiêu Thống phải chạy theo quân Thanh sang Trung Quốc, đánh dấu việc nhà Tây Sơn trở thành triều đại mới của nước Việt Nam, nắm quyền cai quản đất Bắc Hà và được nhà Thanh chính thức công nhận.

13 tháng 3 2022

Tham khảo:

Trận Ngọc Hồi – Đống Đa (hay Chiến thắng Kỷ Dậu) là tên gọi do các nhà sử học Việt Nam dành cho loạt trận đánh chống ngoại xâm thắng lợi của nước Đại Việt thời Tây Sơn do vua Quang Trung lãnh đạo vào đầu năm Kỷ Dậu 1789, đánh tan đội quân Mãn Thanh do Tôn Sĩ Nghị chỉ huy - kéo sang biên giới và tràn vào lãnh thổ Đại Việt do sự cầu viện của vua Lê Chiêu Thống nhà Hậu Lê.

Trận Ngọc Hồi - Khương Thượng là chiến thắng quân sự tiêu biểu, thể hiện tài năng cầm quân của hoàng đế Quang Trung nhà Tây Sơn. Quân Thanh có quân số đông hơn 2-3 lần (tùy theo các thống kê khác nhau), có cả ưu thế về địa hình (quân Thanh phòng thủ trong thành lũy trong khi quân Tây Sơn phải hành quân từ xa đến), lại cộng thêm cả quân Lê Chiêu Thống hỗ trợ. Nhưng bất chấp những khó khăn đó, vua Quang Trung đã hành quân thần tốc và đánh tan lực lượng quân Thanh và Lê Chiêu Thống, chiếm lại được kinh đô Thăng Long chỉ trong vòng 5 ngày. Chiến thắng này đã giữ vững sự tồn tại của nước Đại Việt trước họa xâm lược, chấm dứt kế hoạch xâm chiếm của nhà Thanh. Lê Chiêu Thống phải chạy theo quân Thanh sang Trung Quốc, đánh dấu việc nhà Tây Sơn trở thành triều đại mới của nước Việt Nam, nắm quyền cai quản đất Bắc Hà và được nhà Thanh chính thức công nhận.

17 tháng 3 2021

bài học về yếu tố bất ngờ trobg trận ngộc hồi đống đa 1789 đã ảnh hưởng đến sự kiện nào của lịch sử việt nam thế kỉ 20 

A . phong trào xô viết - nghệ tỉnh 

B . tổng khởi nghĩa tháng tám 1945 

C . Tổng tiến công và nổi dậy xuân mậu thân 1968 

D .Tổng tiến công và nổi dậy xuân 1975

 

20 tháng 12 2019

Chọn A

a nhưng đây là history lớp 4 mà

23 tháng 10 2017

Chọn C

14 tháng 2 2017

Chọn C

19 tháng 11 2018

Chọn B

11 tháng 11 2017

Chọn B

Câu 1: Từ thời kỳ dựng nước cho đến thế kỷ XIX, nước ta trải qua bao nhiêu năm thăng trầm lịch sử? A. 3.000 năm ​B. 4.000 năm ​C. 5.000 năm ​D. 25.000 năm Câu 2: Những người nguyên thuỷ ở Việt Nam đã quần tụ nhau lại lập ra quốc gia đầu tiên, sớm nhất, đó là quốc gia nào? A. Lâm áp - Cham-pa ​​B. Văn Lang - Âu Lạc C. Phù Nam ​​​ D. Đại Việt Câu 3: Dân tộc Việt Nam...
Đọc tiếp

Câu 1: Từ thời kỳ dựng nước cho đến thế kỷ XIX, nước ta trải qua bao nhiêu năm thăng trầm lịch sử?

A. 3.000 năm ​B. 4.000 năm ​C. 5.000 năm ​D. 25.000 năm

Câu 2: Những người nguyên thuỷ ở Việt Nam đã quần tụ nhau lại lập ra quốc gia đầu tiên, sớm nhất, đó là quốc gia nào?

A. Lâm áp - Cham-pa ​​B. Văn Lang - Âu Lạc

C. Phù Nam ​​​ D. Đại Việt

Câu 3: Dân tộc Việt Nam bước vào thời đại phong kiến độc lập từ thế kỷ nào?

A. Thế kỷ V ​​B. Thế kỷ IX ​​C. Thế kỷ X ​​D. Thế kỷ XV

Câu 4: Đến thế kỷ X, dân tộc ta đã trải qua một ngàn năm chiến đấu chống bọn xâm lược nào?

A. Chống phong kiến phương Bắc ​B. Chống phong kiến phương Nam

C. Chống thực dân phương Tây ​​D. Chống phong kiến Mãn Thanh

Câu 5: Từ thế kỷ X đến thế kỷ XIX, nước Việt Nam được xây dựng theo chế độ nào?

A. Dân chủ phong kiến ​​B. Quân chủ chuyên chế, TW tập quyền

C. Phong kiến phân quyền ​​D. Tất cả đều sai

Câu 6: Bộ Quốc triều hình luật được viết dưới thời nào?

A. Nhà Lý ​​B. Nhà Trần ​​C. Nhà Lê ​​D. Nhà Nguyễn

Câu 7: Bộ Hoàng Việt luật lệ được viết dưới thời nào trong lịch sử nước ta?

A. Thời Lý​​B. Thời Trần ​​C. Thời Lê ​​D. Thời Nguyễn

Câu 8: Chính sách, đối ngoại của nước ta được bắt đầu từ thời nào?

A. Thời Đinh ​B. Thời Lý ​​C. Thời Trần ​​D. Thời tiền Lê

Câu 9: Chính sách đối ngoại chung của ta từ thời Đinh đến các triều đại phong kiến sau này mang tinh thần gì?

A. Độc lập, tự chủ ​​​B. Dân tộc, đại chúng

C. Dân chủ nhân dân ​​D. Tất cả tinh thần trên

Câu 10: Đến thời kỳ nào, Nhà nước phong kiến đã hoàn thành việc đo đạc ruộng đất trên toàn quốc, lập địa bạ các làng xã, phân rõ ruộng đất công và tư?

A. Thời nhà Lý ​​​B. Thời nhà Trần

C. Thời nhà Hồ ​​​D. Thời nhà Nguyễn

Câu 11: Ngoại thương của nước ta phát triển mạnh vào thời gian nào?

A. Thế kỷ XV ​​​B. Thế kỷ XV - XVI

C. Thế kỷ XVII - XVIII ​​D. Thế kỷ XVIII - XIX

Câu 12: Hãy điền vào chỗ trống câu sau đây cho đúng:

"​Tiếp nhận Nho giáo …………… từ nước ngoài, người Việt Nam đã hoà lẫn nó với những tư tưởng, tình cảm, tín ngưỡng truyền thống của mình để tạo nên lối sống và cách ứng xử riêng".

A. Thiên Chúa giáo ​B. Phật giáo

C. Đạo giáo ​​D. ấn Độ giáo

Câu 13: Dựa trên cơ sở chữ nào, người Việt Nam đã sáng tạo ra chữ viết để ghi chép, sáng tác thơ văn?

A. Chữ Hán ​​​​B. Chữ Hán, chữ Nôm

C. Chữ Chăm, chữ Nôm ​​D. Tất cả các chữ trên

Câu 14: Dòng văn học dân gian của nước ta gồm các thể loại nào tiêu biểu nhất?

A. Ca dao, tục ngữ ​​​B. Ca dao, tục ngữ, truyện kí

C. Ca dao, dân ca ​​​D. Tục ngữ, ca dao, hò, vè

Câu 15: Xếp theo thứ tự thời gian tên anh hùng dân tộc đã lãnh đạo quân ta làm nên chiến thắng oanh liệt trên sông Bạch Đằng từ thế kỷ X đến thế kỷ XVI

A. Lê Hoàn - Ngô Quyền - Trần Hưng Đạo

B. Ngô Quyền - Trần Hưng Đạo - Lê Hoàn

C. Ngô Quyền - Lê Hoàn - Trần Hưng Đạo

D. Trần Hưng Đạo - Ngô Quyền - Lê Hoàn

Câu 16: Sắp xếp các chiến thắng oanh liệt của quân dân ta trong sản phẩm đấu tranh chống ngoại xâm từ thế kỷ X đến thế kỷ XVIII theo thứ tự thời gian

A. Bạch Đằng, Như Nguyệt, Chi Lăng-Xương Giang, Ngọc Hồi-Đống Đa

B. Như Nguyệt, Bạch Đằng, Chi Lăng-Xương Giang, Ngọc Hồi-Đống Đa

C. Chi Lăng-Xương Giang, Bạch Đằng, Ngọc Hồi-Đống Đa, Như Nguyệt

D. Chi Lăng-Xương Giang, Ngọc Hồi- Đống Đa, Như Nguyệt Bạch Đằng

0